BHUTAN: Thánh Đức Je
Khenpo trao bằng Thạc sĩ
về Nghiên cứu Phật học
cho 30 nhà sư
Ngày 4-3-2023, tại tu
viện Tashichhodzong ở
Thimphu, Thánh Đức Je
Khenpo đă trao chứng chỉ
cho 30 nhà sư của Viện
Nghiên cứu Kim Cương
thừa Cao cấp Tango.
Thái hậu Dorji Wangmo
Wangchuck, Công chúa
Hoàng gia Sonam Dechan
Wangchuck, Gyalsey
Trulku Jigme Tenzin
Wangpo và Hoàng tôn
Ngawang Jigme Jigten
Wangchuck đă tham dự
buổi lễ.
Các nhà sư này đă học
tại Viện Nghiên cứu Kim
Cương thừa Cao cấp Tango
trong 2 năm; đây là khóa
học được thành lập lần
đầu tiên ở Bhutan vào
năm 2020. Điều này là để
tăng cường sự phát triển
của thực hành Kim Cương
thừa trong nước.
Gyalsey Trulku Jigme
Tenzin Wangpo, Chủ tịch
Viện Nghiên cứu Kim
Cương thừa Cao cấp
Tango, phát biểu:
“‘Trong Phật giáo Kim
Cương thừa, chúng ta có
sự lựa chọn để đạt được
giác ngộ. Nếu chúng ta
không thể giác ngộ từ
một phương pháp, chúng
ta có những phương pháp
khác để đạt giác ngộ. Do
đó, cách tu hành này có
khả năng khiến hành giả
đạt giác ngộ trong một
đời. Thứ hai, điều quan
trọng là học truyền
thống Kim Cương thừa để
biết cách tiến hành các
nghi lễ tôn giáo.’’
(India Blooms- March 4,
2023)
Thánh Đức Je Khenpo (đứng
giữa), cùng Thái Hậu,
Công Chúa và Hoàng tôn
và các nhà sư tốt nghiệp
đă trao chứng chỉ cho 30
nhà sư của Viện Nghiên
cứu Kim Cương thừa Cao
cấp Tango
Photo: bbs.bt
Tu viện Tashichhodzong ở
Thimphu
, Bhutan
Photo by Craig Lewis
ẤN ĐỘ: Ban
Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ
khám phá tu viện Phật
giáo 1300 tuổi ở Odisha
Ban
Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ
(ASI) của
vùng
Puri
(thuộc bang
Odisha)
đă t́nh cờ phát hiện ra
một Bảo tháp
(tu viện)
Phật giáo 1300 năm tuổi,
có niên đại từ triều đại
Bhaumakara tại một địa
điểm khai thác
mỏ
ở quận Jajpur.
Bảo tháp khổng lồ cao
4,5 mét
này
đă được t́m thấy tại địa
điểm khai thác mỏ
Khandolite ở Parabhadi
thuộc thôn Sukhuapada,
quận Jajpur.
Dibishada Brajasundar
Garnayak, Giám đốc Khảo
cổ học của
vùng
Puri của ASI cho biết
ASI đă khởi xướng các
bước để bảo tồn tu viện
nói trên
cho hậu thế. Tuy nhiên,
thật đáng tiếc khi
thấy
rằng một Bảo tháp khác
có kích thước nhỏ hơn đă
bị tàn phá hoàn toàn
trong quá tŕnh khai
thác
mỏ
trái phép.
Đá Khondalite từ địa
điểm này đă được Tập
đoàn
Khai
thác mỏ Odisha (OMC)
khai thác để làm đẹp môi
trường xung quanh Đền
Shree Jagannath thế kỷ
12 ở Puri theo
kế hoạch
Tăng cường các
Tiện
nghi
Cơ
bản và
Phát
triển
Di
sản và
Kiến
trúc (ABADHA).
Sau một cuộc khảo sát sơ
bộ, Bảo tháp
này
đă được t́m thấy. ASI đă
bày tỏ lo ngại về hoạt
động khai thác tại địa
điểm mà không có
sự
đánh giá di sản bắt
buộc. Sau đó, Chính phủ
đă dừng hoạt động khai
thác
mỏ.
Ông
Garnayak cho biết OMC
cũng đă được hướng dẫn
không tiến hành khai
thác trong khu vực
này -
do
có
khu phức hợp tu viện
Phật giáo Lalitgiri nổi
tiếng, một địa điểm được
ASI bảo vệ, nằm gần đó.
(NewsNows - March 1,
2023)
Tu viện
Phật giáo
có niên
đại từ triều đại
Bhaumakara được t́m thấy
tại một khu khai thác mỏ
ở quận Jajpur
Photo: Statesman
HÀN QUỐC: Đạo Pháp
trực tuyến: Hội Jungto
thông báo tuyển sinh mới
cho Trường Đạo pháp
Jungto
Dựa trên sự thành công
liên tục của chương
tŕnh học trực tuyến
Trường Đạo Pháp Jungto (ra
mắt vào đầu năm 2022),
Hiệp hội Phật giáo
Jungto đă thông báo rằng
Trường Đạo Pháp Junto sẽ
trở lại vào tháng
4-2023, với đăng kư trực
tuyến hiện đang mở cho
học viên mới.
Cách đây
32 năm, như một cách để
chia sẻ những lời dạy
nguyên thủy của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni với các
học viên tại gia, Thượng
tọa Pomnyun Sunim - Đạo
sư hướng dẫn của Hội
Jungto - đă mở Trường
Đạo Pháp Jungto ở Hàn
Quốc.
Để đối
phó với những hạn chế xă
hội từ đại dịch
COVID-19, Hiệp hội
Jungto đă xây dựng một
giáo tŕnh tiếng Anh
trực tuyến - Trường Đạo
Pháp Jungto: Giới thiệu
về Phật giáo I , là giáo
tŕnh hiện đang mở cho
sinh viên Phật giáo trên
toàn thế giới.
Chương
tŕnh 20-tuần của Trường
Đạo Pháp Jungto đi kèm
với tất cả các tài liệu
khóa học và công cụ trực
tuyến, và bao gồm các
cuộc họp trực tuyến hàng
tuần với các thành viên
trong nhóm và người
hướng dẫn, cùng các
buổi pháp thoại với
Thượng tọa Pomnyun Sunim
được phát trực tiếp. Nội
dung khóa học bao gồm
các module nền tảng để
hiểu những lời dạy cốt
lơi của Đức Phật, từ
Phật giáo nguyên thủy
đến Phật giáo hiện đại,
cũng như các bước thực
hành để đưa việc tu tập
Phật pháp vào cuộc sống
hàng ngày của chính ḿnh.
(NewsNow – March 1,
2023)
Poster khóa học trực
tuyến Trường Đạo Pháp
Jungto của Hiệp hội Phật
giáo Jungto sẽ mở lại
vào tháng 4-2023
Photo: Jungto Society
INDONESIA:
Bộ
Tôn giáo
kêu gọi
Hiệp hội Phật giáo giáo
hóa
cộng đồng Phật
tử Indonesia
Jakarta,
Indonesia
- Bộ Tôn giáo kêu gọi
Hiệp hội Phật giáo
Indonesia (Permabudhi)
thúc đẩy sự ḥa hợp tôn
giáo và
giáo hóa
cộng đồng Phật giáo gần
gũi hơn với các giá trị
Phật giáo.
Khi tham dự lễ ra mắt
ban điều hành Hiệp hội
Phật giáo Indonesia
nhiệm kỳ 2022-2026 tại
Jakarta vào ngày
27-2-2023,
ông
Supriyadi
-
Tổng giám đốc Hướng dẫn
Cộng đồng Phật tử của Bộ
Tôn giáo -
chỉ ra
rằng Hiệp hội Phật giáo
đă đạt được nhiều thành
tựu khác nhau trong
nhiệm kỳ lănh đạo trước
đó.
Tổng giám đốc Supriyadi
bày tỏ hy vọng rằng
Hiệp
hội
Phật giáo Indonesia
sẽ đạt được những thành
tựu to lớn hơn trong
tương lai.
Ông Supriyadi nhấn mạnh
rằng
việc kiên tŕ
trong
cam kết ưu tiên lợi ích
của
Hiệp
hội
Phật giáo
hơn là lợi ích cá nhân
sẽ thúc đẩy nỗ lực của
ban điều hành và các
thành viên nhằm hiện
thực hóa nguyện vọng của
hiệp hội.
Trong khi đó, Chủ tịch
Hiệp
hội
Phật giáo Indonesia, ông
Philip
K. Widjaja,
nhấn mạnh rằng việc duy
tŕ và tăng cường sự
khoan dung giữa các
thành viên của các giáo
phái tôn giáo là một
phần của việc thực hiện
các giá trị Phật giáo.
Ông Philip K. Widjaja
cũng bày tỏ sự lạc quan
rằng
Hiệp
hội
Phật giáo
sẽ là ngôi nhà chung
trong việc xây dựng một
cộng đồng Phật giáo tiến
bộ hơn ở Indonesia.
(NewsNow – March 1,
2023)
Supriyadi, Tổng Giám đốc
Ban Hướng dẫn Cộng đồng
Phật tử của Bộ Tôn giáo
Photo: NewsNow
ẤN ĐỘ: Khoa Nghiên cứu
Phật học tổ chức chuyến
tham quan di sản đến
Thánh địa Phật giáo
Ambran
Ngày 05-03-2023, Đại học
Jammu đă tổ chức một
chuyến tham quan di sản
đến Di tích Phật giáo cổ
đại tại Ambran gần
Akhnoor với sự cộng tác
của Ủy ban Quốc gia
về Di sản và Văn
hóa Nghệ thuật Ấn Độ (
Ấn Độ INTACH) Chi
nhánh Jammu.
Nhà sử học nghệ thuật
nổi tiếng, Tiến sĩ Lalit
Gupta, là vị khách chính,
đă giải thích chi tiết
cho các sinh viên và học
giả về tầm quan trọng
lịch sử và văn hóa của
quần thể tu viện cổ xưa
ở Ambran. Ông giải thích
làm thế nào nó vẫn hoạt
động từ thế kỷ thứ 2
trước Công nguyên đến
thế kỷ thứ 6 sau Công
nguyên như một trung tâm
truyền bá Phật giáo
trong khu vực và cũng là
một trạm trung chuyển
quan trọng cho các nhà
sư đi đến Kashmir và xa
hơn nữa đến Trung Á.
Giáo sư Shohab Inayat
Malik HoD và Tiến sĩ
Rajesh Sharma, Khoa
Nghiên cứu Phật học,
cũng cùng với các sinh
viên và học giả đến thăm
di sản này cùng với các
giảng viên.
Giáo sư Inayatb Malik đă
khuyến khích các sinh
viên và học giả đến thăm
nhiều địa điểm Phật giáo
hơn - hiện vẫn tồn tại ở
Jammu và Kashmir - để
hiểu sự phát triển của
Phật giáo và sự liên
quan về mặt lịch sử và
triết học của tôn giáo
này.
(Jammu Links News –
March 5, 2023)
Đoàn tham quan di sản
Thánh địa Phật giáo
Ambran, Ấn Độ
Photo: Jammu Links
THÁI LAN: Hội Trung tâm
Thiền của Phụ nữ Quốc tế
trao tặng 16 Giải thưởng
Phụ nữ Phật giáo Xuất
sắc
Đánh dấu dịp kỷ niệm
Ngày Quốc tế Phụ nữ vào
ngày 8-3-2023, Hội Trung
tâm Thiền Phụ nữ Quốc tế
(IWMCF) từ trụ sở chính
ở Thái Lan đă công bố
giải thưởng năm nay dành
cho những phụ nữ xuất
sắc trong Phật giáo.
Hội đă trao giải thưởng
cho 16 phụ nữ, hầu hết
trong số họ là tu sĩ,
mặc dù một số nữ cư sĩ
cũng được đưa vào.
IWMCF đă trao giải
thưởng cho phụ nữ trong
Phật giáo từ năm 2002.
Các giải thưởng này bắt
đầu như một sáng kiến
của 2 nữ tu sĩ Phật giáo,
là Tỳ kheo ni
Rattanavali đến từ Thái
Lan và Tỳ kheo ni Tiến
sĩ Lee đến từ Hoa Kỳ. Cả
hai đă tạo ra giải
thưởng sau khi tham dự
các sự kiện tôn vinh phụ
nữ vào năm 2001 - Giải
thưởng Phụ nữ Xuất sắc
tại Thái Lan và Liên
Hiệp Quốc nhân Ngày Quốc
tế Phụ nữ vào ngày
8-3-2001.
Sau những sự kiện nói
trên, cả hai bắt đầu lên
kế hoạch cho một lễ kỷ
niệm toàn cầu về phụ nữ
trong Phật giáo, đỉnh
cao là các giải thưởng
phụ nữ xuất sắc trong
Phật giáo đầu tiên vào
năm 2002.
Các giải thưởng nhằm ghi
nhận sự xuất sắc trong
nhiều lĩnh vực và thực
hành, bao gồm thiền định,
công tác xă hội, phát
triển cộng đồng, giảng
dạy Đạo Pháp - thông qua
các bài viết, công việc
học tập, hoặc xuất hiện
trên các phương tiện
truyền thông - và các
hoạt động v́ ḥa b́nh.
Phụ nữ Phật giáo từ khắp
nơi trên thế giới có thể
được đề cử mỗi năm, với
sự lựa chọn được hoàn
thiện bởi 12 thành viên
ủy ban IWMCF.
(Buddhistdoor Global –
March 9, 2023)
Biểu trưng của Hội Trung
tâm Thiền của Phụ nữ
Quốc tế
Photo: tipitaka.net
CAM BÔT:
Trụ
đá
chạm
ngh́n tượng Phật trưng
bày tại bảo tàng ở tỉnh
Siem Reap
PHNOM PENH,
Cam Bốt - Ngày
11-3-2023,
Cơ quan Quốc gia Apsara
(ANA)
thông báo:
Một
trụ
đá sa thạch chạm khắc
h́nh tượng ngàn
Đức Phật có niên đại
hàng trăm năm tuổi đang
được trưng bày cho công
chúng tại Bảo tàng Preah
Norodom Sihanouk-Angkor
ở tỉnh Siem Reap, tây
bắc Cam
Bốt.
Trụ đá
lớn với h́nh ảnh Đức
Phật
này
được chạm khắc theo
phong cách Bayon và có
lẽ được tạo
tác
vào cuối thế kỷ 12
-
ANA, cơ quan chính phủ
chịu trách nhiệm quản
lư, bảo vệ và bảo tồn
Công viên Khảo cổ Angkor
nổi tiếng, cho biết.
Theo ANA,
trụ nặng
hơn nửa tấn,
có h́nh chữ nhật
-
cao 122 cm, rộng 58 cm
và dày 45 cm.
Có
1,008
h́nh chạm khắc Đức Phật
ngồi thiền nhỏ
trên 4
mặt của
trụ;
ở phía
trên và phía dưới có một
số hư hỏng
-
với bề mặt của đá có
các
vết nứt;
và
trên đỉnh
của
4
góc có h́nh chạm khắc
đầu
rắn thần
Naga.
(bignewsnetwork.com
–
March
11,
2023)
Trụ
đá
chạm
ngh́n tượng Phật trưng
bày tại bảo tàng ở tỉnh
Siem Reap,
Cam Bốt
Photo:
ANA
ẤN ĐỘ: Hội nghị quốc tế
“Chia sẻ di sản Phật
giáo”
Ấn Độ sẽ tổ chức hội
nghị quốc tế “Chia sẻ Di
sản Phật giáo” cho các
quốc gia thành viên của
Tổ chức Hợp tác Thượng
Hải (SCO) vào 2 ngày
14-15 tháng 3 năm nay.
Diễn đàn, được xem là
diễn đàn đầu tiên thuộc
loại này, sẽ tập trung
vào các mối liên hệ giữa
nền văn minh của Ấn Độ
với thế giới Phật giáo.
Những người tham gia từ
Trung, Đông, Nam Á và
Trung Đông sẽ đến New
Delhi cho chương tŕnh
kéo dài 2 ngày - được tổ
chức bởi Bộ Văn hóa, Bộ
Ngoại giao Ấn Độ và Liên
đoàn Phật giáo Quốc tế.
Diễn ra tại trung tâm
hội nghị Vigyan Bhawan
của New Delhi, hội nghị
sẽ có sự góp mặt của các
học giả và chính trị gia.
Họ sẽ thảo luận và kỷ
niệm các mối liên hệ
trong quá khứ, hiện tại
và tương lai thông qua
tôn giáo Phật giáo.
Hội nghị nhằm tái khẳng
định vai tṛ trung tâm
của Ấn Độ trong việc
truyền bá Phật giáo khắp
các nước láng giềng và
xa hơn nữa. Các nhà tổ
chức hy vọng sẽ thiết
lập lại các liên kết
xuyên văn hóa đă được
h́nh thành thông qua du
lịch và thương mại của
Phật giáo trong khu vực,
bao gồm các cuộc thảo
luận về nghệ thuật,
triết học, khảo cổ học
và văn hóa.
(Buddhistdoor Global –
March 14, 2023)
Biểu trưng của Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải (SCO)
Từ wionnews.com
NHẬT BẢN:
Lễ Shunie cổ xưa tại
chùa Todaiji ở thành phố
Nara
NARA,
Nhật Bản - Vào ngày
12-3-202, từ ban công
của ngôi chùa Todaiji
tại Nara, những ngọn
đuốc lớn tỏa ra tia lửa
khi các nhà sư Phật giáo
dâng lời cầu nguyện
trong lễ “Shunie” hàng
năm – vốn đă có từ nhiều
thế kỷ trước.
Trong kỳ
lễ kéo dài 2 tuần này,
bắt đầu vào ngày 1-3 tại
hội trường Nigatsudo của
chùa, 11 nhà sư cầu xin
sự tha thứ cho những tội
lỗi mà mọi người phạm
phải và cầu nguyện cho
mùa màng bội thu và ḥa
b́nh thế giới.
Bắt đầu
vào thế kỷ thứ 8, lễ
Shunie (c̣n được gọi là
“Omizutori) báo hiệu mùa
xuân đến.
Trước khi
đến cao trào của buổi lễ,
những ngọn đuốc cực lớn
nặng 60 kg được mang đến
khi nước thiêng được múc
từ cái giếng gần hội
trường Nigatsudo.
Các hạn
chế về COVID-19 đối với
khán giả dự lễ Shunie
tại đây đă được áp dụng
trong năm thứ 3 liên
tiếp.
(asahi.com – March 12,
2023)
Các cây đuốc thắp sáng
hội trường Nigatsudo của
chùa Todaiji ở Nara
trong lễ Shunie vào ngày
12-3-2023
Photo:
Nobuhiro Shirai
THÁI LAN: Khách du lịch
đổ về tỉnh Nong Khai khi
bảo tháp Phật giáo linh
thiêng nổi lên từ sông
Mekong
NONG KHAI, Thái Lan –
Cảnh tượng hiếm có về
một bảo tháp Phật giáo
cổ xưa nổi lên từ sông
Mekong đă khiến khách du
lịch đổ xô đến tỉnh Nong
Khai ở phía đông bắc
Thái Lan.
Bảo tháp này có tên là
Phra That Klang Nam,
tương truyền đă được xây
dựng cách đây khoảng 700
năm trên một bờ sông.
Tuy nhiên, nó đă bị đổ
xuống sông Mekong vào
năm 1847 và bị nhấn ch́m
hoàn toàn khi ḍng sông
thay đổi ḍng chảy trong
nhiều năm.
Vào ngày 12-3, rất đông
du khách đă đến tỉnh
nong Khai để chiêm
ngưỡng bảo tháp hiếm
thấy đang hiện ra trước
mắt sau khi mực nước
sông rút mạnh trong
những ngày gần đây.
Theo biên niên sử Phật
giáo truyền thống
Urangkhathat (Phrathat
Phanom), bảo tháp này
cất giữ xá lợi xương của
Đức Phật.
Khách du lịch tụ tập
trên lối đi dạo ven sông
ở Nong Khai để xem bảo
tháp, trong khi những
người khác đi thuyền
trên sông để quan sát
cận cảnh.
(straitstimes.com
March 14, 2023)
Bảo tháp Phra That Klang
Nam nổi lên từ sông
Mekong
Photo: The Nation
PAKISTAN: Hội
Khyentse hỗ trợ quyên
góp các bản thảo Phật
giáo Gandhari cổ đại cho
Pakistan
Hội Khyentse, một tổ
chức phi lợi nhuận được
thành lập bởi Dzongsar
Jamyang Khyentse
Rinpoche, vị Lạt ma nổi
tiếng người Bhutan, đă
thông báo rằng: Một bộ
sưu tập lớn gồm các bản
thảo Phật giáo 2,000 năm
tuổi bằng ngôn ngữ
Gandhari và chữ viết
Kharoshthi đă được tặng
cho Bảo tàng Islamabad
tại Pakistan.
Ước tính có khoảng 50 -
60 cuộn vỏ cây bạch
dương và các đoạn cuộn
văn bản Phật giáo đại
diện cho bộ sưu tập cuộn
bạch dương Gandhari lớn
nhất được biết đến cho
đến nay. Và, dựa trên
phân tích sơ bộ về cổ
sinh vật học và về niên
đại bằng carbon phóng xạ
của các bản thảo đă chọn,
kết quả chúng được cho
là có niên đại từ thế kỷ
thứ nhất trước Công
nguyên đến thế kỷ thứ
hai sau Công nguyên.
Với sự bảo trợ của Hội
Khyentse, khoản đóng góp
này đă được thực hiện
cho Bảo tàng Islamabad
theo thỏa thuận giữa Cục
Khảo cổ và Bảo tàng
Pakistan (DOAM) và Đại
học Sydney, với sự hỗ
trợ của Cao ủy Úc tại
Islamabad và Cao ủy
Pakistan tại Canbera.
Theo thỏa thuận, bộ sưu
tập các bản thảo này sẽ
được bảo tồn, phân tích,
số hóa và xuất bản bởi
Dự án Bản thảo Gandhari
(GMP), một nhóm học giả
quốc tế do Giáo sư Mark
Allon của Đại học Sydney
đứng đầu.
(Buddhistdoor Global –
March 15, 2023)
Lễ kư kết các thỏa thuận
giữa Cục Khảo cổ và Bảo
tàng Pakistan (DOAM) và
Đại học Sydney về bảo
tồn các bản thảo Phật
giáo Gandhari cổ đại
Các
bản thảo Phật giáo
Gandhari cổ đại
Photos:
Khyentse Foundationx
BỈ: Nước Bỉ sẽ trở thành
quốc gia EU thứ hai công
nhận Phật giáo
BRUSSELS, Bỉ - Nước Bỉ
dự kiến sẽ chính thức
công nhận Phật giáo sau
khi chính phủ liên bang
thông qua một dự thảo
luật vào ngày 17-3-2023,
mở cửa cho nguồn tài trợ
liên bang, các đại biểu
chính thức và các lớp
học của tôn giáo này.
Liên đoàn Phật giáo Bỉ
đă yêu cầu được công
nhận vào tháng 3-2006.
Liên đoàn ước tính số
lượng Phật tử ở Bỉ là
150,000 người. Quốc gia
EU duy nhất khác mà Phật
giáo được công nhận là
nước Áo.
Phật giáo sẽ được công
nhận là “một tổ chức
triết học phi-giáo phái”
cùng với chủ nghĩa thế
tục có tổ chức, được
công nhận từ năm 2002.
Tổ chức này sẽ nhận được
khoản tài trợ liên bang
lên tới 1.2 triệu euro.
Sau khi được Quốc hội Áo
biểu quyết, luật sẽ mở
đường cho việc thành lập
các tổ chức địa phương,
gửi các đại biểu Phật
giáo đến các cảng và phi
trường, nhà tù, quân đội,
bệnh viện, mở các khóa
học Phật giáo trong giáo
dục chính thức bên cạnh
việc giảng dạy các dịch
vụ thờ cúng khác.
Tất cả các tỉnh của Bỉ
và Vùng Brussels sau đó
cũng sẽ phải tài trợ cho
mỗi trung tâm Phật giáo
địa phương.
(Reuters – March 17,
2023)
THỔ NHĨ KỲ: Hội Từ Tế
của Phật giáo mang ḷng
từ bi và sự cứu trợ đến
36,000 gia đ́nh ở Thổ
Nhĩ Kỳ
Hội Phật giáo Từ Tế, tổ
chức nhân đạo và từ
thiện toàn cầu có trụ sở
tại Đài Loan, đă thông
báo rằng: cho đến nay,
các hoạt động cứu trợ
nạn nhân của trận động
đất lớn ở miền nam Thổ
Nhĩ Kỳ và một số vùng
của Syria đă tiếp cận
được 36,314 gia đ́nh bị
ảnh hưởng.
Sau những trận động đất
và dư chấn tàn khốc
trong khu vực, các đội
ứng phó thảm họa của Hội
Từ Tế đă làm việc hết
ḷng để tiếp cận những
người ở tâm chấn của
thảm họa nhân đạo này ở
Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nỗ lực cứu trợ nhân
đạo của Hội Từ Tế bao
gồm việc phân phối thẻ
giá trị tiền mặt mà
người nhận có thể sử
dụng để mua thực phẩm và
các nhu yếu phẩm khác,
cũng như chăn sinh thái
và khăn quàng cổ sinh
thái do các t́nh nguyện
viên Từ Tế làm từ 100%
chai PET tái chế cho
36,314 gia đ́nh từ các
khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi trận
động đất ngày 6-2-2023.
Hội này báo cáo rằng họ
cũng đă tặng 13,083
chiếc chăn cho những
người sống sót sau trận
động đất thông qua chính
phủ Thổ Nhĩ Kỳ, trong
khi Từ Tế Jordan đang
gửi 426,800 mặt hàng
quần áo và 50,000 chiếc
chăn cho những người
sống sót ở Syria, với sự
giúp đỡ của Tổ chức từ
thiện Hashemite Jordan
và OCHA của Liên hợp
quốc.
(Buddhistdoor Global –
March 17, 2023)
T́nh nguyện viên Hội Từ
Tế đi quyên góp cứu trợ
nạn nhân động đất ở Thổ
Nhĩ Kỳ và Syria
Quần áo và chăn mền từ
Từ Tế Jordan được vận
chuyển đến những người
sống sót ở Syria
Photo: Hội Phật giáo Từ
Tế
INDONESIA-THÁI LAN:
RI nhận
tượng Phật từ Thái Lan
để tăng cường hợp tác
Jakarta
(ANTARA) – Ông
AAGN Ari
Dwipayana,
Điều phối viên Nhân
lực
Đặc biệt của Tổng thống
Indonesia đă tham dự lễ
trao tặng "Buddha Rupa"
(tượng Phật) cho các
Phật tử Indonesia tại
chùa
Wat Raja
Rajabophit
Sathimahasimarama ở
Bangkok, Thái Lan,.
Dwipayana nhấn mạnh rằng
tượng Phật không chỉ
được trao tặng bởi Vương
quốc Thái Lan cho
Indonesia,
mà những tượng Phật từ
Indonesia -
đặc biệt là Java
- cũng
đă được trao tặng cho
Thái Lan.
Lễ trao
tượng Phật
(Buddha
Rupa)
cho các Phật tử
Indonesia đă được
tiếp
nhận một cách tượng
trưng bởi Bhante
Pannavaro Mahathera
- Tăng
đoàn Nguyên thủy
Sanghapamokkha của
Indonesia.
Kế hoạch
dành cho 2
tượng Phật -
mỗi tượng
cao 3
mét- của Thái Lan
tặng sẽ
được đặt tôn trí
tại
2
địa điểm ở Indonesia:
Đó là
Chùa
Jinapannyasarana
ở thành
phố Perbaungan, huyện
Serdang Bedagai,
tỉnh Bắc
Sumatra và Chùa
Buddharatana, quận
Medan Polonia, thành
phố Medan,
tỉnh Bắc Sumatra.
(ANTARA
– March
20,
2023)
NHẬT BẢN: Dao cạo của
vị thánh tăng thời trung
cổ được trưng bày tại
ngôi chùa Higashi
Honganji ở Kyoto
KYOTO, Nhật Bản - Một
chiếc dao cạo liên quan
đến Shinran -một vị
thánh tăng thời trung cổ
- sẽ được trưng bày lần
đầu tiên để kỷ niệm 850
năm ngày sinh của ngài.
Shinran là người sáng
lập một trong những giáo
phái Phật giáo lớn nhất
ở Nhật Bản.
Vào ngày 14-3-2023, một
buổi lễ được tổ chức tại
chùa Shoren-in để cho
chùa Higashi Honganji
mượn chiếc dao cạo. Hiện
vật lịch sử này sẽ được
trưng bày tại chùa
Higashi Honganji từ ngày
25-3 đến ngày 29-4.
Con dao cạo dài 21 cm
nói trên tương truyền đă
được dùng để cạo đầu nhà
sư Shinran khi ngài được
nhận vào giới tu sĩ Phật
giáo vào năm 9 tuổi.
Con dao cạo râu được cất
giữ tại chùa Shoren-in,
ngôi chùa xưa kia từng
do danh sư Jien trụ tŕ.
Ông được cho là người đă
cạo đầu ngài Shinran
trong lễ nhập môn.
Sư Shinran, người sáng
lập giáo phái Tịnh Độ
Chân Tông, là một trong
những vị thánh Phật giáo
nổi tiếng nhất ở Nhật
Bản, với các tiểu thuyết
và phim truyền h́nh nổi
tiếng mô tả cuộc đời và
giáo lư của ngài.
(asahi.com – March 15,
2023)
Con dao cạo dài 21 cm
được cho là đă dùng để
cạo đầu nhà sư Shinran
khi ngài xuất gia
Photo: Kenta Sujino
LA MĂ: Phái đoàn Phật
giáo Đài Loan thăm Giáo
hoàng Francis
Một phái đoàn gồm hơn
100 tu sĩ từ Hiệp hội
Phật giáo Nhân văn Thống
nhất của Đài Loan đă hội
kiến Giáo hoàng Francis
tại Vatican vào ngày
16-3-2023. Cuộc tṛ
chuyện trong buổi họp
mặt liên tôn giáo này,
mà Ṭa Thánh mô tả là cơ
hội để “thúc đẩy trao
đổi và liên lạc giữa các
tôn giáo trong thời kỳ
hậu- đại dịch,” nhằm làm
nổi bật vai tṛ của các
tôn giáo và các truyền
thống tâm linh trong
việc thúc đẩy t́nh huynh
đệ thông qua văn hóa gặp
gỡ.
Ḥa thượng Hsin Bau, trụ
tŕ của tu viện Phật
Quang Sơn - người đứng
đầu phái đoàn Đài Loan -
bày tỏ hy vọng rằng việc
tiếp tục giao lưu tôn
giáo giữa Đài Loan và
Vatican sẽ thúc đẩy sự
khoan dung và ḥa hợp
giữa các truyền thống
tâm linh trên thế giới.
Trong bài phát biểu
trước các đại biểu, Giáo
hoàng đă bày tỏ lời chia
buồn về sự viên tịch vào
ngày 5-2-2023 của Ḥa
thượng Tinh Vân, vị tôn
sư sáng lập Phật Quang
và Hiệp hội Phật Quang
Quốc tế, và là một nhân
vật hàng đầu trong phong
trào Phật giáo Nhân văn.
Phật giáo Nhân văn là
một phong trào Phật giáo
dấn thân, nhấn mạnh đến
việc hợp nhất các thực
hành Phật giáo và lời
dạy của Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni vào cuộc sống
hàng ngày, với trọng tâm
là mang lại lợi ích cho
cuộc sống.
(Buddhistdoor Global –
March 22, 2023)
Giáo hoàng Francis tại
Vatican tiếp phái đoàn
gồm hơn 100 tu sĩ từ
Hiệp hội Phật giáo Nhân
văn Thống nhất của Đài
Loan
Photos:
vaticannews.va
&
taiwannews.com.tw
ẤN ĐỘ: Thủ hiến bang
Uttar Pradesh chúc mừng
Tông phái Phật giáo Hàn
Quốc Jogye về việc hoàn
thành chuyến đi bộ hành
hương kéo dài 43 ngày
Ngày 22-3-2023, Thủ hiến
bang Uttar Pradesh, ông
Yogi Adityanath, đă tham
gia buổi lễ chúc mừng
Tông phái Phật giáo Hàn
Quốc Jogye về việc hoàn
thành chuyến đi bộ kéo
dài 43 ngày của họ tại
các trung tâm hành hương
Phật giáo ở Ấn Độ. Sự
kiện này cũng đánh dấu
nửa thế kỷ quan hệ ngoại
giao giữa Ấn Độ và Hàn
Quốc.
Chúc mừng Tông phái
Jogye đă hoàn thành
chuyến hành hương, Thủ
hiến Yogi Adityanath
phát biểu rằng cuộc đi
bộ kéo dài 43 ngày nói
trên được tổ chức để
tăng cường quan hệ giữa
2 nước. Và trích dẫn
lịch sử, vị Thủ hiến nói
rằng Tông phái Jogye của
Hàn Quốc có nguồn gốc từ
Ấn Độ.
Trong chuyến hành hương
kéo dài 43 ngày, một
nhóm gồm 108 nhà sư đến
từ Hàn Quốc đă đi bộ dọc
theo toàn bộ mạng mạch
Phật giáo - bao gồm Lâm
T́ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng,
Nalanda, Tỳ Xá Ly, Câu
Thi Na, Ca T́ La Vệ và
những nơi khác - trải
qua hơn 1,100 km từ ngày
11-2 đến 20-3-2023. Cuộc
hành hương mục đích là
nhằm củng cố t́nh hữu
nghị và tăng cường hợp
tác giữa Ấn Độ và Hàn
Quốc, chính quyền bang
Uttar Pradesh cho biết
trong một thông cáo báo
chí.
(The Indian Express –
March 23, 2023)
Thủ hiến bang Uttar
Pradesh (bên trái) chúc
mừng Tông phái Phật giáo
Hàn Quốc Jogye về việc
hoàn thành chuyến đi bộ
kéo dài 43 ngày của họ
tại các trung tâm hành
hương Phật giáo ở Ấn Độ
Photo: The Indian
Express
ÂN ĐỘ: Khám phá biểu
tượng Phật giáo ‘Bảo
tháp Vàng mă’ khi khai
quật tại ṭa án Malda ở
Tây Bengal
Một biểu tượng Phật giáo
gọi là ‘Bảo tháp Vàng mă’
đă được phục hồi trong
một cuộc khai quật tại
ṭa án Malda ở Tây
Bengal. Các nhà sử học
hiện đang thảo luận về
nguồn gốc của nó v́
không có dấu vết nào của
Phật tử được t́m thấy
trước đó ở khu vực Chợ
người Anh. Cuộc khai
quật đang diễn ra trong
khuôn viên ṭa án để xây
dựng một ṭa nhà mới.
Người ta kết luận rằng
phiến đá có niên đại từ
thời Pala-Sena và được
gọi là “Bảo tháp vàng mă”,
một biểu tượng Phật giáo.
Lư thuyết này hợp lư v́
một tu viện Phật giáo đă
được phát hiện ở làng
Jagjivan Pur tại Malda .
Theo một số sách, bảo
tháp vàng mă thường được
xây trên hài cốt của một
nhà sư Phật giáo, với
danh hiệu của Đức Phật
hoặc một h́nh ảnh nhỏ
được khắc 1,000 lần trở
lên. Đôi khi, bảo tháp
vàng mă được bố trí
thành 4 phần có rănh
riêng biệt và phần h́nh
tứ giác phía trên bao
gồm một chiếc đèn ghee (bơ)
hoặc một cây hương thắp.
Sách viết rằng người ta
thường cầu nguyện xung
quanh bảo tháp loại này
theo phong tục.
(news18.com - March 22,
2023)
Bảo tháp Vàng mă’ được
t́m thấy trong một cuộc
khai quật tại ṭa án
Malda ở Tây Bengal
Photo: news18.com
CAM BỐT: Đại học Phật
giáo Preah Sihanouk Raja
có kế hoạch cho chương
tŕnh tiến sĩ ngôn ngữ
Pali để thúc đẩy giáo
dục sinh viên Phật giáo
Đại học Phật giáo (SBU)
Preah Sihanouk Raja, cơ
sở giáo dục đại học lâu
đời nhất ở Cam Bốt, có
kế hoạch cung cấp chương
tŕnh tiến sĩ ngôn ngữ
Pali trong tương lai gần
để thúc đẩy giáo dục
sinh viên Phật giáo.
Thượng tọa Yorn Seng
Yeat, phó hiệu trưởng
của SBU, nói rằng nhờ số
lượng sinh viên tốt
nghiệp trở về với bằng
tiến sĩ từ các trường
đại học ở Tích Lan và
Miến Điện, SBU có thể
cung cấp bằng tiến sĩ
cho sinh viên tốt nghiệp
chương tŕnh thạc sĩ.
SBU gần đây đă tăng
cường hợp tác với các tổ
chức giáo dục ở nước
ngoài.
Vào ngày 15-3, trường đă
kư một biên bản ghi nhớ
(MoU) với Đại học
Somaiya Vidyavihar ở
Mumbai, Ấn Độ. Hai bên
kư kết sẽ tập trung vào
trao đổi sinh viên, các
chuyến thăm phân khoa,
nghiên cứu giữa 2 trường
- và quảng bá các khóa
học và lộ tŕnh - cũng
như chia sẻ thông tin và
dịch vụ.
Thượng tọa Seng Yeat cho
biết ông đang xem xét
thực hiện các thỏa thuận
tương tự với một số
trường đại học ở Thái
Lan, Tích Lan và Miến
Điện cho Phật giáo
Nguyên thủy. Đối với
Phật giáo Đại thừa, hiện
ông đang đàm phán với
các trường đại học ở Hàn
Quốc, Trung Quốc và Đài
Loan.
(phnompenhpost.com –
March 24, 2023)
Thượng tọa Yorn Seng
Yeat, phó hiệu trưởng
của SBU (ngồi giữa), và
các đồng sự
Photo: SBU
ẤN ĐỘ: Thực phẩm chùa
chiền Hàn Quốc được giới
thiệu tại Trung tâm Văn
hóa Hàn Quốc ở Ấn Độ
Nhân kỷ niệm 50 năm quan
hệ ngoại giao giữa Hàn
Quốc và Ấn Độ, Pḥng
trưng bày Nghệ thuật
Hiện đại Quốc gia, Bộ
Văn hóa cùng với Đại sứ
quán Hàn Quốc và Trung
tâm Văn hóa Hàn Quốc tại
Ấn Độ, cùng với Tông
phái Jogye của Phật giáo
Hàn Quốc, tổ chức một sự
kiện giao lưu văn hóa
tại New Delhi từ 21 đến
25-3-2023.
Để đánh dấu sự kiện này,
lần đầu tiên ẩm thực
chùa chiền Hàn Quốc được
giới thiệu với công
chúng Ấn Độ, giới truyền
thông và các đầu bếp nổi
tiếng địa phương thông
qua một sự kiện chính
thức tại Trung tâm Văn
hóa Hàn Quốc, Ấn Độ vào
ngày 25-3 bởi Thượng tọa
Jeong Kwan. Các món ăn
sẽ là khoai tây chiên
làm từ ngó sen, khoai
tây và rong biển, ăn kèm
với trà hoa sen. Tôn
trọng sự sống theo lời
dạy của Đức Phật, ẩm
thực chùa chiền Hàn Quốc
đă bảo tồn thức ăn chay
theo truyền thống và nó
đă h́nh thành một trong
những gốc rễ của ẩm thực
truyền thống Hàn Quốc.
Một cuộc triển lăm đặc
biệt mang tên “Cuộc gặp
gỡ với văn hóa Phật giáo
truyền thống Hàn Quốc
tại Ấn Độ, đất nước của
Đức Phật” cũng được tổ
chức. Triển lăm sẽ được
tổ chức trong khoảng một
tháng cho đến ngày 30-4;
và nhiều chương tŕnh
trải nghiệm khác nhau
như vẽ tranh các vật
phẩm văn hóa Hàn Quốc,
trải nghiệm in kinh Phật
Hàn Quốc và làm đèn lồng
hoa sen cũng được tổ
chức tại pḥng triển lăm
cho đến ngày 25-3.
(pib.gov.in - March
24,
2023)