TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 07.2015
Diệu Âm lược dịch
ĐỨC: Con tem kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma
Các nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng đă phát hành một con tem mới có ấn bản giới hạn với h́nh Đức Đạt lai Lạt ma để đánh dấu sinh nhật thứ 80 của ngài.
“Đức Đạt lai Lạt ma rất được tôn quư tại Đức, không chỉ v́ ngài đứng lên v́ ḥa b́nh và công lư trên thế giới”, Kai Muller, trưởng chi nhánh của Chiến dịch Tây Tạng Quốc tế (ICT) tại Đức, nói. “Chúng tôi muốn chứng tỏ điều đó bằng con tem này và chúng tôi vui mừng v́ có thể phát hành nó tại Đức”.
Một phát ngôn viên của Bưu điện Đức nói rằng con tem là một tùy chỉnh in ấn theo yêu cầu của ICT và “không phải là một con tem chính thức của Cộng ḥa Liên bang Đức’’.
Tuy nhiên, tem này có thể được sử dụng một cách hợp pháp để gửi thư, với mệnh giá 62 cent.
Bất cứ ai quan tâm đều có thể đặt mua nó từ trang web ICT.
(thelocal.de – July 3, 2015)
Tem mới của Bưu điện Đức in h́nh Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: thelocal.de
CANADA: Chi nhánh Hội Phật giáo Từ Tế tại Toronto muốn tạo nên một xă hội nhiều yêu thương hơn
Chi nhánh Hội Phật giáo Từ Tế tại Toronto có hơn 100 t́nh nguyện viên. Họ phụng sự cộng đồng với 4 nhiệm vụ trọng tâm: từ bi, y học, giáo dục và nhân đạo. Đó là một phần của mục tiêu của chi nhành để tạo cho những người nhập cư tham gia vào các khu phố của ḿnh bằng cách giúp đỡ người khác. Trong khi hành thiện theo tôn chỉ Phật giáo, các hoạt động phục vụ của nhóm này không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay tuổi tác.
Được thành lập gần 12 năm trước, nhóm này đă hoạt động vượt bậc, cung cấp quần áo mùa đông cho trẻ em ở Rexdale, tặng hàng trăm thẻ đi xe TTC cho phụ nữ vô gia cư, và giúp gây quỹ một chương tŕnh xóa mù chữ cho thanh niên Somali… Gần đây họ đă gửi 10 t́nh nguyện viên sang cứu trợ động đất tại Nepal. Họ xem thách thức lớn nhất của ḿnh là t́m được những sự cộng tác mới và phụng sự được nhiều người và nhiều cộng đồng hơn.
Chi nhánh cũng mở rộng đến các cộng đồng như Waterloo, Kitchener và St.Catharines.
(InsideToronto.com – July 3, 2015)
Một số hội viên chi nhánh Hội Từ Tế Toronto, những người đoạt giải Người hùng Thành phố 2015 của địa phương này
Photo: Peter C.Mccusker
NHẬT BẢN: Phát hiện tranh hoa Hogose thế kỷ thứ 8 được bảo quản tốt tại ngôi đền Phật giáo ở Nara
Một phần của một bức tranh 1,300 năm tuổi có màu sắc rực rỡ đă được phát hiện trên một trần nhà tại đền Yakushiji trong khi trùng tu nơi đây. Hẳn là do nằm ở vị trí này nên ngẫu nhiên tranh được bảo quản tốt.
‘‘Điều đáng ngạc nhiên là các màu xanh và tím đỏ đă được bảo quản trong t́nh trạng tốt như vậy”, người khảo sát công tŕnh là Akihiko Oyama, một giáo sư về bảo tồn tranh tại trường Đại học Giáo dục Nara, nói.
Hoa mô tả trong tranh được gọi là Hogose, một loài hoa tưởng tượng, tương truyền nở trên cơi Niết Bàn. Hoa được t́m thấy trên trần ngôi chùa phía đông của đền Yakushiji, vốn được xây vào đầu thế kỷ thứ 8 và là một bảo vật quốc gia.
Mặc dù phần lớn bức tranh đă nhạt dần theo thời gian, một phần tranh ở dưới một lưới mắt cáo vẫn giữ được những màu sắc nguyên thủy của nó, rơ ràng là do nó không bị tiếp xúc với không khí, Viện Nghiên cứu Tài sản Văn hóa Quốc gia Nara cho biết trong một bản tin ngày 30-6.
(tipitaka.net – July 4, 2015)
Tranh trần nhiều màu sắc được phát hiện tại ngôi chùa phía đông của đền Yakushiji trong khi trùng tu
Photo: Satoshi Aoki
Một bản phục chế của bức tranh vẽ trên trần của ngôi chùa phía đông thuộc đền Yakushiji. H́nh chữ nhật chỉ phần của tranh được phát hiện gần đây. Chữ thập trắng ở giữa tượng trưng cho tấm ván trần.
Photo: Yumi Kurita
BANGLADESH: Tu viện Phật giáo ở Dhaka cung cấp bữa ăn cho người nghèo
Để minh chứng cho thiện chí liên tôn giáo, một tu viện Phật giáo đang cung cấp các bữa ăn iftar (bữa ăn chay sau khi mặt trời lặn, theo truyền thống Hồi giáo) cho hàng trăm người nghèo đói của thủ đô Dhaka.
Tu viện Dhammarajika tọa lạc gần Ga Hỏa xa Kamalapur ở khu Basabo của Dhaka. Kể từ năm 2013, từ 5.30 p.m. hàng ngày, sư trưởng của tu viện là Ḥa thượng Suddhananda đă cung cấp những gói thực phẩm trong mùa Ramadan. Bên ngoài chùa, những hàng dài người nghèo, chủ yếu là phụ nữ, nhận những gói iftar từ các nhà sư.
“Hàng ngày chúng tôi thường phân phát 300 gói vật phẩm iftar cho những người Hồi giáo nghèo”, Ḥa thượng Suddhananda nói. “Đứng bên cạnh người nghèo và người không nơi nương tựa là một công tác tôn giáo. Chúng tôi chỉ đang thực hiện điều này như là một phần của tôn giáo của chúng tôi”.
Ông rất tiếc về những sự cố gần đây liên quan đến bạo lực giữa tín đồ Phật giáo và Hồi giáo Bangladesh,và ông kiên định việc thực hiện nhiệm vụ tôn giáo về tôn trọng mọi tín ngưỡng và phụng sự những người dễ bị tổn thương của ḿnh.
(Buddhist Door – July 6, 2015)
Các tu sĩ Phật giáo cung cấp bữa ăn iftar cho người Hồi giáo tại Dhaka
Photo: ucanews.com
CAM BỐT: Các nhà hoạt động và chư tăng đốc thúc các nhà lập pháp cứu khu rừng đang bị hủy diệt
Vào ngày 6-7-2015, khoảng 100 nhà hoạt động, bao gồm các tu sĩ Phật giáo, đă tập trung trước Quốc hội Cam Bốt để yêu cầu các nhà lập pháp và Cục Lâm nghiệp của nước này có hành động chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trong khu rừng Prey Lang đang bị hủy diệt.
Các nhà hoạt động mang theo các kiến nghị kêu gọi sự ngăn chặn đối với sự phá hủy khu rừng này, vốn trải dài qua 5 tỉnh phía bắc, nhưng cả Đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền lẫn Đảng Cứu quốc Cam Bốt (CNRP) đối lập đều không phái các nhà lập pháp tiếp nhận chúng, mặc dù trước đó đă có lời bảo đảm.
Là một phần của cuộc biểu t́nh nói trên, các nhà hoạt động cũng đă diễn hành đến văn pḥng của Thủ tướng Hun Sen và Cục Lâm Nghiệp, và các nhà sư đă trưng ra 5 máy cưa xích mà họ nói đă bị tịch thu từ bọn khai thác gỗ bất hợp pháp tại rừng Prey Lang.
(rfa.org – July 6, 2015)
Chư tăng Cam Bốt mang theo các cưa xích bị tịch thu từ bọn phá rừng, như là một phần của cuộc biểu t́nh trước văn pḥng Cục Lâm nghiệp
Photo: RFA
ANH QUỐC: ‘Vị khách nổi tiếng nhất’ của Chùa Buddhapadipa
Đối với Novak Djokovic, tay vợt số một của giải Wimbledon, th́ một trong những phương cách giúp vượt qua những khắc nghiệt tinh thần của môn quần vợt là thiền định theo truyền thống.
Tay vợt người Serbia này là vị khách thường xuyên đến Chùa Bhuddapadipa gần Câu lạc bộ Quần vợt Toàn Anh quốc ở quận Wimbledon, tây nam Anh quốc.
Là người hướng dẫn các lớp thiền định tại chùa Buddhapadipa, nhà sư Phramaha Bhatsakom Piyobhaso cho biết tay vợt số một là khách viếng gần đây trong những năm qua.
Ông nói, “Anh ấy là một vị khách trong một thời gian dài. Có lẽ anh là vị khách nổi tiếng nhất mà chúng tôi có. Anh ấy sẽ dành khoảng 1 hoặc 2 giờ tại đây và từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn rằng anh thường đến đây để t́m sự tự tại và phát triển sự tập trung”.
(5 live Breakfast – July 10, 2015)
Novak Djokovic
Photo: fansshare.com
Chùa Buddhapadipa
Photo: geograph.co.uk
MIẾN ĐIỆN: Dừng 5 dự án xây dựng gần Chùa Shwedagon
Ngày 6-7-2015, chính quyền Miến Điện đă thông báo sẽ dừng 5 nhóm công tŕnh xây dựng bất động sản gây tranh căi ở gần chùa Shwedagon, vốn được xem là một di sản văn hóa cổ xưa và là địa điểm Phật giáo nổi tiếng nhất của đất nước.
Nhiều cuộc biểu t́nh, thường do tu sĩ Phật giáo dẫn đầu, đă diễn ra để ngăn chặn các dự án này, vốn bị những người biểu t́nh cho là có nguy cơ gây thiệt hại và làm ô nhiễm ngôi chùa vàng Shwedagon.
Các chuyên gia cho rằng dự án cần được xem xét v́ nó sẽ có tác động đối với ngôi chùa, và kiến nghị Chính phủ hủy bỏ dự án.
Ủy ban Đầu tư và Bộ Quốc pḥng Miến Điện, là các sở hữu chủ đất của trường Đại học Công lập Yangon Dagon trước đây và của Tiểu đoàn Xe Số 1, cũng đề nghị dừng các dự án này.
Vào tháng 1-2015, Ủy ban Đầu tư Miến Điện đă đ́nh chỉ 5 dự án xây dựng bất động sản nói trên trong một tháng do chúng bị khiếu nại về vị trí gần với chùa Shwedagon và do những quan ngại về chiều cao của chúng.
(Mizzima – July 8, 2015)
Chùa Shwedagon
Photo: Mizzima
TÍCH LAN: Xây dựng Viện nghiên cứu Phật giáo mới
Các bước tiến đă được thực hiện để tiếp tục việc xây dựng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Phật giáo Quốc tế Dhamma Charma v́ ḥa b́nh và thịnh vượng, trưởng ban tổ chức là ḥa thượng Kiridigalle Siri Dhammaratne nói.
Viên đá đầu tiên đă được đặt cho Trung tâm Phật giáo Quốc tế này tại các khu Polhena, Madapatha, Piliyandala vào năm 2010, nhưng do những hoàn cảnh không thể tránh khỏi nên công tŕnh phải tạm dừng.
Trung tâm Phật giáo Quốc tế được thành lập với động lực chính là cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xă hội theo nguyên tắc Phật giáo và khuyến khích việc nghiên cứu, tư vấn và đào tạo thực tế.
Ḥa thượng Siri Dhammaratne nói rằng các chương tŕnh khác nhau sẽ được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế này.
(dailylk.com – July 9, 2015)
TRUNG QUỐC: Khu vườn Phật giáo 1,200 năm tuổi được phát hiện tại tỉnh Tứ Xuyên
Di tích một vườn Phật giáo cổ có niên đại hơn 1,200 năm đă được phát hiện gần một công trường xây dựng tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên.
Việc khai quật khu vườn có niên đại từ thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên) nói trên đă hoàn thành vào đầu tháng 7 này. Các nhà khảo cổ đă phát hiện di tích vườn 2,500 m2, bao gồm một con kênh dài 90 mét và một cái ao.
Yi Li, trưởng dự án khai quật, nói rằng khu vườn có thể là một phần của một cảnh quan nhân tạo tiếp giáp một đền thờ Phật giáo trong cùng thời kỳ. Hơn 110 năm trước,vào thời nhà Thanh, nhiều tác phẩm điêu khắc Phật giáo đă được t́m thấy gần ngôi đền này.
Đồ gốm và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng đá cũng được phát hiện từ khu vườn. Theo các nhà khảo cổ, các khu vườn vào thời nhà Đường đă được xây trong triều đ́nh, chùa chiền và tư gia. Đánh giá từ chất lượng mộc mạc của các di vật bằng gốm, các nhà khảo cổ kết luận rằng khu vườn này thuộc về một đền thờ hơn là của triều đ́nh hoặc tư gia, nơi đồ gốm có xu hướng phức tạp hơn.
(NewsNow – July 13, 2014)
Di tích khu vườn Phật giáo cổ đại tại Tứ Xuyên, Trung quốc
Photo: Xinhua
ẤN ĐỘ: Hiệp hội Văn hóa Phật giáo Hi Mă Lạp Sơn tham gia trồng cây con để bảo vệ môi trường
Siliguri, Tây Bengal – Các tu sĩ Phật giáo, học sinh và cư dân địa phương ở Siliguri đă tham gia một chương tŕnh trồng cây con vào cuối tuần trước với mục đích bảo vệ môi trường.
Hiệp hội Văn hóa Phật giáo Hi Mă Lạp Sơn cùng với những người khác đă trồng khoảng 2,000 cây con gần một khu rừng. Đợt vận động 5-ngày này nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái và làm cho môi trường xanh hơn.
“Chúng tôi sẽ trồng gần 10,000 cây. Về việc này, chúng tôi đă nói với bộ lâm nghiệp, nơi đă cấp cho chúng tôi 6 hecta đất để trồng cây”, Lạt ma Sonam, thư kư Hiệp hội Văn hóa Phật giáo Hi Mă Lạp Sơn, nói.
Việc phủ xanh bị suy giảm nhanh đă dẫn đến lượng mưa ít, hạn hán và những t́nh trạng trái mùa trong vài năm qua. Chương tŕnh trồng cây của chính quyền bang sẽ giúp bảo vệ cây cối để chúng mang lại mưa, làm đầy sông ng̣i và ngăn chặn sự suy giảm của nước ngầm.
Các hội viên của hội đă đưa ra ư tưởng này vào dịp sinh nhật thứ 80 của vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma.
(aninews.in – July 13, 2015)
Biểu trưng của Hiệp hội Văn hóa Phật giáo Hi Mă Lạp Sơn
Photo: facebook.com
NHẬT BẢN: Pho tượng Phật bị đánh cắp đă trở về với thành phố Tsushima
Ngày 18-7-2015, một trong 2 pho tượng Phật bị một nhóm trộm người Hàn quốc đánh cắp từ Tsushima (tỉnh Nagasaki ở tây nam Nhật Bản) vào năm 2012 đă trở về với thành phố đảo này.
Sau khi Hàn quốc trao trả cho Nhật Bản, pho tượng đă được chuyển đến một bảo tàng lịch sử và dân tộc học tại Tsushima và sẽ được lưu giữ tại đó.
Pho tượng này, vốn được chính phủ Nhật xếp hạng là một tài sản văn hóa quan trọng, trước đây từng được Đền Kaijin ở Tsushima lưu giữ.
Vào tháng 10-2012, nhóm trộm Hàn quốc đă đánh cắp pho tượng của Đền Kaijin nói trên, cùng với một tượng Phật khác của chùa Kannonji – cũng ở Tsushima và được chính quyền tỉnh Nagasaki xếp hạng là một tài sản văn hóa quan trọng.
(The Japan News – July 19, 2015)
Tượng Phật bị đánh cắp từ đảo Tsushima được Hàn quốc trao trả cho Nhật Bản vào ngày 18-7-2015
Photo: japantimes.co.jp
THÁI LAN: Dạy học sinh làm theo giáo lư Phật giáo để tránh xa ma túy
Tại một cuộc hội thảo ở Pattaya, hơn 100 giáo viên và học sinh đă học được rằng giáo lư Phật giáo có thể giữ cho giới trẻ tránh xa ma túy.
Mai Chaiyanit, Trưởng khu Nongprue, đă chủ tŕ cuộc hội thảo “Rèn luyện Đạo đức để pḥng chống ma túy” diễn ra vào ngày 7-7-2015 tại Khách sạn A-One Royal Cruise. Tiểu khu này tổ chức hội thảo hàng năm về đạo đức để “tạo ra một lá chắn” giúp giới trẻ tránh xa ma túy.
Các hoạt động bao gồm các tṛ chơi đồng đội, các phương pháp Phật giáo truyền thống để tịnh tâm và các hoạt động khác. Học sinh cũng được giảng dạy về tác động nguy hiểm của ma túy, và về cách chúng có thể hủy hoại tương lai các em.
Trưởng khu Mai nói rằng điều quan trọng là cha mẹ và giáo viên giữ được học sinh tránh xa ma túy, nhất là các em dưới 15 tuổi. Các hoạt động sáng tạo cũng như thể thao cần phải được thực hành trong thời gian rảnh rỗi của các em.
Các chương tŕnh tương tự cũng sẽ diễn ra suốt năm, với mục đích tạo ra một cộng đồng lành mạnh và không ma túy.
(tipitaka.net – July 19, 2015)
HÀN QUỐC: Phu nhân của Phó Tổng thống Hoa Kỳ gặp gỡ chư ni tại Seoul
Trong chuyến thăm Hàn quốc của ḿnh, bà Jill Biden, phu nhân của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, đă viếng ni tự Jingwan ở bắc Seoul vào ngày 18-7-2015.
Chùa Jingwan có niên đại vào năm 1011 thuộc triều đại Korryo, nhưng đă bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Chùa được xây dựng lại vào thập niên 1960 và trở thành một nơi tu hành nổi bật dành cho chư ni.
Chùa Jingwan cũng là địa điểm được ưa chuộng đối với các chương tŕnh ở lại chùa, do có vị trí gần với trung tâm thành phố Seoul và các món ăn chay tuyệt vời.
Bà Biden đă chọn điểm đến này như một phần của chuyến đi nhằm mục đích thúc đẩy việc giáo dục và trao quyền về kinh tế của phụ nữ.
Một viên chức Bộ Ngoại giáo Hoa Kỳ tháp tùng bà nói rằng “đệ nhị phu nhân” rất quan tâm về cách mà các nữ tu sĩ Phật giáo tạo cảm hứng cho phụ nữ Hàn quốc.
Bà Biden đă dành khoảng một giờ để đàm đạo với chư ni qua bữa trà và bánh nếp. Chùa đă đặt cho bà một danh hiệu Phật giáo danh dự và tặng bà một b́nh bát.
Là người có bằng tiến sĩ về giáo dục, bà Biden đă tiếp tục giảng dạy và dẫn đầu các nỗ lực để trao quyền cho phụ nữ sau khi chồng bà nhậm chức.
(The Chosun Ilbo – July 20, 2015)
Bà Biden (người ngồi giữa) và các viên chức Hoa Kỳ khác dùng trà tại chùa Jingwan ở Seoul, Hàn quốc
Photo: Jingwan Temple
NEPAL: Chính thức khởi động việc phát triển mạng mạch Phật giáo
Chính phủ Nepal cho biết họ đă chính thức bắt đầu phát triển Mạng mạch Phật giáo Lâm T́ Ni Lớn hơn, với mục đích tăng trưởng ngành du lịch liên quan đến Phật giáo cho đất nước. Họ dự định cải thiện cơ sở và hạ tầng cơ sở trên mạng mạch dành cho người hành hương và du khách, để làm tăng số lượng du khách cũng như khuyến khích sự lưu trú lâu hơn.
Chính phủ xem Lâm T́ Ni là một điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới tiềm năng cho 500 triệu Phật tử ở châu Á. Lâm T́ ni là nơi Đức Phật đản sinh và có hơn 100 di tích khảo cổ trong phạm vi bán kính 50 km.
Bộ Văn hoá, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal nói rằng Mạng mạch Phật giáo 160 km theo kế hoạch này sẽ kết hợp 10 di tích Phật giáo quan trọng, và sẽ liên kết Lâm T́ Ni với Mạng mạch Phật giáo tại Ấn Độ và các điểm đến khác ở Nepal.
Việc thiếu hạ tầng cơ sở cơ bản khiến du khách chỉ viếng Lâm T́ Ni với thời gian rất ngắn, v́ vậy chính phủ đă nhắm đến việc làm tăng thời lượng lưu trú tại đó lên mức ít nhất là 5 ngày.
(Buddhist Door – July 20, 2015)
Ngôi chùa đánh dấu nơi Đức Phật đản sinh tại Lâm T́ Ni, Nepal
Photo: wikivoyage.org
MĂ LAI: Đại hội Đại Tăng đoàn Quốc gia lần thứ 25
Hơn 200 tăng ni và hàng trăm Phật tử đă tham gia đại hội lần thứ 25 của Đại Tăng đoàn Quốc gia diễn ra vào ngày 19-7-2015 tại Hội trường Phố Trung Hoa Penang.
Trong số các chương tŕnh được tổ chức có lễ tụng kinh, cúng dường Tăng đoàn và làm công đức.
Datuk Ang Choo Hong, Chủ tịch giáo hội Phật giáo Mă Lai (YBBM), phát biểu rằng việc thúc đẩy ḥa hợp liên tôn giáo là một nhu cầu cấp thiết.
Ông nói, “Sự cố trộm cắp hóa thành ẩu đả tại Low Yat Plaza là một cảnh báo cho chúng ta để nghiêm túc bàn thảo về sự mong manh của mối quan hệ sắc tộc và tôn giáo trong nước”.
“Đă đến lúc cả 2 đảng phái của sự phân chia về chính trị phải gạt sang một bên những khác biệt của ḿnh và tổ chức một hội nghị bàn tṛn để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất nước hiện nay”.
(thestar.com.my – July 21, 2015)
Các t́nh nguyện viên phục vụ chư tăng trong đại hội Đại Tăng đoàn Quốc gia lần thứ 25 tại Penang, Mă Lai
Photo: Lim Beng Tatt
NEPAL: Đức Đạt lai Lạt ma công nhận người kế vị của Trulshik Rinpoche
Đức Đạt lai Lạt ma đă công nhận bé trai Tây Tạng 2 tuổi sinh tại Nepal là tái sanh của Kyabje Trulshik Rinpoche, cố sư trưởng của ḍng Nyingma, truyền thống lâu đời nhất trong 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng.
Cậu bé được gọi là người kế vị tên là Ngawang Tenzin Choekyi Lodoe Rabsel, sinh tại Kathmandu (Nepal) vào ngày 25-7-2013. Việc Đức Đạt lai Lạt ma công bố sự công nhận người kế vị này trùng với sinh nhật thứ 80 của ngài vào ngày 6-7-2015.
Cố đại sư Kyabje Truldhik Rinpoche, một trong những vị lạt ma cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng, sinh tại Lho Talung (Tây Tạng) vào năm 1923 và được công nhận vào năm 4 tuổi. Ngài là một trong những vị thầy của Đức Đạt lai Lạt ma và trở thành sư trưởng của ḍng Nyingma vào năm 2010.
Kyabje Trulshik Rinpoche, người thành lập Tu viện Thupten Choling và cộng đồng tu tập tại vùng Solu Khumbu của đông bắc Nepal vào thập niên 1960, viên tịch tại Nepal vào năm 2011. Ngài được xem là người kế vị của một số lạt ma cao cấp ḍng Nyingma.
(Buddhist Door – July 22, 2015)
Ngawang Tenzin Choekyi Lodoe Rabsel
Photo: Lion’s Roar
Kyabje Trulshik Rinpoche (1923-2011)
Photo: Vajratool.wordpress.com
HÀN QUỐC: Bức tranh Phật giáo Tào Khê bị đánh cắp đă trở về từ Hoa Kỳ
Ngày 21-7-2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn quốc cho biết đă nhận lại từ một nhà sưu tập nghệ thuật ở Hoa Kỳ một bức tranh Phật giáo thế kỷ 18 của Hàn quốc bị đánh cắp.
Tác phẩm này, được cho là có niên đại từ khoảng năm 1738, do một nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ tặng trong một cuộc đấu giá vào tháng 3-2015. Sau khi yêu cầu nhà sưu tập hủy bỏ việc bán bức tranh, Cục Di sản Văn hóa Hàn quốc đă nhận lại tác phẩm này vào tháng 6-2015.
Bức tranh này, vẽ chân dung của một đại sư vùng Seon, từng được lưu giữ bên trong chùa Seonam thuộc tông phái Tào Khê ở Suncheon. Tranh có chiều rộng 65 cm và dài 97 cm.
Shim Ju-wan, một vị chức sắc của Tào Khê Tông, nói rằng họa phẩm này là một nghiên cứu “cực kỳ có giá trị” về nghệ thuật Hàn quốc, được vẽ bởi một trong những học tṛ hàng đầu của Hwaseung, một họa sĩ lớn về tranh Phật giáo.
Bức tranh sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Phật giáo Trung ương ở Seoul.
(NewsNow – July 2015)
Bức tranh Phật giáo bị đánh cắp được Hàn quốc nhận lại từ Hoa Kỳ
Photo: Yonhap
THÁI LAN: Cư dân Chaiyaphum thúc đẩy việc kiêng rượu vào các ngày lễ Phật giáo
Vào ngày 23-7-2015, khoảng 20,000 cư dân Chaiyaphum đă tập trung tại hội trường thành phố để thúc đẩy việc kiêng rượu trong các ngày lễ Phật giáo như một phần của một chiến dịch được đặt tên là “Làng Ngũ Giới”. Tỉnh miền đông bắc này đă phát động chiến dịch nói trên sau khi đă đạt được thành công với cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục “sinh” truyền thống của người Thái.
Thị trưởng Chaiyaphum, bà Napa Sakuntanakrong, nói rằng vào ngày 27-1, các cư dân đă kư một biên bản ghi nhớ theo đó nữ sinh phải mặc “sinh” vào các ngày lễ tôn giáo, thay v́ mặc váy ngắn hoặc quần tây. Họ cũng đă vận động việc cúng dường vật phẩm cho chư tăng một tháng một lần tại hội trường thành phố, bà nói.
Tỉnh cũng đă thực hiện chiến dịch “Làng Ngũ Giới” tại 42 làng thí điểm trong số 1,700 làng thuộc địa phương.
(The Nation – July 24, 2015)
Trang phục truyền thống “sinh” của phụ nữ Thái
Photo: en.wikipedia.org
ẤN ĐỘ: Phim tài liệu “Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng” đoạt giải thưởng tại Madrid, Tây Ban Nha
“Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo Tây Tạng”, một phim tài liệu của nhà làm phim và bảo tồn người Ấn Độ tên là Benoy K. Behl, đă giành Giải thưởng Nhà sản xuất Phim tài liệu Xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Madrid vào đầu tháng 7-2015, khi dự thi cùng khoảng 100 phim khác từ 50 nước.
Phim tài liệu này được quay tại nhiều nơi ở Tây Tạng, ở Kalmykia thuộc Nga và tại Ladakh, Spiti, Arunachal Pradesh, Nalanda, Bodh Gaya, Sarnath và Karnataka của Ấn Độ. Phim theo dơi sự thành lập Phật giáo Tây Tạng từ cội rễ là trường Đại học Nalanda của Ấn Độ cổ đại.
Là một nhà sử học và nhà làm phim nghệ thuật có uy tín, Behl đă thực hiện 130 phim tài liệu, mặc dù “Cội rễ Ấn Độ của Phật giáo TâyTạng” là phim đầu tiên của ông tham dự một liên hoan phim quốc tế.
(Buddhist Door – July 27, 2015)