TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 6.2010
BẮC TRIỀU TIÊN: Kiến trúc đối xứng của Đền Kwangbop tại B́nh Nhưỡng
Kwangbop ở vùng Taesong là một trong nhiều ngôi đền được xây tại khu vực B́nh Nhưỡng vào thời Vua Kwanggaetho (374 - 412).
Đền Kwangbop được xây lại vào năm 1727, và vào năm 1952 nó bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Sau đó, đền được tái thiết vào năm 1990.
Đền Kwangbop bao gồm Cổng Haethal, Cổng Chonwang, chánh điện Taeung, hai tu viện Phật giáo ở phía đông và tây, một ngôi chùa h́nh bát giác có 5 tầng. Các công tŕnh này có vị trí đối xứng nhau, với ngôi chùa là trục. Hệ thống của việc xây các toà viện bao quanh một ngôi chùa là một phương pháp phổ biến vào triều đại Koguryo (năm 277 trước Công nguyên đến 668 sau Công nguyên).
Chánh điện Taeung là một toà nhà nguy nga có mái hồi, bên trong có 3 pho tượng Phật và một tranh Phật treo tường.
Trên Cổng Haethal có h́nh ảnh những đứa bé cưỡi voi và sư tử, c̣n trên Cổng Chonwang có các tác phẩm điêu khắc 4 vị Hộ Pháp của Phật giáo.
Đền Kwangbop là một di sản văn hoá quư giá, chứng minh cho nền kiến trúc phát triển của người Triều Tiên thời ấy. Nó là một tài liệu có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hoá Triều tiên, bao gồm triều đại Koguryo.
(UrbanDharma - June 4, 2010)
Đền Kwangbop ở B́nh Nhưỡng, Bắc Triều Tiên - Photo: Naenera
TRUNG QUỐC: Chư tăng tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân động đất Ngọc Thụ
Sáng ngày 02-6, chư tăng trên khắp Trung quốc đă tụng kinh cầu nguyện cho nạn nhân của trận động đất tại tỉnh Thanh Hải - xảy ra vào ngày 14-4 - đúng 49 ngày sau khi họ chết, mà theo tín ngưỡng Phật giáo là đánh dấu ngày khởi đầu của sự đầu thai.
Hội Phật giáo Trung quốc (BAC) cho biết tất cả các đền thờ quan trọng của 3 tông phái Phật giáo chính tại Trung quốc đă tổ chức lễ cầu nguyện cho khoảng 2.700 nạn nhân bị chết trong trận động đất tại huyện Ngọc Thụ.
Khoảng 1.000 tăng sĩ Phật giáo Đại Thừa đă tham dự lễ cầu nguyện tại đền Guangji ở Bắc Kinh do chủ tịch BAC là Chuanyin chủ tŕ. Cùng lúc đó, phó chủ tịch hội là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 chủ tŕ một lễ cầu nguyện khác tại Đền Lạt Ma - một ngôi đền Phật giáo Tây Tạng quan trọng tại Bắc Kinh.
Ở tỉnh Vân Nam, chư tăng Phật giáo Tiểu Thừa đă tập trung tại Đền Zongfo để cầu nguyện.
Các ngôi đền quan trọng khác tại Sơn Tây, Chiết Giang, Thượng Hải và Lhasa cũng đồng thời tổ chức lễ cầu nguyện.
Chư tăng cầu siêu cho các nạn nhân và cầu nguyện cho những người sống sót vượt qua những khó khăn do thảm hoạ gây ra.
Xuecheng, phó chủ tịch kiêm tổng thư kư BAC, đă chủ tŕ lễ cầu nguyện tại Tu viện chính Gyegu ở huyện Ngọc Thụ. Ông đă trao cho các nhà sư địa phương 2,3 triệu Nhân dân tệ do BAC quyên được vào ngày 16-4.
Theo Cục Tôn giáo Nhà nước, đến ngày 01-6 đă có được khoảng 94,52 triệu tệ từ các đợt quyên góp thuộc tôn giáo - trong đó có 70,45 triệu tệ do Phật tử đóng góp.
(Tân Hoa Xă - June 2, 2010)
MÔNG CỔ: Lễ phong thánh Núi Thiêng Burkhan Khaldun
Vào ngày 31-5-2010, lễ phong thánh của Nhà nước Mông Cổ đă diễn ra tại Núi Burkhan Khaldun, một ngọn núi thiêng tại Khentil Aimag. Từ nhiều thế kỷ nay, Núi Thiêng Burkhan Khaldun rất được nhân dân Mông Cổ tôn kính.
Núi có độ cao 2361,5 mét trên mực nước biển, là một nơi thờ phụng kể từ thời của Bodonchar, tổ phụ của bộ lạc Khiad Borjigon. Đến thời Thành Cát Tư Hăn, núi này được Nhà nước phong thánh. Về sau, nghi lễ này được phục hồi vào năm 1995, và theo sắc lệnh của tổng thống Mông Cổ, Lễ Tôn Kính núi Burkhan Khaldun diễn ra 4 năm một lần.
Năm nay, Tổng thống Elbegdorj và nhiều chính khách quan trọng, cùng các vị lạt ma Phật giáo của Tu viện Gandan (một trung tâm của Phật giáo Mông Cổ) và các tu viện tại Khentil aimag đă tham dự buổi lễ này.
Các luật lệ và nghi thức sùng bái ngọn núi thiêng theo truyền thống đă được cử hành long trọng. Tổng thống Elbegdorj kêu gọi công chúng tiếp tục bảo tồn giá trị thiên nhiên và văn hoá vô song này. Ông cho rằng điều quan trọng là cần chọn một nhóm chuyên gia và khoa học gia để theo đuổi việc đăng kư ngọn núi này vào kho tàng di sản thế giới.
(The UB post - June 4, 2010)
HOA KỲ: Lễ hội Obon 2010 trên đảo Kauai
Hawaii, Hoa Kỳ - Lễ hội Obon trên đảo Kauai bắt đầu vào đêm 04-6-2010. Đây là truyền thống tôn vinh tổ tiên của các Phật tử qua các điệu múa nghi lễ (bon) và nhịp trống.
Obon (lễ hội đèn lồng) là một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Nhật, dựa theo tín ngưỡng Phật giáo cho rằng hồn của tổ tiên họ đoàn tụ với gia đ́nh thông qua lời cầu nguyện, việc cúng dường thực phẩm và các điệu múa trong suốt mùa Obon.
Nguyên thuỷ tại Nhật Bản th́ lễ Obon kéo dài một tuần. Nhưng tại Hawaii, lễ này trở thành một sự kiện của suốt mùa hè, do nó là di sản văn hoá Nhật Bản rất thịnh hành.
Hàng trăm đèn lồng màu hồng thắp sáng khuôn viên ngôi đền Nhật Bản Soto Zen Zenshuji tại Hanapepe. Ở giữa sân là một tháp yaguro dành cho chủ lễ và nhóm đạo ca, xung quanh họ là hoa và những người chơi trống taiko. Lễ cầu kinh mở đầu bằng tiếng Anh và tiếng Nhật hướng về tổ tiên trong một khoảnh khắc an b́nh trang trọng.
Đa số những người múa là cư dân đảo gốc Nhật, cùng các gia đ́nh và du khách muốn t́m hiểu và học múa điệu múa dân gian (bon odori) này. Các phụ nữ mặc áo kimono và mang dép gỗ geta truyền thống, duyên dáng múa theo tiếng trống gơ nhịp và tiếng sáo êm dịu.
Đến ngày 14-8 các điệu múa sẽ ngưng, và vào ngày 15-5 mọi người sẽ kết thúc lễ hội khi họ thắp sáng các đèn lồng bằng giấy và thả trôi ra biển, tiễn đưa linh hồn tổ tiên đă ở với họ trong suốt lễ Obon.
(Hawaii Islands Travel Examiner - June 5, 2010)
Lễ Obon tại đảo Kauai, Hawaii - Photo: Hawaii Islands Travel Examiner
TÍCH LAN: Trường Nữ Phật tử tại Colombo kỷ niệm 56 năm Ngày của Người Sáng lập
Colombo, Tích Lan - Là một trong những trường hàng đầu được chính phủ công nhận, Trường Nữ Phật tử (BLC) kỷ niệm 56 năm đánh dấu Ngày của Người Sáng lập, đồng thời tập trung vào các nhu cầu giáo dục của thế hệ mới.
BLC đă được sáng lập bởi nhà giáo dục học và luật sư Mohandas De Mel nổi tiếng của Tích Lan. Ông đă cố gắng duy tŕ truyền thống gia đ́nh của việc ghi nhớ triết lư Phật giáo thông qua giáo dục.
Tại Colombo thời đó, Phật tử người Sinhala có nhu cầu cho con gái của họ ăn học ở kư túc xá. Và ông Mohandas đă lập ra kế hoạch tương lai cho Trường Nữ Phật tử. Trường này được khánh thành vào ngày 20-5-1954, là trường tư thục Phật giáo duy nhất thời ấy có hiệu trưởng là Phật tử.
Ban đầu trường có 300 học sinh và một đội ngũ giảng dạy với mục tiêu là xây dựng một quốc gia của những công dân có học thức, có nhận thức công dân. Trường đă thành công trong việc đào tạo các thế hệ học sinh để phục vụ cho mọi ngành trong xă hội.
Trường Nữ Phật tử đáp ứng được cho tất cả các cộng đồng. Hiện nay trường có 800 học sinh - từ mẫu giáo Montessori, tiểu học cho đến lớp 13, học theo giáo tŕnh của Bộ Giáo dục Tích Lan.
(The Sunday Times - June 6, 2010)
Trường Nữ Phật tử tại Colombo, Tích Lan - Photo: The Sunday Times
TRUNG QUỐC: Chính quyền thành phố Bắc Kinh tổ chức buổi diễn vũ kịch tôn giáo
Bắc Kinh, Trung quốc - Ngày 10-6, chính quyền thành phố Bắc Kinh đă tổ chức buổi tŕnh diễn vở vũ kịch "Vũ trụ" tại Đại Lễ đường Nhân Dân. Vũ kịch gồm các chủ đề như Niết bàn, nghiệp và tái sanh. Đây là dấu hiệu mạnh mẽ của giới lănh đạo Trung quốc trong việc mở rộng về vấn đề tôn giáo sau nhiều năm cải cách kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung quốc nói rằng buổi tŕnh diễn này mang đến "một vũ trụ quan đông phương" về những khía cạnh của cuộc sống trần gian và những bậc thiên tôn trên thượng giới. Ch́nh quyền thành phố Bắc Kinh mô tả vũ kịch này như một cuộc t́m kiếm của con người để "lĩnh hội được tinh hoa của Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo".
Sự kiện vũ kịch "Vũ trụ" được tŕnh diễn tại Đại Lễ đường Nhân Dân - là nơi dành cho những cái tên nổi tiếng nhất Trung quốc về biên đạo, múa, nhạc và kỹ thuật sân khấu - cho thấy sự hợp tác chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung quốc ở các cấp độ khác nhau.
(TNN - June 11, 2010)
NHẬT BẢN: Di tích Phật giáo qua nền văn hoá vơ sĩ đạo tại thành phố Kamakura
Toạ lạc tại Quận Kanagawa, thành phố cổ Kamakura thường được gọi là "tiểu Kyoto". Nhưng sự khác nhau giữa 2 cố đô này là ở điểm Kamakura được xây bởi các chiến binh vơ sĩ đạo, chứ không phải bởi triều đ́nh.
Lịch sử của Kamakura trong vai tṛ một cố đô có từ năm 1192, khi Minamoto no Yoritomo (1147 - 1199) lập ra mạc phủ Kamakura - chính quyền vơ sĩ đạo đầu tiên.
Thành phố Kamakura không theo quy hoạch như Kyoto, mà được điểm tô với những đền chùa dựa vào 3 mặt của một dăy núi đồi và hướng ra biển.
Trong số này có những di tích Phật giáo tiêu biểu cho tinh hoa của nền văn hoá vơ sĩ đạo như:
- Tượng Đại Phật cao 13,35 mét tại đền Kotokuin, là một bảo vật quốc gia, được hoàn thành cách đây khoảng 750 năm.
- Chùa Kenchoji, khánh thành vào giữa thế kỷ 13, nổi tiếng là ngôi trường đầu tiên dành cho Thiền tông Nhật Bản. Tất cả công tŕnh kiến trúc ở đây đều làm bằng gỗ, được bố trí thành một hàng trông thật tôn nghiêm.
(asahi.com - June 11, 2010)
Tượng Phật Lớn tại Kamakura, Nhật Bản - Photo: Hiroyuki Omori
Một trong các cổng của Chùa Kenchoji ở Kamakura, Nhật Bản - Photo: Wikipedia
ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thăm Nhật Bản một tuần
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 12-6, một phát ngôn viên của chính phủ Tây Tạng lưu vong nói rằng: Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lănh dạo tinh thần Tây Tạng, sẽ sang Nhật trong một tuần vào tháng này. Ngài sẽ viếng nhiều đền chùa và thuyết pháp.
Các nhà sư của chùa Zenkoji, một ngôi chùa nổi tiếng có từ thế kỷ thứ 7 tại thành phố Nagano, đă mời Đức Đạt Lai Lạt Ma cho một buổi nói chuyện đặc biệt vào ngày 20-6.
Cách đây 2 năm, chùa Zenkoji đă nhận một tượng Phật với những lời cầu nguyện cho hoà b́nh từ Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngài sẽ gặp 2 vị sư trưởng và diễn thuyết trước khoảng 7.000 tăng sĩ và cư dân địa phương của khu vực này.
Chùa Zenkoji được giới truyền thông quốc tế chú ư khi chùa từ chối tổ chức làm chặng chuyển tiếp của Nhật Bản cho ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh vào năm 2008, để phản đối sự đàn áp tôn giáo bị cáo buộc đang diễn ra tại Tây Tạng vào thời gian đó.
(PTI - June 12, 2010)
TRUNG QUỐC: Công bố bảo vật Phật giáo
Nam Kinh, Trung quốc - Vào lúc 9 giờ sáng ngày 12-6-2010, tại đền Qixia ở Nam Kinh, Giang Tô, các nhà sư và kháo cổ học đă công bố một trong những xá lợi linh thiêng nhất của Đức Phật Thích Ca: Đây là xá lợi tương truyền là phần xương sọ của Đức Phật, được mang ra từ một ḥm nhỏ bằng vàng nằm trong một ḥm bằng bạc. Nghi lễ này được hàng triệu người theo dơi trực tiếp trên TV.
Ngoài xá lợi của Đức Phật Thích Ca, 10 xá lợi của các vị phật khác cũng đă được t́m thấy trong một ḥm nhỏ bằng vàng và bạc khác.
Các xá lợi sẽ được trưng bày cho công chúng chiêm bái trong một tháng.
Để bảo đảm an toàn cho các bảo vật này, nghi lễ đă được tổ chức với sự an ninh nghiêm ngặt; nhiệt độ trong nhà được duy tŕ ở 20 độ C và độ ẩm từ 55 đến 60%.
Tương truyền phần xương sọ của Đức Phật Thích Ca đă được thu hồi từ tro hoả táng, được lưu giữ trong một tiểu Phật tự gọi là Chùa của A Dục Vương. Cách đây 2 năm, nó đă được khai quật trong một cung điện dưới đất, được xây vào năm 1011 tại Đền Changgan xưa kia ở Nam Kinh.
Theo tài liệu về Phật giáo thời nhà Đường (618 - 907 sau Công nguyên) th́ Trung Hoa có 19 chùa A Dục Vương có lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca. Đến nay, đă có 7 trong số đó được t́m thấy tại đất nước này.
(China Daily - June 14, 2010)
Chùa nhỏ của A Dục Vương đựng xá lợi của Đức Phật Thích Ca - Photo: Hanhua/Xinhua
NEPAL: Tái tạo di tích Phật giáo cổ nhất tại Nepal
Lần đầu tiên trong 90 năm và là lần thứ 15 trong gần 1.500 năm, Bảo tháp Swayambhunath (Vô Sư Giả Thế Tôn) - di sản thế giới tại Thung lũng Kathmandu - đă được tái tạo xong vào tháng trước. Và đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Đây là di tích Phật giáo cổ nhất của Nepal, đă được 70 nghệ nhân tay nghề cao của đất nước này tái tạo trong hai năm làm việc không biết mệt mỏi. V́ những người có liên quan đến lần phục hồi trước đây không ai c̣n sống, nên công việc thật khó khăn do cần phải chú ư kỹ từng chi tiết. Tuy vậy, khối lượng lớn của công tŕnh dựa theo tư liệu từ những lần tu sửa trước đó đă giúp ích rất nhiều.
Giám đốc dự án là Tsering Palmo Gellek nói, "Không giống như việc xây một tượng đài mới, chúng tôi đă không tuỳ tiện sáng tạo. Mục đích của chúng tôi là khôi phục Swayambhunath trở lại với danh tiếng ban đầu của nó".
Giống như việc giải một tṛ chơi lắp h́nh lớn - trên 30.000 mảnh đă được lấy đi, sửa chữa, rửa sạch và đặt lại đúng vị trí cũ, với hơn 100.000 đinh được sử dụng. Tất cả các tấm kim loại đều được phủ một lớp vàng tinh khiết, tiêu tốn 20 kư vàng - là một trong những công tŕnh phục hồi bằng vàng lớn nhất.
Dự án được tài trợ bởi Trung tâm Thiền định Nyingma Tây Tạng tại California, Hoa Kỳ, khởi động vào tháng 6-2008 và hoàn thành vào Lễ Phật Đản tháng trước.
(Hindustan Times - June 14, 2010)
ÚC Đại Lợi: Trường đại học Phật giáo tại Unanderra
Khi trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi mở cửa tại Unanderra, trí huệ tâm linh sẽ được hợp nhất với các nghiên cứu về kế toán và thương mại.
Những người ủng hộ khu đại học tại Unanderra (ngoại ô thành phố Wollongong, bang New South Wales) do Chùa Nam Thiên đề xuất đă tiết lộ các chi tiết về chương tŕnh học thuật độc đáo nói trên, khi họ cố gắng thu 30 triệu đô la cần thiết để xây dựng giai đoạn đầu của học viện đang khởi công này.
Hội đồng Thành phố Wollongong đă phê duyệt công tŕnh ban đầu, gồm một chiếc cầu dài 200 mét cho người đi bộ - để nối khu đại học với ngôi chùa, cũng như một nhà bảo tàng, pḥng triển lăm, quán ăn, tiệm bán quà tặng, các khu giảng dạy và các toà nhà hành chính.
Công việc này dự kiến hoàn thành vào tháng 01 năm 2013.
Chương tŕnh sau đại học của trường có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 3 năm 2011 tại địa điểm hiện có, đào tạo Thạc sĩ về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng.
Các môn học sẽ gồm có Phật giáo và phân tâm học, Phật giáo và xă hội hiện đại - với trọng tâm hướng về các vấn đề đương đại.
Học viện hy vọng sẽ thu hút được 3.000 sinh viên, và mở rộng các chương tŕnh sau đại học về kinh doanh, nghiên cứu môi trường, giáo dục trong đời sống và phục vụ cộng đồng.
Ni sư Miêu Tú của chùa Nam Thiên nói rằng sinh viên sẽ học tập để mang những khái niệm tâm linh huyền bí vào cuộc sống hàng ngày của họ. Bà nói, "Trường đại học này không chỉ dành cho Nam Thiên, mà là cho toàn nước Úc".
(UrbanDharma - June 17, 2010)
Trường đại học Phật giáo tại Unanderra, Úc Đại Lợi - Photo: Nicole Hasham
CAM BỐT: Tàu Mercy của Hoa Kỳ đảm nhận việc trao trả cổ vật cho Cam Bốt
Ngày 17-6, tàu bệnh viện Mercy đă trao trả 7 tác phẩm điêu khắc có từ thời Angkor vĩ đại, vốn bị lấy trộm khỏi Cam Bốt.
Trong buổi bàn giao tại cảng Sihanoukville, các nhà sư Phật giáo Cam Bốt đă làm lễ cúng các cổ vật này.
Đây là các tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch, được các viên chức ngành Di trú và Hải quan Hoa Kỳ thu hồi trong một cuộc bố ráp tại Los Angeles vào năm 2008. Chúng được tàu Mercy chở đến Cam Bốt vào ngày 15-6, nhân dịp tàu thực hiện nhiệm vụ nhân đạo là chăm sóc y tế miễn phí cho người dân Cam Bốt trong 13 ngày.
Trong số các cổ vật này có 2 đầu Phật, 1 phù điêu thấp và 1 chân đế chạm khắc thuộc thời kỳ 1.000 đến 1.500 năm sau Công nguyên.
Cam Bốt và Hoa Kỳ đă kư thoả thuận bảo vệ di sản văn hoá Cam Bốt vào năm 2003.
Vào năm 2007, chính phủ Hoa Kỳ đă trao trả 1 tác phẩm điêu khắc apsara (vũ công tuyệt trần) bằng đá sa thạch, có từ thế kỷ thứ 12 cho Cam Bốt.
(The Associated Press - June 18, 2010)
TÍCH LAN: Tăng sĩ tại Colombo sẽ học tiếng Tamil
Colombo, Tích Lan - Tăng sĩ Tích Lan tại Colombo có kế hoạch học tiếng Tamil để tạo được sự hoà hợp lớn hơn, và hàn gắn oán thù cũ kéo dài nhiều thập niên giữa người Sihanla chiếm đa số và cộng đồng ngựi Hindu thiểu số tại đất nước này.
Hội nghị Phật giáo Toàn Tích Lan (ACBC) đă t́m quỹ từ chính phủ Tích Lan để bắt đầu những lớp học cho các tăng sĩ, để tạo sự hoà hợp lớn hơn trong hai cộng đồng này.
ACBC sẽ khởi động chương tŕnh để xây dựng sự hoà thuận giữa các nhóm sắc tộc và truyền bá Phật pháp cho người Hindu nói tiếng Tamil. Việc này cũng sẽ giúp phục hồi các tự viện Phật giáo bị bỏ hoang tại miền Bắc và Đông.
Khoá học đầu tiên bắt đầu tại Colombo vào tháng này.
Đồng thời, một phái đoàn gồm các nhà lănh đạo tôn giáo đến từ Ấn Độ đă cùng Hội Đại Bồ đề Tích Lan tham gia một hội nghị trong 2 ngày về Hợp tác Liên tôn giáo.
Đối thoại tập trung vào việc t́m ra những phương cách để thúc đẩy hơn nữa sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng Sinhala đa số và Tamil thiểu số, khôi phục các đền thờ Hindu tại Tích Lan, tạo nên sự hoà thuận và thông hiểu giữa hai cộng đồng Phật giáo và Hindu.
(Express India - June 21, 2010)
NEPAL: Khánh thành một Nhà Nghỉ dành cho Người Hành hương (Dharmashala) mới
Ngày 20-6, tại thánh địa Muktinath ở huyện Mustang, Đại sứ Ấn Độ ở Nepal là Rakesh Sood đă khánh thành một nhà nghỉ mới xây dành cho người hành hương.
Đại sứ quán Ấn Độ thông báo với báo giới rằng nhà nghỉ này được xây với sự tài trợ 30 triệu Rupee của Ấn Độ. Muktinath là một địa điểm quan trọng đối với tín đồ của nhiều tôn giáo, kể cả đạo Hindu và đạo Phật, và hàng ngày thu hút rất đông du khách và người hành hương.
Thông báo nói rằng: Để cung cấp cho người hành hương và khách du lịch chỗ ở thích hợp, các nhà chức trách từ lâu đă nhận thấy cần phải có một nhà nghỉ dành cho người hành hương giá cả phải chăng.
Được quản lư bởi Uỷ ban Phát triển Huyện, cơ sơ hạ tầng này có 44 giường với không gian riêng biệt dành cho tiếp tân, pḥng thiền định, nhà bếp, quán tự phục vụ, pḥng ăn và một nhà của người trực gác.
(The Kathmandu Post - June 21, 2010)
HÀN QUỐC: Lưu trú tại Chùa trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ Hàn quốc
Lưu trú tại Chùa thường được xem là một trải nghiệm độc đáo dành cho người nước ngoài, giúp họ hiểu rơ hơn về Phật giáo Hàn quốc. Nhưng hiện nay dạng tham quan này đang được định h́nh lại.
Giáo phái Jogye của Hội đồng Văn hoá Phật giáo Hàn quốc nói rằng: Năm nay, nhiều chương tŕnh mùa hè đă được chuẩn bị tại hơn 40 chùa trên khắp đất nước để đáp ứng nhu cầu học và thực hành Phật giáo trong giới trẻ Hàn quốc.
Tại một số ngôi chùa có lịch sử hơn 1.000 năm, học viên sẽ có cơ hội t́m hiểu những nghiên cứu Phật giáo cổ xưa, tham gia các nghi lễ tụng kinh và dành thời gian để tự suy nghiệm qua thiền định.
Ngoài những phần thực hành tôn giáo, các chùa sẽ cung cấp nhiều chương tŕnh giáo dục khác nhau bao gồm các lớp tiếng Anh, cưỡi ngựa và bắn cung.
Hội đồng Văn hoá Phật giáo nói rằng: Vài ngày lưu trú tại chùa dưới sự giám sát của những nhà sư đáng kính sẽ không chỉ khai sáng các em về tôn giáo mà c̣n giúp các em t́m được chính ḿnh.
(Arirang News - June 22, 2010)
TÍCH LAN: Liên hoan Phim Phật giáo 2011
Colombo, Tích Lan - Vào ngày 22-6-2010, lễ khai mạc Liên hoan Phim Phật giáo 2011 đă được chính thức tổ chức tại Pḥng Hành chính Tổng thống, dưới sự bảo trợ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa.
Tổng thống đă trao giải thưởng cho các nhà sản xuất phim đến từ Mă Lai, Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Ấn Độ, Gia Nă Đại, Iran, Úc, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ và Pháp.
Phát ngôn viên Chanal Rajapaksa nói, "Mong muốn của chúng tôi là truyền bá Phật giáo đến cộng đồng thế giới qua các phương tiện truyền thông. Một trong những mục đích chính là nói với thế giới về đạo Phật thông qua các phương tiện truyền thông nghe nh́n".
Tiến sĩ khảo cổ học Bisntha Binari đến từ Nepal nói rằng: Kapilawasthu và Lâm T́ Ni là các địa điểm quan trọng nhất tại Nepal, được rất đông Phật tử hành hương từ Tích lan và các nước khác đến viếng hàng năm.
Cùng với lễ khai mạc Liên hoan Phim Phật giáo 2011, lễ trao các giải của Liên hoan Phim Phật giáo Quốc tế 2010 cũng đă được tổ chức.
(ISRIA - June 23, 2010)
HÀN QUỐC: Các tôn giáo thảo luận về t́nh trạng các vụ tự tử tăng mạnh
Seoul, Hàn quốc - Hội đồng Các nhà Lănh đạo Tôn giáo Hàn quốc (KCRL) và Hiệp hội Ngăn ngừa Tự tử của Hàn quốc đă thảo luận trong một diễn đàn chung mang tên Yêu Cuộc sống.
Diễn đàn do Bộ Y Tế và Phúc lợi tài trợ, với mục đích thảo luận những phương cách ngăn ngừa tự tử - do t́nh h́nh các vụ tự tử tại đất nước này tăng mạnh.
Bảy chuyên gia đại diện cho mỗi tôn giáo đă tŕnh bày quan điểm về tự tử đối với giáo lư tương ứng của ḿnh ra sao, và bàn thảo các biện pháp ngăn ngừa nó.
Tất cả đều nói rằng tự tử là trái với giáo lư, và cần có những biện pháp pḥng ngừa tích cực như tăng cường nền giáo dục hiện nay và giúp đỡ về mặt tinh thần cho những người có nguy cơ tự tử.
KCRL đại diện cho Phật giáo, Giáo hội Công giáo, Khổng giáo, Cheondo-gyo, Tin Lành, Viện Phật giáo và Hiệp hội các Tôn giáo Bản địa Hàn quốc.
Theo Cục Cảnh sát Quốc gia Hàn quốc, trong năm 2009 đă có 14.578 vụ tự tử - tăng 18,8 % so với năm 2008.
(UCAN - June 25, 2010)
NEPAL: Gửi ảnh, tượng Phật sang Viện Bảo tàng Phật giáo Quốc tế tại Tích Lan
Kathmandu, Nepal - Chính phủ Nepal đă quyết định gửi các tượng, bản sao và ảnh liên quan đến Đức Phật Tổ sang một Viện Bảo tàng Phật giáo Quốc tế mới thành lập tại Candy, Tích Lan. Candy là nơi lưu giữ an toàn các răng của Đức Phật.
Các quan chức của Bộ Văn hóa Nepal nói rằng chính phủ đang chuẩn bị gửi 2 tượng và 2 tượng bản sao của Đức Phật để trưng bày tại viện bảo tàng này. Mười lăm ảnh Đức Phật được in rọi theo tiêu chuẩn bảo tàng cũng sẽ được gửi sang Tích Lan.
Thư kư tại Bộ Văn hóa Nepal là Modaraj Dotel cho biết một kiện hàng chứa tất cả các ảnh tượng này sẽ được gửi sang Tích Lan qua Bộ Ngoại giao, như Nepal đă cam kết trong một thoả thuận hồi năm ngoái. Viện bảo tàng đă dành cho Nepal, nơi Đức Phật đản sinh, một không gian để trưng bày những hiện vật liên quan đến Đức Phật.
Ngày 25-6-2010, Thủ tướng Nepal, ông Madhav Kumar, đă kiểm tra các hiện vật sẽ được gửi đến Tích Lan tại văn pḥng của ông và chỉ đạo các quan chức sắp xếp để gửi đi an toàn.
(REPUBLICA - June 25, 2010)
ẤN ĐỘ: UNESCO không hài ḷng về hiện trạng của ngôi đền Đại Bồ đề
Patna, Ấn Độ - Tám năm sau khi đền Đại Bồ đề được công bố là một Di tích Di sản Thế giới, tổ chức UNESCO không vui đối với sự quản lư ngôi đền do đă vi phạm các hướng dẫn về an toàn và bảo tŕ.
"UNESCO không hài ḷng về việc các tín đồ tiếp tục đốt thắp nhang đèn gần cây Bồ đề và về công tác bảo tồn tại di tích này", một viên chức quản lư đền Bodh Gaya nói. "UNESCO đă yêu cầu ban quản lư gửi báo cáo về sự an toàn của di tích, và cho biết các hướng dẫn của UNESCO về sự bảo quản có được chấp hành không".
Vài năm trước, UNESCO đă doạ thu hồi danh hiệu Di tích Di sản Thế giới của đền Đại Bồ đề do vi phạm các hướng dẫn về an toàn và bảo tŕ.
Nằm cách Patna khoảng 110km, ngôi đền 1.500 năm tuổi này là đền thờ Phật giáo linh thiêng nhất.
(IANS - June 26, 2010)
NHẬT BẢN: Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp các Phật tử Nam Hàn tại Tokyo
Yokohama, Nhật Bản - Vào chiều ngày 27-6, trên 500 Phật tử Nam Hàn đă được dự buổi nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại hội trường của Đại Khách sạn Liên Lục địa ở Yokohama, Tokyo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng theo truyền thống th́ Triều Tiên và Trung quốc là các nước Phật giáo, và Ngài bày tỏ sự cảm kích của ḿnh về cách người Hàn quốc tham gia nghiêm túc trong việc học nhiều hơn về đạo Phật.
Trong buổi nói chuyện ngắn của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi người Hàn quốc hăy là những Phật tử của thế kỷ 21 bằng cách nắm vững về nền giáo dục khoa học hiện đại cũng như về Phật giáo. Ngài nói,"Giống như các bậc đại sư của trường Đại học Nalanda cổ xưa, các bạn phải học tập và t́m hiểu các văn bản Phật giáo và thực hành giáo lư trong cuộc sống thường nhật".
Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên thính giả hăy trở thành đệ tử của các bậc đại sư Nalanda, những vị đă chứng minh rằng các học viên Phật giáo có thể kết hợp tiếp cận khoa học trong việc nghiên cứu lời dạy của Đức Phật.
(tibetcustom.com - June 28, 2010)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận một sách cuộn đặc biệt từ một nhà sư Hàn quốc tại Yokohama, Nhật Bản - Photo: Tenzin Choejor
Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với khoảng 500 tăng sĩ và tín đồ Hàn quốc tại Yokohama, Nhật Bản - Photo: Tenzin Choejor