QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 7)

 

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

 

 

II.- DUY THỨC HỌC VÀ CÁC TÔNG PHÁI:

 

Trước hết chúng ta đề cập Duy Thức Học quan hệ với hai học phái Tiểu Thừa và sau đó sẽ so sánh Duy Thức Học quan hệ đến các tông phái Đại Thừa.

 

A.- DUY THỨC HỌC VÀ CÂU XÁ:

Câu Xá là tên của một bộ luận và nguồn gốc của tên này gọi cho đủ là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Trung Hoa dịch là Đối Pháp Tạng Luận (Luận về đối tượng Pháp Tạng). Nội dung của Câu Xá Luận nhằm thuyết minh Nhân Không Pháp Hữu làm tông chỉ. Bộ luận này rất quư trọng nơi việc nghiên cứu Phật Học. Người nghiên cứu Phật Học, trước hết phải học tập Câu Xá Luận. Câu Xá Luận vừa là đầu mối, vừa là cơ sở, mà cũng vừa là phương pháp nhập môn, là tuần tự của sự chứng nghiệm, của sự tín giải một cách rơ ràng và cụ thể. Kinh luận thường nói,  học Phật và tu hành là để đoạn trừ phiền năo và cắt đứt sanh tử. Nội dung bộ luận này đều căn cứ trên các bộ Kinh A Hàm, các bộ Luật và nhất là các bộ Luận của phái Hữu Bộ để thành lập. Câu Xá Luận tŕnh bày vấn đề đoạn trừ phiền năo và cắt đứt sanh tử rất có mạch lạc. Người sơ cơ học tập Phật Pháp, nếu như không chịu nghiên cứu bộ luận này để khai mở đầu tiên mà lại đi tham học giáo lư Đại Thừa th́ người đó rốt cuộc thiếu hẳn căn bản tư tưởng, nguyên v́ giáo lư Đại Thừa đều căn cứ nơi Tiểu Thừa để thành tập. Nói chung, giáo lư trong các kinh luận của Tiểu Thừa th́ tŕnh bày rất rơ ràng và ngược lại giáo lư trong các kinh luận của Đại Thừa th́ phần nhiều tŕnh bày quá tổng quát. Yếu nghĩa của ba Tạng Kinh Tiểu Thừa đều hàm chứa trong bộ luận này. Câu Xá Luận không những chỉ thuyết minh rốt ráo của Phật Pháp mà lại c̣n tŕnh bày rơ ràng một loại triết học tông giáo của Ấn Độ. Tại Ấn Độ, bộ luận này được gọi là Thông Minh Luận. Vào thời Lương và thời Trần, thuộc Kỷ Nguyên 548, ngài Chân Đế đến Trung Quốc (1) dịch Câu Xá Luận. Ngài là người nghiên cứu và chứng đắc kim chỉ nam của A Tỳ Đàm. Đến đời Đường, ngài Huyền Trang dịch các bộ luận mới gọi là Tân Luận. Sự nghiệp nghiên cứu của ngài Huyền Trang rất thạnh hành một thời và ngài trước tác rất nhiều tác phẩm. Những tác phẩm của ngài có tiếng tâm như là Phổ Quang Kư, Pháp Bảo Lưu, Viên Huy Tụng Sớ, v.v... Về sau, sự sùng thượng Đại Thừa và việc chú sớ bị thất truyền là lư do cũng tại không có người nghiên cứu đến. Phải nên biết rơ, Duy Thức Học và Câu Xá Học rất quan hệ với nhau như máu thịt và xương cốt. Sự quan hệ giữa Duy Thức Học và Câu Xá Học tóm lược có hai điểm chính sau đây:

 

1)- Pháp Tướng Của Câu Xá Là Chỗ Nương Tựa Của Duy Thức:

Tất cả pháp tướng của Duy Thức Học thuyết minh đă được nói rơ trong Câu Xá. Như danh số tất cả pháp tướng của 75 pháp, của 5 ngôi vị đoạn trừ phiền năo và tu hành chứng quả..v..v.... đă được Câu Xá Luận sáng tác, chỉ định và giải thích tường tận để lưu truyền cho đời sau. Duy Thức Luận đều căn cứ nơi đó mà lược giải. Tác giả của Duy Thức Nhị Thập Luận và Duy Thức Tam Thập Luận chính là ngài Thế Thân. Tác giả của Câu Xá Luận cũng là ngài Thế Thân. Ngài Thế Thân đầu tiên tu học ba tạng Kinh của Tiểu Thừa và thành quả của sự tu học này, ngài sáng tác bộ Câu Xá Luận. Về sau ngài nhận thấy học lư của Tiểu Thừa th́ chưa hoàn toàn cứu cánh. Tiến thêm một bước nữa, ngài nghiên cứu Phật Pháp của Đại Thừa và kết quả của sự nghiên cứu này, ngài sáng tác bộ Duy Thức Luận. Câu Xá Luận th́ gồm có 5 ngôi vị và 75 pháp. Nhưng Duy Thức Luận th́ gồm có 5 ngôi vị và 100 pháp. Ngoài 75 pháp tướng của Tiểu Thừa, Duy Thức Luận chỉ thêm có 25 pháp mà thôi. Ngoại trừ 25 pháp nói trên, đại cương tổ chức của Duy Thức Luận th́ hoàn toàn giống với Câu Xá Luận. Duy Thức Luận chỉ có khác với Câu Xá Luận ở chỗ là hiển bày chân lư pháp tướng một cách sáng tỏ. Người nghiên cứu Phật Học, trước hết nên nghiên cứu Câu Xá Luận và sau đó mới nghiên cứu Duy Thức Luận.

 

2)- Duy Thức Đả Phá Học Lư Của Câu Xá:

Học lư của Câu Xá Luận thuyết minh phần lớn là chịu ảnh hưởng chỗ kiến giải về học lư của Nhứt Thiết Hữu Bộ và của Kinh Bộ. Như học thuyết: Ba đời có thật” (Tam thế thật hữu), Pháp th́ có ngă th́ không” (Pháp hữu ngă không), Ba Khoa đều có thật” (Ba Khoa là 5 Uẩn, 12 Xứ, 18 Giới) và Có Thân Trung Hữu” (có Thân Trung Ấm), v.v... Duy Thức đều phê b́nh những học thuyết này. Thành Duy Thức Luận, quyển thứ nhất phê b́nh những học thuyết nói trên cho là Tiểu Thừa và có chỗ không cứu cánh viên măn. Nói chung, căn cứ nơi sự lư luận của Duy Thức, Câu Xá thuyết minh có chỗ sai lầm, cho nên người học Phật nếu như không nghiên cứu Câu Xá Luận th́ không biết chỗ phê b́nh của Duy Thức như thế nào. Tục ngữ nói rằng: Biết ta biết người trăm chiến trăm thắng.” Đây cũng vậy, người nghiên cứu Duy Thức Học lẽ tất nhiên, trước hết phải tham cứu giáo nghĩa của Câu Xá Luận.

 

 

B.- DUY THỨC HỌC VÀ THÀNH THẬT HỌC:   

 

Thành Thật cũng là tên của một bộ luận. Tác giả của bộ luận này là Ha Lê Bạt Ma, người Trung Ấn. Nội dung của bộ Thành Thật Luận bàn về Lư Không và Lư Không này so với học thuyết Tánh Không Duyên Khởi của Tam Luận th́ không giống nhau. Tương truyền rằng, chỗ thuyết minh lư không nơi bộ Thành Thật Luận của hệ phái Kinh Bộ trước tác chỉ nói lên được nghĩa Thiên Không của Tiểu Thừa. Đến đời Diêu Tần, ngài La Thập dịch bộ luận này thành chữ Hán để lưu truyền về sau. Bộ luận này đă được nhiều người truyền bá và tu tập (2). Các học giả sở dĩ một thời chuyên về Thành Thật Luận là để thành lập một tông phái và họ đă hoàn thành một học phái. Sự hoàn thành học phái của tông Thành Thật được thấy chú sớ rất nhiều trong Kinh Lục gồm 24 loại. Thế nên biết rằng Tông này rất thạnh hành một thời (3). Từ đấy trong Phật Học, Thành Thật Luận thật là trọng yếu. Bộ luận này kể từ ngài La Thập trở về sau có người phê phán cho là Đại Thừa và có người phê phán cho là Tiểu Thừa. Trong sử truyện, sự tranh luận vấn đề trên có hơi nhiều. Điển h́nh như  các học giả từ ngài Trí Nghỉ Kiết Tạng trở về trước đều cho Thành Thật Luận là bộ Luận của Đại Thừa, cho đến một ít nhân vật như ngài Tăng Nhu Huệ và thứ nữa như ba đại Pháp Sư của nhà Lương đều không cho Thành Thật Luận là Tiểu Thừa. Cho đến các học giả Tam Luận nh́n các học giả Thành Thật Luận cho là những bậc thầy của Đại Thừa Thành Thật Luận. Nhưng đến ngài Kiết Tạng (học giả của Tam Luận) ở trong Tam Luận Huyền Nghĩa, ngài dùng Thập Nghĩa chứng minh bộ Thành Thật Luận là Tiểu Thừa. Thêm nữa ngài Trí Nghỉ Huệ Viễn cũng cho bộ Thành Thật Luận là Tiểu Thừa. Từ đó các bộ luận được san định nhằm để minh định những loại nào là thuộc về luận của Tiểu Thừa.” (4). Thành Thật Luận sở dĩ bị ghép vào loại Tiểu Thừa là do không có người trước thuật mà ở đây không phải do các học giả Tam Luận phê b́nh và thêm nữa đời sau Thành Thật Luận lại không có người nghiên cứu đến.

Lư Không của Thành Thật Luận, theo quan điểm của Thành Duy Thức Luận th́ thuộc về loại Thiên Không và nó không phải là cái Không thuộc Trung Đạo cứu cánh. Tông Thành Thật cùng với Duy Thức quan hệ hơi ít. Học thuyết Nhị Đế: có và không, sanh và diệt, một và khác, v.v... của Thành Thật Luận nếu căn cứ nơi rốt ráo Trung Đạo th́ cũng có thể giống như giáo nghĩa Tam Tánh và Nhị Đế, v.v... của Duy Thức Luận. Hai bên có thể quan hệ với nhau để phát minh. Như Trí Tạng Thành Thật Luận Sớ giải thích rằng: Trung Đạo Nhị Đế sao gọi là vật được? Trung Đạo Nhị Đế do các pháp sanh khởi th́ chưa khế hợp với Pháp Tánh. Đă chưa khế hợp với Pháp Tánh, cái có của Trung Đạo Nhị Đế lẽ dĩ nhiên là thuộc về Vọng Có và cái Vọng Có này do cái Không thành lập, cho nên nó cũng thuộc về Tục Đế.” (Thấy trong Hoàng Sử). Tư tưởng đây rất gần nhau với thuyết Y Tha Khởi Tánh (Vạn pháp hiện có là do hư vọng phân biệt sanh) của Duy Thức. Thể của hư vọng là vô tướng, tức là thuộc về loại Biến Kế Sở Chấp Tánh. C̣n cho rằng Vô Tướng tức là chân” th́ cũng giống như thuyết Viên Thành Thật Tánh của Duy Thức. Hơn nữa cho rằng: Chơn và tục th́ đồng với trung đạo. Chân Đế th́ vô tướng v́ nó không phải có (phi hữu) và không phải không” (phi vô), cho nên nó chính là Trung Đạo Chơn Đế. C̣n Tục Đế th́ thuộc về nhân giả tạo, nghĩa là Tức Nhân (đích thực là nhân) th́ không phải Tức Quả (không phải đích thực là quả) nên gọi là không phải có (phi hữu). Nhưng Nhân đây không thể không tạo ra Quả nên gọi là không phải không (phi vô). Học thuyết không phải có (phi hữu) và không phải không (phi vô) chính là Trung Đạo Tục Đế.” Nguyên lư Trung Đạo Chân Đế của Thành Thật Luận so sánh th́ không khác với Trung Đạo Tam Tánh của Duy Thức Luận.

 

(c̣n tiếp)

 

Chú thích:

 

1)    Tham cứu Thang Sử”, phần thứ 2, chương thứ 28, trang 855, niên lịch của Chân Đế.

2)    Kết Tạng Tam Luận Huyền Nghĩa nói rằng: Xưa ngài La Thập phiên dịch Thành Thật Luận Cảnh và ra lệnh cho Tăng Duệ giảng giải.”

3)    Được thấy trong Thang Dụng Đồng Phật Sử,” chương 18, trang 721.

4)    Được thấy trong Hoàng Sám Hoa Phật Sử,” tiết 11, trang 120.

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/07/11