TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2020
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Đôi dép rơm khổng lồ tại cổng chùa Senso-ji ở Tokyo
Tại cổng Hozomon của Chùa Senso-ji ở Asakusa, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất tại Tokyo, người ta có thể thấy sự trang trí khác thường: một đôi dép rơm khổng lồ cao 4.5 m và nặng 500 kg.
Đôi dép này là một phiên bản lớn hơn của một loại dép quai làm từ dây rơm. Đây là loại phổ biến ở Nhật Bản cho đến thế kỷ 19. Đôi dép khổng lồ của chùa Senso-ji được dệt theo cách truyền thống, và được tạo tác bởi hội đồng thị trấn Tate’oka-aramachi, Murayama ở tỉnh Yamagata.
Người ta nói rằng đôi dép tượng trưng cho sức mạnh của Niō, những vị hộ pháp thần lực của chùa chiền Phật giáo. Sự hiện diện của chúng khiến ma quỷ phải tránh xa v́ tin rằng ngôi chùa là nhà của một người khổng lồ bất khả chiến bại.
Đôi dép được giới thiệu lần đầu tiên cho chùa Sensō-ji vào năm 1941, và kể từ đó, khoảng 10 năm một lần, đă được thay thế bằng một đôi mới. Đôi hiện tại được đưa vào vị trí vào năm 2018, và theo báo cáo đă cần đến khoảng 900 công nhân để làm chúng trong một tháng.
(atlasobscura.com – March 2, 2020)
Đôi dép rơm khổng lồ tại cổng chùa Senso-ji ở Tokyo
Photos: atlasobscura.com
LÀO: Các tượng Phật cổ từ Pháp được trả về Lào
Vientiane, Lào – Ba pho tượng Phật cổ bị lấy đi từ Lào cách đây nhiều thập kỷ đă được một ngôi chùa Lào tại Paris (Pháp) trả lại.
Phật tử đă tập trung tại chùa Ongteu ở Vientiane vào ngày 27-2 để cúng kính và chào đón sự trở lại của những pho tượng quư giá này.
Sư trụ tŕ của ngôi chùa Lào ở Paris cho biết đây là 3 pho tượng Phật ngồi do một người phụ nữ Lào tặng cho chùa nhiều năm trước, sau khi chồng bà qua đời. Bà được thông báo rằng những bức tượng này đă bị lấy đi từ Lào vào thời của Vương quốc Lane Xang.
Sư trụ tŕ đă quyết định phải trả lại cho Lào những tượng Phật nói trên.
Vào ngày 28-2, lễ cúng dường vật phẩm và các nghi lễ tôn giáo khác đă diễn ra để tôn vinh những tượng này.
(ANN – March 2, 2020)
Các tượng Phật cổ từ Pháp được trả về Lào và trưng bày tại chùa Ongteu ở Vientiane
Photo: ANN
ANH QUỐC: Đức Đạt lai Lạt ma đứng đầu danh sách các nhà lănh đạo tinh thần có ảnh hưởng nhất thế giới
Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đứng đầu danh sách 100 Người C̣n sống Có ảnh hưởng Tinh thần Lớn nhất của Watkins cho năm 2020. Nhà sách Watkins ở Luân Đôn (Anh Quốc) đă tổng hợp danh sách này từ năm 2011, như một cách để tôn vinh các vị thầy tâm linh hiện đang c̣n sống.
Cùng với Đức Đạt lai Lạt ma, các nhân vật hàng đầu khác được liệt kê bao gồm Giáo hoàng Francis xếp thứ 2, nhà hoạt động môi trường tuổi teen Greta Thunberg xếp thứ 3, người dẫn chương tŕnh tṛ chuyện kiêm doanh nhân Oprah Winfrey thứ 5, và nhà lănh đạo Phật giáo Việt Nam Thích Nhất Hạnh thứ 7.
Danh sách nói trên có sẵn trong số phát hành mùa xuân của tạp chí Watkins Mind Body Spirit. Ấn bản đặc biệt này có 16 trang dành riêng cho h́nh ảnh, tiểu sử và thông tin chi tiết về mỗi người trong danh sách.
(Buddhistdoor Global – March 3, 2020)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Phayul
MIẾN ĐIỆN: Chuông đồng lớn thứ ba trong nước sắp hoàn thành
Mandalay, Miến Điện - Các nghệ nhân vùng Mandalay sắp hoàn thành việc đúc chiếc chuông đồng lớn thứ ba của đất nước, U Aung Than Maw, người sở hữu và điều hành cửa hàng làm chuông, nói.
Chuông Thiri Thumana này được làm bằng khoảng 32 tấn đồng, sẽ được lắp đặt tại Trung tâm Thiền định Mogok Vipassana ở thành phố Sagaing.
Công việc đúc chuông bắt đầu từ chín tháng trước tại làng Ta Daing Shey ở thị trấn Pathasingyi, Mandalay, và nó sẽ được chuyển đến Sagaing vào ngày 11- 3, U Aung Than Maw nói.
“Chuông cao khoảng 4.8 mét và đường kính 2.8 mét ở miệng. Đây là chiếc chuông lớn thứ ba ở Miến Điện, và cũng là chuông lớn nhất đang được đúc hiện nay. Theo như tôi biết, nó là chuông lớn nhất trên thế giới được đúc trong 100 năm qua”, ông nói.
Chuông lớn nhất ở Myanmar là chuông Mingun bằng đồng, nặng 90 tấn. Lớn thứ hai là chuông Tharrawaddy nặng 42 tấn tại chùa Shwedagon.
(Tipitaka Network - March 7, 2020)
Chuông Thiri Thumana, lớn thứ ba tại Miến Điện, đang được đúc tại làng Ta Daing Shey ở thị trấn Pathasingyi, Mandalay
Photo: Phyo Wai Kyaw
NHẬT BẢN: Ngôi chùa ở Nara tổ chức nghi lễ cầu nguyện cho dịch coronavirus sớm chấm dứt
Yoshino, Nara - YOSHINO, Nara - Một nghi lễ Phật giáo để cầu nguyện cho sự kết thúc sớm của sự bùng phát coronavirus mới đă được tổ chức tại chùa Kinpusen-ji, được chỉ định là Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO, tại thị trấn lịch sử Yoshino (tỉnh Nara) vào ngày 6-3-2020.
Bát đầu từ 1 giờ chiều, chùa Kinpusen-ji đă phát trực tiếp trên phương tiện truyền thông xă hội về nghi thức "goma" của việc đốt các lễ vật để cầu xin sự giúp đỡ thiêng liêng, và cũng yêu cầu mọi người trong các chùa, đền thờ, hộ gia đ́nh và văn pḥng trên khắp Nhật Bản cùng nhau cầu nguyện. Chùa này cho biết đă có hơn 600 người trong nước bày tỏ sự ủng hộ.
Khoảng 50 người tham gia nghi lễ tại chỗ là thành viên của chùa Kinpusen-ji và chùa Ominesan-ji ở làng Tenkawa của tỉnh Nara, là những người tu khổ hạnh trên núi.
Yoshitomo Gojo, tu sĩ trưởng tại chùa Kinpusen-ji, nói: "Khi các sự kiện tôn giáo đă bị hủy bỏ trên khắp Nhật Bản, tôi muốn tập hợp nhiều lời cầu nguyện trong thời điểm khó khăn này và hy vọng mọi người sẽ có trái tim mạnh mẽ khi họ đối mặt với cuộc khủng hoảng này."
(The Mainichi – March 7, 2020)
Nghi thức "goma" cầu nguyện cho sự kết thúc sớm của sự bùng phát coronavirus, diễn ra tại chùa Kinpusen-ji ở thị trấn Yoshino (tỉnh Nara) vào ngày 6- 3- 2020
Photo: Kenichi Kayahara
NHẬT BẢN: Qua 9 năm, nhà sư ở Fukushima đă lái xe 400,000 km để thăm các tín đồ
Fukushima, Nhật Bản - Nhà sư Ryushin Hangai, 68 tuổi, là sư trưởng chùa Henshoji ở thị trấn Okuma của tỉnh Fukushima. Ông đă lái xe 400.000 km để đi thăm tín đồ, là những người đă ly tán trên khắp Nhật Bản trong chín năm kể từ khi thảm họa tháng 3 năm 2011 xảy ra ở tỉnh này.
Sau trận động đất và sóng thần mạnh, cùng với vụ tai nạn hạt nhân xảy ra sau đó, khoảng 40.000 người từ Fukushima vẫn đang sống như những người di tản trong và ngoài tỉnh. “Trước thảm họa, hầu hết tín đồ từng sống trong phạm vi 10 km của chùa, nhưng hiện tại họ đang sống rải rác trên khắp đất nước", sư Ryushin Hangai nói.
Tất cả cư dân của Okuma, tổng cộng khoảng 11.500 người, đă buộc phải rời khỏi thị trấn này sau thảm họa. Khoảng 600 hộ gia đ́nh tín đồ của chùa đă trú ẩn trong các tỉnh khác ,bao gồm Miyagi và Oita lân cận ở phía tây nam Nhật Bản.
Với vị trí của bản tự nằm trong khu vực cấm vào được chỉ định, sư Hangai đến thăm tín đồ từ một chùa chi nhánh mới thành lập ở thị trấn Hirono gần đó.
(jenjiji.com – March 11, 2020)
Sư trưởng Ryushin Hangai của chùa Henshoji và tín đồ
Photo: Jiji Press
TÍCH LAN: Đ́nh chỉ các chuyến hành hương đến Ấn Độ v́ sự bùng phát của vi rút corona
Ngày 9-3-2020, Tích Lan đă đ́nh chỉ các chuyến hành hương đến Ấn Độ do xét thấy sự bùng phát của vi rút corona, và cho rằng những chuyến đi này chủ yếu được thực hiện bởi những người cao tuổi, vốn dễ bị tổn thương nhất với Covid-19.
Tour tham quan tôn giáo này - thường được gọi là 'Dambadiva Vandana' - bao gồm các chuyến đi đến các đền thờ Phật giáo tại Bồ đề Đạo tràng, Varanasi và Sarnath ở Ấn Độ và Lâm T́ Ni ở Nepal.
Động thái của chính phủ Ticha Lan là một phần của một loạt các biện pháp pḥng ngừa sau sự bùng phát virus, bao gồm: Hăng hàng không Tích Lan tạm dừng vô hạn định các chuyến bay đến Trung Quốc và Ả Rập Saudi, và tất cả hành khách đến từ Hàn Quốc, Iran và Ư được gửi đến các trung tâm kiểm dịch ở tỉnh miền Đông của Tích Lan.
(republicworld.com – March 10, 2020)
Coronavirus (Covid-19)
Photo: republicworld.com
ẤN ĐỘ: Lễ cầu nguyện đặc biệt của chư tăng tại Bồ đề Đạo tràng để diệt trừ vi rút corona
Bihar, Ấn Độ - Trong khi dịch coronavirus bùng phát, hàng ngàn tu sĩ Phật giáo đă tập trung dưới gốc cây bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng vào ngày 9-3, và tụng niệm những lời cầu nguyện đặc biệt cho việc tiêu diệt coronavirus chết người.
Gọi rằng đây là ngày lành, Huizhong Yang, người tổ chức buổi cầu nguyện đặc biệt này, nói rằng hàng ngàn tăng ni và những người khác đă cùng tham gia lễ cầu nguyện đặc biệt cho sự an lạc của công chúng nói chung.
"Hôm nay là một ngày rất đặc biệt, ngày trăng tṛn trong lịch Phật giáo. Nhân dịp tốt lành này, Quỹ Mahakaruna và trung tâm thiền quốc tế Mahabudh đă tổ chức lễ cầu nguyện toàn cầu cho việc tiêu diệt coronavirus", nhà tổ chức Huizhong Yang nói.
"Khoa học và công nghệ y tế đang cố gắng hết sức để kiểm soát sự lây lan của coronavirus. Nhưng có một số sự việc nào đó ngoài tầm công nghệ y tế. Chúng ta cần những lời cầu nguyện. Trường hợp khoa học thất bại, th́ tâm linh lại thành công", ông nói thêm.
(republicworld.com – March 10, 2020)
Lễ cầu nguyện toàn cầu v́ coronavirus tại Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: ANI
THÁI LAN: Sự kiện Ngày Vesak của Liên Hiệp Quốc lần thứ 17 bị hủy v́ lo ngại coronavirus
Trước những bất ổn và rủi ro liên quan đến sự bùng phát COVID-19 ở tầm quốc tế đang lớn dần, Hội đồng Ngày Vesak Quốc tế (ICDV) đă quyết định hủy bỏ sự kiện Vesak của Liên hiệp quốc lần thứ 17 sắp diễn ra, dự kiến sẽ được tổ chức tại Thái Lan vào tháng 5-2020.
ICDV nêu trong một lá thư ngày 6- 3 và được chia sẻ rộng răi trên phương tiện truyền thông xă hội: “V́ sự bùng phát gần đây của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă tuyên bố căn bệnh này là một 'Cấp cứu Y tế Công cộng của Mối quan tâm Quốc tế', và Bộ Y tế Công cộng Thái Lan vào ngày 26 – 2- 2020 đă chỉ định nó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”.
“V́ những lư do này, Hội đồng Tối cao Thái Lan, vào ngày 28 -2 -2020, đă ban hành Nghị quyết số 37/2563 về các biện pháp pḥng ngừa chống lại sự lây lan của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19)”. “Xem xét t́nh h́nh này, Hội đồng Ngày Vesak Quốc tế đă quyết định hủy bỏ sự kiện Ngày Vesak lần thứ 17 của Liên Hiệp Quốc vào năm 2020 được tổ chức tại Thái Lan.”
Bức thư được kư bởi Ḥa thượng Giáo sư Tiến sĩ Pra Brahmapundit, thành viên của Hội đồng Tối cao Thái Lan và chủ tịch Hội đồng Ngày Vesak Quốc tế.
Buddhistdoor Global – March 10, 2020)
MIẾN ĐIỆN: Các chuyên gia sẽ đo lường lượng vàng trong tượng Phật ở Mandalay
Các chuyên gia sẽ sử dụng các cảm biến siêu âm để đo lượng vàng trong bức tượng Phật Mahamuni (Đại Hiền Thánh) được tôn kính tại một trong những ngôi chùa cổ ở Vùng Mandalay.
Các ủy viên của chùa và chuyên gia đang t́m cách sửa chữa những vết nứt xuất hiện trong bàn thờ tôn trí tượng Phật Mahamuni này.
Ông U Soe Lin, trưởng ủy ban quản lư của chùa này, nói ,“Chúng tôi sẽ đo âm lượng để xem tượng hiện tại khác với tượng gốc như thế nào. Tôi nghĩ rằng những người hành hương đă mạ quá nhiều vàng trong thân tượng.”
Ước tính ban đầu của lượng vàng đưa vào trong bức tượng khổng lồ này là khoảng 653.2 kg, ông U Soe Lin cho biết.
“Hai nhiệm vụ dài hạn bao gồm đánh giá lượng vàng được thêm vào trên tượng Phật này và sức chịu đựng của vàng”, ông nói.“Chúng tôi sẽ t́m cách để kiểm tra và củng cố bàn thờ, đó sẽ là một nhiệm vụ lâu dài”.
(Myanmar Times – March 9, 2020)
Chiêm bái tượng Phật Mahamuni tại Mandalay, Miến Điện
Photo: Phyo Wai Kyaw
HỒNG KÔNG: Chùa Fook Wai Ching She xin lỗi v́ gây ra cụm lây nhiễm vi rút corona
Chùa Fook Wai Ching She đă xin lỗi v́ vô t́nh để cho một cụm lây nhiễm coronavius xảy ra, khiến 19 người kể cả sư trưởng của chùa mắc phải COVID-19 trong thành phố.
Được thành lập tại khu dân cư North Point của Đảo Hồng Kông vào năm 1958, chùa Fook Wai Ching She thừa nhận rằng sự phát tán lây lan này là kết quả của sự thiếu đồng thuận giữa những tín đồ của chùa về việc có nên đóng cửa hội trường hay không đối với các cuộc tụ họp công cộng trong thời gian Tết Nguyên đán gần đây vào cuối tháng 1-2020.
Theo các quan chức y tế địa phương, dấu vết của virus đă được t́m thấy bên trong hội trường, trên một ṿi nước và một số sách, sau khi các cuộc họp mặt công cộng được tổ chức tại chùa trong thời gian Năm Mới của Trung Quốc, trong đó những người tham dự chia sẻ các bữa ăn chay. Chính quyền đă đóng cửa chùa Fook Wai Ching She vào tháng 2, trong khi một cuộc điều tra đang diễn ra.
(Big News Network – March 15, 2020)
Ṭa nhà nơi có chùa Fook Wai Ching She ở Hồng Kông
Photo: scmp.com
ẤN ĐỘ: Lo sợ vi rút corona: Tất cả các tu viện Phật giáo ở Thung lũng Spiti đóng cửa đối với người ngoài
Himachal Pradesh, Ấn Độ - Mọi người bên ngoài và du khách tại Spiti đă được yêu cầu phải rời đi trong ṿng 3 ngày.
Tất cả các địa điểm tôn giáo tại Thung lũng Spiti ở huyện bộ tộc Lahaul và Spiti đă quyết định đóng cửa đối với người bên ngoài do lo sợ vi rút corona.
Những địa điểm tôn giáo này bao gồm tất cả 5 tu viện Phật giáo Kye, Tabo, Dhankar, Kungri và Tnagud tọa lạc tại Thung lũng Spiti đẹp như tranh vẽ.
Chấp nhận sự xa cách xă hội từ những người bên ngoài, ngoại trừ các quan chức chính phủ, người ta đă quyết định rằng các tu viện này sẽ đóng cửa cho đến ngày 30-4 và nếu cần có thể kéo dài để tiếp tục theo dơi t́nh h́nh.
(thestatemans.com - March 17, 2020)
Một tu viện Phật giáo tại Thung lũng Spiti
Photo: The Statesman
HOA KỲ: Nhà sư Phật giáo chậm lăo hóa năo bộ được 8 năm nhờ thiền định
Một tu sĩ Phật giáo có thể đă chậm lăo hóa năo bộ được 8 năm thông qua thiền định.
Một nghiên cứu đă phát hiện ra rằng nhà sư Tây Tạng, Yongey Mingyur Rinpoche (YMR), có bộ năo giống như của một người 33 tuổi, mặc dù ông đă 41 tuổi.
YMR đă tu thiền kể từ năm 9 tuổi và có ư kiến cho rằng ''số giờ bất thường'' mà nhà sư này đă dành cho việc tu tập đă giúp ông luôn nhạy bén về mặt tinh thần.
Các nhà nghiên cứu đă viết trên tạp chí trực tuyến Neurocase rằng: “Những phát hiện này làm tăng thêm bằng chứng ''rằng thực hành thiền định có thể liên quan đến sự lăo hóa sinh học bị chậm lại.''
Nghiên cứu nói trên, được thực hiện tại Wisconsin, đă so sánh một mẫu đối chứng gồm 105 người trưởng thành từ tiểu bang này với sư YMR và thấy rằng nhà sư già đi chậm so với một người trưởng thành điển h́nh.
Richard Davidson, giáo sư tâm lư học tại Đại học Wisconsin-Madison, nói: “Phát hiện lớn là ở chỗ bộ năo của nhà sư Tây Tạng này, người đă dành hơn 60.000 giờ trong cuộc đời để thiền định chính thức, chậm lăo hóa hơn so với các bộ năo kiểm soát. ''
(femalefirst.co.uk - March 19, 2020)
BANGLADESH: Tu viện Phật giáo cổ đại được phát hiện sau 1200 năm
Trong một khám phá gần đây, các nhà khảo cổ học đă khai quật được một quần thể chùa Phật giáo cổ xưa tại khu Gaurighona thuộc vùng Keshabpur ở huyện Jessore, thành phố Khulna.
Các chuyên gia cho rằng công tŕnh kiến trúc này có từ giữa thế kỷ thứ 9 đến giữa thế kỷ 11.
Cấu trúc bao gồm hai ngôi chùa Phật giáo và các sân nhỏ liền kề với tổng cộng 18 pḥng bên trong khu phức hợp này, nơi có lẽ là khu trú pḥng của các nhà sư.
Đội khai quật của Cục Khảo cổ Khulna và Baralu đă bắt đầu đào tại khu vực này từ ngày 22-1-2020. Việc khai quật đang được thực hiện bởi các công nhân lành nghề và sẽ tiếp tục trong suốt tháng 3, rồi tạm ngưng trong mùa mưa và ngay sau đó sẽ đào tiếp.
(dhakatribune.com – March 20, 2020)
Tu viện Phật giáo cổ đại được khai quật tại Bangladesh
Photo: Dhakar Tribune
THÁI LAN: Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch cho sự kiện cầu nguyện trên toàn quốc trong khi số ca nhiễm COVID-19 tăng
Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch để các ngôi chùa Phật giáo trên toàn quốc thực hiện một lời cầu nguyện Phật giáo được cho là để trục xuất bệnh tật và bất hạnh ra khỏi đất nước trong buổi cầu nguyện buổi tối của họ để nâng cao tinh thần trong vụ dịch COVID-19.
Ngày 19-3-2020, chính phủ đang yêu cầu chùa chiền Phật giáo trên toàn quốc cùng với các ngôi chùa Thái Lan ở nước ngoài đọc kinh Rattana Sutta bắt đầu từ ngày 25-3 trở đi. Đây là Kinh cầu nguyện được cho là để trục xuất bệnh tật và bất hạnh khỏi đất nước, nhằm nâng cao tinh thần trong thời gian bùng phát của COVID-19.
Bài kinh Rattana là một kinh cầu an từng được Đức Phật niệm để tẩy trừ một bệnh dịch, nạn đói và truyền thần lực tại thị trấn Vesali (ở Ấn Độ). Người ta cũng nói rằng kinh cầu nguyện nói trên đă được sử dụng ở Thái Lan trong quá khứ khi dịch tả bùng phát để xua tan căn bệnh này.
(prachatai.com – March 20, 2020)
T́nh h́nh dịch bệnh Coronavirus (Covid-19) tại Thái Lan tính đến ngày 19-3-2020
Photo: pratachai.com
HÀN QUỐC: Chương tŕnh Ở lại chùa miễn phí dành cho nhân viên và cán bộ y tế
SEOUL, Hàn Quốc - Các tu sĩ Phật giáo đang cung cấp các chương tŕnh Ở lại chùa miễn phí cho nhân viên y tế và công chức làm việc trong ngành y tế để giúp họ t́m thấy sự thoải mái sau những nhọc nhằn mà họ đă trải qua khi chiến đấu với vi rút corona.
Ngày 17-3, Đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc (CCKB), một chi nhánh của Tông phái Jogye, thông báo rằng họ sẽ cung cấp một chương tŕnh Ở lại chùa đặc biệt cho những người chiến đấu trên tuyến đầu chống lại COVID-19.
Chương tŕnh sẽ mời 2,000 nhân viên quan chức y tế từ ngày 21-3 đến 31-10.
Chương tŕnh Ở lại chùa sẽ được tổ chức tại 10 địa điểm được lựa chọn từ 137 ngôi chùa trên toàn quốc, đặc biệt là có cảnh quan thiên nhiên nổi bật và môi trường yên b́nh.
Các chùa sẽ cung cấp một chương tŕnh 4 ngày cho mỗi người tham gia để giúp giảm căng thẳng cả về thể chất và tâm lư. Tất cả những người tham gia sẽ được trao một món quà đặc biệt để an ủi và động viên.
(tipitaka.net – March 22, 2020)
Chương tŕnh Ở lại chùa sẽ được tổ chức tại 10 địa điểm được lựa chọn từ 137 ngôi chùa trên toàn quốc
Photo: CCKB
CỘNG H̉A BURYATIA (Liên bang Nga): Phật tử Nga tổ chức lễ cầu an đặc biệt trước đại dịch COVID-19
Để đối phó với đại dịch COVID-19 đang gia tăng trên toàn cầu, tất cả các datsans (tu viện) của Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống của Nga đă tiến hành các lễ cầu nguyện đặc biệt để bảo vệ khỏi virus kể từ ngày 18-3.
Theo một tuyên bố chính thức từ Tu viện Ivolginsky, những lễ cầu nguyện được khởi xướng bởi Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev thứ 24, vị lănh đạo tinh thần của Liên đoàn Phật giáo Liên bang Nga và là Lạt ma cao cấp nhất ở cộng ḥa Buryatia.
Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống của Nga, một tổ chức tôn giáo tập trung, là cộng đồng Phật giáo lớn nhất ở Buryatia có trụ sở chính đặt tại Tu viện Ivolginsky, cách thủ đô Ulan Ude 23 km.
(Buddhistdoor Global – March 23, 2020)
Lễ cầu nguyện do Pandito Khambo Lama Damba Ayusheev thứ 24 chủ tŕ
Photo: asiarussia.ru
NAM Á: Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á phối hợp chống khủng hoảng gia tăng đại dịch
Các thành viên của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) đă đẩy mạnh các bước chống COVID-19 để bảo đảm an toàn cho người dân khỏi đại dịch này. Tích Lan di tản một số lượng lớn khách hành hương Phật giáo từ Ấn Độ vào đầu giờ Chủ nhật 22-3, trước khi Ấn Độ dừng tất cả các chuyến bay khi Kathmandu (Nepal) tăng cường việc kiểm tra sức khỏe ở biên giới Ấn Độ-Nepal.
“Tất cả những người hành hương Phật giáo Tích Lan, vốn bị mắc kẹt ở Ấn Độ, hiện đă quay trở lại Tích Lan,” Cao ủy Tích Lan thông báo và cho biết 1.500 người hành hương Phật giáo từ Tích Lan bị mắc kẹt ở Ấn Độ nhưng đă được di tản thành công trong vài ngày gần đây.
(The Hindu – March 22, 2020)
BANGLADESH: Tiến sĩ Dharmasen, vị lănh đạo Phật giáo tối cao viên tịch ở tuổi 92
Dhaka, Bangladesh – Đêm 20-3, Tiến sĩ Dharmasen Mohathero, nhà lănh đạo cao nhất của Phật giáo ở Bangladesh, đă viên tịch tại một bệnh viện ở thành phố Chattogram ở tuổi 92.
Tiến sĩ Dharmasen xuất gia vào năm 1942 và ngài là tác giả của bốn quyển sách. Năm 2004 ngài đăng quang là Sangaraja thứ 12, vị trụ tŕ cao nhất của Tối cao Hội đồng Tăng đoàn Tối cao.
Nhà lănh đạo cao nhất của Phật giáo Bangladesh này đă được trao tặng bốn giải thưởng quốc tế v́ sự nghiệp của Phật Pháp, nhân loại, ḥa b́nh và lănh đạo tu viện.
(NewsNow – March 22, 2020)
Tiến sĩ Dharmasen Mohathero, nhà lănh đạo cao nhất của Phật giáo ở Bangladesh
Photo: facebook
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma quyên góp cho quỹ cứu trợ để chống COVID-19
DHARAMSHALA, Ấn Độ - Nhà lănh đạo Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp của chính quyền bang Himachal Pradesh (HP) và chính quyền trung ương để chống lại sự bùng nổ của COVID-19.
Ngài đă quyên góp tiền cho quỹ của Thống đốc bang HP để cung cấp nhu yếu phẩm cho các thành viên ít đặc quyền hơn trong xă hội.
Trong một bức thư viết cho Thống đốc Jai Ram Thakur, nhà lănh đạo Tây Tạng cho biết, “V́ bang Himachal Pradesh đă trở thành nhà của tôi trong gần 60 năm, tôi tự nhiên cảm thấy một mối đồng cảm dành cho người dân của nó. Do đó, như một sự tôn trọng và cảm thông, tôi đang quyên góp từ Quỹ Gaden Phodrang của Đạt lai Lạt ma cho Quỹ của Thống đốc - để góp phần cung cấp các nhu yếu phẩm, như thực phẩm và thuốc men, cho các thành viên nghèo và khó khăn của cộng đồng.”
(Phayul – March 26, 2020)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Phayul