Tính văn hỌc qua phẨm DưỢc ThẢo DỤ

trong kinh Pháp Hoa

 

Thích Nữ Khánh Năng

  

 

LỜI THƯA: Đây là một trong rất hiếm những bài viết của Tăng Ni phân tích về “tính văn học” trong kinh điển Phật giáo. Chủ đề văn học là một chủ đề rất rộng, mà chủ đề Phật giáo lại càng mênh mông, cao viễn. Do đó, hoặc là người ta nói về văn học, hoặc là nói về Phật giáo; ít người quan tâm về “văn học Phật giáo”, nhất là phân tích, b́nh phẩm về tính cách văn chương/văn học trong kinh điển. Có những tiểu luận hay bài phân tích về các tác phẩm văn học Phật giáo hiện đại, nhưng khó t́m ra một bài viết phân tích văn chương trong kinh Phật. Bài này do Sư cô Thích Nữ Khánh Năng từ trong nước, viết đă lâu, nhấn mạnh tính cách ẩn dụ và biểu tượng trong Phẩm Dược Thảo Dụ (Kinh Pháp Hoa). Có thể xem đây là một trong những bài tiên phong mà chúng ta có thể t́m thấy trên diễn đàn văn học Phật giáo thời nay. Dù bài không mới, nhưng tôi tin là rất lạ đối với độc giả Phật giáo, nên xin phép được đăng lại nơi đây. Xin tán thán, cảm ơn tác giả, và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Vĩnh Hảo)

 

 

 

Quá trình khám phá, cảm nhận cái đẹp văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời nhà văn, đến tác phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người, v.v… Như vậy, tìm hiểu về tính văn học cũng có nghĩa là thông qua việc tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa phương, từng dân tộc.

Tính văn học thể hiện ở ngôn từ hoa mỹ, nghệ thuật phong phú và có lẽ bức thông điệp ngoài ngôn ngữ mới chính là cái cốt tủy của một tác phẩm văn học xuất sắc. Để cảm nhận được vấn đề này th́ đ̣i hỏi chúng ta phải có một khả năng nhất định.

Hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học đều thống nhất rằng, kinh Pháp hoa đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc hàn gắn sự đổ vỡ của các trường phái Phật giáo. Mặt khác, Pháp hoa cũng tổng hợp những tư tưởng cốt tủy của Bát-nhã, Hoa nghiêm, Duy-ma, đồng thời mở ra chân trời mới cho mọi người trong xã hội: Ai ai cũng có Phật tính, ai ai cũng có khả năng thành Phật.

Kinh Pháp hoa không trình bày chân lý theo khía cạnh triết học hoặc chuyên môn, mà dưới hình thức một vở kịch có nhiều màn, nên nó mang tính đại chúng, dễ hiểu. Đó là cách truyền đạt chân lý cao siêu qua cái bình thường thông tục.

Vì vậy, ngôn ngữ Pháp hoa diễn đạt mục tiêu không phải là sự kiện, mà chính là sự thật chứa ở bên trong. Nói cách khác, ngôn ngữ Pháp hoa là ngôn ngữ biểu tượng và giàu tính văn học, cho nên “chân lý trong kinh Pháp hoa không phải là một thứ chân lý chết cứng vô hồn; mà đó là lý tưởng; là chân lý bừng sáng, thơm ngát và kết hạt như hoa sen, là chân lư tích cực, chân lư được hóa thân trong đức Phật, là Pháp thân, là tự thân Giác ngộ, Năng giác và Sở giác là một” [1].

Trong trường hợp này, vấn đề sẽ trở nên quan trọng đối với người học kinh; v́ lẽ nếu không nắm bắt được những ý nghĩa biểu tượng, sẽ không hiểu được ý kinh và thường bị rơi vào các ảo tưởng. Vì thế, trên mặt nhận thức, sự thông suốt về ngôn ngữ và các đặc trưng của nó được xem như điều kiện cần yếu đối với người học kinh. Mà bản thân ngôn ngữ là vô hạn; mọi khuôn mẫu được áp đặt lên nó đều được xem xét dưới góc độ tương đối của nhận thức.

Do vậy, cần phải nhìn nhận ngôn ngữ là một phần cơ bản để khám phá, cảm nhận cái đẹp văn chương - cái đẹp bao đời nay vẫn luôn là cái đẹp hấp dẫn – một công việc khó khăn mà vô cùng hứng thú; nó khả dĩ giúp con người nắm bắt được thực tại mà không bị kẹt ở ngôn ngữ, thấy rơ mặt trăng mà không chấp vào ngón tay. Vấn đề c̣n lại, đ̣i hỏi ở người hành tŕ một mức độ thể nhập, một mức độ tư duy thiền định nhất định để có thể đi vào soi sáng Phật lý.

Sau khi đức Phật nhập diệt 100 năm, giáo đoàn bắt đầu phân phái. Những quan điểm, giải thích giáo lý, giới luật có sự khác biệt giữa các nhóm, các phái và các vùng khác nhau. Tinh thần giáo lý Nguyên thủy được ghi nhớ và giải thích có phần lệch lạc.

Những kinh điển Đại thừa lần lượt xuất hiện, phát dương lý tưởng Đại thừa, giải thích giáo lý mang tính tích cực và đại chúng hơn. Bát-nhã là bộ kinh lớn xuất hiện khá sớm, triển khai tư tưởng Chân không, tích cực đả phá Tiểu thừa, cho rằng Thanh văn và Duyên giác không phải là con của Phật.

Kinh Hoa nghiêm chủ trương pháp giới duyên khởi, nhưng vẫn xem Tiểu thừa là thấp kém hạ liệt. Đến Duy-ma-cật thì Tiểu thừa bị chỉ trích thậm tệ. Sự đả phá chỉ trích lẫn nhau đă dẫn đến không chấp nhận nhau và làm cho Phật giáo suy yếu.

Đại thừa, mặc dù đã đưa ra đường lối tu tập sinh động hơn, nhưng bên cạnh đó đã tạo ra mối mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Do đó nhu cầu về con đường hòa giải trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh đó, kinh Pháp hoa xuất hiện, chủ trương hòa giải mọi mâu thuẫn gay gắt của các dòng tư tưởng Đại thừa trước đó đối với giáo lý truyền thống, tạo sự thống nhất về tư tưởng và đường lối Phật giáo.

Kinh Pháp hoa được dịch rất sớm và có rất nhiều bản dịch khác nhau. Theo Junjiro Takakusu (bản dịch việt Tuệ Sỹ) trong Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo thì “bản Hán dịch sớm nhất do Pháp Hộ (Dharmaraksa) vào năm 286, bản dịch thứ hai do Cưu-ma-la-thập (Kumàraj́va) năm 406 và bản thứ ba (đầy đủ nhất) do Xà-na-quật-đa (Jnanagupta) và Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta) năm 601. Trong mấy bản dịch này, bản thứ hai có văn chương hay nhất và có thẩm quyền nhất về Pháp hoa, được các nhà thẩm quyền nhất về Pháp hoa thừa nhận.” [2]

Từ khi Diệu pháp liên hoa kinh được Cưu-ma-la-thập (Kumàraj́va) dịch và phổ biến thì kinh này trở nên một trong những chủ đề phổ biến nhất trong công cuộc nghiên cứu Phật học, song song với kinh Bát-nhã và kinh Niết-bàn. Với một đường lối dung hòa, với tư tưởng pháp chân không siêu thoát, kinh Pháp hoa đã đạt được mục đích của mình là ‘khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến’. Có lẽ cũng vì vậy mà kinh được tôn thờ quý kính, được hành trì, nghiên cứu và phổ biến sâu rộng.

Theo các nhà nghiên cứu, kinh Pháp hoa phải trải qua nhiều giai đoạn mới thành như hiện nay. Có thể chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Pháp hoa mang tính đại chúng, được viết bằng tiếng Prakrit, phần Trùng tụng xuất hiện trước.

Giai đoạn 2: Được thêm vào phần văn xuôi để làm cho phần Kệ tụng được rõ hơn.

Giai đoạn 3: Phát triển thêm phần văn xuôi. Khi so sánh các bản Phạn thì các bản Cổ văn xuôi ngắn hơn, các bản về sau văn xuôi dài hơn.

Giai đoạn 4: Phát triển thêm bản mới. Bản Phạn cũ chỉ có 27 phẩm, sau thêm phẩm Đề Bà Đạt Đa thành 28 phẩm.

 

Hiện nay có nhiều bản Phạn ngữ kinh Pháp hoa được tìm thấy ở Nepal, Tây Tạng, v.v… Đại tạng Hán ngữ nay còn có 3 bản. Riêng bản dịch Pháp hoa quốc ngữ kinh của Pháp Liên, theo như người viết, là bản kinh giải âm bằng thơ tiếng Việt dài duy nhất hiện tìm thấy. Trong 28 phẩm, trừ ba phẩm Chúc Lụy thứ 22, Dược Vương thứ 23 và Diệu Âm thứ 24 viết bằng thể song thất lục bát, 25 phẩm còn lại thì hoàn toàn diễn âm bằng thể lục bát.

Sự nghiên cứu và truyền bá kinh Pháp hoa rất sâu rộng, đóng một vai trò quan trọng không những ở Ấn Độ, mà còn ở Trung Hoa, Nhật Bản và các nước theo truyền thống Đại thừa.

Trong kinh Pháp hoa, đặc biệt là ở phẩm Dược Thảo Dụ, đức Phật đă dùng những loại h́nh ngôn ngữ rất đặc sắc. Cụ thể là Ngài đă dùng ngôn ngữ thí dụ, ngôn ngữ biểu tượng và ngôn ngữ so sánh.

Ngôn ngữ thí dụ là ngôn ngữ diễn đạt về một hình ảnh cụ thể, một trường hợp cụ thể để minh họa cho vấn đề được nêu ra. Trong Kinh tạng Phật giáo có rất nhiều hình ảnh thí dụ. Đức Phật trong mỗi pháp thoại thường dùng thí dụ cụ thể để minh họa cho giáo lý của Ngài. Nếu xét về loại hình ngôn ngữ thí dụ thì kinh Pháp cú được xem là bản kinh nổi bật nhất về hình ảnh thí dụ; hay nói cách khác, ngôn ngữ của kinh Pháp cú là ngôn ngữ thí dụ.

Tuy nhiên, trong hầu hết các kinh đều có thí dụ, chẳng hạn như phẩm Dược Thảo Dụ trong kinh Pháp hoa cũng là một trường hợp điển hình. Đọc xuyên suốt toàn phẩm chúng ta sẽ thấy rằng, đức Thế Tôn đã dùng hình ảnh thí dụ rất sống động, rất giản đơn như những sự kiện, hiện tượng xảy ra hàng ngày và gắn liền với đời sống tâm thức, tình cảm của con người: “Đại-ca-diếp, ví như toàn cõi đại thiên thế giới, núi đồi hang rănh và ruộng đất mọc lên cây cối và cỏ thuốc, với bao nhiêu là chủng loại mà tên gọi và màu sắc không giống với nhau. Nhưng mây dày nổi lên và giăng bủa khắp cả đại thiên thế giới ấy, mưa xuống một cách đồng thời vày đồng đều, thì nước mưa thấm khắp tất cả.

Tất cả cây cối và cỏ thuốc, rễ nhỏ thân nhỏ nhánh nhỏ lá nhỏ, rễ vừa thân vừa nhánh vừa lá vừa, rễ lớn thân lớn nhánh lớn lá lớn, cây cối thì tùy chủng loại lớn nhỏ và cỏ thuốc thì tùy tính chất tốt vừa kém mà hấp thụ đủ cả.

Một loại mây đổ mưa xuống, xứng hết với các mầm, nên thứ nào cũng được sinh ra, lớn lên, trổ hoa, ra trái và kết hạt. Cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cối và cỏ thuốc vẫn có khác nhau” [3]

Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ thí dụ và ẩn dụ đã dung hóa vào nhau; hay nói cách khác, ở đây thí dụ cũng là ẩn dụ. Với hình thức liên tưởng so sánh ngầm, đức Phật đã sử dụng ngôn ngữ này một cách thiện xảo để nói đến căn cơ, trình độ của chúng sinh: “Dược thảo dụ là nói căn có lớn nhỏ, trí có chậm mau, cơ có sâu cạn” [4]. Còn theo Hòa thượng Trí Quang: “ví dụ cây cỏ này nói tam thừa (thậm chí ngũ thừa) toàn xuất từ nhất thừa” [5].

Cây cối có hai loại là nhỏ và lớn, cỏ thuốc có ba tính chất là kém, vừa, tốt, và cây cỏ ấy được xếp làm ba nhóm. Nhóm một, nói riêng về cỏ thuốc (có thể ví dụ cho Ngũ thừa): Nhân đạo và thiên đạo là cỏ thuốc kém, Thanh văn và Duyên giác là cỏ thuốc vừa, Bồ-tát là cỏ thuốc tốt. Nhóm hai, nói riêng về cây cối (có thể ví dụ cho Bồ-tát thừa): Bồ-tát sơ phát tâm là cây nhỏ, Bồ-tát không còn thoái chuyển là cây lớn. Nhóm ba, nói chung cả cỏ thuốc và cây cối (có thể ví dụ cho Tam thừa): La-hán và Duyên giác là cỏ thuốc, Bồ-tát tuệ lực vững chắc là cây nhỏ, Bồ-tát thấu triệt về Không, hóa độ vô số là cây lớn.

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, cốt tủy của phẩm Dược Thảo Dụ là nói về căn cơ của chúng sinh. Nhưng theo Hòa thượng Trí Quang thì Dược Thảo Dụ là dụ cho Tam thừa (hay Ngũ thừa) toàn xuất từ nhất thừa như đã nói ở trên. Ḥa thượng Thông Bửu có đề cập thêm về rễ, thân, cành và lá của loài dược thảo. Song giải thích ấy cũng chỉ tương ứng với bốn phần Tín, Giới, Định, Tuệ phải gồm đủ của một hành giả.

Tuy nhiên, với tinh thần Pháp hoa là cốt nói Nhất thừa (xác quyết ai cũng làm Phật) thì cách giải thích toàn vẹn nhất phải là tổng hợp tất cả các giải thích trên. Bởi lẽ, cùng mọc lên từ đất, cùng thấm nước mưa, nhưng mọi cây cỏ nảy mầm, lên cây, ra hoa, kết trái, tất cả đều khác nhau mà không thứ nào tự biết như vậy. Hay nói cách khác, qua âm thanh duy nhất của Phật, tất cả cùng nghe pháp đồng nhất, nhưng mỗi người tu nhân và được quả khác nhau mà không ai tự biết. Chỉ có đức Phật, bậc Chánh đẳng giác, với trí tuệ vô lậu mới biết rõ và thuyết pháp cho.

Do đó, ví dụ về cây cỏ này cho thấy Ngũ thừa hay Tam thừa cũng xuất phát từ Nhất thừa mà vẫn khác nhau.

Nếu như đối với Kinh tạng Nguyên thủy, nhất là kinh Pháp cú, ngôn ngữ thí dụ và ẩn dụ được xem là ngôn ngữ đặc trưng, thì ngược lại, đối với Kinh tạng Đại thừa, đặc biệt là kinh Pháp hoa thì ngôn ngữ tiêu biểu là ngôn ngữ biểu tượng.

Về ý nghĩa của biểu tượng, trước hết chúng ta thấy rằng, biểu tượng luôn luôn là biểu tượng về một cái ǵ khác nó, chứ không phải là về chính nó, chẳng hạn kinh Pháp hoa (Diệu Pháp Liên Hoa) - một bộ kinh được xem là vua của các kinh trong hệ thống kinh tạng Đại thừa - vốn mang biểu tượng là Hoa Sen. Hoa sen tượng trưng cho Phật và Phật tính ở mỗi người. Như chúng ta biết, hoa sen là một loài hoa chỉ mọc lên trong đầm lầy, mặc dù vậy hoa và hương của nó luôn tinh khiết, không cấu nhiễm bởi bùn nhơ, nước đục.

Điều này cho thấy ý nghĩa biểu tượng của hoa sen là một sự toàn thiện ngay giữa lòng cuộc đời ô trược, cũng như sự giác ngộ, giải thoát không thể thoát ly ngoài con người trần thế và cuộc đời trần thế mà có.

Về ngôn ngữ biểu tượng, tức là dùng ngôn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó. Vì lẽ đó, ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ mang đầy màu sắc, hình ảnh, nó làm cho tác phẩm thêm giàu tính văn học và có một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Song, ngôn ngữ biểu tượng lại được xem như là một thứ ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ, hay một bức thông điệp không lời, thì điều này cũng chính là trở ngại lớn lao cho người học kinh khi nghiên cứu vào hệ thống Kinh tạng Đại thừa vốn giàu tính văn học.

Đọc hay tụng lướt qua phẩm Dược Thảo Dụ trong kinh Pháp hoa, người đọc vẫn có thể cảm nhận được mạch văn trôi chảy nhẹ nhàng, ngôn từ hoa mỹ; song, để lãnh hội được ý kinh thì thiết nghĩ phải có một quá trình chiêm nghiệm dài lâu.

Chúng ta hãy đọc một đoạn kinh sau: “... Cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cối và cỏ thuốc vẫn có khác nhau”. [6]

Chúng ta sẽ liên tưởng đến điều gì? Cùng một đất phải chăng là “như thật tâm địa”, cùng một mưa phải chăng là cùng những lời pháp nhũ của đức Thế Tôn, nhưng các cây cối và cỏ thuốc vẫn có khác nhau, phải chăng là vì căn cơ, trình độ của mỗi chúng sinh mỗi khác?

Ở đây, chỉ với đoạn kinh ngắn này, chúng ta đã nhận được không biết bao nhiêu là thâm nghĩa của kinh qua các biểu tượng cơn mưa, đất, cây cối, cỏ thuốc. Và cho đến nay, cơn mưa, đất, v.v… đã đi vào truyền thống Phật giáo bởi hình ảnh biểu tượng của nó. Nhắc đến cơn mưa, người học Phật nghĩ ngay đến những lời dạy của đức Thế Tôn, như một trận mưa xuống làm sạch bụi bặm, thấm nhuần nuôi dưỡng cây cỏ.

Riêng về ngôn ngữ so sánh, có lẽ xuất hiện không nhiều trong hệ thống Kinh tạng. Song, sự xuất hiện hiếm hoi của nó trong phẩm Dược Thảo Dụ của kinh Pháp hoa cũng nói lên được rằng, bộ kinh rất giàu tính văn học và các phương pháp nghệ thuật được dùng trong ngôn ngữ kinh là rất phong phú. Ở ví dụ về cây cỏ nêu trên, tiếp theo đó đức Phật dạy: “Đại-ca-diếp, Như Lai cũng vậy. Như Lai xuất hiện ở thế gian in như mây lớn nổi lên. Rồi in như mây lớn bủa khắp đại thiên thế giới, Như Lai xuất ra âm thanh rất lớn, vang khắp thế giới chúng sinh…” [7].

Bằng ngôn ngữ so sánh, “cũng vậy”, đức Thế Tôn đã khéo léo so sánh, khéo léo thuyết giảng, đưa chúng sinh đi từ thấp đến cao, từ chỗ mơ hồ chưa hiểu rõ đến chỗ thấu suốt vấn đề cũng bằng một hình ảnh biểu tượng khác. Điều này nói lên rằng, đức Thế Tôn không muốn cho chúng sinh bị mê lầm, mắc kẹt vào mớ ngôn ngữ kia. Điều mà Như Lai muốn, cái thực tại mà Như Lai muốn hiển bày nó nằm ngoài ngôn ngữ, là chúng sinh hãy nương giáo lý của Như Lai như nương vào ngón tay để nhìn thấy mặt trăng, để nhìn thấy, để có thể thể nhập vào cảnh giới Niết-bàn vô tướng của chư Phật.

Như đã nói, kinh Pháp hoa được trình bày dưới hình thức một vở kịch có nhiều màn, nên nó mang tính đại chúng dễ hiểu. Đó là cách truyền đạt chân lý cao siêu qua cái bình dị, thông thường. Mà chân lý thì toàn diện, siêu việt, trong khi đó, ngôn ngữ thì phiến diện, giới hạn, cho dù sử dụng ngôn ngữ tinh xảo cách mấy cũng không chuyển tải hết sự thật, vì vậy Pháp hoa chọn cách sử dụng ngôn ngữ biểu tượng để chuyển tải sự thực đến mức tối đa.

Đó cũng là yếu tố chính khiến cho kinh Pháp hoa thêm đậm tính văn học, và chân lý trong kinh Pháp hoa luôn là một chân lý sống động, một thái độ sống tích cực, một đóa sen vươn lên từ bùn nhơ để tỏa hương thơm ngát giữa bồng bềnh khói sương cuộc lữ.

 

---------------------------------------------

[1] Junjiro Takakusu - Tinh hoa và Triết học Phật giáo - Tuệ Sỹ dịch, Ban tu thư Phật học, 2004, tr.242.

[2] Tuệ Sỹ, Sđd, tr.237.

[3] Tỳ kheo Trí Quang, Kinh Pháp Hoa lược giải,  NXB Tôn giáo, 1998, tr.288-289.

[4] Thích Nhật Quang, Pháp Hoa đề cương, NXB TP.HCM, 1999, tr.41.

[5] Tỳ kheo Trí Quang, Sđd, tr.292.

[6] Tỳ kheo Trí Quang, Sđd, tr.288-289.

[7] Tỳ kheo Trí Quang, Sđd, tr. 289.

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 11/05/11