TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 09.2022

Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu  thông báo về “Cuộc Đi bộ để Nuôi người Đói” sắp tới

 

Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR), tổ chức Phật giáo dấn thân có trụ sở tại Hoa Kỳ - được thành lập bởi nhà sư và học giả nổi tiếng người Mỹ, Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi - đă công bố “cuộc Đi bộ để Nuôi người Đói” năm 2022, cùng với một sự kiện đặc biệt vào ngày 29-10 được gọi là “Tạo ra một Thế giới Nhân ái hơn.”

Trong một thông báo vào cuối tháng 8, BGR lưu ư rằng sự kiện kéo dài 2 giờ này sẽ có chư tôn sư nổi tiếng thế giới từ nhiều truyền thống khác nhau phát biểu về sứ mạng của BGR là nuôi những người đói và xóa bỏ suy dinh dưỡng măn tính.

Các cuộc đi bộ của BGR để cung cấp thức ăn cho người đói đă bị đ́nh chỉ trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19. Nhưng với vắc-xin được phổ biến rộng răi và các biến thể gần đây gây ra mối đe dọa ít nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe của hầu hết mọi người, những cuộc đi bộ này là một phần của sự quay trở lại ổn định của các hoạt động trực tiếp giữa các nhóm Phật giáo trên khắp Bắc Mỹ và trên thế giới.

(HOME: Buddhistdoor Global - Sept 2, 2022)

 

Ḥa thượng- học giả Bhikkhu Bodhi

Photo: buddho.org

 

 

HÀN QUỐC: Hai ngôi đ́nh tại Phật sơn tự Buseok-sa được công nhận là Bảo vật Quốc gia

 

Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đă thông báo rằng 2 ngôi đ́nh cổ kính tại ngôi chùa núi Buseok-sa (thuộc tông phái Phật giáo Hàn Quốc Jogye, có từ thế kỷ thứ 7) sẽ chính thức được chỉ định là Bảo vật Quốc gia.

Trong thông báo của ḿnh vào ngày 27-8, Cục Quản lư Di sản Văn hóa đă xác định Đ́nh Anyang-ru và Đ́nh Beomjon-gak tại chùa Buseok-sa ​​ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc.

Ngôi đ́nh Anang-ru được xây dựng trên tầng trên của  tháp cổng Gangun-gak vào năm 1576, sau khi cấu trúc một tầng ban đầu của Gangun-gak bị thiêu rụi v́ hỏa hoạn năm 1555.

C̣n ngôi đ́nh Beomjon-gak, nổi tiếng với cấu trúc mái đặc biệt, có từ thế kỷ 18. Theo các ghi chép lịch sử, Beomjon-gak từng là nơi có một chiếc chuông sắt, đă biến mất vào thế kỷ 19. Cục Quản lư Di sản Văn hóa cho biết thêm, đ́nh Beomjon-gak được xem là một công tŕnh kiến ​​trúc có giá trị di sản lớn v́ thiết kế và xây dựng phức tạp và thẩm mỹ khác thường của mái nhà.

Chùa Buseok-sa được thành lập bởi học giả-nhà sư lỗi lạc Uisang (625–702 sau Công nguyên) vào năm 676, trong thời kỳ Silla thống nhất, sau khi ông tu học trở về từ Trung Hoa – vào thời nhà Đường.

(tipitaka.net – September 8, 2022)

 

Chùa Buseok-sa ​​trên núi Bonghwang

Photo: san-shin.net

Đ́nh Anyang-ru

Photo: donga.com

Đ́nh Beomjon-gak

Photo: k-odyssey.com

 

 

ẤN ĐỘ: Dự án Ni giới Tây Tạng thông báo về thành công của việc gây quỹ nâng cấp nguồn cung cấp nước cho Ni viện Dolma Ling

 

Dự án Ni giới Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện được đăng kư tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và tại Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - thông báo rằng lời kêu gọi gây quỹ để nâng cấp nguồn cung cấp nước cho các nữ tu Phật giáo của ni viện và Học viện Dolma Ling đă đạt được mục tiêu gây quỹ tài trợ của ḿnh.

Được khánh thành bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2005, Ni viện Dolma Ling và Học viện Biện chứng Phật giáo nằm ở Thung lũng Kangra gần Dharamsala ở miền bắc Ấn Độ. Ni viện này là học viện đầu tiên dành riêng cho giáo dục Phật giáo bậc cao cho các nữ tu Phật giáo Tây Tạng từ tất cả các truyền thống, và được tài trợ hoàn toàn bởi TNP.

Khoảng 400 ni cô hoàn toàn tham gia vào việc học tập, thực hành và công việc của ni viện tại Dolma Ling, cũng như tổ chức các dự án tự cung tự cấp, chẳng hạn như làm đậu phụ và sản xuất thủ công mỹ nghệ. Năm 2013, 10 ni cô Dolma Ling đă làm nên lịch sử khi họ tham gia kỳ thi Geshema năm thứ nhất.

TNP cũng đă công bố một lời kêu gọi gây quỹ mới để cung cấp một chiếc xe hơi thay thế cho 101 nữ tu đang cư trú và tu tập tại Ni viện và Học viện Shugsep gần Dharamsala.  

(NewsNow – September 7, 2022) 

 

Chư ni tại Ni viện và Học viện Dolma Ling 

Photo: tnp.org 

 

 

ẤN ĐỘ: Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jon Ossoff hội kiến Đức Đạt lai Lạt ma tại Dharamshala

 

Dharmshala, Himachal Pradesh - Vào ngày 3-9 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jon Ossoff đă gặp nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma tại Dharamshala, bang Himachal Pradesh.

Thượng nghị sĩ Ossoff, người đang có chuyến thăm Ấn Độ 8 ngày để tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa và an ninh, đă gặp gỡ Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 tại dinh thự tạm thời của ngài ở Dharamshala, Chính quyền Trung ương Tây Tạng cho biết qua một bài đăng trên Twitter.

Chuyến thăm này diễn ra khi chính quyền Biden tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho việc bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Đức Đạt lai Lạt ma và cộng đồng Tây Tạng nhằm bảo tồn các truyền thống ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa riêng biệt của Tây Tạng, bao gồm khả năng tự do lựa chọn các nhà lănh đạo tôn giáo của họ.

(ANI – September 3, 2022)

 

US Senator Jon Ossoff meets Dalai Lama in Dharamshala

Đức Đạt lai Lạt ma tiếp kiến Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jon Ossoff 

Photo: ANI

 

NEPAL - HOA KỲ: Tượng thần Nrityadevi của Phật giáo thế kỷ 15 được định vị tại Florida

 

Một tượng thần Nrityadevi bằng gỗ có từ thế kỷ 15 - vốn  bị đánh cắp từ một ngôi đền Phật giáo ở Patan (Nepal) vào những năm 1970 - đă được đặt trong một bộ sưu tập tư nhân ở Florida, Hoa Kỳ.

“Những tác phẩm nghệ thuật bị thất lạc của Nepal” là một nhóm làm việc nhằm xác định và định vị các đồ tạo tác bị thất lạc từ Nepal nằm rải rác trên khắp thế giới. Nhóm cho biết rằng bức tượng nói trên được bày bán lần cuối tại trung tâm Bonhams ở New York vào năm 2019.

Tượng thần này tượng đă được đưa ra khỏi địa điểm trước khi nó được bán đấu giá.

Sau khi bị đánh cắp, bức tượng được t́m thấy lần đầu tiên vào năm 1982 tại New York.

Trong bài báo của ḿnh có tiêu đề “Ghi chú về bảo tồn một số bức tranh của Nepal”, nhà khảo cổ học Mary Shepherd Slusser đă đề cập đến lịch sử và khảo cổ học của tượng này.

Trước đó, thông tin liên quan đến ba bức tượng khác - Nrityadevi, Chintamani Lokeshwor và Tara - bị đánh cắp từ I-Baha Bahi, Patan, đă được công khai nói rằng những đồ tạo tác bị đánh cắp ấy đang ở các bảo tàng ở Los Angeles, New York và Chicago.

(NewsNow – September 1, 2022)

 

15th-century idol of Nrityadevi located in Florida

Tượng thần Nrityadevi bằng gỗ có từ thế kỷ 15 - vốn  bị đánh cắp từ một ngôi đền Phật giáo ở Patan (Nepal) vào những năm 1970

Photo : Lost Arts of Nepal

 

 

CAM BỐT: Học viện Phật giáo Cam Bốt công bố người chiến thắng cuộc thi văn học Phật giáo lần thứ 5

 

Học viện Phật giáo, một bộ phận của chính phủ Cam Bốt, đă công bố những người chiến thắng Giải thưởng Cuộc thi Văn học Phật giáo lần thứ 5.

Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Đạo đức của cách sống”, với giải thưởng được trao ở 2 hạng mục: truyện ngắn và thơ.

Sự kiện nói trên sẽ bao gồm một buổi lễ trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 dẫn đến các biện pháp pḥng ngừa trên toàn quốc bắt đầu vào năm 2020. Ngày tổ chức lễ trao giải vẫn chưa được ấn định, nhưng học viện đă tuyên bố rằng họ có kế hoạch tổ chức sự kiện này vào cuối năm.

Mục đích của cuộc thi là quảng bá văn học Khmer. Ứng viên cho giải thưởng phải gửi tác phẩm gốc chưa được tham gia bất kỳ cuộc thi nào trước đó. Các quy tắc chỉ định loại phông chữ và kích thước cho các câu chuyện và bài thơ, cũng như độ dài tổng thể. Người tham gia cuộc thi được nhắc nhở tuân theo chính tả của từ điển tiếng Khmer do Học viện Phật giáo phát hành.

(Buddhistdoor Global - September 13, 2022)

 

Những người chiến thắng Giải thưởng Cuộc thi Văn học Phật giáo lần thứ 5 (2022)

Photo: phnompenhpost.com

 

ẤN ĐỘ: Lễ đặt phần đá móng cho bảo tàng Sư Huyền Trang ở Nalanda

 

Ngày 9-9-2022, Giáo sư Baidyanath Labh, Phó hiệu trưởng Đại học Nava Nalanda Mahavihar, đă đặt những viên đá móng cho bảo tàng Huyền Trang để đánh dấu những đóng góp của nhà sư Trung Hoa này trong việc nghiên cứu Phật học cũng như chuyến thăm và lưu trú của ông tại Đại học Nalanda cổ kính ở Bihar.

 

Những viên đá móng cho bảo tàng được nhiều người chờ đợi đă được đặt gần Nhà Tưởng niệm Huyền Trang, nằm trong khuôn viên của Nava Nalanda Mahavihar, một trường Đại học trực thuộc Bộ Văn hóa.

Bảo tàng cùng với đài tưởng niệm ban đầu được lên kế hoạch vào thập niên 1950.

Nhà sư và là nhà du hành người Trung Hoa Huyền Trang đă đến đây để học tập và sau đó gia nhập trường Đại học Nalanda với tư cách là một vị thầy vào Thế kỷ 7 sau Công nguyên.

Bảo tàng sắp xây dựng tại Nalanda này sẽ trưng bày di vật của Huyền Trang, đó là một chiếc xương sọ, được bảo quản trong một ḥm bằng pha lê. Hiện nay, chiếc ḥm nói trên đang ở Bảo tàng Patna.

(Hindustans Times – September 11, 2022)

 

The Hiuen Tsang museum at Nalanda along with a memorial was originally planned in the 1950s. (HT File Photo)

Nhà sư và là nhà du hành người Trung Hoa Huyền Trang

Photo: HT File Photo

 

ẤN ĐỘ - ANH QUỐC: Đức Đạt lai Lạt ma chia buồn về cái chết của Nữ hoàng Elizabeth II

 

Đức Đạt lai Lạt ma đă chia buồn về cái chết của Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong một bức thư gửi cho con trai cả của bà, Vua Charles III.

Trong thông điệp của ḿnh, Đức Đạt lai Lạt ma  bày tỏ “nỗi buồn và lời chia buồn chân thành” tới tân quốc vương, hoàng gia và người dân Vương quốc Anh.

“Tôi nhớ đă nh́n thấy những bức ảnh về lễ đăng quang của bà ấy trên các tạp chí khi tôi c̣n trẻ ở Tây Tạng,” Đức Đạt lai Lạt ma  viết. “Triều đại của bà - với tư cách là quốc vương tại vị lâu nhất của Anh - đă đại diện cho lễ lạc, nguồn cảm hứng và cảm giác an ổn đối với rất nhiều người hiện đang sống. 

“Mẫu thân của ngài đă sống một cuộc đời đầy ư nghĩa với vẻ trang nghiêm, sự duyên dáng, tinh thần phụng sự mạnh mẽ và trái tim ấm áp, những phẩm chất mà tất cả chúng ta nên trân trọng.”

Đức Đạt lai Lạt ma kết thư của ngài bằng những lời cầu nguyện và những lời chúc tốt đẹp.

Nữ hoàng Elizabeth II, từ trần ở tuổi 96 vào chiều ngày 8-9-2022 tại dinh thự Balmoral ở Scotland của bà, là vị quốc vương lâu đời nhất trong lịch sử nước Anh và có thời gian phục vụ lâu nhất. Bà cũng là quốc vương trị v́ lâu thứ nh́ trong lịch sử - sau Louis XIV của Pháp. Triều đại 70 năm của bà được đánh dấu bởi 15 thủ tướng Anh - người gần đây nhất là tân thủ tướng Liz Truss, là người bà đă gặp chỉ vài ngày trước khi bà qua đời.

(Buddhistdoor Global – September 9, 2022)

 

Đức Đạt lai Lạt ma và Nữ hoàng Elizabeth II

Photos: tibet.net 

 

 

CỘNG H̉A KYRGYZSTAN: Tàn tích của một ngôi chùa Phật giáo hàng ngh́n năm tuổi sẽ được mở cửa cho công chúng

 

Di tích của một ngôi chùa Phật giáo cổ được khai quật ở Kyrgyzstan sẽ mở cửa cho công chúng vào giữa tháng 9 như một phần của di sản thế giới Krasnaya Rechka (tức Thành phố Nevaket) được UNESCO công nhận.

Từ năm 1940 đến năm 2000, các nhà khảo cổ khai quật ở Thung lũng Chui đă phát hiện ra những thị trấn và công tŕnh kiến ​​trúc đồ sộ có niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 12 vốn phản nh truyền thống văn hóa và nghệ thuật của nhiều quốc gia và dân tộc - từ Byzantium ở phía tây đến Ấn Độ ở phía nam và Trung Hoa ở phía đông.

Ngôi chùa Phật giáo cổ nói trên - được xây dựng cách đây hơn một ngàn năm - là ngôi chùa thứ hai được phát hiện vào năm 2010 gần Krasnaya Rechka. là công tŕnh kiến ​​trúc duy nhất được bảo tồn tốt trong số các công tŕnh kiến ​​trúc Phật giáo thời trung cổ được khai quật ở Thung lũng Chui.

Nằm dọc theo Con đường Tơ lụa trên hành lang Trường An – Thiên Sơn, ngôi chùa cổ này được trùng tu như một phần của dự án hợp tác giữa EU và UNESCO.

(Arkeonews - Sept 14, 2022)

 

Di tích của ngôi đền Phật giáo cổ được khai quật thuộc di sản thế giới Krasnaya Rechka ở Kyrgyzstan

Photo: Arkeonews

 

 

NHẬT BẢN: AI (Trí tuệ Nhân tạo) mới nhất ‘Buddhabot’ cho phép người dùng ‘tṛ chuyện’ với tượng Phật về những lo lắng của họ

 

Kyoto, Nhật Bản - Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đă phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo cho điện thoại thông minh. Hệ thống này có thể tự động trả lời câu hỏi của người dùng về những lo lắng của họ từ góc độ Phật giáo, đồng thời hiển thị h́nh ảnh của Đức Phật trên màn h́nh.

Hệ thống AI được cung cấp bởi 2 loại kinh Phật bao gồm kinh “Sutta Nipata” cổ nhất thế giới và có khả năng đưa ra 1,000 loại câu trả lời tùy thuộc vào nội dung tham vấn của người dùng.

V́ hệ thống này là sự kết hợp của hệ thống đối thoại AI “Buddhabot” được nhóm công bố vào năm 2021 với công nghệ thực tế tăng cường (AR), nó cũng có thể hiển thị h́nh ảnh của nơi người dùng tọa lạc làm nền của Đức Phật thông qua chức năng máy ảnh của điện thoại thông minh.

Khi người dùng nhập câu hỏi của ḿnh bằng văn bản hoặc giọng nói, Đức Phật trên màn h́nh điện thoại thông minh sẽ trả lời họ, tạo cho họ cảm giác đang “tṛ chuyện” với Đức Phật trước mặt họ.

(mainichi.jp – September 9, 2022)

 

Ảnh này cho thấy một màn h́nh điện thoại thông minh, trong đó có h́nh ảnh Đức Phật trả lời câu hỏi của người dùng dựa trên kinh Phật  

Photo: maichini.jp

 

HÀN QUỐC: Triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul tập trung vào nghi lễ

 

Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội chợ triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul 2022 từ ngày 29-9  đến 02-10. Chủ đề của sự kiện là Nghi lễ; “Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời tôi.” Mục đích của hội chợ hàng năm này là xây dựng cầu nối giữa các tự viện Phật giáo với cuộc sống của người dân b́nh thường.

Sự kiện nói trên sẽ được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị và Triển lăm Thương mại Seoul (SETEC) cũng như thông qua trang web chính thức: bexpo.kr.

Như những năm trước, triển lăm sẽ bao gồm 3 pḥng triển lăm với các chủ đề khác nhau, và một cuộc triển lăm đặc biệt giới thiệu các nghi lễ Phật giáo ở Thái Lan.

Ngoài ra, một hội chợ nghệ thuật Phật giáo sẽ giới thiệu nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc và Phật giáo.

Cũng sẽ có một loạt các bài thuyết tŕnh, cả tại sự kiện trực tiếp và trực tuyến - bao gồm từ triết lư Phật giáo đến các buổi tŕnh bày nấu ăn trong chùa.

(Buddhistdoor Global – September 20, 2022)

 

 

Một pḥng trưng bày tại Triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul 2022

Hương, một trong những mặt hàng được bán tại Triển lăm Phật giáo Quốc tế Seoul

Photos : bexpo.kr

 

 

TÍCH LAN: Phật tử Cam Bốt quyên góp 24 triệu Rupees cho Tích Lan

 

Ngày 20 tháng 9, Colombo: Một nhóm các nhà sư Cam Bốt đến viếng Thủ tướng Dinesh Gunawardena tại Văn pḥng Thủ tướng để chúc phúc cho ông và chuyển đến ông lời chào từ Đức Tăng thống Tep Vong Mahathera của Cam Bốt, Văn pḥng Thủ tướng Tích Lan cho biết.

Đức Tăng thống đă khởi xướng việc quyên góp quỹ để hỗ trợ người dân ở Tích Lan, và số tiền 24 triệu Rupees đă được tặng cho chính phủ Tích Lan cho các hoạt động phúc lợi.

Người bảo trợ chính, Thượng tọa Tiến sĩ Omalpe Sobitha Thera, Giám đốc Trung tâm Thiền Quốc tế tại Cam Bốt, cùng Thượng tọa Kashyapa Thera, Thượng tọa Rahula Thera của Tịnh xá Phật giáo Phnom Penh và một số nhà sư Cam Bốt khác đă tham gia buổi hội kiến này và tụng kinh Sethpirith để chúc phúc cho Thủ tướng Dinesh Gunawardena.

( ColomboPage.com – September 20, 2022)

 

Các nhà sư Cam Bốt đến viếng Thủ tướng Tích Lan Dinesh Gunawardena tại Văn pḥng của ông

Photo: ColomboPage

 

ANH QUỐC: Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn tổ chức lễ tưởng niệm Nữ hoàng quá cố và ban phước cho vị tân quốc vương

 

Vào ngày 13-9-2022, Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn, ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất ở Vương quốc Anh do Anagarika Dhar-mapala khởi công xây dựng vào năm 1926, đă tổ chức một buổi lễ tưởng niệm để tưởng nhớ cố Nữ hoàng Elizabeth II và để ban phước cho Tân quốc vương Charles III.

Mohinder Midha, Thị trưởng thành phố bán tự trị Ealing của Luân Đôn, và phu quân Harban Midha đă tham dự chương tŕnh với tư cách là những vị khách được mời đặc biệt.

Ḥa thượng Bogoda Seelawimala Na-yaka Thera, Trụ tŕ Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn kiêm Trưởng ban Tăng sự Nayaka của Vương quốc Anh, cùng toàn thể tăng sĩ  thường trú đă tiến hành chương tŕnh tôn giáo này.

Trưởng ban Tăng sự Nayaka chúc Tân Quốc vương Charles III dồi dào sức khỏe và trường thọ để phục vụ quốc gia và Khối thịnh vượng chung, đồng thời nhắc lại chuyến viếng thăm Tịnh xá của ông sau trận sóng thần tấn công Sri Lanka năm 2004 “để thể hiện sự ủng hộ và đoàn kết với tất cả những người ở Tích Lan và những nơi khác đă phải chịu hậu quả khủng khiếp của thảm họa khó có thể hiểu được đó. "

Buổi lễ kết thúc với phần tụng kinh Meththa Suththa.

(The Sunday Times – September 18, 2022) 

 

Lễ tưởng niệm cố Nữ hoàng Elizabeth II và ban phước cho Tân quốc vương Charles III tại Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn

Photo: Tissa Madawela

 

 

BANGLADESH: Phật giáo Dấn thân: Các t́nh nguyện viên của Ḥa thượng Hàn quốc Pomnyun Sunim và JTS mang 100,000 bếp gas đến những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh

Vào ngày 9-9-2022, Thiền sư - Ḥa thượng Hàn Quốc Pomnyun Sunim, người sáng lập và là chủ tịch tổ chức cứu trợ quốc tế Join Together Society (JTS), đă dẫn đầu một phái đoàn t́nh nguyện viên để cung cấp 100,000 bếp gas cho một ngôi làng tị nạn ở Bangladesh. Đây là nơi cư trú của hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya đă chạy trốn khỏi cuộc đàn áp và bạo lực ở nước láng giềng Miến Điện.

Khoản quyên góp mới nhất này theo sau thành công của dự án cứu trợ tháng 1-2019, khi Ḥa thượng Pomnyun Sunim dẫn đầu các đại diện cứu trợ để chuyển một lô hàng 100,000 bếp gas đến một trại tị nạn ở Cox's Bazar, một quận thuộc Phân khu Chittagong của Bangladesh.

Việc quyên góp tổng hợp 200,000 bếp gas do JTS tạo điều kiện thuận lợi tại Cox’s Bazar vào năm 2019 và 2022 có nghĩa là gần một triệu sinh mạng đă được hưởng lợi trực tiếp.

Dự án này đă giúp giảm suy dinh dưỡng, cho phép phục hồi môi trường địa phương và giảm khối lượng công việc và sự nguy hiểm đối với cuộc sống của phụ nữ và trẻ em, những người vốn từng thường phải kiếm củi, và hiện nay ít bị nguy cơ bạo lực và tấn công t́nh dục hơn trước nhiều. Bếp cũng cho phép các gia đ́nh Rohingya nấu các bữa ăn một cách an toàn trong nhà ḿnh, cải thiện đáng kể điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của họ.

(Buddhistdoor Global – September 19, 2022)

 

Ḥa thượng Pomnyun Sunim và các vị chức sắc tại Bangladesh trong lễ trao tặng những bếp gas mới cho một trại tị nạn ở Cox's Bazar  

Địa điểm phân phát bếp gas cho người tị nạn ở Cox's Bazar

Photos: JTS Korea

 

 

ẤN ĐỘ: Tu viện và bảo tháp Mông Cổ sẽ được thiết lập tại công viên chủ đề Phật giáo Buddhavanam ở Hyderabad

 

Hyderabad, Telangana: Ngày 15-9-2022,  Đại sứ Mông Cổ tại Ấn Độ, Ganbold Dambajav và V Srinivas Goud, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Văn hóa bang Telangana đă tổ chức một cuộc họp để thảo luận về việc thành lập một tu viện và bảo tháp Phật giáo Mông Cổ tại công viên Buddhavanam gần Nagarjunasagar.

Bộ trưởng V Srinivas Goud đă viết trên Tweeter rằng: “Ngài Ganbold Dambajav, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Mông Cổ tại Ấn Độ hôm nay đă đến thăm khu công thự và yêu cầu định rơ vị trí tại Buddhavanam để xây dựng một Tu viện và Bảo tháp Phật giáo Mông Cổ.”

Trong chuyến thăm đến Buddhavanam cùng với một số quan chức khác vào ngày 14-9, Đại sứ Ganbold Dambajav nói ông tin rằng nên có sự hiện diện nào đó của Mông Cổ tại địa điểm tâm linh này, dưới h́nh thức các cơ sở giáo dục hoặc một bảo tháp. Buddhavanam, một công viên chủ đề di sản Phật giáo trải rộng 274 mẫu Anh ở Nagarjunasagar và được phát triển bởi chính quyền bang Telangana với kinh phí 1 tỷ Rupees, là trung tâm du lịch Phật giáo lớn nhất ở châu Á.

(newindianexpress.com - September 16, 2022)

 

NHẬT BẢN: Hồi hương pho tượng Phật để tang nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima

 

Một tượng Phật lớn - được t́m thấy sau khi bị mất tích trong nhiều thập kỷ - đă tạm thời trở về quê hương của ḿnh là Hiroshima, nơi trước đây tượng này đă “tiếc thương” các nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử xảy ra tại thành phố này trong Đệ nhị Thế chiến. Pho tượng cao 4 mét dát vàng lá đă được rước qua trung tâm thành phố.

Sau chiến tranh, pho tượng nói trên được tôn trí trong một ngôi đền gần Ṿm Bom Nguyên tử để chịu tang cho những nạn nhân, nhưng vào khoảng năm 1955 th́ tượng bị mất tích.

Năm 2011, tượng được t́m thấy tại chùa Gokurakuji ở tỉnh Nara, cách đó hơn 300 km. Người ta không biết tại sao pho tượng lại được chuyển đến Nara.

Các t́nh nguyện viên đă tạm thời đưa pho tượng trở lại Hiroshima. Khoảng 200 người đă tham gia cuộc diễn hành với tượng Phật này, đi qua một con phố mua sắm lớn trước khi đến Công viên Tưởng niệm Ḥa b́nh.

Bức tượng hiện đang được trưng bày tại chùa Daisho-in trên đảo Miyajima (trong vịnh Hiroshima) trước khi trở về Nara vào cuối tháng 10.

(The Yomiuri Shimbun – September 25, 2022)

 

Pho tượng Phật trở về quê hương Hiroshima sau khi bị mất tích trong nhiều thập kỷ

Photo: The Yomiuri Shimbun 

 

 

MIẾN ĐIỆN: 13 người bị giết trong cuộc tấn công quân sự vào trường Phật học ở thị trấn Depayin, thuộc vùng Sagaing

 

Máy bay trực thăng của chính quyền quân sự ở Myanmar được cho là đă giết chết ít nhất 13 người, trong đó có 11 trẻ em, và làm bị thương nhiều người khác trong một cuộc tấn công kéo dài một giờ vào một trường học nằm bên trong một tu viện Phật giáo vào ngày 16-9-2022.

Các báo cáo chỉ ra rằng hơn 200 trẻ em đang theo học tại trường Phật giáo này vào thời điểm đó. Một số nạn nhân đă thiệt mạng trong cuộc không kích, trong khi những người khác được cho là đă chết sau khi quân lính tiến vào làng.

Theo báo chí tường thuật, quân đội cho biết họ đă nổ súng vào một ngôi trường làng ở thị trấn Depayin, thuộc vùng trung tâm Sagaing, v́ các phiến quân chống-chính quyền quân sự đang sử dụng ṭa nhà này để tấn công lực lượng của họ.

Quân đội của chế độ được cho là đă tấn công các ngôi làng trong khu vực này kể từ năm ngoái v́ Vùng Sagaing là một trong những thành tŕ chống-chế độ chính của Miến Điện.

(Buddhistdoor Global - September 23, 2022)

 

Các mảnh vỡ và vết máu tại ngôi trường tu viện Phật giáo ở thị trấn Depayin, vùng Sagaing

Photo: mizzima.com

 

 

HOA KỲ: Pháp giảng trực tuyến về Tâm Kinh với Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche và diễn viên – vơ sĩ Jet Li  

 

Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, vị Lạt ma, nhà làm phim và là tác giả đáng kính người Bhutan, có buổi pháp giảng trực tuyến về Tâm Kinh vào ngày 24-9-2022. Sự kiện này, được truyền trực tiếp từ Singapore, và tiếp tục vào ngày 25- 9, khi Rinpoche  tổ chức một cuộc pháp thoại với ngôi sao điện ảnh và vơ sĩ nổi tiếng Jet Li (Lư Liên Kiệt) về sự liên quan tiếp tục của văn bản thiêng liêng này.

 “Vào tháng 6, Chủ tịch sáng lập của chúng tôi Dzongsar Khyentse Rinpoche đă đưa ra một lời giới thiệu tuyệt vời về kinh,” sáng kiến phi lợi nhuận 84000 cho biết trong một thông báo. “Và chúng tôi bây giờ rất vui mừng được chia sẻ rằng Rinpoche sẽ  tham gia tṛ chuyện với diễn viên huyền thoại Jet Li khi họ thảo luận về di sản của Tâm Kinh và cách nó gây được tiếng vang ngày nay.”

Buổi giảng dạy Phật pháp và thiền định nói trên được dẫn dắt bởi lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche vào ngày 24-9 trong 3 buổi.

Vào ngày 25-9, Rinpoche sẽ cùng Lư Liên Kiệt thảo luận về Tâm Kinh từ lúc 9:30 am đến 11:30 am.

Cả hai sự kiện trên được thực hiện bằng tiếng Anh, với bản dịch liên tiếp sang tiếng Quan Thoại.

(NewsNow - September 22, 2022)

 

Poster Pháp giảng trực tuyến về Tâm Kinh với Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche và diễn viên - vơ sĩ Jet Li 

Photos: Siddharta’s Intent Singapore &  84000

 

 

TÍCH LAN: Buổi nói chuyện về 'Phật giáo ở Đức' để kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Dharmaduta Đức

 

Hội Dharmaduta Đức đánh dấu Kỷ niệm 70 năm thành lập (1952-2022) bắt đầu bằng buổi nói chuyện về ‘Phật giáo ở Đức’ của Ḥa thượng Pandit Thalpawila Kusalagnana Thero vào ngày 21-9-2022, từ 4 đến 5 giờ chiều tại chùa Siri Vajirarama ở Bambalapitiya, vùng lân cận thủ đô Colombo. Buổi nói chuyện nói trên được tiếp sóng trên nền tảng Zoom và YouTube.

Hội Dharmaduta Đức (ban đầu có tên gọi là Hội Lanka Dhammaduta) được thành lập vào ngày 21-9-1952, bởi Asoka Weeraratna - cũng là người thành lập Tịnh xá Phật giáo Berlin.

Hội này là tổ chức đầu tiên gửi từ Tích Lan một Phái đoàn Phật giáo Nguyên thủy đến Đức vào tháng 6- 1957.

Ngày nay, có những hoạt động Phật giáo ấn tượng ở Đức. Nhiều Phật tử Đức coi Phật giáo ở Tích Lan là ngôi nhà tâm linh của họ. Tịnh xá Berlin tiếp tục là một trung tâm quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo Nguyên thủy ở châu Âu.

(Tipitaka Network – September 28, 2022)

German Dharmaduta Society

Biểu trưng của Hội Dharmaduta Đức

Photo: Google

 

 

HOA KỲ: Đức Đạt lai Lạt ma được vinh danh với giải thưởng Spendlove lần thứ 15

 

Ngày 22-9-2022, nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma đă được Đại học California ở thành phố Merced trao tặng “Giải thưởng Alice và Clifford Spendlove về Công bằng Xă hội, Ngoại giao và Sự khoan dung”. Ngài là người nhận giải thứ 15.

Sherrie Spendlove, người đă thành lập giải thưởng tại trường đại học này nói, “Trong thế giới ngày càng chia rẽ về chính trị và đối đầu cao của chúng ta, những thông điệp về ḷng tốt, ḥa b́nh, ḷng trắc ẩn và sự tha thứ của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 thật là hữu ích - không chỉ trong việc thúc đẩy sự công bằng xă hội bền vững sử dụng các phương pháp bất bạo động, mà c̣n như một con đường dẫn đến mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn và một cuộc sống có ư nghĩa hơn”.  

Giải thưởng được thành lập vào năm 2005 dưới tên của cha mẹ người sáng lập - Alice và Clifford Spendlove - nhằm tôn vinh một h́nh mẫu và nhân vật truyền cảm hứng cho sinh viên, giảng viên và cộng đồng tại Đại học California Merced (UC Merced); nó cũng trao giải thưởng trị giá 15,000 đô la cho người nhận.

Giáo sư Nigel Hatton tại Khoa Văn học, Ngôn ngữ và Văn hóa nói rằng với việc chọn Đức Đạt lai Lạt ma là “người nhận Giải thưởng Spendlove mới nhất, UC Merced công nhận ngài là một nhà lănh đạo tinh thần toàn cầu cam kết thể hiện tầm quan trọng của hạnh phúc, ḷng trắc ẩn, trái tim ấm áp, kỷ luật tự giác, t́nh bạn và sự đoàn kết của con người giữa sự đa dạng của chúng ta.”

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong danh sách các nhân vật có ảnh hưởng nổi bật với tư cách là người nhận Giải thưởng Spendlove năm 2022

Photo: UC Merced

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/28/23