QUAN NIỆM SỬ HỌC
CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 5)
CHƯƠNG III
LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC
I.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC:
Căn cứ trên phương diện Phật Học Đại Thừa, Duy Thức Học tại Trung Quốc là một tông phái vô cùng quan trọng, tông phái rất chú trọng về lư học và cũng rất quan hệ với các tông phái khác trên lănh vực lư học. Ở đây, chúng ta nên bắt đầu từ nơi sự thật về lịch sử của Phật Học Trung Quốc để nghiên cứu Duy Thức Học, nghĩa là chúng ta phải căn cứ tổng quát về quá tŕnh phát triển của Phật Học Trung Quốc để t́m hiểu Duy Thức Học.
A.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TỪ ĐỜI ĐƯỜNG TRỞ VỀ TRƯỚC:
Các học giả cận đại có nhiều thuyết khác nhau về niên đại Phật Giáo truyền vào Trung Quốc. Chung quy họ đều cho rằng, niên đại Phật Giáo truyền vào Trung Quốc là vào khoảng năm Vĩnh B́nh thứ 10 đời Đông Hán. Phật Giáo phát xuất từ Ấn Độ, xuyên qua Tây Vực và truyền vào Trung Quốc. Phật Giáo trong thời kỳ này được xem là một thứ văn hóa ngoại lai, mặc dù các nhà truyền giáo chỉ chú trọng về sự phiên dịch mà thôi. Các nhà phiên dịch của Phật Giáo khai mở đầu tiên kể từ cuối nhà Hán gồm có An Thế Cao, Chi Lâu Ca Sấm (họ đến Lạc Dương vào Kỷ Nguyên 167 Tây Lịch). Đến thời Tam Quốc, lại có thêm các nhà phiên dịch như Chi Khiêm, Khương Tăng Hội, Duy Kỳ Nan, v.v... Các kinh điển được phiên dịch trong thời kỳ này là Lục Độ Tập Kinh, Pháp Cú Kinh, v.v... Sự nghiệp phiên dịch của Phật Giáo dần dần chiếm địa vị phát triển. Quốc gia tuy ở thời kỳ chiến loạn, nhưng nhân dân trong nước từ từ tiếp nhận Phật Giáo mới đến một cách an lạc.
Ở thời Tây Tấn, tuy quốc gia vừa mới ổn định, nhưng học phong của Phật Giáo đă đứng vững trong thời Tam Quốc. Phật Giáo đă được triều đ́nh và nhân dân tín ngưỡng theo. Các cao tăng Tây Vực nối gót nhau đến Trung Quốc tiếp tục giới thiệu món ăn tinh thần mới. Cho nên kể từ đây trở về trước, sự nghiệp phiên dịch rất thạnh hành. Các dịch giả đáng kể nhất của thời Tây Tấn như ngài Trúc Pháp Hộ, người Tây Vực đến Trường An và Lạc Dương (năm 366 Tây lịch). Các kinh do ngài phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán gồm có: Kinh Quang Tán, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Thập Địa, Kinh Đại Ai, Kinh Bát Nê Hoàn, v.v... C̣n ngài Trúc Pháp Lan dịch Kinh Bát Nhă, v.v...
Đến thời Đông Tấn, Phật Giáo sở dĩ được hoằng truyền rộng lớn là nhờ các Đại Đức người Tây Vực đến Trường An khai mở, như ngài Phật Đồ Trừng giảng Thiền Học, ngài Cưu Ma La Thập giảng Kinh Bát Nhă, ngài Tăng Già Đề Bà dịch Tỳ Đàm. Đáng kể nhất, các cao tăng của người Đông Tấn xuất hiện như Di Thiên Thích Đạo An người thấy xa hiểu rộng, Pháp sư Huệ Viễn tổ sáng lập phái Tịnh Độ và bốn nhà Triết Học uyên thâm của phái La Thập là ngài Đạo Sinh, ngài Tăng Triệu, ngài Đạo Dung và ngài Tăng Duệ.
Sự phiên dịch của Phật Giáo trong thời kỳ này gồm có Kinh Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa. Toàn bộ ba Tạng của Tiểu Thừa chỉ dịch xong A Hàm, Luật Bộ và Thành Thật, v.v... Nhưng ba Tạng Kinh Luận của Đại Thừa th́ đă dịch Thiền Học, Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhă, Tam Luận, v.v... Cho thấy Kinh Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa xem qua thật là phong phú vượt bực chưa từng có. Cũng trong thời kỳ này, ngài Đạo An đề xướng Luật Học áp dụng cho Thiền Học để đại chúng hành tŕ. Ngoài ra, ngài La Thập và các đệ tử của ngài hoằng dương Tam Luận, Bát Nhă, Thành Thật. Riêng Học Thuật Trung Quán vừa mới thành lập tông phái tại Trung Quốc. Hơn nữa, Pháp Hoa của ngài La Thập lại nhờ các bậc cao tăng như: Huệ Văn, Huệ Tư, Trí Giả tuyên dương thành tông phái. Học phong của những hệ phái nói trên rất thạnh hành tại Kinh Lạc Giang nơi Giang Bắc.
C̣n ở Giang Nam, ngài Tuệ Viễn lại căn cứ nơi Tông Bát Nhă để phát huy Tông Tịnh Độ. Ngài Tăng Già Đề Bà dịch thuật và hoằng truyền A Tỳ Đàm. Có thể nói phong trào nghiên cứu Phật Học trong thời kỳ này càng thên thạnh hành và vượt bực hy hữu. Hơn nữa lại có một người đặc biệt thật đáng đề cao trên hết, đó chính là lưu học sinh Pháp Hiển. Ngài Pháp Hiển là người duy nhất của Trung Quốc, đă thành công một cách vẻ vang tại Ấn Độ trong thời gian du học. Ngài chẳng những có công không nhỏ đối với Phật Giáo Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời cũng đem lại cho Trung Quốc một khích lệ hết sức to lớn trong việc công tác thám hiểm Tây Phương cận đại.
Kế đến là Phật Giáo trong thời đại Nam Bắc Triều. Trước hết trong thời Nam Triều, các vị tăng Tây Vực từ phương đông đến rất nhiều, như ngài Đàm Ma Mật Đa người nước Kế Tân, ngài Cương Lương Da Xá, ngài Cầu Na Bạt Ma, ngài Tăng Già Bạt Ma, ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài Tam Tạng Chân Đế, v.v... Trong số này chỉ có hai ngài có công rất lớn trong việc phát huy hai tư tưởng Thiền và Duy Thức nổi tiếng là ngài Bồ Đề Đạt Ma người kiến lập Thiền Tông và ngài Tam Tạng Chân Đế người đầu tiên truyền dịch và thiết lập Câu Xá Tông. Lúc bấy giờ, danh tăng của Nam Triều gồm có: ngài Huệ Văn, ngài Huệ Tư, ngài Trí Giả, v.v... kiến lập Chỉ Quán và sáng lập Thiên Đài Tông (Thiên Thai Tông). Ngài Huệ Khả, v.v... truyền thừa Thiền Tông. Học giả Chân Đế thiết lập Nhiếp Luận Tông (về sau Tông này mở đầu cho Duy Thức Tông). Ngoài ra, Ngài Huệ Quán và ngài Tạ Linh Vận lại thiết lập Niết Bàn Tông. Sự thạnh hành nghĩa học của Lưỡng Tấn th́ vẫn bất diệt trong thời đại này.
Tiếp theo trong thời Bắc Triều, ngài Đàm Vô Sấm (năm 412) dịch Kinh Đại Niết Bàn, Kinh Kim Quang Minh, Kinh Lăng Nghiêm, v.v... Ngài Bồ Đề Lưu Chi (năm 508), ngài Phật Đà Phiến Đa (năm 525), ngài Lặc Na Bạt Đề (508) cùng nhau dịch Thập Địa Kinh Luận và Duy Thức Luận của ngài Vô Trước và ngài Thế Thân. Những kinh luận này về sau được truyền đến đất Bắc. Kế tiếp ngài Huệ Quang nghiên cứu Luật Tứ Phần và thành lập Luật Tông (Hoàng Sử, Dương Sử và Tông Phái Nguyên Lưu).
Theo Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, kể từ bắt đầu du nhập cho đến thời Nam Bắc Triều, 600 năm đó có thể cho là thời đại tiếp nhận Phật Giáo. Thứ đến thời đại Tùy Đường được gọi là thời đại Phật Giáo dung hóa. Đặc biệt hơn, thời đại Tống Minh mới chính là thời đại Phật Giáo chân chánh. Phật Giáo trong thời đại này trở thành một thứ huyết mạch của văn hóa Trung Quốc không thể phân ly.
Riêng Duy Thức Học trong thời kỳ Phật Giáo du nhập Trung Quốc, nghĩa là trong khoảng 500 năm đầu, trước ngài Chân Đế, thành thật mà nói không có dấu vết nào cả của một học phái. Nguyên do những điển tích thành lập Pháp Tướng Duy Thức Học hoàn toàn không thấy ghi lại.
Măi đến thời Tùy Đường, Phật Giáo gồm có 8 Tông và 10 Phái bao hàm Đại Thừa và Tiểu Thừa, Hiển Giáo và Mật Giáo cùng nhau phát triển. Ánh hoa rực rỡ chưa đủ để chứng minh cho sự thạnh hành của Phật Giáo Trung Quốc. Kể từ đây Phật Giáo có thể nói thừa sức sống đi lên sau này.
(c̣n tiếp)