TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 11.2010
SINGAPORE: Hội nghị Phật giáo Singapore
Singapore - Tại Tu viện Kong Meng San Phor Kark See vào ngày 23-10-2010, 500 người đă tham dự Hội nghị Phật giáo Phật lịch 2554.
Hội nghị được tổ chức bởi hội Hành Đạo (DIA), một tập thể thân hữu gồm những Phật tử năng động và nhiệt thành, làm việc cùng nhau để phát huy Phật giáo như một lối sống tại Singapore.
Hội nghị bắt đầu với buổi thiền hành do Hoà thượng Chuan Ren chủ tŕ.
Tiếp đó, ông Danai Chanchaochai-giám đốc điều hành người Thái kiêm uỷ viên đặc biệt về Pháp sự- thuyết tŕnh về 'Bản chất Vô giá của Hạnh phúc - Tại sao Tiền bạc Không mua được Hạnh phúc', chia sẻ từ kinh nghiệm lớn lao của ông về cách đạt và giữ được hạnh phúc tại nơi làm việc.
Các diễn giả khác từ Nepal, Singapore và Mă Lai cũng có phần thuyết giảng, hoặc tŕnh bày tại pḥng sinh hoạt của ḿnh về hạnh phúc, hành thiền và đạo pháp.
Hội nghị kết thúc trong niềm hoan hỉ với phần cầu phúc do chư Hoà thượng của ba truyền thống Phật giáo.
(The Buddhist Channel - November 1, 2010)
INDONESIA: Khánh thành Chùa Shwedagon ở Sumatra
Medan, Sumatra - Một bản sao của ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng đă được chính thức khánh thành vào ngày 31-10-2010, trong một buổi lễ có hàng trăm tăng sĩ Phật giáo từ khắp châu Á tham dự.
Chùa có 2 tầng, với tháp chính cao 47 mét, được xây từ sự cúng dường của các tổ chức Phật giáo khác nhau. Việc xây dựng ngôi chùa mang cùng tên với ngôi chùa gốc ở Miến Điện này bắt đầu cách đây 3 năm. Chùa toạ lạc trên mảnh đất rộng 3 hecta ở tiểu khu Karo, cách thành phố Medan khoảng 50 km.
Trưởng ban tổ chức lễ khánh thành là ông Tongariodjo Angkasa cho biết Phật tử từ khắp đất nước tổ chức 2 ngày cầu nguyện cùng với các nghi lễ tôn giáo khác tại chùa. Ông nói, "Sự kiện của ngày hôm nay là để phát huy sự hoà hợp tôn giáo trong và ngoài nước, cũng như quảng bá bản sao chùa Shwedagon tại Karo như một điểm đến đối với ngành du lịch tôn giáo".
Trong khi chùa hiện nay mở cửa cho công chúng, việc xây dựng vẫn đang tiếp tục để cải thiện con đường dẫn đến địa điểm này.
(Antara News - November 1, 2010)
HOA KỲ: Viện Bảo tàng Nghệ thuật IU khai mạc triển lăm Tây Tạng với nghi lễ cầu nguyện truyền thống Phật giáo
Bloomington, Indiana - Ngày 14-11-2010, một cuộc triển lăm mới tại Viện Bảo tàng của Trường Đại học Indiana (IU) sẽ khai mạc, với một lễ cầu nguyện Phật giáo được thực hiện bởi Đại sư Arjia của Trung tâm Văn hoá Phật giáo Tây Tạng-Mông Cổ tại Bloomington.
Triển lăm có chủ đề "Từ Vùng Thảo nguyên và các Tu viện: Nghệ thuật của Mông Cổ và Tây Tạng," giới thiệu phần trưng bày tác phẩm nghệ thuật Mông Cổ và Tây Tạng từ thời đại Đồ đồng đến thế kỷ 20.
"Sự kiện này sẽ cho mọi người một cơ hội được xem một nghi lễ Phật giáo truyền thống," người quản lư các sự kiện tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật IU là Josie Larimer nói. "Nó sẽ giới thiệu sự phong phú của hội hoạ, vũ nhạc và các truyền thống văn hoá Tây Tạng và Mông Cổ hiện có tại Bloomington."
Chương tŕnh được tài trợ bởi khoa Nội Á của IU và Trung tâm Tài nguyên Quốc gia về Ngữ hệ Ural.
(The Buddhist Channel - November 5, 2010)
MĂ LAI: Ngôi đền Phật giáo Seck Kia Eenh mừng lễ kỷ niệm năm thứ 90
Malacca, Mă Lai - Năm nay, ngôi đền Phật giáo Seck Kia Eenh sẽ mừng lễ kỷ niệm 90 năm thành lập.
Toạ lạc tại Jalan Gajah Berang, Malacca, ngôi đền đă tổ chức một số hoạt động đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này.
Một trong những điểm nổi bật chính là Hội nghị Phật giáo Quốc tế Lần thứ Nhất, sẽ được tổ chức từ 19 đến 21-11-2010.
Các nhà thuyết pháp nổi tiếng đă được mời để truyền những bài thuyết giảng quan trọng của họ. Trong số đó có Thiền sư Brahmavamso, nhà thuyết pháp nổi tiếng thế giới đến từ Perth, Úc Đại Lợi.
Nghe đọc ngữ âm theo chủ đề 'Phật giáo: Những thách thức phía trước', hội nghị là diễn đàn để Phật tử lăng nghe, suy nghiệm và thảo luận các vấn đề liên quan đến những thách thức hiện nay.
Ngoài ra c̣n có một buổi thiền tập ngắn do Thiền sư Brahm chủ tŕ và một bài thuyết pháp quan trọng về Phật giáo của thượng toạ Hue, người cũng đến từ Perth cùng Thiền sư Brahm.
Các diễn giả quan trọng khác bao gồm các vị chức sắc của Mă Lai. Hội nghị Phật giáo Quốc tế này được mở rộng cho tất cả Phật tử.
(starproperty.com - November 6, 2010)
Thượng toạ Brahmavamso, nhà thuyết pháp nổi tiếng thế giới Photo: Sport Property
TRUNG QUỐC:Hội chợ thương mại về hàng thủ công Phật giáo tại Hạ Môn
Hạ Môn, Phúc Kiến - Gần 600 công ty đă tham dự một hội chợ thương mại về hàng thủ công Phật giáo, được tổ chức tại thành phố Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung quốc. Hội chợ kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ ngày 5-11-2010.
Ngoài ra c̣n có một cuộc triển lăm lớn về thực phẩm chay được tổ chức bên lề hội chợ.
Phần lớn các công ty tham gia hội chợ này đến từ miền đông và đông nam Á, nơi Phật giáo được phổ biến. Và khoảng 1/4 trong số đó đến từ Đài Loan, vốn nằm gần Hạ Môn và có một ngành công nghiệp sản xuất hàng thủ công Phật giáo hoàn chỉnh.
Được tổ chức hàng năm tại Hạ Môn kể từ năm 2006, hội chợ t́m cách tăng cường sự hợp tác với Đài Loan để đẩy mạnh thương mại về hàng thủ công Phật giáo.
(People's Daily Online - November 6, 2010)
TRUNG QUỐC: Phục hồi ngôi đền Phật giáo tại khu vườn hoàng gia
Bắc Kinh, Trung quốc - Một ngôi đền Phật giáo - là tổ hợp xây dựng cổ duy nhất c̣n lại tại Cổ Hạ Cung (c̣n gọi là Viên Minh Viên hoặc Ngự Viên) của Bắc Kinh - đă được phục hồi và sẽ mở cửa cho khách tham quan trước cuối năm nay.
Đền Zheng Jue này được xây vào năm 1773, làm nơi thờ phụng chính của các vị hoàng đế nhà Măn Thanh (1644 - 1911).
Nó bị hư hại nghiêm trọng vào năm 1860, khi quân Anh và Pháp cướp phá Viên Minh Viên.
Việc phục hồi ngôi đền bắt đầu vào năm 2002, với chi phí khoảng 45 triệu Nhân dân tệ. Công tŕnh kiến trúc này chiếm gần 27.000 mét vuông.
(Xinhua - October 9, 2010)
Đ́nh Wen Shu được xây lại của đền Zheng Jue - Photo: Xinhua
HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng Quốc gia triển lăm các kiệt tác của hội hoạ Phật giáo Cao Ly
Nhân lễ kỷ niệm năm thứ 5 dời đến Yongsan, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc tổ chức cuộc triển lăm đặc biệt về tranh Phật giáo Cao Ly. Sự kiện này diễn ra tại Pḥng Triển Lăm đặc biệt của Viện, từ ngày 12-10 đến 21-11-2010.
Có tổng cộng 61 (trong số khoảng 160 tranh Phật giáo Cao Ly trên khắp thế giới) được trưng bày, bao gồm 27 tranh từ Nhật Bản, 10 tranh từ Hoa Kỳ, 5 từ châu Âu và 14 từ Hàn quốc.
Ngoài ra c̣n có 20 tranh Phật giáo thời Nam Tống và triều Nguyên của Trung quốc và thời Kamakura của Nhật, giúp khách tham quan hiểu được các xu hướng đương thời trong hội hoạ Phật giáo Đông Á.
Cuộc triển lăm cũng trưng bày 5 tranh Phật giáo từ thời đầu Joseon, cùng với 22 tác phẩm điêu khắc và thủ công kim loại về Phật giáo từ thời Cao Ly.
Có 44 viện bảo tàng đă cho mượn những tranh mà họ lưu giữ, bao gồm các viện tại Hàn quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Nga.
(Korea,net - October 11, 2010)
Một số kiệt tác của hội hoạ Phật giáo được triển lăm tại Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc - từ trái sang phải:
1/ Tranh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (từ Nhật Bản)
2/ Tranh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (từ Nhật Bản)
3/ Tranh Đức Phật Di Đà (từ Hàn quốc)
TÍCH LAN: Lễ kỷ niệm năm thứ 200 của Đại Tịnh xá Rankoth
Panadura, Tích Lan - Ngày 10-10-2010, tại lễ kỷ niệm 200 năm của Đại Tịnh xá Rankoth ở Panadura, Tổng thống Mahinda Rajapaksa nói rằng đất nước Tích Lan gặp phải thử thách lớn nhất của việc bảo vệ các giá trị văn hoá và đạo đức khi đối mặt với nền văn hoá và các quan điểm của phương Tây đang thấm vào xă hội.
Ông nói Phật giáo Nguyên thủy được bảo vệ và phát huy bởi các thành viên của Đại Tăng già trong suốt lịch sử 2.500 năm là món quà lớn nhất mà Tích Lan có thể tặng cho thế giới.
Đại Tịnh xá Rankoth ở Panadura được thành lập vào ngày 10-10-1810 để truyền bá Phật giáo và Phật học trong nước.
Trong phần phát biểu của ḿnh, Tổng thống Mahinda đă ca ngợi Tịnh xá Rankoth về những cống hiến sâu sắc cho Phật tử và đất nước nói chung. Ông nói rằng xă hội trải qua những thảm kịch khác nhau qua thời gian, và một khi xă hội bị đe doạ th́ Đại Tăng già lại dấn thân để cứu lấy nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Giáo sư G.L Peries - người từng học đạo pháp và giáo dục Sinhala tại Tịnh xá Rankoth - đă thuyết minh về những cách mà tịnh xá đă hướng đến trong việc phát huy Phật giáo trong nước và thế giới.
(Lanka Daily News - October 11, 2010)
ẤN ĐỘ: Từ điển Phật giáo mới gồm 3 ngôn ngữ
Pune, Maharashtra - Một dự án độc đáo về từ điển tam ngữ đang được thực hiện tại trường Đại học Pune, để giúp các nhà nghiên cứu có thể t́m hiểu về văn học và triết học Phật giáo.
Dự án nhằm biên soạn cuốn từ điển bao gồm thuật ngữ Phật giáo bằng tiếng Pali, Phạn và Tây Tạng với nghĩa tiếng Anh, được tài trợ bởi Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) phối hợp với trường Đại học Tây Tạng ở Sarnath (bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ).
Tiến sĩ Mahesh Deokar, Trưởng khoa Pali của trường Đại học Pune, là người phụ trách dự án và là nhà đầu tư chính, nói rằng công tŕnh này là dự án nghiên cứu quan trọng của UGC. Nó rất cần thiết cho những người nghiên cứu triết học Phật giáo trên khắp thế giới.
Ông nói hiện nay chỉ có các từ điển song ngữ gồm Pali - Phạn, Pali - Tây Tạng hoặc Phạn - Tây Tạng. Cần có một công tŕnh đáng tin cậy với tiếng Pali làm cơ sở, kèm theo là các từ tương đương bằng tiếng Phạn và Tây Tạng - v́ chỉ chỉ một ngôn ngữ thôi th́ không đủ cho việc nghiên cứu sâu về triết học Phật giáo.
Dự án từ điển tam ngữ này được dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2011.
(News.outlookindia.com - October 16, 2010)
HOA KỲ: Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm trường Đại học Emory
Atlanta, Georgia - Sáng ngày 17-10-2010, những người hâm mộ và tín đồ bắt đầu xếp hàng trước khi Đức đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp về ḷng từ bi tại trường Đại học Emory. Đây là ngày đầu tiên của chuyến thăm 3 ngày của Ngài tại nơi này.
Vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng đă nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ đám đông khoảng 3.000 người bên trong Trung tâm Thể dục Woodruff, vốn đă được trang trí lại giống với một tu viện Tây Tạng.
Tại một cuộc họp báo, Hiệu trưởng trường Đại học Emory là James Wagner đă tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma các sách giáo khoa khoa học mới, như một phần của quan hệ đối tác 3 năm gọi là Sáng kiến Khoa học Emory - Tây Tạng.
"Tại các tu viện của chúng tôi, những bài học về khoa học hiện đại phải được đưa vào chương tŕnh giảng dạy," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Và đáp lại, chương tŕnh giảng dạy của trường Đại học Emory bao gồm cả nghiên cứu về Phật giáo và thiền hành.
Vào ngày 18-18, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ tŕ một hội nghị quốc tế về thiền từ bi.
(Urban Dharma - October 17, 2010)
TRUNG QUỐC: Long Môn Động ở tỉnh Hà Nam
Hang động Long Môn toạ lạc gần thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung quốc) là một kho tàng của nghệ thuật hang động Phật giáo thời cổ. Các hang này được đục đẽo và chạm khắc trong suốt triều đại Bắc Ngụy (386-534), khi những người cai trị dời đô đến Lạc Dương vào gần cuối thế kỷ thứ 5. Thời đó, Phật giáo đang lan rộng về phiá đông vào Trung quốc, và được triều đ́nh sùng bái. Các Phật tử đă chọn việc tạo tác những đền thờ chạm khắc trên đá để dâng lên Đức Phật.
Việc xây dựng các hang động Long Môn bắt đầu vào năm 493 dưới thời trị v́ của Hoàng đế Xiaowen và tiếp tục trong suốt 6 triều đại tiếp theo, bao gồm cả nhà Đường và nhà Tống, trong khoảng thời gian hơn 400 năm. Tổng cộng có 1.352 hang động, 785 hốc, hơn 97.000 tượng Phật, Bồ tát và La hán, và 3.680 bia đá - dọc theo vách đá dài 1 km của núi Long Môn ở phía đông và núi Xiangshan ở phía tây sông Y Hà (nam Lạc Dương).
(China.org.cn - November 16, 2010)
Hang động Long Môn ở tỉnh Hà Nam, Trung quốc Photos: REDNET.CN
AFGHANISTAN: Di tích Phật giáo thế kỷ thứ 7 bị đe doạ huỷ hoại
Các nhà khảo cổ tại Afghanistan đă cảnh báo rằng họ đang chạy đua với thời gian để cứu một di tích tôn giáo quan trọng của thế kỷ thứ 7, được khai quật dọc theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Các phế tích của địa điểm này nằm trên một mỏ đồng lớn thứ hai thế giới chưa được khai thác.
Di tích toạ lạc tại Mes Aynak ở tỉnh Logar, miền đông Afghanistan. Các phế tích được phát hiện bởi những công nhân đại diện của công ty Trung quốc MGC, đơn vị sẽ khai thác mỏ đồng nói trên.
Các nhà khảo cổ học lo ngại rằng phần lớn của tu viện Phật giáo 2.600 năm tuổi này có thể bị huỷ hoại một khi công việc tại mỏ bắt đầu.
Công ty MGC và chính quyền Afghanistan đă đạt thoả thuận, bước đầu cho các nhà khảo cổ học 3 năm để thực hiện việc khai quật cứu hộ.
Nhà khảo cổ học người Mỹ Laura Tedesco nói rằng di tích này quá lớn, phải cần một chiến dịch khảo cổ 10 năm, v́ 3 năm thôi th́ chỉ đủ để lập tài liệu về những ǵ có ở nơi đây.
Đến nay đă có trên 150 tượng Phật bằng đất sét và đá được phát hiện tại di tích, trong những hành lang và pḥng có trang trí bằng những bức bích hoạ. Một số tượng cao 3 mét.
(ANI - November 16, 2010)
TÍCH LAN: Đại hội Phật giáo Thế giới vinh danh Tổng thống Tích Lan
Colombo, Tích Lan - Ngày 16-11-2010, Đại hội Phật giáo Thế giới đă trao tặng Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa giải thưởng cao nhất (Giải thưởng Lớn của Hội Đồng đạo Phật tử Thế giới) cho việc phụng sự vô giá của ông đối với sự hưng thịnh của Phật pháp, và đối với sự phục hưng của Phật giáo tại quốc đảo này. Ông là khách mời chính tại lễ kỷ niệm năm thứ 60 của Đại hội, được tổ chức tại Sân Vận động trong nhà Sugathadasa.
Rất đông tu sĩ và tín đồ Phật giáo đă tham dự buổi lễ.
Đại hội Phật giáo Thế giới bắt đầu hội nghị lần thứ 25 từ ngày 14 đến 17-11-2010 tại Colombo, với chủ đề "Hoà giải thông qua Phật giáo".
Khoảng 600 đại biểu quốc tế từ 41 nước đại diện cho 164 trung tâm thuộc khu vực đă tham dự hội nghị. Có 3.000 đại biểu trong nước cũng tham dự hội nghị lần đầu tiên trong 26 năm tổ chức tại quốc đảo này.
(ColomboPage - November 17, 2010)
Tổng thống Tích Lan nhận giải thưởng tại Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ 60 - Photo: Silva Sudath
Quang cảnh Đại hội Phật giáo Thế giới 2010 tại Tích Lan Photo: Silva Sudath
ĐỨC: Trung tâm Phật giáo lớn nhât châu Âu sẽ được xây dựng
Dự án Trung tâm Phật giáo lớn nhất châu Âu đă được phê duyệt, cho xây dựng tại một địa điểm trước đây là một khu quân sự bên ngoài thành phố Cologne.
Tổ hợp này sẽ là nơi cư trú cho 60 đến 80 tăng sĩ, cộng với số khách chứa được lên đến 200 người.
Hiện nay đang có 20 tăng ni sống tại địa điểm này (ở Waldbroel, cách thành phố Cologne 50 km về phía đông).
Đây là dự án 10 triệu euro (14 triệu usd) của Viện Phật học Ứng dụng châu Âu. Trung tâm sẽ dành cho các cuộc hội thảo và các khoá học, giảng dạy những chương tŕnh dài hạn để đối ứng với các vấn đề như sự xung đột, sân hận hoặc bất hạnh.
Trung tâm dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2015.
Viện Phật học Ứng dụng châu Âu do Thiền sư người Việt là Thích Nhất Hạnh thành lập. Cùng với Đức Đạt lai Lạt ma, ông là một trong những Phật tử đương thời được trọng vọng nhất và có hàng chục ngh́n đệ tử.
(DPA - November 19, 2010)
TRUNG QUỐC: Tăng sĩ người Nhật đoạt huy chương vàng môn cưỡi ngựa tại Asiad Games
Quảng Châu, Trung quốc - Tu sĩ Phật giáo Kenki Sato đă đoạt huy chương vàng cá nhân ở môn cưỡi ngựa tại Asiad Games (Đại hội Thể thao châu Á).
Kỵ sĩ người Nhật này đă cưỡi con ngựa Toy Boy của ḿnh để thi đấu và đoạt danh hiệu vô địch. Sato đă vượt qua Choen Jai-sik của Hàn quốc và đồng đội người Nhật là Yoshiaki Oiwa, người đang bảo vệ chức vô địch. "Tôi muốn cảm ơn chú ngựa của tôi," Sato nói,"Cả hai chúng tôi đă giúp nhau vượt qua suốt con đường tại đây".
"Tôi thích cưỡi ngựa và làm những điều mà tăng sĩ thường làm, và tôi thực hiện cả hai việc này một cách nghiêm túc", Sato nói.
Sau khi hoàn thành một năm nghiên cứu tại một tu viện Phật giáo do cha của ḿnh làm sư trưởng, Sato đă được đào tạo về môn cưỡi ngựa tại Đức và là kỵ sĩ người Nhật biểu diễn hay nhất tại Đại hội Môn Cưỡi ngựa Thế giới tại Hoa Kỳ vào tháng 10-2010.
(AFP - November 20, 2010)
TRUNG QUỐC: Trưng bày pho tượng của nhà sư Giám Chân
Vào cuối năm 753, nhà sư Trung hoa Giám Chân - cũng là người sáng lập trường Giới luật Phật giáo Nhật Bản - cuối cùng đă vượt được biển và lên đất Nhật sau 5 lần nỗ lực trong 10 năm.
Và bây giờ, hơn 1.200 năm sau, một trong 2 pho tượng của sư Giám Chân tại Nhật Bản đang về thăm quê nhà Dương Châu (tỉnh Giang Tô) của ông ở miền đông Trung quốc: Ngày 24-11-2010, tượng gỗ của đại sư Giám Chân đă đến thành phố Dương Châu để trưng bày trước công chúng bắt đầu từ ngày 26-11. Tượng sẽ được trao trả lại cho Nhật Bản vào ngày 08-12.
Trước đó tượng này đă được trưng bày tại Viện Bảo tàng Thượng Hải khoảng một tháng rưỡi, thu hút gần 360 ngh́n khách tham quan.
Pho tượng thứ hai của sư Giám Chân tại Nhật Bản được tôn trí tại Chùa Todai-ji. Tượng bằng sơn mài khô, được tạo tác không lâu sau khi ông viên tịch vào năm 763 tại Nara. Tượng được công nhận là lớn nhất thuộc loại chất liệu này, và cách đây 30 năm đă được tạm thời mang về Dương Châu. Hơn 500 ngh́n khách tham quan đă đến chiêm ngưỡng pho tượng của con người huyền thoại thời nhà Đường này.
(CNTV - November 25, 2010)
Tượng đại sư Giám Chân bằng gỗ - Photo: CNTV
TÍCH LAN: Trung quốc giúp phát triển các trung tâm Phật giáo tại Tích Lan
Thủ tướng Tích Lan DM Jayarathna nói Trung quốc đă sẵn sàng trợ cấp để phát triển các trung tâm Phật giáo tại Tích Lan.
Thủ tướng đă tuyên bố như trên sau cuộc họp với một phái đoàn Trung quốc đến viếng, do Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Trung quốc Wong Shuwong dẫn đầu.
Bộ trưởng Wong nói tại cuộc họp rằng Tích Lan là một trung tâm của di sản Phật giáo Thế giới. Vị quan chức Trung quốc này cũng cam kết hỗ trợ liên tục cho các chương tŕnh phát triển trọng yếu của Tích Lan.
Theo Hăng Truyền thông Tích Lan, giữa Tích Lan và Trung quốc đă có một mối quan hệ văn hóa bền vững, bắt đầu từ 1.600 năm trước - khi nhà sư Trung Hoa Pháp Hiển du hành đến đảo quốc này.
(UrbanDharma - November 22, 2010)
NHẬT BẢN: Bảo vật Phật giáo qua h́nh ảnh 3-D
Kyoto, Nhật Bản - Ngôi đền Byodoin của Kyoto đang sử dụng máy tính phiên bản iPad để tŕnh bày những h́nh ảnh 3-D các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ xưa, vốn được xếp vào hàng bảo vật quốc gia.
Tại viện bảo tàng Hoshokan ở Uji, Kyoto kể từ ngày 22-11-2010, các máy tính đă cho khách tham quan được xem kỹ 5 trong số 52 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ 'Bồ tát trên Mây', được tạo tác vào năm 1053, theo đúng màu sắc nguyên thủy của chúng.
Các h́nh ảnh trước, sau và hai bên được tạo nên qua các phép tính ba-chiều, được thực hiện với việc sử dụng một máy quét laser và hiển thị các tin chi tiết mà khách tham quan thường bỏ sót trong khi xem các tác phẩm thật.
'Tôi muốn khách tham quan cảm nhận được giá trị thẩm mỹ có từ Thời kỳ Heian', sư trưởng Monsho Kamii của ngôi đền Byodoin nói, đề cập đến một kỷ nguyên kết thúc vào thế kỷ thứ 12.
(Kyodo News - November 26, 2010)
Tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ qua h́nh ảnh 3-D - Photo: Kyodo Photo
TRUNG QUỐC: Phát hiện khảo cổ về di tích Phật giáo tại tỉnh Sơn Đông
Các nhà khảo cổ học tại tỉnh Sơn Đông ở miền đông Trung quốc nói rằng họ đă t́m thấy tại một ngôi chùa ở Hạt Jinxiang một ngách ẩn, trong đó có chứa các di tích Phật giáo.
Ngách này lưu giữ và bảo quản 22 hiện vật bằng bạc, một bản sao Đại Bát Niết bàn Kinh và một hộp đựng các xá lợi có h́nh hạt của các đại sư Phật giáo c̣n lại sau khi hỏa táng.
Phó trưởng ban Quản lư Di sản Văn hóa tỉnh Sơn Đông là Wang Yongbo nói rằng những phát hiện này sẽ cung cấp cái nh́n sâu sắc hơn về sự phát triển của đạo Phật tại miền đông Trung quốc.
(ANI - November 27, 2010)
PAKISTAN: Bảo tháp và tu viện Phật giáo Dharmarajika
Bảo tháp và tu viện Dharmarajika có từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, tọa lạc cách Viện Bảo tàng Taxila khoảng 3,5 km về phía đông bắc. Đă có thêm những khám phá mới tại di tích từng có một vai tṛ quan trọng trong nền văn minh Gandhara này: Vua A Dục đă sáng lập Bảo tháp Dharmarajika gần Taxila, và người hành hương Trung Hoa là Huyền Trang ghi rằng chỉ nội trong vùng Gandhara thôi mà đă có đến gần 1.000 tu viện.
Theo các nhà khảo cổ học, bảo tháp và tu viện Dharmarajika có thể là cổ xưa nhất tại Pakistan: A Dục Vương của triều đại Mauryan đă xây bảo tháp vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Bảo tháp là một nguồn cảm hứng, và là một nơi thu hút từ thời đầu của đạo Phật.
Sau đó, vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, tháp được xây dựng lại trong thời Vua Kanisha.
(UrbanDharma - November 27, 2010)