TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 12.2010
PAKISTAN:Bảo tồn di sản Gandhara
Islamabad, Pakistan - Ngày 01-12-2010 tại trường Đại học Quaid-e-Azam (QAU) bắt đầu diễn ra 3 ngày hội thảo quốc tế về Di sản Văn hóa Gandhara. Hội thảo được tổ chức bởi Viện Văn minh Á châu Taxila (TIAC) phối hợp với Trung tâm Tài liệu và Bảo tồn thuộc trường Đại học Aachen, Viện Khoa học và Nhân văn Heidelberg (Đức).
Giáo sư Tiến sĩ M Ashraf Khan, Viện trưởng của TIAC, cho biết rằng trong cuộc thăm ḍ khảo cổ của vùng Rawalpindi và Islamabad, các đội đă ghi nhận 300 địa điểm và di tích khảo cổ. Ông nói, "Tôi hy vọng sau hội thảo này, một thông điệp tích cực sẽ được gửi đi khắp thế giới rằng Pakistan là một đất nước mà mọi người đang làm việc để quảng bá và bảo tồn các di sản văn hóa".
Bộ trưởng Bộ văn hóa Liên bang là Pir Aftab Hussain Shah Jilani khai mạc hội thảo và cho biết: Chính phủ đă cam kết quảng bá di sản văn hóa trong nước, và nhiều dự án đang được lên kế hoạch cho động lực này, bao gồm điểm du lịch Gandhara.
Giáo sư Tiến sĩ Masoom Yasinzai, Phó Viện trưởng Danh dự của QAU, nói rằng các thánh địa thuộc Phật giáo được phát hiện trong nước là những minh chứng của di sản Phật giáo phong phú từ khởi thủy thuộc thời A Dục Vương.
(The Express Tribune - December 2, 2010)
Các khu vực bắc Pakistan nổi tiếng với một số di tích Phật giáo cổ xưa nhất vùng - Photo: The Express Tribune
NHẬT BẢN: Khóa lễ "Bando-bushi" tại chùa Higashi Honganji
"Bando-bushi" là khóa lễ tại chùa, theo đó các nhà sư tụng niệm bằng giọng trầm, đồng thời lắc lư mạnh thân ḿnh của họ .
Hiện nay chỉ c̣n phái Shinshu Otani duy tŕ khóa lễ Bando-bushi này, và người ta không biết rơ lịch sử của nó.
Từ ngày 28-11 đến 03-12-2010, tại trụ sở của phái Shinshu Otani ở chùa Higashi Honganji (tọa lạc tại khu Shimogyo ở Kyoto), khóa lễ Bando-bushi đă được tổ chức để kỷ niệm ngày sư tổ Shinran của giáo phái Phật giáo Shinshu viên tịch vào thời Kamakura.
Lúc 10 giờ sáng, khoảng 60 nhà sư ngồi xếp bằng ở phần trước của Tiền sảnh Goeido. Khi vị sư trưởng tụng niệm khai lễ , họ bắt đầu các động tác được lập đi lập lại: cúi đầu xuống gần thảm, lắc lư thân ḿnh rồi ngồi thẳng người lên trông thật mạnh mẽ.
Vào ngày cuối của khóa lễ tưởng niệm (ngày 03-12) để vinh danh sư tổ Shinran, có khoảng 4.500 tín đồ của chùa đă tập trung về Tiền sảnh Goeido để dự lễ.
(Kyoto Shimbun - December 3, 2010)
Các nhà sư trong khóa lễ Bando-bushi - Photo: Kyoto Shimbun
ẤN ĐỘ: Chư tăng cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới trong lễ hội Tam Tạng
Ngày 03-12-2010, chư tăng từ 54 nước đă tập trung tại Tu viện Đại Bồ đề ở huyện Bodhgaya (bang Bihar) để cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới vào dịp lễ hội Tam Tạng.
Thống đốc bang Bihar là Davanand Konwar đă khai mạc lễ hội bằng việc cầu nguyện trong ngôi đền.
Là một phần của các hoạt động lễ hội, chư tăng sẽ tụng bộ kinh Phật giáo Tam Tạng.
Nhà sư Bhante Ashokvansh nói, "Chư tăng từ khoảng 54 nước đă đến đây để cầu nguyện. Kinh Phật giáo Tam Tạng bao gồm trên 18.000 bài giảng và khoảng 84.000 câu chuyện về Đức Phật. Chúng tôi tụng những bài kinh này tại đây và ứng dụng những lời dạy này trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi cũng truyền bá những giáo lư này cho những người khác để đem hoà b́nh và hạnh phúc đến với mọi người."
Lễ hội sẽ tiếp tục trong 10 ngày, cho đến ngày 12-12-2010.
(ANI - December 4, 2010)
HOA KỲ: Tín đồ Ấn giáo chúc mừng Phật tử vào Ngày Giác ngộ (Giác nhựt)
Nevada, Hoa Kỳ - Những người Ấn Độ giáo đă gửi lời chúc mừng sớm đến các cộng đồng Phật tử trên khắp thế giới nhân Ngày Giác ngộ - năm nay nhằm ngày 08-12 Dương lịch - kỷ niệm sự giác ngộ của Đức Phật.
Ngày 05-12, chính khách Ấn Độ giáo nổi tiếng là Rajan Zed đă có thông điệp bày tỏ lời chúc nồng nhiệt nhất nhân Ngày Giác ngộ, chúc cho ḥa b́nh và niềm vui đến với tất cả Phật tử.
Là chủ tịch của Hội Ấn Độ giáo Thế giới, ông Rajan Zed nhấn mạnh rằng tất cả các tôn giáo cần làm việc với nhau v́ một thế giới công bằng và ḥa b́nh. Ông nói thêm rằng đối thoại sẽ mang lại cho chúng ta sự giàu mạnh chung.
Phật giáo là tôn giáo lớn thứ tư thế giới, c̣n Ấn Độ giáo là tôn giáo cổ xưa nhất và lớn thứ ba trên thế giới.
(India Vision - December 5, 2010)
ẤN ĐỘ: Ḍng Truyền thừa Karmapa mừng lễ kỷ niệm 900 năm
Ngày 07-12-2010, sân khấu đă dựng xong và các vị khách mời đă đến Bồ đề Đạo tràng ở bang Biharr, nơi Đức Phật giác ngộ, để mừng lễ kỷ niệm 900 năm của Ḍng Truyền thừa Karmapa.
Năm nay đánh dấu 900 năm ngày sinh của Karmapa thứ Nhất là Dusum Khyenpa (1110-1193). Ngài là người khởi đầu truyền thống luân hồi độc đáo trong Phật giáo Tây Tạng. Tương truyền Ngài sinh vào năm 1110 tại Dresho, một khu của Dreho ở tỉnh Kham của Tây Tạng.
Lễ mừng diễn ra trong 2 ngày tại Tu viện Tergar ở Bồ đề Đạo tràng, đánh dấu kỷ niệm 900 năm của Ḍng Truyền thừa Karmapa.
Lễ khai mạc vào ngày 08-12 sẽ có 3 giờ tŕnh diễn các hoạt cảnh và ca, kịch để bày tỏ ḷng biết ơn đối với Ngài Karmapa Dusum Khyenpa.
(Phayul - December 8, 2010)
Các tu sĩ Phật giáo đang dạo quanh Tu viện Tergar, nơi tổ chức lễ mừng năm thứ 900 của Ḍng Truyền thừa Karmapa - Photo: Phayul
MIẾN ĐIỆN: Lễ cúng dường hàng năm cho chư tăng ni của Liên Minh Quốc gia v́ Dân chủ
Yangon, Miến Điện - Ngày 08-12-2010, nữ lănh tụ đối lập của Miến Điện là Aung San Suu Kyi, 65 tuổi, đă tham gia công tác tôn giáo lần đầu tiên kể từ khi bà bà được phóng thích khỏi sự quản thúc tại gia.
Bà Suu Kyi đă tặng y cho khoảng 700 tăng sĩ và 200 ni cô trước trụ sở của Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ (NLD) của bà tại thủ đô Yangon.
Hơn 1.000 tăng ni đă tập trung để nhận sự cúng dường thường niên từ NLD. Vật phẩm cúng dường gồm quần áo, dép, ô dù và tiền.
Bà Suu Kyi được sự ủng hộ rộng răi trong nhân dân Miến Điện, mặc dù bà đă bị quản thúc tại gia trong 15 năm từ 21 năm qua.
Từ khi được phóng thích, bà đă duy tŕ một thời gian biểu bận rộn của những cuộc gặp gỡ những người ủng hộ, bạn bè và gia đ́nh.
(Deutsche Presse-Agentur - December 8, 2010)
Bà Aung San Suu Kyi tham gia lễ cúng dường chư tăng ni tại trụ sở của NLD - Photo: Deutsche Presse-Agentur
TRUNG QUỐC: Tượng khắc đá trên núi Bảo Đỉnh, huyện Đại Túc
Nằm cách thành phố Trùng Khánh 80 km, huyện Đại Túc nổi tiếng với những tác phẩm chạm khắc và điêu khắc Phật giáo trên đá, có niên đại trên 800 năm.
Trong vùng đồi núi của huyện này có hơn 50.000 tác phẩm chạm khắc và điêu khắc đá về Phật giáo, được UNESSCO công nhận là Di sản Thế giới với tên gọi Các Tác phẩm khắc Đá Đại Túc.
Núi Bảo Đỉnh của huyện Đại Túc là nơi có một trong số các quần thể tượng khắc đá đẹp nhất.
Vào khoảng năm 1160, một nhà sư nổi tiếng của Triều Nam Tống (1127-1279) là Zhao Zhifeng đă chọn núi Bảo Đỉnh này v́ có nhiều tảng đá. Ông đă giám sát việc khắc những tượng Phật để phản ảnh những lời dạy của Ngài về Phật giáo Mật tông.
Phải mất 70 năm để hoàn thành 10.000 tượng khắc cao từ 3 đến 12 mét.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc này được tập trung tại Vịnh Đại Phật, trung tâm của núi Bảo Đỉnh. Pho tượng chính là Thiên Thủ Quan Âm, chiếm khoảng 88 mét vuông của vách đá phía đông Vịnh Đại Phật.
(China Daily - December 9, 2010)
Tượng Thiên Thủ Quan Âm ở Bảo Đỉnh Sơn, huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh - Photo: Wikipedia
Tượng khắc đá chư Phật (Bảo Đỉnh Sơn, Đại Túc) - Photo: Li Taihang
Tượng Phật nằm, dài 31 mét, ở núi Bảo Đỉnh - Photo: Li Taihang
ẤN ĐỘ: Khách hành hương Phật giáo của 5 quốc gia ASEAN sẽ được thị thực khi đến Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ đă quyết định gia hạn thị thực thuận lợi khi đến dành cho khách hành hương Phật giáo từ 5 nước ASEAN nữa, gồm Cam Bốt, Phi Luật Tân, Việt Nam, Lào và Miến Điện.
"Kế hoạch này sẽ được hoạt động kể từ ngày 01-01-2011", Bộ Du lịch cho biết.
Thị thực nhập cảnh một chiều, được các phi trường Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata cấp phát, sẽ có hiệu lực trong một tháng.
"Quyết định này được chấp thuận sau cuộc thảo luận với các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Nội vụ. Một thông báo chính thức về vấn đề này sẽ sớm được thực hiện", một quan chức nói.
Dự kiến sự thuận lợi này sẽ thu hút nhiều khách hành hương Phật giáo hơn.
Trước đó, các nước Tân gia Ba, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Phần Lan và Lục Xâm Bảo đă được gia hạn thị thực thuận lợi khi đến Ấn Độ.
Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Bộ Du lịch Ấn Độ đă kư một thỏa thuận, theo đó IFC được trao trách nhiệm phát triển mạng mạch Phật giáo ở Ấn Độ.
(ANI - December 12, 2010)
ĐÀI LOAN: Triển lăm Di sản phật giáo tại trường Đại học Quốc gia Cheng Kung
Đài Nam, Đài Loan - Để truyền bá tinh thần từ bi và b́nh đẳng của Phật giáo và phổ biến khái niệm về ḷng hiếu thảo của con cái, Hội Phật giáo liên trường đă tổ chức cuộc Triển lăm Di sản Phật giáo tại Thư viện của Khu Đại học Cheng Kung - thuộc trường Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU) - ở Đài Nam, Đài Loan.
Hội Phật giáo gồm các thành viên từ NCKU và 9 trường Đại học khác của Đài Loan.
Cuộc Triển lăm Di sản Phật giáo sẽ được tổ chức từ này 13 đến 17-12-2010 tại tầng hầm của Thư viện Khu Đại học Cheng Kung.
Các trích dẫn văn học thuộc về lịch sử, các truyền thống, tranh tượng và nhạc cụ của Phật giáo được trưng bày để khách tham quan t́m hiểu về Phật giáo từ nền nghệ thuật Phật giáo đa dạng.
(centredaily.com - December 13, 2010)
TRUNG QUỐC: Hội đồng Phật giáo tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh
Nam Kinh, Giang Tô (Trung quốc) - Ngày 13-12-2010, các nhà sư Phật giáo từ Trung quốc và Nhật Bản đă tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh (xảy ra vào ngày 13-12-1937 và kéo dài 6 tuần, với hơn 300.000 Trung quốc gồm binh sĩ đă bị giải giáp và cả thường dân bị quân Nhật giết hại).
Những người tham gia buổi lễ tại Hội trường Tưởng niệm các Nạn nhân của vụ Thảm sát Nam Kinh bao gồm 15 nhà sư từ 6 ngôi đền Phật giáo ở Nhật Bản, và hơn 50 nhà sư và các tín đồ Phật giáo từ Trung quốc. Đây là lần kỷ niệm năm thứ 73 của sự kiện này.
Chư tăng đă tụng kinh cầu siêu và cầu nguyện cho ḥa b́nh.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện của một phái Phật giáo Nhật Bản là ông Yamauchi Sayoko nói rằng người dân của Nhật - đất nước đă xâm lược và chiếm đóng Trung quốc vào các thập niên 1930-1940 - đă rất thương tiếc cho các nạn nhân chiến tranh và chân thành hy vọng một thảm kịch như thế sẽ không bao giờ được lặp lại.
(ShanghaiDaily.com - December 13, 2010)
THÁI LAN: Ngày lễ Phật giáo Makha Bucha tại đảo Koh Samui
Phật tử trên đảo Koh Samui của Thái Lan và từ khắp đất nước này sẽ cùng đến với nhau để mừng ngày lễ Makha Bucha (Ngày tôn kính Đức Phật vào tháng 3 của âm lịch Pali), một trong những ngày quan trọng nhất của Phật lịch - năm này nhằm ngày 18-12-2010.
Các buổi lễ sẽ diễn ra tại các đền chùa trên khắp đảo. Và vào buổi tối sẽ có một lễ đặc biệt gọi là 'wian tian', nơi mọi người sẽ cầm một cây nến thắp sáng, đi quanh chùa 3 lần.
Ngày Makha Bucha là lễ kỷ niệm 2 sự kiện đă xảy ra vào thời Đức Phật c̣n tại thế:
Sự kiện thứ nhất là kỷ niệm cuộc tập trung của 1.250 tăng sĩ vốn cùng ngẫu nhiên chọn ngày ấy để đến đảnh lễ Đức Phật.
Sự kiện thứ hai đă xảy ra cùng ngày đó, nhưng là vào 45 năm sau. Đó là ngày mà Đức Phật tiên đoán trong ṿng 3 tháng Ngài sẽ nhập Niết bàn.
(directrooms.com - December 15, 2010)
ĐÀI LOAN: Chi nhánh Thiếu Lâm Tự sẽ mở tại Đài Loan
Đài Bắc, Đài Loan - Tu viện Thiếu Lâm, một biểu tượng của kung fu Trung quốc, có kế hoạch mở một chi nhánh tại Đài Loan.
Liu Cheng-chih, người đứng đầu một cơ sở quảng bá du lịch giữa Trung quốc và Đài Loan, đă được tu viện Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam (Trung quốc) ủy quyền để xây chi nhánh Đài Loan.
Ông Liu cho biết chi nhánh sẽ được thành lập tại hạt Miaoli ở miền trung Đài Loan.
Tổ hợp này sẽ trải rộng 30 hecta, và có thể tốn đến 1 tỉ đô la Đài Loan (33 triệu usd).
Ông Liu nói, "Chi nhánh sẽ giúp truyền bá di sản Thiền viện Thiếu Lâm, vốn đă trở thành một yếu tố quan trọng của văn hóa Trung quốc từ hàng trăm năm nay".
Việc xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, nhưng các nhà sư từ Tu viện có thể bắt đầu dạy vơ thuật trong ṿng 8 tháng tới ở các cơ sở hiện có tại địa điểm này.
Chi nhánh Đài Loan về sau sẽ cung cấp các chương tŕnh như là Thiền Phật giáo Trung Hoa và y học Thiếu Lâm.
(AFP - December 16, 2010)
MĂ LAI: Đoàn Phật giáo mang niềm vui đến cho những người già
Penang, Mă Lai - Một đoàn 40 nhà sư và tu sĩ tập sự đă trao tặng các loại thực phẩm cho những người già đang sống tại viện Các Sơ Nhỏ của Người Nghèo, Mái ấm cho Người Già ở Penang.
Dẫn đầu đoàn là Ḥa thượng E. Indaratana, Sư trưởng Chùa Mahidarama, và Ḥa thượng Tiến sĩ K. Dhammapala đến từ Hồng Kông.
Mẹ Bề trên và các Sơ của mái ấm đă đón tiếp đoàn.
Ḥa thượng Indaratana nói rằng người Mă Lai cần phải giúp đỡ lẫn nhau mà không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.
Ông nói. "Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm của chúng tôi sẽ giúp thúc đẩy sự hiểu biết và t́nh hữu nghị lớn hơn giữa những người có tín ngưỡng khác nhau".
Đoàn mang đến hoa quả, gạo, bánh ḿ, bánh qui, thuốc men và đồ dùng vệ sinh. Các vật phẩm này đă được cúng dường bởi các tín đồ của chùa tại Jalan Kampar, liên kết với Chương tŕnh Tu sĩ tập sự Thứ bảy với mục đích tạo cơ hội cho Phật tử trải nghiệm cuộc sống như một tăng sĩ.
Chủ đề của chương tŕnh năm nay là 'Sống cuộc đời hướng về một con đường tươi sáng hơn'.
(thestar.com.my - December 18, 2010)
Sư trưởng chùa Mahindarama và Mẹ Bề trên cùng các Sơ chào hỏi nhau - Photo: thestar.com.my
TRUNG QUỐC: Khai quật được những tượng Phật giáo thời nhà Đường tại tỉnh Cam Túc
Một người dân tại Làng Zhouwan thuộc Hạt Jingyuan (tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung quốc) đă khai quật được 49 tượng Phật giáo - Du Yonqiang, một nhân viên của viện bảo tàng Baiyin cho biết.
Trong số này có 21 tượng c̣n nguyên vẹn, bao gồm những tượng chư Bồ tát, những cây bồ đề và những tác phẩm điêu khắc h́nh sư tử.
Theo các nhà khảo cổ học th́ đây là những tượng Phật giáo thuộc Triều đại nhà Đường.
Nhân viên Du nói rằng hiện nay tất cả những tượng này được lưu giữ tại viện bảo tàng Baiyin.
(Tân Hoa Xă - December 18, 2010)
ẤN ĐỘ: Thông điệp bảo tồn văn hóa Phật giáo từ Đức Đạt Lai Lạt Ma
Gangtok, Sikkim (Ấn Độ) - Ngày 20-12-2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă phát biểu khai mạc một cuộc hội thảo quốc tế về Khoa học, Tâm linh và Nghiên cứu - được tổ chức bởi Viện Namgyal về Tây Tạng học tại Chintan Bhavan, thị xă Gangtok.
Hội thảo này là một phần của hội nghị 4 ngày (từ 20 đến 23-12-2010) do các học giả và các vị lănh đạo tinh thần từ khắp thế giới chủ tŕ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, "Có những tôn giáo khác nhau tại bang Sikkim. Nhưng nh́n chung th́ bang có một cộng đồng Phật giáo với nhiều tu viện. Một khía cạnh quan trọng của bản sắc Sikkim là nền văn hóa Phật giáo. Do đó bảo tồn nó là điều rất quan trọng".
Ngài nói rằng có một nguy cơ là người dân ở đây sẽ quên nền văn hóa Phật giáo. V́ vậy chính quyền phải thực hiện một nỗ lực đặc biệt để bảo vệ nó, không chỉ qua cầu nguyện mà c̣n thông qua giáo dục.
(The Telegraph - December 21, 2010)
HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng Quốc gia triển lăm về Con đường Tơ lụa và Hang động Đôn Hoàng
Từ ngày 18-12-2010 đến 03-04-2011, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc tổ chức cuộc triển lăm đặc biệt "Con đường Tơ lụa và Đôn Hoàng".
Trong đó nổi bật là cuốn "Du kư tại 5 vùng của Ấn Độ" của tu sĩ Phật giáo Triều Tiên Hyecho (704-787), được mượn về Hàn quốc từ Thư viện Quốc gia Pháp.
Năm 16 tuổi, nhà sư Hyecho đến Trung Hoa, rồi từ đây ông đi Ấn Độ để nghiên cứu Phật giáo vào năm 723, khi ông được 20 tuổi. Sau đó ông du hành gần 20.000 km về Tây An (Trung Hoa), qua Ba Tư và Trung Á, viếng thăm khoảng 40 đất nước cổ xưa trên đường đi.
Sau khi trở về Trung Hoa vào năm 727, ông đă ghi chép lại những cảm nhận của ḿnh về các phong tục và các hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế của các vương quốc trên Con đường Tơ lụa.
Du kư của sư Hyecho bị thất lạc trong nhiều thế kỷ, trước khi được nhà thám hiểm và khảo cổ người Pháp là Paul Pelliot phát hiện tại hang động Đôn Hoàng ở Trung quốc vào năm 1908.
Theo Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc, đây là lần đầu tiên cuốn du kư này được trưng bày trước công chúng.
Ngoài ra triển lăm c̣n có 220 di sản thuộc Hang Đôn Hoàng từ 10 viện bảo tàng Trung quốc, một bản sao của hang Đôn Hoàng, các tượng kỵ binh cầm kích có từ thời nhà Hán được làm bằng đồng...
(Korea.net - December 22, 2010)
Cuốn Du kư có kích thước 42x358 cm của nhà sư Triều Tiên Hyecho (704-787) - Photo: Yonhap News
Bản sao của Hang Đôn Hoàng - Photo: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc
Các tượng kỵ binh cầm kích từ thời Hán - Photo: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc
MĂ LAI: Triển lăm 1.000 di sản Phật giáo
Kuala Lumpur, Mă Lai -Hơn 1.000 hiện vật về tôn giáo và văn hóa Phật giáo và Tây Tạng cổ xưa được trưng bày tại cuộc triển lăm Những Bí ẩn Thiên niên kỷ ở Sân vận động Putra của khu Bukit Jalil, Kuala Lumpur.
Cuộc triển lăm 10 ngày do Hội Phật giáo Kadhampa của Mă Lai tổ chức đă khai mạc vào ngày 23-12-2010, được dự kiến sẽ có trên 80.000 người tham quan.
Những hiện vật trưng bày bao gồm xá lợi Đức Phật, các tác phẩm điêu khắc, nhạc cụ và nghệ thuật chạm khắc ngọc bích. Lee Chi How, chủ tịch ủy ban hoạt động của triển lăm cho biết rằng một số hiện vật đă bị biến dạng và thay đổi màu sắc trong những năm qua.
Đại sư thứ 18 của phái Dromtug là Losang Choekye Pelden, vị đại sư cao cấp nhất của hội Kadhampa Quốc tế Toàn cầu, đă nhấn mạnh về 3 tác phẩm Đức Phật điêu khắc bằng bạch ngọc - tương truyền là có từ thời nhà Đường.
Đại sư nói mục đích của cuộc triển lăm là để khơi dậy sự quan tâm của khách tham quan và, theo cách đó, để truyền bá đạo Phật.
(Big News Network - December 25, 2010)
Mặt nạ của Phật giáo Tây Tạng được triển lăm tại Kuala Lumpur - Photo: S.A Syed Nordin
HOA KỲ: Các nhà sư Tây tạng tạo đồ h́nh cát (mandala) để mừng sự kết thúc của năm 2010
Tại Viện Drepung Gomang ở Louisville (Kentucky) vào chiều ngày 26-12-2010, một mandala - tranh cát Tây Tạng - đă được 9 nhà sư Tây Tạng thực hiện, để giúp họ mừng lễ kết thúc năm 2010 và sự khởi đầu của năm mới.
Các nhà sư, với 8 người trong số họ đang đi một ṿng tại Hoa Kỳ trong một năm, sẽ tạo h́nh mandala hàng ngày với chủ đề ḥa b́nh cho đến ngày 01-01-2011.
Với việc dùng hơn 30 màu bằng bột đá được mang theo từ ngôi đền của họ tại nam Ấn Độ, đồ h́nh mandala sẽ là một biểu tượng ḥa b́nh thế giới có nhiều chi tiết, qua sử dụng những h́nh ảnh liên quan đến các tín ngưỡng khác nhau.
Vào ngày 02-01-2011, đồ h́nh sẽ được xóa đi và các nhà sư sẽ đi đến Chicago.
Họ là những tu sĩ đến từ Học viện Drepung Gomang ở Mundgod, Ấn Độ. Họ sẽ viếng thăm 14 tiểu bang của Hoa Kỳ, quyên tiền qua cúng dường cho 2.000 tăng sĩ đang học tại Ấn Độ.
(courier-journal.com - December 26, 2010)
ĐÀI LOAN: Hội chợ sách Đài Bắc về nền văn hóa Bhutan
Triển lăm Sách Quốc tế Đài Bắc (TIBE) năm 2011 được dự kiến khai mạc vào ngày 09-02-2011 tại Trung tâm Thương mại Thế giới Đài Bắc, làm nổi bật nền văn hóa và văn học Bhutan.
Hội chợ sách cũng sẽ giới thiệu một loạt ấn phẩm của Bhutan về y học, ngôn ngữ, kiến trúc, lịch sử, văn hóa và môi trường, cũng như về trang phục truyền thống của đất nước vùng Hi Mă Lạp Sơn này.
Một trong những bảo vật quốc gia Bhutan được trưng bày là '8.000 Vần thơ về Trí huệ Thù thắng', một danh tác quan trọng của Phật giáo có từ thế kỷ thứ 12.
Bảo vật thứ hai là một cuốn tiểu sử nguyên bản về Padmasambhava, một vị đại sư xuất chúng từ Ấn Độ. Ông là người khởi xướng Phật giáo Kim Cương Thừa tại Bhutan và Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Người Bhutan tin rằng ước nguyện của họ có thể thành hiện thực bằng cách đọc cuốn sách của ông.
Hội chợ TIBE sẽ được tổ chức tại 3 pḥng triển lăm của Trung tâm Thương mại Thế giới Đài Bắc từ ngày 09 đến 14-02-2011.
(Taiwan News - December 26, 2010)
Danh tác Phật giáo '8.000 Vần thơ về Trí huệ Thù thắng' - Photo: Taiwan News
Một nguyên bản cuốn tiểu sử về đại sư Padmasambhava - Photo: Taiwan News
THÁI LAN & TÍCH LAN: Quảng bá du lịch hành hương
"Tích Lan và Thái Lan đă có mối quan hệ mật thiết từ thời cổ xưa. Cả 2 nước cùng có đạo Phật là tôn giáo chính và có các hoạt động văn hóa tương đồng."
"Do đó 2 nước có tiềm năng để thúc đẩy du lịch hành hương một cách bền vững", Thống đốc tỉnh Nam (Tích Lan) là Kumari Balasuriya đă phát biểu tại một buổi lễ tôn giáo để đón chào các thành viên Gia đ́nh Hoàng gia Thái Lan, diễn ra tại Đại Tịnh xá Kosgoda Gane Purana Raja.
Bà nói rằng con số du khách hàng năm từ Tích Lan đến Thái Lan đạt khoảng 40.000, trong khi khách du lịch Thái Lan đến Tích Lan là từ 4.000 đến 5.000 người.
Với sự khôi phục lại ḥa b́nh tại Tích Lan, con số du khách đến từ Thái Lan đang tăng lên, bà nói.
Những sự quảng bá du lịch là rất cần thiết để thu hút thêm nhiều du khách hơn.
Những cách quảng bá khác về du lịch như là du lịch sinh thái, nông nghiệp, hành hương,y khoa, thám hiểm và kiến thức là rất quan trọng để thu hút các thị trường mới, thay v́ chỉ là du lịch giải trí truyền thống.
(Daily News - December 28, 2010)