TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
11.2014
Diệu Âm lược
dịch
Ý ĐẠI LỢI: Huyền thoại bóng đá Roberto Baggio mở trung tâm
Phật giáo lớn nhất châu Âu
Roberto
Baggio, 47 tuổi, gần đây đã mở một trung tâm Phật giáo ở
ngoại ô thành phố Milan.
Gần
1,000 người đã tập trung tại trung tâm Phật giáo lớn nhất
châu Âu này.
Baggio
nói với
các phóng viên,
“ Điều
quan trọng nhất của đời tôi là khi tôi tìm thấy Phật giáo.
Ngày nay nhiều người đang cố gắng tìm hiểu triết lý này, vì
vậy việc lập ra trung tâm này, trong một ý nghĩa nào đó, là
khởi điểm của một dự án lớn.”
Baggio
được đám đông đón chào nồng nhiệt, và anh đã hướng dẫn một
buổi thiền định tại đây.
Thường
được gọi với biệt danh (tóc) Đuôi ngựa Thần thánh, Baggio đã
ghi bàn 27 lần trong 56 trận bóng đá cho đội tuyển Ý.
Baggio
cải đạo sang Phật giáo cách đây 27 năm và trở thành một
trong những người Ý nổi tiếng nhất làm như vậy.
Ghi bàn
hơn 200 lần trong bóng đá Ý, Baggio được xem là một trong
những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại ở đất nước này.
(tipitaka.net
– November 1, 2014)
_files/image002.gif)
Huyền thoại bóng đá Ý Roberto Baggio
Photo: Forza Italian Football
NAM HÀN: Một chương trình Ở tại chùa “giàu cảm xúc hơn”
Seoul,
Nam Hàn – Một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại Seoul là
Chùa Jingwansa, một ngôi chùa nhỏ nhưng phong phú về tính
lịch sử. Tọa lạc ngay gần phía tây của Seoul, chùa nổi tiếng
về thực phẩm chay hảo hạng.
Chùa
cũng chứa một bộ sưu tập ấn tượng gồm những tài sản văn hóa
và lịch sử.
Tại đây
còn có một nơi để cầu nguyện cho các hương linh để họ có thể
có một lối đi dễ dàng về cõi vĩnh hằng.
Chùa
Jingwansa có một loạt các chương trình, bao gồm cả một
chương trình “tự do” – một chương trình cho phép trải nghiệm
việc tu tập hàng ngày trong chùa – cũng như các chương trình
văn hóa Phật giáo, và các chương trình khác được thiết kế
cho các nhóm và cho những người có công ăn việc làm thường
xuyên. Các chương trình này có chủ điểm là tụng niệm, lạy
108 lạy, trà đàm với một tu sĩ, thiền định, các bữa ăn chính
thức của tu viện và chuẩn bị thức ăn chay.
Jingwansa là ngôi chùa duy nhất tại Seoul hành lễ “suryukje”,
một buổi lễ Phật giáo cung cấp thức ăn và giáo lý cho các
linh hồn và quỷ đói vốn lang thang trên đất liền và trên
biển, và cung cấp các cơ sở đào tạo cho chư ni.
(tipitaka.net
– November 1, 2014)
_files/image004.jpg)
Các phóng viên ngoại quốc tham dự chương trình Ở tại chùa do
Chùa Jingwansa ở Seoul tổ chức
Photo: Kim Myung-sub
PHI LUẬT TÂN: Tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế dọn rác
tại Nghĩa trang phía Nam của Manila
Các
tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế (Đài Loan) đang giúp
giảm bớt vấn đề rác thải trong các nghĩa trang vào ngày
Undas (Ngày Lễ Các Thánh) bằng cách thu dọn rác tại ít nhất
là một nghĩa trang lớn ở thủ đô Manila.
Họ đã
lập một lều rạp tại Nghĩa trang Nam Manila; và ngoài việc
phân loại rác đã thu thập, các tình nguyện viên còn nói họ
sẽ tặng một tấm chăn cho mỗi 10 vỏ chai nhựa nước giải khát
thu gom được.
Các tấm
chăn sẽ được gởi đến các nạn nhân của những thảm họa gần đây,
nhóm tình nguyện viên cho biết.
Nhóm
này nói rằng đây là một phần của “chương trình bảo vệ môi
trường” của họ.
Năm
ngoái các tình nguyện viên của hội cũng đã tham gia cứu trợ
và phục hồi chức năng cho các nạn nhân của siêu Bão Yondala
(Hải Yến), vốn khiến hơn 6,000 người chết tại Visayas.
(bignewsnetwork
– November 2, 2014)
_files/image006.jpg)
_files/image008.jpg)
_files/image010.jpg)
Các tình nguyện viên Hội Phật giáo Từ Tế trong hoạt động
thu dọn rác tại Manila
Photos: LBG, GMA News
NHẬT BẢN: Các tăng sĩ trở thành người mẫu cho buổi trình
diễn thời trang
Khoảng 300 người đã xem 10 tăng sĩ trình diễn các y phục của
họ tại Tỉnh Nara, thu hút “tiếng cổ vũ và sự ái mộ chủ yếu
từ phụ nữ trong số khán giả”. Sự kiện này được tổ chức để
quảng bá Núi Koya (Koyasan) ở gần đó, là trung tâm của Phật
giáo Chơn Ngôn tông Nhật Bản.
Chủ đề của buổi diễn là “mỹ tăng”, với những người mẫu được
chọn từ hàng ngũ của một hiệp hội giảng viên trẻ. “Tất cả
các nhà sư thật là đẹp trai. Tôi đã rất thích thú”, một phụ
nữ nói. Còn Shuchi Matsuki, một trong số những tăng -sĩ-hóa-thành-người-mẫu,
thì nói rằng,” Tôi hơi bị ngượng ngùng. Nhưng tôi thích đóng
vai một người mẫu”.
Các trang phục được trình diễn này hiếm khi được công chúng
nói chung chiêm ngưỡng, và trong số đó còn có những trang
phục thông thường chỉ dành cho các vị cao tăng mặc.
Tông phái Phật giáo Chơn Ngôn Koyasan được thành lập trên
núi này cách đây khoảng 1,200 năm bởi nhà sư Nhật Bản Không
Hải. Thị trấn Koyasan bây giờ có hơn 100 ngôi chùa, với
nhiều chỗ trọ dành cho du khách muốn trải nghiệm lối sống
của chư tăng. Khu vực này cũng được UNESCO công nhận là một
Di sản Thế giới.
(BBC News – November 4, 2014)
_files/image012.jpg)
Một nhà sư đang trình diễn y phục hiếm thấy được trong công
chúng
Photo: BBC News
CAM BỐT: Đại lễ Phật giáo cầu phúc cho Quốc vương của Cam
Bốt
Một đại
lễ Phật giáo đã được tổ chức trước Hoàng cung ở Phnom Penh
vào ngày 28-10-2014 để cầu phúc cho Quốc vương Norodom
Sihamani của Cam Bốt.
Hàng
nghìn thiện dân đã tham gia buổi lễ, với phần tụng kinh của
hàng trăm tăng sĩ.
Là một
trong những người tham gia đại lễ cầu phúc, thống đốc thành
phố Phnom Penh là Po Socheatevong cho biết có khoảng 500
tăng sĩ đã tham dự sự kiện này.
Trong
khi các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao nước ngoài đến
thăm nhà vua vào chiều ngày 28-10, lễ kỷ niệm chính trong
thực tế đã được tổ chức vào ngày hôm sau (29-10) với sự tham
dự của các vị lãnh đạo, quan chức cao cấp, nhân viên ngoại
giao, thành viên Lực lượng Không quân Hoàng gia, và các quan
chức từ tất cả các bộ và tổ chức nhà nước.
(Buddhist Door – November 5, 2014)
_files/image014.jpg)
Chư
tăng Cam Bốt cầu nguyện trước chân dung của Quốc vương
Norodom Sihamoni tại hoàng cung
Photo: AFC
ÚC ĐẠI LỢI: Lễ hội Phật giáo Mùa xuân tại Yuroke
Hiệp
hội Phật giáo Tây Tạng tại Úc đã tổ chức lễ hội mùa xuân
thường niên của mình tại Trung tâm Thiền Đất Lành ở Yuroke,
phía bắc Melbourne vào ngày 8 và 9-11- 2014.
Sự kiện
hàng năm này đã được hiệp hội tổ chức từ hơn 20 năm nay.
Với chủ
đề của năm nay là “Chánh niệm, Thiền định và An lạc”, lễ hội
mang đến cho những người tham dự rất nhiều cơ hội để thư
giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng màu sắc và sự sống động của
những khu vườn đẹp, những quày hàng, các hoạt động thủ công,
các cuộc triển lãm thú vị, các tour tham quan chùa và vườn
của trung tâm. Trong ngôi chùa truyền thống Tây Tạng, chư
thầy từ các truyền thống Phật giáo khác nhau đã chủ trì
những buổi thiền định và nói chuyện về những cách thức để
phát triên sự tĩnh tâm và khả năng phục hồi trong những môi
trường náo nhiệt của chúng ta.
Lễ hội
cũng có những buổi kể chuyện cho trẻ em và những buổi thiền
định, nghệ thuật gia đình và các bài học thủ công. Một số
khách tham quan thích được nghỉ ngơi thư giãn trong sự tĩnh
lặng và vẻ đẹp của các khu vườn yên tĩnh, hoặc thưởng thức
một món ăn chay và một tách trà ở quán cà phê ngoài sân.
Hiệp
hội Phật giáo Tây Tạng tại Úc được thành lập vào năm 1979 và
bây giờ, cùng với Trung tâm Đất Lành tại Melbourne, hiệp hội
còn có các trung tâm tại Sydney, Brisbane và Perth.
(Buddhist Door – November 10, 2014)
_files/image016.jpg)
_files/image018.jpg)
_files/image020.jpg)
Trung tâm Thiền Đất Lành ở Yuroke, Melbourne (Úc)
Photos: tibettanbuddhistsociety.org
ÁI NHĨ LAN: Trường Đại học Cork cung nghinh Xá lợi Đức Phật
Một số
xá lợi cổ xưa của Đức Phật, là chủ điểm của Tour triển lãm
Di lặc Từ tâm, sẽ được trưng bày tại trường Đại học Cork vào
cuối tuần này, từ 14 đến 16-11-2014. Đây là lần đầu tiên Xá
lợi Phật thiêng liêng mà 2.5 triệu người trên khắp thế giới
đã chiêm bái này được trưng bày tại thành phố Cork, tỉnh
Munster.
Các xá
lợi Đức Phật sẽ được triển lãm cùng với các xá lợi của hàng
chục vị tôn sư Phật giáo khác từ Ấn Độ, Tây Tạng và Trung
Hoa.
Năm
2001, tour triển lãm xá lợi nổi tiếng được lập nên bởi đại
sư Phật giáo là Lạt ma Zopa Rinpoche, người lãnh đạo tinh
thần của sự kiện này. Được Đức Đạt lai Lạt ma ủng hộ, đến
nay tour triển lãm đã viếng 68 quốc gia.
Các xá
lợi sẽ được trưng bày ở khu Aula Maxima của trường Đại học
Cork từ 6p.m. ngày 14-11-2014, bao gồm lễ khai mạc do Hòa
thượng Panchen Otrul Rinpoche chủ trì. Ông là vị cao tăng
duy nhất đang sống tại Ái Nhĩ Lan. Cuộc triển lãm sẽ tiếp
tục vào ngày 15 (10a.m. – 7p.m.) và 16 (10 a.m. – 5 p.m.)
(Irish
Examiner – November 10, 2014)
_files/image022.jpg)
Một số xá lợi cổ xưa của Đức Phật sẽ được triển lãm tại
trường Đại học Cork
(Ái Nhĩ Lan)
Photo: Irish Examiner
NEPAL: Tổng thống Tích Lan sẽ viếng Tu viện Charumati bên lề
Hội nghị Thượng đỉnh SAARC
Tổng
thống Tích Lan Mahinda Pajapaksa sẽ viếng tu viện Phật giáo
Charumati (Chabahil) ở Kathmandu bên lề hội nghị thượng đỉnh
lần thứ 18 của SAARC (Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á) được
tổ chức tại Nepal vào cuối tháng này.
Tổng
thống Mahinda Rajapaksa dự kiến sẽ cầu nguyện tại tu viện
Charumati, một biểu tượng của mối liên quan lịch sử giữa
Tích Lan và Nepal: Một người con gái của A Dục Vương là
Charumati, người thành lập tu viện này vào 2,300 năm trước,
đã đem Phật giáo đến với Nepal; trong khi Sanghamitra, một
người con gái khác của Vua A Dục, và con trai bà là Mahendra
thì du nhập đạo Phật vào Tích Lan.
Đây là
lần thứ hai Tổng thống Rajapaksa viếng Nepal. Vào năm 2009
Tổng thống và Đệ nhất phu nhân đã viếng Lâm Tì Ni, nơi Đức
Phật đản sinh.
Nepal
sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh SAARC lần thứ 18 từ ngày 22
đến 27-11-2014 tại thủ đô Kathmandu.
(ANI –
November 10, 2014)
_files/image024.jpg)
Tu viện Phật giáo Charumati (Chabahil) ở Kathmandu, Nepal
Photo: Wikipedia.org
NGA: Phật tự đầu tiên của Mạc Tư Khoa sẽ được xây tại Quận
Otradnoye
Mạc Tư
Khoa, Nga – Đền thờ Phật giáo đầu tiên của Mạc Tư Khoa sẽ
được xây tại Quận Otradnoye ở phía bắc thành phố thủ đô này.
Chùa sẽ có tổng diện tích là 1,186.5 m2.
Ngoài
một chánh điện, khu chùa 3 tầng này sẽ gồm một thiền sảnh,
thư viện, phòng chiếu phim và một tượng Phật cao 5 m. Việc
xây dựng chùa sẽ được tài trợ bằng tiền do các nhà tài trợ
cung cấp và do các khoản đóng góp chung. Theo ước tính sơ bộ,
dự án xây dựng chùa sẽ có giá 250 triệu rúp (5.4 triệu usd).
Các nỗ
lực hiện đang được tiến hành để gây các khoản quỹ cần thiết
để xây chùa, với việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa
xuân.
Chủ
tịch Cộng đồng Phật tử Mạc Tư Khoa là Dulma Shagdarova cho
biết việc xây dựng sẽ kéo dài trong khoảng 2 năm, và nói
rằng: “Bây giờ chúng tôi đang bắt đầu đợt vận động gây quỹ.
Ngay khi thu được một lượng tiền đầy đủ, chúng tôi sẽ khởi
công xây dựng chùa ngay”.
(Buddhist Channel – November 11, 2014)
_files/image026.jpg)
Đồ họa mặt tiền của ngôi chùa Phật giáo sẽ được xây tại Mạc
Tư Khoa, Nga
Photo: Roxana Avetisyan
ẤN ĐỘ: Phật tử Hàn quốc tham dự trại giảng pháp Đạt lai Lạt
ma tại Dharamsala
Vào
ngày 11-11-2014, hơn 1,500 Phật tử từ Hàn quốc đã tham dự
một trại giảng pháp do Đức Đạt lai Lạt ma hướng dẫn tại
Dharamsala.
Ngoài
số Phật tử Hàn quốc, hàng nghìn người Tây Tạng bao gồm chư
tăng ni từ các nước khác cũng đã tham dự trại. Ngôi chùa
chính Tsuglagkhang là nơi diễn ra sự kiện này.
“Tôi đã
được truyền cảm hứng bởi sự hiện diện thiêng liêng của Đức
Đạt lai Lạt ma, nụ cười của ngài, tiếng cười của ngài và lối
sống thanh thản như mọi người khác của ngài”, một người tham
gia trại là Yusha đến từ Áo quốc, nói, “Tôi nghĩ người ta
muốn có được một số kiến thức về hòa bình và tình yêu thương
và về cách sống một cuộc sống tốt đẹp. Để có được một số lời
dạy về ý nghĩa khác trong cuộc đời, có một cái nhìn khác
cũng như quan tâm về một số quan điểm khác nhau về cuộc sống
là cách tổt đẹp cần làm”.
Trại
giảng pháp được thực hiện theo một yêu cầu đặc biệt bời Phật
tử Hàn quốc.
(ANI –
November 12, 2014)
_files/image028.jpg)
Chùa Tsuglagkhang, nơi tổ chức trại giảng pháp do Đức Đạt
lai Lạt ma chủ trì
Photo: ANI
NEPAL: Tổng thống Yadav khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế
tại Lâm Tì Ni
Ngày 15-11-2014 tại Lâm Tì Ni, Tổng thống Nepal Ram Baram
Yadav đã khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế diễn ra trong 4
ngày, do Phật học viện Nguyên Thủy (Nepal) và Phật học viện
Quốc tế Sitagu (Miến Điện) đồng tổ chức.
Có khoảng 400 tu sĩ và học giả Phật giáo từ 30 nước khác
nhau tham dự hội nghị, với 94 bài thuyết trình được trình
bày.
Tổng thống Yadav phát biểu rằng đạo Phật không chỉ là một
tôn giáo mà còn là một triết lý quan trọng, vì vậy mọi người
cần lĩnh hội tôn giáo này.
Ông nói triết lý Phật giáo truyền cảm hứng cho thế giới để
đi theo con đường của hòa bình và của hội nghị, và điều đó
sẽ có hiệu quả để thực hiện sự quảng bá cho triết lý Phật
giáo và cho Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật đản sinh.
Tổng thống cũng nói rằng thế giới có thể học được một bài
học từ Nepal, vì đất nước này đang trên đường đến hòa bình
sau khi từ bỏ chính trị của vũ khí và bạo lực.
Cũng vào dịp này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển
Quốc nội Prakash Man Singh phát biểu rằng hội nghị sẽ giúp
quảng bá Phật giáo và Lâm Tì Ni.
(eKantipur – November 15, 2014)
_files/image030.jpg)
Tổng thống Ram Baram Yadav của Nepal
Photo: eKantipur
ÚC ĐẠI LỢI: Vị lãnh đạo dòng truyền thừa Tsalpa Kagyu giảng
pháp tại Melbourne (Victoria)
Hòa thượng Shang Longrik Gyatso đã có các buổi giảng pháp và
dạy giáo lý vào trung tuần tháng 11 tại Chùa Quang Minh, một
trung tâm phục vụ cộng đồng Phật giáo Việt Nam và là trụ sở
của Liên Hội Phật giáo Việt Nam của bang Victoria.
Hòa thượng Shang đã giảng dạy Phật giáo cho hàng chục nghìn
học viên thuộc mọi cấp độ trên khắp thế giới trong hơn 30
năm qua.
Ông là vị minh sư trong 2 thiền phái Trung Hoa; là trưởng
dòng truyền thừa Tsalpa Kagyu của Phật giáo Tây Tạng và được
công nhận là hóa thân của người sáng lập dòng này hồi thế kỷ
thứ 13. Trong những bài giảng của mình, Hòa thượng dựa trên
trí huệ của tất cả các trường phái Phật giáo và còn từ kiến
thức bách khoa của bản thân về triết học Trung Hoa, bao gồm
cả Đạo giáo, khí công và y học cổ truyền Trung Hoa.
Các buổi pháp giảng này được tổ chức từ ngày 14-11 bởi một
nhóm các học viên nước ngoài của Hòa thượng ở Đài Loan với
mong muốn cung cấp cho đồng đạo người Úc cơ hội trải nghiệm
trực tiếp trí huệ sâu sắc của ông.
(Buddhist Door – November 17, 2014)
_files/image032.jpg)
_files/image034.jpg)
Quang cảnh một buổi pháp giảng của Hòa thượng Shang tại Chùa
Quang Minh, Melbourne (Úc)
Photo: Andrew J. Williams
Ý ĐẠI LỢI: Hội nghị thượng đỉnh của những người đoạt giải
Nobel hòa bình chuyển đến La Mã
Các nhà tổ chức cho biết Hội nghị thượng đỉnh của những
người đoạt giải Nobel hòa bình dự kiến tổ chức tại Cape
Town, Nam Phi, đã được chuyển đến La Mã sau khi chính phủ
Nam Phi không cấp visa cho Đức Đạt lai Lạt ma.
Nay hội nghị sẽ diễn ra tại thành phố La Mã của Ý từ ngày 12
đến 14-12-2014, ban thư ký của hội nghị công bố. Sự kiện này
bị “treo” vào tháng 9 “sau khi chính phủ Nam Phi (do xây
dựng quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung quốc) đã từ chối
cấp visa cho Đức Đạt lai Lạt ma, người từng mong muốn tham
dự hội nghị hòa bình thế giới này tại Cape Town”.
Lẽ ra đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh của những người đoạt
giải Nobel hòa bình được tổ chức lần đầu tiên tại châu Phi.
La Mã là nơi hội nghị này khởi thủy được hình thành và là
nơi đã đăng cai tổ chức 8 kỳ hội nghị đầu tiên của những
người đoạt giải Nobel hòa bình. Sau đó là các kỳ hội nghị
diễn ra tại Paris, Berlin, Hiroshima, Chicago và Warsaw.
Hội nghị thượng đỉnh của tháng tới ở La Mã sẽ kỷ niệm năm
thứ 20 của việc kết thúc sự phân biệt chủng tộc tại Nam Phi
và của di sản của cố tổng thống Nelson Mandela – cũng là một
người đoạt giải Nobel hòa bình.
(AFC – November 17, 2014)
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và Đức Đạt lai Lạt ma,
hai trong số những người đoạt giải Nobel hòa bình
Photos: Wikipedia & AFC
HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng Quốc gia trưng bày bức tranh Phật
giáo quý hiếm cao 13 mét 17
Cuộc triển lãm “Tranh Cuộn Treo của Phật giáo tại Chùa
Gaeamsa” đang diễn ra của Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc,
với chủ điểm là bức tranh cuộn Phật giáo lớn quý giá, là một
cuộc trưng bày hiếm có đem đến sự giới thiệu tốt đẹp về nghi
lễ Phật giáo trong nước.
Mượn từ Chùa Gaeamsa ở Buan thuộc tỉnh Nam Jeolla, bức tranh
có chiều cao chót vót 13.17 m này được vẽ vào năm 1749 trong
triều đại Joseon (1392-1910). Được xếp hạng Bảo vật quốc gia
số 1269, đây là một trong những tranh “gwaebul” (tranh cuộn
treo) lớn nhất tại Hàn quốc.
Bảo tàng cho biết: Loại tranh gwaebul được dùng cho nghi lễ
Phật giáo ngoài trời. Và bức tranh này, theo ghi chép lịch
sử, đã được vẽ bởi 13 họa sĩ, với vật liệu do 191 cư sĩ và
59 tăng sĩ cung cấp. Theo tài liệu còn lưu lại tại Chùa
Gaeamsa thì tranh này đã được dùng không chỉ cho các nghi lễ
Phật giáo mà còn cho các nghi lễ cầu mưa trong thời kỳ hạn
hán.
Triển lãm kéo dài cho đến ngày 26-4-2015.
(tipitaka.net – November 20, 2014)
_files/image040.jpg)
Tranh Gwaebul cao 13.17 mét của Phật giáo Hàn quốc đang được
triển lãm tại Viện Bảo tàng Quốc gia ở Seoul
Photo: Baek Byung-yeul
ẤN ĐỘ: Liên hoan phim ‘Nội Đạo’ có chủ đề về văn hóa, lịch
sử và nghệ thuật Phật giáo
Bước vào năm thứ 3 của mình, “Nội Đạo’, được tổ chức bởi
Mạng lưới Quảng bá Điện ảnh Á châu (NETPAC) giới thiệu triết
học và mỹ học Phật giáo thông qua các loại hình sáng tạo
khác nhau – chiếu phim, triển lãm, trại nghệ thuật, vẽ tranh
và trình diễn âm nhạc.
Mục tiêu của lễ hội 4 ngày này, một sự kiện hàng năm từ ngày
21 đến 24 tháng 11, là để phát huy sự hiểu biết và nhận thức
sâu sắc về nghệ thuật và triết lý Phật giáo cùng với những
sự tương tác và tham gia bởi khán giả với các học giả và các
nhà làm phim.
Lễ hội sẽ khai mạc với phần niệm ca của Ni cô hát nổi tiếng
quốc tế Ani Choying Drolma đến từ Nepal, và sẽ kết thúc với
phần trình diễn của chư ni Kung-fu lừng danh từ Ladakh.
Khoảng 16 phim truyện và phim tài liệu sẽ được trình chiếu,
và sẽ có một cuộc triển lãm hội họa và nhiếp ảnh của 20 nghệ
sĩ với các tác phẩm liên quan đến Phật giáo.
(Deccan Herald - November 21, 2014)
MIẾN ĐIỆN: Dân nghèo nhận thực phẩm từ những nhà sư khất
thực
Hlaing Tharyar, Miến Điện – Dưới bóng cây râm giữa trưa, hơn
100 người ngồi trên cỏ hướng mặt nhìn về tu viện Phật giáo ở
gần đó. Khi một nhà sư đi qua cổng với một nồi cơm cà ri lớn,
những trẻ mồ côi, vô gia cư và những người thất nghiệp cùng
xếp hàng với những túi nhựa nhàu nát trên tay.
Các tăng sĩ múc thức ăn được cúng dường vài giờ trước đó
trong lần khất thực lúc bình minh của họ cho những người dân
nghèo này.
Nhiều người trong số đó tại Hlaing Tharyar là nạn nhân của
trận bão Nargis năm 2008 vốn gây thiệt hại lớn về người và
nhà cửa. Do thiếu việc làm và thiếu các mạng lưới an toàn,
rất nhiều người phải sống lang thang.
Mỗi buổi sáng, ngay trước lúc bình minh và một lần nữa liền
sau đó, hơn 50 nhà sư và tiểu tăng từ tu viện Mahar Aung
Myae đi lòng vòng qua những con đường tối tăm, gập ghềnh của
khu vực để nhận thực phẩm cúng dường từ những cư dân đứng
trước khu nhà nhỏ bằng gỗ của họ.
Khi trở về tu viện, chư tăng chân đất này tập hợp phần lớn
những gì họ đã nhận được vào một cái nồi lớn và mang nó ra
cho những người đang chờ bên ngoài cổng chùa.
(Big News Network – November 22, 2014)
_files/image042.jpg)
Tăng sĩ Miến Điện đi khất thực
Photo:AP
NAM HÀN: Chư tăng từ Nam Hàn, Trung quốc và Nhật Bản cầu
nguyện cho hòa bình
Paju, Nam Hàn – Ngày 19-11-2014, trong một buổi lễ tại một
địa điểm ở ngay phía nam của biên giới được vũ trang nghiêm
ngặt của liên-Triều, hàng trăm tu sĩ Phật giáo Nam Hàn,
Trung quốc và Nhật Bản đã cầu nguyện cho hòa bình trên bán
đảo Triều Tiên.
Được tổ chức tại một hội trường của Đài quan sát Dorasan
nhìn ra thị trấn biên giới Kaesong, nơi tọa lạc khu công
nghiệp duy nhất do Nam Hàn điều hành, buổi lễ được tiến hành
bằng 3 ngôn ngữ Hàn, Trung và Nhật.
Sau lễ cầu nguyện, các vị lãnh đạo Phật giáo của 3 nước đã
đưa ra những thông điệp hòa bình của mình.
Vào cuối buổi lễ, những người tham dự đã thông qua một tuyên
bố chung cam kết những nỗ lực để giúp thúc đẩy hòa bình trên
bán đảo và những nơi khác trên thế giới.
Sự kiện này là một phần của hội nghị thường niên lần thứ 17
về giao lưu thiện chí giữa Phật tử từ Nam Hàn, Trung quốc và
Nhật Bản. Hội nghị này đang được tổ chức tại Nam Hàn với
khoảng 350 tu sĩ Phật giáo từ 3 nước nói trên tham dự.
(tipitaka.net – November 23, 2014)
_files/image044.jpg)
Chư tăng tham dự hội nghị Phật tử Nam Hàn, Trung quốc và
Nhật Bản thường niên lần thứ 17 tuần hành vì hòa bình gần
biên giới liên-Triều, vẫy lá cờ tượng trưng cho một Triều
Tiên thống nhất
Photo: Yonhap
TÍCH LAN: Lễ tôn trí Xá lợi Linh thiêng tại Bảo tháp Chiến
thắng
Ngày 24-11-2014, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mahinda
Rajapaksa, một nghi lễ tôn giáo đã được tổ chức để tôn trí
Xá lợi Linh thiêng trong mái vòm hình bán nguyệt của Bảo
tháp Chiến thắng (Sandahiru Stupa) ở thành phố Anuradhapura.
Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của 6,500 hội viên của Đại
Tăng đoàn và hàng nghìn tín đồ trong trang phục màu trắng.
Lễ tụng niệm Pirith kéo dài 7 ngày cũng được tổ chức nơi đây
để chúc phúc việc tôn trí Xá lợi Linh thiêng tại Bảo tháp
Chiến thắng.
Bảo tháp Chiến thắng, cao 285 feet và rộng 255 feet, đang
được xây dựng bởi các thành viên của 3 Lực lượng Vũ trang và
Lực lượng Phòng vệ Dân sự tại thành phố lịch sử Anuradhapura
để ghi công những Anh hùng Chiến tranh đã bảo vệ đất nước
Tích Lan.
(dailynews.lk – November 24)
._files/image046.jpg)
Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa (bên trái) trong nghi
lễ tôn trí Xá lợi tại Bảo tháp Chiến thắng
_files/image048.jpg)
Bảo tháp Chiến thắng ở thành phố Anuradhapura, Tích Lan
Photos: dailynews.lk
NGA: Các tu sĩ Phật giáo Nga phục chế tượng Đại Phật thế kỷ
19
Chita, Nga – Các nhà sư của Viện Đại học Phật giáo Aginsky
thuộc truyền thống Gelukpa Tây Tạng ở vùng Lãnh thổ Ngoại-Balkan
đã bắt đầu phục chế một tượng Đại Phật Di Lặc có niên đại từ
thế kỷ 19, một thứ trưởng bộ văn hóa của vùng này là Tatiana
Zherebtsova cho biết vào ngày 25-11-2014.
Bà nói chính quyền địa phương đã cấp hơn 1.1 triệu usd để
tài trợ cho các công việc phục chế. Chư tăng của Viện Đại
học Aginsky sẽ ráp tất cả những mảnh vỡ còn lại của pho
tượng cao 16 mét này, nguyên thủy do các thợ thủ công Trung
Hoa tạo tác, và sẽ làm ra những phần mới để thay thế cho
những mảnh vỡ bị mất.
Cùng với việc phục chế, chư tăng sẽ thực hiện một nghi lễ
thánh hóa linh thiêng để tạo sức mạnh tinh thần cho pho
tượng. Họ sẽ đặt những vật linh thiêng vào bên trong pho
tượng.
Và sự chú ý đặc biệt sẽ dành cho việc đặt một đoạn linh mộc
- là một thanh gỗ tuyết tùng lớn có khắc kinh cầu nguyện của
Phật giáo - vào chính giữa pho tượng. Theo kinh điển, toàn
bộ nghi lễ thánh hóa không linh nghiệm nếu không có thanh
linh mộc này.
(TASS – November 26, 2014)
_files/image050.jpg)
Tượng Phật Di lặc cao 16 mét đang được phục chế tại viện
Đại học Phật giáo Gelukpa, Nga
Photo:TASS
HOA KỲ: Hội Á châu sẽ triển lãm nghệ thuật Phật giáo Miến
Điện
Hội Á châu ở New York sẽ tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên tại
Tây phương tập trung vào các tác phẩm nghệ thuật từ những bộ
sưu tập ở Miến Điện.
Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 10-2 đến 10-5-2015 tại Bảo tàng
Hội Á châu trên Đại lộ Công viên ở New York.
Các nhà tổ chức nói rằng triển lãm “Nghệ thuật Phật giáo của
Miến Điện” sẽ trưng bày khoảng “70 tác phẩm đẹp mắt” - gồm
các tác phẩm điêu khắc bằng đá, đồng và gỗ, hàng dệt may,
tranh, và các hiện vật nghi lễ bằng sơn mài - từ thế kỷ thứ
5 đến thế kỷ thứ 19, sẽ được mượn từ các Viện Bảo tàng của
Miến Điện cũng như từ các bộ sưu tập công và tư tại Hoa Kỳ.
Bao gồm các hiện vật được chế tác cho chùa chiền, tu viện và
cho việc cúng bài của cá nhân, các tác phẩm nghệ thuật này
sẽ được giới thiệu trong những khung cảnh lịch sử và lễ nghi
của chúng. Nhiều tác phẩm trong số này chưa từng trưng bày
bên ngoài đất nước Miến Điện.
_files/image052.jpg)
Một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo của Miến Điện
Photo: Mizzima