TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 04.2014

Diệu Âm lược dịch

 

CANADA: Lễ Vesak và các Lễ hội Di sản Á châu tại Ṭa Thị chính Ottawa vào ngày 4-5-2014

Qua những nỗ lực và sự hợp tác của các nhóm liên văn hóa khác nhau, Lễ Vesak và các lễ hội Tháng Di sản Á châu sẽ được tham dự rộng răi bởi cộng đồng Ottawa. Các lễ kỷ niệm cũng sẽ có lễ tụng niệm cho Ḥa b́nh Thế giới của Tăng đoàn, tŕnh diễn văn hóa và trưng bày nghệ thuật từ các cộng đồng châu Á đa dạng của Ottawa.

Đây là cơ hội duy nhất cho Ottawa để tham gia vào các lễ hội đa văn hóa của Di sản Á châu và đánh dấu Ngày Đại lễ Phật đản – kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập Niết bàn.

Một nét nổi bật của ngày đặc biệt này là sự trưng bày 7 trong số những tượng đẹp nhất thế giới của Đấng Giác ngộ, Đức Phật, để kỷ niệm thông điệp ḥa b́nh của Ngài.

(Buddhist Door – April 1, 2014)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/67eb5af22a1b79cd6910036c23a056360ffecd95/350/0

Sách giới thiệu về Lễ Vesak và lễ hội Di sản Á châu tại Ottawa

Photo: VesakIn Ottawa.com

 

 

ẤN ĐỘ: Công viên di sản Phật giáo sắp mở cửa nhân dịp lễ Phật đản

Chính quyền bang Andhra Pradesh chuẩn bị mở cửa Công viên Chủ đề Di sản Phật giáo ‘Buddhavanam’, sắp hoàn thành tại Nagarjunasagar, trên đường đến thành phố Amaravati của bang này.

‘Buddhavanam’ được xây trên 279 mẫu đất ở bờ trái Sông Krishna , chia thành 8 phần, với một quảng trường có lối vào tao nhă tạo nên bầu không khí Phật giáo, miêu tả những hoa văn trang trí, những biểu tượng và Pháp Luân của Phật giáo.

35 mẫu đất khác đă được giao cho việc lập một trung tâm Minh sát tuệ và để các tổ chức Phật giáo khác xây dựng tu viện của ḿnh.

Dự án này được đề xuất mở cửa cho công chúng nhân dịp Lễ Phật Đản 2558, nhằm ngày 14-5-2014.

(The Hindu – April 3, 2014)

 

Description: http://i1.ytimg.com/vi/9GPBBO6FECs/maxresdefault.jpg

Công viên Chủ đề Di sản Phật giáo đang xây dựng tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ

Photo: PTI

 

 

THÁI LAN: Sa di duy tŕ truyền thống trong kỳ nghỉ học

Với năm học 2013-2014 của bậc tiểu học Thái, hiện nay có hàng trăm ngh́n thiếu niên trên cả nước dùng thời gian nghỉ học dài giữa 2 năm học để đi tu trong một giai đoạn ngắn, như một sa di, để đạt được một sự hiểu biết giáo lư nhà Phật tốt hơn và sống theo Thập giới.

Là một phần của sự nhập môn tu hành, các sa di được dẫn đi khất thực bởi các tăng sĩ lớn tuổi từ chùa mà các em theo tu học. Cư dân trên các con đường mà các sa di đi qua sẽ được báo trước để bảo đảm việc chuẩn bị đầy đủ vật phẩm cúng dường.

Đi chân trần dọc theo các đường phố và đường quê theo cách của các thầy, các sa di luôn được tiếp đón và mang đến cho người Thái cao tuổi và những gánh nặng thế tục của họ niềm hy vọng và nguồn cảm hứng cho tương lai, cũng như một sự kết nối rơ ràng với một truyền thống lâu đời.

(Tipitaka Network – April 4, 2014)

 

Description: Novice monks are taken out for morning alms collecting rounds as part of their training

Description: Novice monks in Bangkok receive gifts of food as they participate in alms collecting

 

Description: For older Thais the sight of novice monks during the Thai school break is a comforting anchor to  traditions

Các sa di Thái trong một buổi khất thực

Photo: John Le Fevre

 

 

HOA KỲ: ‘Buổi Ḥa nhạc để Nuôi ăn Người đói’ của tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR)

BGR đă kư hợp đồng với Esperanza Spalding, tài năng nhạc jazz hàng đầu, để làm tiêu đề cho ‘Buổi Ḥa nhạc đế Nuôi ăn Người đói’ của tổ chức này, diễn ra vào ngày 24-4-2014 tại thành phố New York.

Spalding là tay bass kiêm ca sĩ đă 3 lần đoạt giải Grammy. Cô sẽ tŕnh diễn cùng người cộng tác lâu năm của ḿnh là nghệ sĩ dương cầm Leonardo Genovese, chung hợp đồng với nhóm tứ tấu nổi tiếng của Kenny Werner.

Tất cả tiền thu được từ Buổi Ḥa nhạc để Nuôi ăn Người đói sẽ hỗ trợ các dự án xóa đói của BGR.

Sứ mệnh của BGR là chống nạn đói kinh niên và suy dinh dưỡng, tài trợ những dự án thúc đẩy cứu đói cho các cộng đồng nghèo trên thế giới.

(Buddha Dharma & buddhistglobalrelief.org – April 4, 2014)

 

Description: Esperanza Spalding

Nghệ sĩ nhạc jazz hàng đầu Esperanza Spalding

Photo: Buddha Dharma

 

 

MĂ LAI: 3.000 người tham dự đại lễ cầu nguyện Phật giáo tại trụ sở Wisma của Hội Người Hoa tại Mă Lai (MCA)

Kuala Lumpur, Mă Lai – Hơn 3.000 người đă tham dự lễ đại lễ cầu nguyện cho máy bay MH370 của Hàng không Mă Lai, do MCA tổ chức tại Wisma MCA tại Kular Lumpur vào ngày 6-4-2014.

Khoảng 20 gia đ́nh người Hoa và 2 gia đ́nh người Mă Lai có người thân đi trên chuyến bay xấu số ấy cũng có mặt tại buổi lễ cầu nguyện.

Lễ do Thượng tọa Jit Heng, chủ tịch Hội Phật giáo Mă Lai, chủ tŕ. Thượng tọa phát biểu rằng sự hỗ trợ trong nhân loại là sức mạnh giúp mọi người đối phó với nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống.

Ông Datuk Seri Tiong Lai, chủ tịch MCA, nói rằng mọi người đều cầu mong cho sự trở về an toàn của tất cả những người trên chiếc MH370 càng sớm càng tốt.

(thestar.com – April 7, 2014)     

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/3b42ab340892a4fc10878538f9e4dd72120c7c68/350/0

Đại lễ cầu nguyện cho chiếc MH370 xấu số

Photo:The Star

 

 

NHẬT BẢN: Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo triển lăm tranh Mèo của Nhật Bản thế kỷ thứ 19

 

Shibuya, Tokyo – Theo phát biểu của Bảo tàng Thư Đạo, Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, và loài mèo cùng đi theo tôn giáo này để bảo vệ kinh sách khỏi loài chuột. Mèo có vai tṛ nổi bật trong văn học cổ điển Nhật Bản, và các họa sĩ Nhật đă rất yêu thích vẽ tranh mèo – nào là mèo đang ngủ trưa, đang ăn, đang đuổi bắt chuột, ếch, bướm v.v.

Những tranh mèo thế kỷ 19 của Nhật hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo ở khu Shibuya, Tokyo, với lời giới thiệu hào hứng cho cuộc triển lăm,“Bảo tàng Nghệ thuật Thư Đạo sẽ đầy mèo!” Triển lăm sẽ kéo dài đến ngày 18-5-2014.

(Japanese-buddhism.com – April 8, 2014)

 

Description: http://a.fastcompany.net/multisite_files/fastcompany/imagecache/inline-large/inline/2014/04/3028692-inline-neko-neko-neko-1.jpg

Một tranh Mèo  của Nhật Bản thế kỷ thứ 19

Photo: Japanese Buddhism in the News

 

 

HOA KỲ: Nhà máy in kinh Phật được mở rộng hoạt động

 

Việc mở rộng các hoạt động in ấn tại Trung tâm Tu tập Ratna Ling (RLRC) ở Hạt Somona, California, đă được sự chấp thuận của chính quyền hạt này, vượt qua được một thách thức đối với việc cho phép của một nhóm cư dân địa phương có tên là Bảo tồn Nông thôn Vùng đồi Duyên hải.

Từ năm 2005, các t́nh nguyện viên của RLRC đă điều hành nhà máy in lớn này để in ấn kinh Phật, vốn được phát miễn phí cho các tu viện Phật giáo Tây Tạng trên khắp châu Á. Những người phụ trách nhà máy in hài ḷng v́ việc in kinh là “một thực hành tôn giáo phụ trợ cho việc tu tập”, trong khi nhóm đối lập cho rằng hoạt động công nghiệp của nhà máy in không phù hợp với vẻ đẹp của địa phương và vi phạm qui hoạch chung của hạt.

Sau khi xem xét và điều trần công khai, Hội đồng Giám sát Hạt Sonoma đứng về phía RLRC trong một cuộc bỏ phiếu với kết quả 3-2.

(Buddha Dharma – April 11, 2014)

 

Description: Volunteers load texts into shipping boxes at Ratna Ling's printing press.

T́nh nguyện viên xếp kinh vào thùng vân chuyển tại nhà máy in Ratna Ling

Photo: Buddha Dharma

 

 

TÂN TÂY LAN: Triển lăm xá lợi tại Whangarei 

Một trong những bộ sưu tập xá lợi linh thiêng nhất thế giới được trưng bày trong cuộc triển lăm tại Thư viện Cổ ở khu Whangarei từ tối ngày 11 đến hết ngày 13-4-2014.

Hàng chục vị lạt ma từ các trung tâm Phật giáo trên khắp đất nước Tân Tây Lan và các nước khác đă có mặt tại Whangarei để chiêm ngưỡng Tour Triển lăm Xá lợi Tâm Từ Ái Di Lặc này.

Whangarei là nơi duy nhất ở Tân Tây Lan tổ chức tour triển lăm này. Toàn bộ xá lợi của bộ sưu tập bao gồm hơn 70 tinh thể, xương và các xá lợi khác của những vị tôn sư có niên đại từ thời Đức Phật cho đến thời các vị đă viên tịch gần đây, trong đó có 8 xá lợi hơn 2.600 năm tuổi từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được mượn từ Đức Đạt lai Lạt ma.

(The Northern Advocate – April 11, 2014)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/e74f89488a6496a5ea3f4dd85c51bd589a9aab05/350/0

Hai vị lạt ma tại Whangarei khiêng một tượng Phật vào Thư viện Cổ để chuẩn bị cho cuộc triển lăm xá lợi--Photo: Linda Laird

 

 

HOA KỲ: Triển lăm các tác phẩm điêu khắc thời kỳ đầu của Phật giáo Trung Hoa 

New York, Hoa Kỳ - Pḥng triển lăm Mỹ thuật Throckmorton tổ chức triển lăm 31 tác phẩm điêu khắc thời kỳ đầu của Phật giáo Trung Hoa.

Trong số này có nhiều tượng bị chôn vùi qua nhiều thế kỷ. Chúng đă được nghiên cứu kỹ bởi các học giả Trung quốc, với h́nh ảnh và phân tích trong một danh mục kèm theo dưới sự hướng dẫn của các Tiến sĩ Qing Chang và Elizabeth Childs-Johnson.

Nhóm tượng thu thập được trong 12 năm qua này cho thấy sự đa dạng của các tác phẩm điêu khắc Trung Hoa từ thời Bắc Ngụy cho đếncác triều Đường và Tống – từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 12. Tất cả các tượng của triển lăm cho thấy sự kiên nhẫn và kỹ năng của các nghệ nhân Trung Hoa, cho phép so sánh sự thay đổi h́nh ảnh của Phật giáo và chư Thần Phật trong văn hóa Trung Hoa.

(WSI - April 11, 2014)

 

Description: Early Chinese Buddhist sculptures

Tượng đầu của một Bồ tát bằng cẩm thạch thời Đông Ngụy/Bắc Tề (năm 535-577)

Description: Early Chinese Buddhist sculpturesDescription: Early Chinese Buddhist sculptures

Ảnh trái: Tượng Phật bằng cẩm thạch thời Bắc Tề (550-577)

Ảnh phải: Tượng Bồ tát bằng cẩm thạch thời Đông Ngụy/Bắc Tề

 

Description: Early Chinese Buddhist sculpturesDescription: Early Chinese Buddhist sculptures

Tượng Phật  cẩm thạch và tượng Bồ tát bằng đá vôi thời Bắc Tề

 

Description: Early Chinese Buddhist sculpturesDescription: Early Chinese Buddhist sculptures

Ảnh trái: Đầu tượng Phật bằng cẩm thạch thời Bắc Tề/ nhà Tùy (550-618)

Ảnh phải: Tượng Bồ tát bằng đá vôi thời Bắc Tề/ Bắc Chu (550-581)

Photos:WSI

 

 

MĂ LAI: Tăng sĩ người Bhutan đứng đầu đội dịch thuật kinh Phật giáo Tây Tạng

 

Kuala Lumpur, Mă Lai – Mang giáo lư thực sự của Đức Phật đến với thế giới bằng cách dịch hơn 231.800 trang kinh từ tiếng Tây Tạng sang Anh ngữ và các ngôn ngữ khác là một dự án trăm-năm cần mẫn.

Dự án này bắt đầu vào tháng 1-2010, liên quan đến 153 dịch giả từ 15 nước, và có tên là ’84.000: Dịch ngôn từ của Đức Phật’.

Người hiện đang chịu trách nhiệm chính của dự án là Sư trưởng Dzongar Khyentse. Ông là một thầy dạy về Phật giáo, là nhà văn và nhà làm phim người Bhutan.

Ông tích cực truyền đạt giáo lư của Đức Phật trên toàn thế giới, bao gồm việc thiết lập các trung tâm đạo pháp và giảng dạy tại trường Đại học Oxford và Bắc Kinh và tại các tổ chức nổi tiếng khác.

(Mahabhodi IP – April 14, 2014)

 

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/kyentse11.JPG

Sư trưởng Dzongar Khyentse

Photo: The Star

 

 

HÀN QUỐC: Bulmo, nghệ sĩ điêu khắc tượng Phật

 

Nhiều nghệ sĩ Triều Tiên đă t́m được nguồn cảm hứng nghệ thuật từ Phật giáo. Trong hơn 1.000 năm, Phật giáo đă thấm nhuần vào cuộc sống hàng ngày của người dân Triều Tiên, và theo đó nghệ thuật Phật giáo hưng vượng trên khắp bán đảo này. Những người khắc tượng Phật được gọi là bulmo, nghĩa đen là ‘mẹ của Phật’. Tên gọi này là do so sánh quá tŕnh vất vả của việc tạo tác một pho tượng Phật với việc một người mẹ sinh con.

Năm nay, nghệ nhân Heo Kil-yang kỷ niệm năm thứ 46 của ḿnh như một bulmo. Dành trọn đời ḿnh cho việc sáng tạo nghệ thuật Phật giáo, ông là một tinh hoa trong nghệ thuật của tôn giáo này.

“Tạo ra một tác phẩm điêu khắc Phật giáo mới đ̣i hỏi rất nhiều nỗ lực trong gần một năm”, ông nói.

Với hơn 1.000 tác phẩm của ḿnh, các tượng của Heo Kil-yang có thể được t́m thấy trên khắp Hàn quốc. Đối với các nhà phê b́nh nghệ thuật, các tác phẩm của Heo Kil-yang không những là một sự hiểu biết sâu sắc về giáo lư Phật giáo mà c̣n là một sở thích nghệ thuật độc đáo.

(Korean Joong Ang Daily – April 15, 2014)

 

Description: https://i0.wp.com/pds.joins.com/jmnet/koreajoongangdaily/_data/photo/2014/04/14203020.jpg

Nghệ nhân Heo Kil-yang và tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ

Description: https://i0.wp.com/pds.joins.com/jmnet/koreajoongangdaily/_data/photo/2014/04/14203030.jpg

Tượng Quán Thế Âm bằng gỗ của Heo Kil-yang

Photos: Korrean Joong  Ang Daily

 

 

ẤN ĐỘ: Hoạt động của tổ chức từ thiện Phật giáo IBM (Hội T́nh Huynh đệ Quốc tế)

 

Tổ chức từ thiện Phật giáo IBM được thành lập tại Dilbrugrah, bang Assam, vào năm 1973.

IBM đề ra nhiều chương tŕnh phúc lợi xă hội cho cộng đồng, nơi có nhiều người sống dưới mức nghèo khổ. Hội này đă cung cấp chỗ ở cho người nghèo, kể cả một loạt các trường học, một trung tâm y tế và một nhà dành cho người già.

IBM cũng thành lập các cơ sở xă hội, tôn giáo và văn hóa cũng như thực hiện nhiều hoạt động Phật giáo và tổ chức các cuộc sinh hoạt, hội thảo v.v.

Hiện nay, IBM là tổ chức từ thiện rất có uy tín và nổi tiếng do tham gia vào các dịch vụ xă hội khác nhau liên quan đến sự phát triển xă hội tại Assam, vốn mang lại lợi ích cho cộng đồng bất kể giai cấp, tôn giáo và văn hóa

(Buddhist Door – April 16, 2014)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/d14b84d16b15eeb86807ec96811cc01b45bc5ae6/350/0

Tín đồ cao niên của cộng đồng Phật giáo đang cầu nguyện tại Lễ Kathina do IBM tổ chức

Photo: Javed Hussain

 

 

TRUNG QUỐC: Chư tăng Thiếu Lâm Tự t́m 10.000 nhà thư pháp để chép kinh

 

Các tăng sĩ Chùa Thiếu Lâm ở Trung quốc đă kêu gọi 10.000 nhà thư pháp đến giúp họ chép kinh Phật bằng tay.

Ngôi chùa này- vốn là nơi sinh của vơ thuật Kung Fu, tọa lạc tại miền trung tỉnh Hà Nam- gần đây đă xây một tàng kinh các lớn để cất giữ kinh Phật. Tàng kinh các cao 6m và có 520 ngăn kéo – có thể chứa 10.000 bản kinh trong 1.000 năm.

Các nhà  sư đă yêu cầu người nộp đơn gửi kèm một mẫu tác phẩm của ḿnh – là Tâm Kinh được viết bằng chữ thường bằng cọ Trung Hoa. Sư Yahzhi, một trong những đại sư của chùa này, nói: “Hoạt động này không những ǵn giữ nền văn học Phật giáo cổ điển mà c̣n giúp mọi người tu thân phù hợp với những học thuyết Phật giáo.”

(Big News Network – April 16, 2014) 

 

 

Description: http://www.shaolin.org.cn/upload/fckeditor/dlwz.jpg

Chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam, Trung quốc

Photo: shaolin.org.cn

 

 

PHÁP: Phật đường mới tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế ở Paris

Là người thành lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế tại Paris vào năm 1988, Thượng tọa Trưởng lăo tăng Chandaratana đă mang kinh Phật đến với những người Pháp quan tâm đến giáo lư. Gần đây ông đă khánh thành một Phật đường mới với sự tham gia của nhiều tăng sĩ hàng đầu đến từ Tích Lan.

Phật đường mới, có sức chứa 100 người, sẽ cung cấp những cơ sở khác nhau dành cho việc giảng pháp, thiền định và những đề tài văn hóa khác.

Thượng tọa Chandaratana phát biểu rằng giảng đường này là thành quả lớn nhất mà ông có được trong 30 năm lưu trú tại Pháp.

Giảng đường 2 tầng nói trên cũng được xem là giảng đường Phật giáo lớn nhất tại châu Âu, do Phật tử di cư từ các nước như Việt Nam, Lào và Cam Bốt cúng dường và được xây xong chỉ trong 8 tháng.   

(Buddhist Door – April 17, 2014)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/1be0cc5d2d7603f5dca9a388f2ffa8c0b9da9ff2/350/0

Phật đường mới tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế ở Paris, Pháp

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/031a80fb741bead1c9af1dd376ccf6278b439037/350/0

Thượng tọa Trưởng lăo tăng Chandaratana và Phật tử

Photos: Priyanka Kurugala

 

 

HÀN QUỐC: Lễ thắp sáng chiếc đèn lồng lớn tại trung tâm Seoul nhân kỷ niệm Phật Đản

Seoul, Hàn quốc – Vào ngày 16-4-2014, một đèn lồng lớn giống với ngôi chùa bằng đá của Chùa Mireuksa đă được thắp sáng tại Quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul để kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sinh năm thứ 2.558.

Sự kiện này được tổ chức để đánh dấu việc thắp sáng chiếc đèn lồng. Sau đó là lời cầu nguyện của Ḥa Thượng Jaseung, người đứng đầu Tông phái Tào Khê của Hàn quốc, và cuộc tuần hành của chư tăng và tín đồ xung quanh chiếc đèn lồng.

Đèn lồng này giống với ngôi chùa đá của Chùa Mireuksa ở Iksan, kinh đô của vương quốc Baekje (18 B.C – 660 A.D), một trong 3 vương quốc thời cổ của Bán đảo Triều Tiên.

Đèn lồng nói trên được làm bằng 500 tờ giấy hanji (giấy dâu tằm thủ công truyền thống) có khổ dài 2m và rộng 77cm. Nó lớn gần bằng 70% kích thước thật của ngôi chùa đá.

(Mahabhodi IP – April 21, 2014)

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/kr-lantern%282%29.jpg

Chư tăng tụng Tâm Kinh trước lễ thắp sáng chiếc đèn lồng lớn vào ngày 16-4-2014 tại Seoul, Hàn quốc

Photo: Jeon Han

 

 

CỘNG H̉A KALMYLKIA: Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Nghiên cứu và Thực hành Phật giáo Kim Cương Thừa tại Elista

Di sản sống của Phật giáo tại Liên bang Nga được tổ chức và học tập tại Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu và Thực hành Phật giáo Kim Cương Thừa lần thứ 4 tại thủ đô Elista của Kalmykia. Với chủ đề ‘Các Truyền thống và Đổi mới”, sự kiện này diễn ra từ ngày 21 đến 26-4-2014, do Hiệp hội Phật tử Nga của Truyền thống Kim Cương Thừa Karma Kagyu và Viện Nghiên cứu Nhân đạo Kalmykian của Viện Khoa học Nga đồng tổ chức.

Những mục tiêu chính của hội nghị là thực hiện đối thoại liên ngành, chia sẻ nghiên cứu về Phật giáo Kim Cương Thừa và sự tương tác của truyền thống này với các truyền thống khác, và cung cấp một mạng lưới kết hợp và hỗ trợ cho học viên và học giả Kim Cương Thừa.

Hội nghị có một danh mục đầy đủ các đề tài cho thảo luận, làm nổi bật sự hiện hữu lâu dài và phong phú của Phật giáo trong Liên bang Nga (một lịch sử Phật giáo xưa nhất châu Âu).

(Buddhistdoor International – April 23, 2014)

 

Description: http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/e27835fdfca2b1a770730a665003545cb917c5d5/350/0

Học viên tại tu viện Phật giáo Trung ương Kalmykia “Geden Sheddup Chol Korling” Photo: Smart News

 

 

NEPAL: Lễ hỏa táng theo Phật giáo cho các nạn nhân vụ tuyết lở

Vào ngày 21-4-2014, các lễ hỏa táng Phật giáo cho 13 hướng dẫn viên leo núi người Sherpa đă được thực hiện tại thủ đô Kathmandu của Nepal. Họ đă bị chết trong một trận lở tuyết trên Núi Everest vào ngày 18-4, trong khi đang chuẩn bị trước cho các nhà leo núi ngoại quốc. Thi thể họ được vận chuyển trong một đám rước danh dự qua các đường phố của Kathmandu, với điểm đến cuối cùng là khu phức hợp tôn giáo chung quanh bảo tháp Swayambhunath. Ba hướng dẫn viên khác phải nhập viện với những vết thương nghiêm trọng, trong khi một cuộc t́m kiếm 3 người khác bị mất tích vẫn đang tiếp tục tiến hành.

Quỹ Hi Mă Lạp Sơn Hoa Kỳ tại San Francisco, C A, đă tạo một Quỹ Gia đ́nh Sherpa, hứa rằng “100% tiền quyên góp sẽ đi trực tiếp để giúp các gia đ́nh của những người quá cố”.

(Shambhala Sun – April 23, 2014)

 

Description: Image: Funeral for victim of Everest avalanche

Hỏa táng tại Kathmandu cho nạn nhân vụ tuyết lở trên Núi Everest

Photo: nbcnews.com

 

 

PAKISTAN: Tổng thống Pakistan phát biểu về việc bảo tồn di sản Gandhara

Tổng thống Pakistan, ông Mamnoon Husain, nói rằng chính phủ nước này rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới Gandhara, không những để thúc đẩy ḥa hợp liên tôn giáo mà c̣n để phát triển ngành du lịch trong nước.

Tổng thống đă nói điều này trong khi tiếp kiến bà Park kyo Soon, Tổng Thư kư Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa Gandhara, khi bà viếng thăm ông vào ngày 14-4-2014 tại Aiwan-e-Sadr (Dinh Tổng thống).

Tổng thống Mamnoon Husain đánh giá cao vai tṛ của bà Park kyo Soon trong việc quảng bá di sản Gandhara và nói rằngPakistan có một di sản khảo cổ học Phật giáo phong phú mà nước này đă hết ḷng ǵn giữ và bảo vệ.

Ông nói sự tồn tại của nhiều thánh địa Phật giáo tại Gandhara, vốn rất linh thiêng đối với Phật tử, là một phần quan trọng của nền văn hóa lịch sử Pakistan.

(buddhistartnews – April 24, 2014)

 

Description: File:Gandhara, bodhisattva assiso, II sec..JPG

Tượng Bồ tát thiền định (Nghệ thuật Phật giáo phong cách Gandhara)

Photo: wikipedia.org

 

 

TÍCH LAN: Tổng thống Tích Lan yêu cầu sử dụng h́nh ảnh của Đức Phật một cách khôn ngoan

Trong một cuộc họp được tổ chức vào ngày 24-4-2014, Tổng thống Rajapaksa đă yêu cầu những người đứng đầu các phương tiện truyền thông phải thông báo với công chúng việc sử dụng h́nh ảnh của Đức Phật một cách khôn ngoan và không dùng h́nh ảnh này trong các hoạt động hàng ngày v́ điều đó có thể là thiếu tôn trọng.

Tích Lan ngày càng trở nên quan tâm hơn đến những ǵ được xem như là một sự xúc phạm đến Phật giáo.

Vào ngày 21-4-2014, ṭa án thành phố Negombo đă trục xuất một phụ nữ Anh, người đă bị cảnh sát Katunayake bắt v́ phô bày một h́nh xăm Đức Phật ngồi trên ṭa sen trên cánh tay phải của cô này khi cô đến từ Mumbai, Ấn Độ.

Tháng 3 năm ngoái, Tích Lan đă ngăn cấm một du khách Anh khác vào quốc đảo này v́ trên cánh tay người ấy có h́nh xăm Đức Phật.

(Sri Lanka News – April 24, 2014)

 

Description: https://i0.wp.com/www.standard.co.uk/incoming/article9275410.ece/alternates/w620/Tattoo.jpg

Nữ du khách Anh bị Tích Lan trục xuất v́ có h́nh xăm  Đức Phật trên cánh tay

Photo: London Evening Standard

 

 

NEPAL: Chương tŕnh Nghiên cứu Phật giáo với Ngôn ngữ Hi Mă Lạp Sơn

Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại Viện Rangjung Yeshe (ở Boudhanath, Kathmandu) cung cấp một chương tŕnh 4-năm về Nghiên cứu Phật giáo với Ngôn ngữ Hi Mă Lạp Sơn, dẫn đến bằng Cử nhân.

Các khóa trong chương tŕnh cử nhân thuộc 2 lĩnh vực nghiên cứu chính: Triết học, Lịch sử và Văn hóa Phật giáo, và Ngôn ngữ Hi Mă Lạp Sơn. Đối với bằng Cử nhân, khoảng 2/3 của các khóa này liên quan đến triết học Phật giáo, trong khi 1/3 c̣n lại là các khóa học bằng các ngôn ngữ vùng Hi Mă Lạp Sơn như là Tây Tạng, tiếng Phạn và Nepal. Sinh viên có thể chọn lựa để nhấn mạnh triết học qua ngôn ngữ hoặc ngược lại.

Vào cuối chương tŕnh cử nhân, những sinh viên thành công sẽ phát triển một kiến thức rộng về truyền thống Phật giáo Ấn-Tạng và về sự phát triển lịch sử và triết học của nó, và đạt được một kiến thức sâu sắc về sự tiếp cận của Tây Tạng với nghiên cứu triết học Phật giáo.

(Buddha Dharma – April 27, 2014)

 

Description: Rangjung Yeshe Institute

Biểu trưng của Viện Rangjung Yeshe

Photo: RYI

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 06/15/14