QUAN NIỆM SỬ HỌC

CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 3)

  

CHƯƠNG II

 

 TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI XEM DUY THỨC HỌC

 

 

I.- TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG THỜI ĐẠI Và PHẬT HỌC 

Duy Thức Học đối với trào lưu tư tưởng hiện đại như  thế nào?

Nguyên nhân, Phật Giáo tồn tại trong thế gian th́ không thể ly khai các pháp của thế gian. Phật Giáo cùng thế gian nhất định phải phát sanh quan hệ. Cho thấy Phật Giáo rất thích hợp những nhu cầu thiết yếu của thế gian và có khả năng đứng vững trên thế gian.

Thí dụ: Trong thế gian, chùa miếu được thiết lập đều có người xuất gia, đều có người hoằng pháp, chứng tỏ Phật Giáo cùng thế gian có sự quan hệ mật thiết với nhau. Những biểu tượng c̣n cho thấy Phật Giáo rất thích hợp với nhu cầu nhân sinh trong thế gian, như là Phật Giáo có địa vị cũng như có tác dụng trong xă hội.

Quả như Phật Giáo đối với nhân loại nếu không có chút lợi ích nào th́ nhân loại trong thế gian không cần đến Phật Giáo. Phật Giáo nếu như thế gian không cần đến hoặc giả Phật Giáo không chút mảy may lợi ích nào cho nhân thế th́ sớm đă bị tiêu diệt từ lâu.

Song sự thật lại chẳng như thế! Khác hẳn, Phật Giáo sở dĩ được tồn tại trong những quốc gia không giống nhau là nhờ các chủng tộc những nơi đó lưu truyền trong nhân gian và bảo tồn cho đến ngày nay. Vả lại Phật Giáo có số tín đồ rộng lớn ủng hộ. Điều đó chứng tỏ Phật Giáo chắc chắn có giá trị để tồn tại. Đă là có giá trị, Phật Giáo có thể dùng để hoằng dương nơi thế gian. Nhưng học thuyết Phật Giáo có địa vị như thế nào đối với Trào Lưu Tư Tưởng của xă hội hiện đại?

Học thuyết Phật Giáo đối với Trào Lưu Tư Tưởng của xă hội hiện đại đều được chú ư đến. Duy Thức Học là một đại học phái Đại Thừa Phật Giáo, gần ba mươi năm nay ảnh hưởng rất lớn các giới tư tưởng, được họ chú ư cho là quan trọng cần phải nghiên cứu và quán sát.

Sở dĩ gọi là Trào Lưu Tư Tưởng Hiện Đại là chỉ cho thế kỷ 19 trở về sau, nghĩa là thời đại Văn Nghệ Tây Phương Phục Hưng từ thế kỷ 19 đến thời đại Khoa Học Vận Động của thế kỷ 20. Tư tưởng của một thời đại có khả năng thành h́nh một thứ năng lực vận động nên gọi là Trào Lưu Tư Tưởng Thời Đại.

Ở Âu Châu, thời đại Văn Nghệ Phục Hưng trở về trước chính là thời đại Tôn Giáo Đặc Quyền và cũng gọi là thời đại hắc ám. Lúc bấy giờ mọi người đều mê tín tôn giáo, cho Thần Quyền cao hơn thế gian và nhân loại trở thành một thứ cảnh ngộ tối tăm không có mặt trời. Văn Nghệ Phục Hưng chính là Khoa Học xương minh. Nhờ nghiên cứu khoa học, Văn Nghệ Phục Hưng đả phá toàn diện Thần Quyền và tẩy chay sự mê hoặc của Thượng Đế Vạn Năng. Từ đó, ánh sáng rực rỡ của nền văn minh Khoa Học cận đại phát sanh. Ngày nay, nhân v́ Khoa Học phát minh được Nguyên Tử Năng cho nên có người gọi ngày nay là thời đại Nguyên Tử Năng và cũng có thể cho là thời đại Khoa Học hoàn toàn phát đạt.

Tại Ấn Độ, trước kia có Trào Lưu Tư Tưởng của Bà La Môn Giáo, kế đến có Trào Lưu Tư Tưởng của sáu phái Triết Học, về sau lại có Trào Lưu Tư Tưởng của Phật Giáo.

Riêng Phật Giáo có Trào Lưu Tư Tưởng Tiểu Thừa, Đại Thừa, Hiển Giáo và Mật Giáo. Sau cùng, Trào Lưu Tư Tưởng Ấn Độ Giáo lại phục hưng trở về nguyên thể.

Theo như Trung Quốc Văn Hóa Phát Đạt Sử ghi rằng: Chúng ta trước kia có cái học Chư Tử của Tiền Tần, có Kinh Học của Hán Triều, có Phật Học của Tùy Đường, có Lư Học của Tống Minh, có Khảo Cứ Học của thời đại nhà Thanh  và có Khoa Học ngày nay. Những dữ kiện nêu trên cũng có thể đại biểu cho Trào Lưu Tư Tưởng của mỗi thời đại.

Từ cuối Nhà Thanh và đầu năm Dân Quốc đến nay, Tư Tưởng nước ta vận động tạo thành trào lưu được gọi là Năm Mươi Tư Vận Động. Năm Mươi Tư Vận Động bao gồm nhiều phương diện:

1) Phương Diện Chánh Trị là đấu tranh giành độc lập, b́nh đẳng và tự do.

2) Phương Diện Xă Hội là cần thoát ly tất cả chế độ phong kiến bất hợp pháp và sự ràng buộc của lễ giáo.

3) Phương Diện Văn Học Tư Tưởng là tranh thủ ngôn ngữ Bạch Thoại Đại Chúng,  tranh thủ Trí Thức Khoa Học, đả đảo lối văn theo kiểu Văn Ngôn của Khổng Gia Điếm và tẩy chay tất cả tư tưởng mê tín của Phong Kiến.

Nhờ sự cố gắng của cuộc vận động này, tinh thần Kháng Nhật được thể hiện và sự Bắc Phạt được thành công hoàn toàn.

Hiện nay Trung Quốc lại có một thứ tư tưởng gọi là Hồng Lưu Đại Triều. Tư Tưởng này phát khởi từ nơi Bành Bái, ảnh hưởng rất rộng lớn, ảnh hưởng cả Trung Quốc và lan ra các vùng Á Châu. Tư Tưởng này thuộc loại Chủ Nghĩa Duy Vật, Chủ Nghĩa Xă Hội, Chủ Nghĩa Tân Dân Chủ. Tư Tưởng này trước kia nhờ tiếp nhận bối cảnh Khoa Học và Triết Học Tây Phương mới có thể phát huy thành quả ngày nay.

Tóm lại, Trào Lưu Tư Tưởng Hiện Đại có thể phân làm hai điểm: Một thứ là Khoa Học và một thứ là Triết Học. Trước hết, vấn đề Khoa Học được tŕnh bày như sau:

 

II.- KHOA HỌC VÀ PHẬT HỌC:      

A.- TÁNH CHẤT KHOA HỌC VÀ PHẬT HỌC:

1)- TÁNH CHẤT KHOA HỌC:

Thế nào là Khoa Học? Hoặc nói cách khác, Tánh chất Khoa Học như thế nào?

Vấn đề trên thật khó tŕnh bày cho rơ ràng. Các nhà Khoa Học đối với vấn đề này, mỗi người đều có Luận Thuyết riêng và xét cho cùng họ không đồng nhất quan niệm. Nay xin đề cử tổng quát một số Luận Thuyết như sau:

 

a].- LUẬN THUYẾT SỐ VÀ LƯỢNG: 

Có người nói rằng: Khoa Học chính là nhờ phạm trù đo lường rồi sau đó toan tính tưởng tượng ra mô h́nh thế giới... Chúng ta lẽ đương nhiên cho Khoa Học quan sát rất đúng tiêu chuẩn và chính xác. Nhưng thật ra họ chẳng qua dựa theo tiêu chuẩn số và lượng mà tiến hành tư tưởng.

Cũng có người cho rằng: Khoa Học thực sự chỉ là một thứ phương pháp phân tích mà thôi, là phương pháp dùng để nghiên cứu hoặc quan sát vạn hữu vũ trụ. Thứ phương pháp này phải dùng đến công cụ và thứ công cụ đó không ngoài số và lượng. Các nhà Khoa Học sử dụng phương pháp số và lượng đây đi phân loại bằng cách chia chẻ tổng thể mỗi cá thể của vạn hữu ra từng phần riêng biệt để quan sát. V́ thế, người ta bảo rằng: Khoa Học trong đó không ngoài số và lượng qua sự trắc nghiệm bằng cách phân loại và đo đạt, v.v..., Khoa Học là một danh xưng đều chỉ cho những khái niệm này. Nếu như không có những khái niệm trên, Khoa Học hoàn toàn không có mặt.

 

b]- LUẬN THUYẾT QUAN HỆ: 

Giáo Thọ Trương Đông Tôn, trong một quyển sách nói về tư tưỡng và xă hội có tŕnh bày những khái niệm này (số và lượng, v.v...). Ngài cho rằng: Khoa Học chỉ giải thích nghĩa hẹp và có tiùnh cách vụn vặt. Các nhà Khoa Học nói: Nhân đây chúng ta chủ trương rằng trên những cốt tủy này (lượng và số, cùng phân loại và đo đạt, v.v...), thực sự có một loại khái niệm căn bản nguyên thỉ hiện hữu và tiềm ẩn mà người ta gọi là Quan Hệ”, hoặc gọi là Trật tự của quan hệ. Chúng ta đề xướng vấn đề Quan Hệ nói trên, khả dĩ Vật Lư Học, Thiên Văn Học, v.v... chắc chắn có thể bao quát ở trong. Không phải chỉ có số học mới được xem như đại biểu cho Khoa Học. Lư do Số Học th́ không hoàn toàn mười phần thỏa đáng hết mười...

 

c]- LUẬN THUYẾT TOÀN THỂ  và BỘ PHẬN:  

Trương Quân quan niệm rằng: Cho đến vấn đề Quan Hệ Khái Niệm đúng là một cá thể nằm trong hợp thể, cũng như sự việc ǵ có thể phân tích th́ sự việc đó có thể đạt được kết quả và những kết quả này không luận có điều kiện nhiều hay ít mà những điều kiện trên chính là Quan Hệ vậy. Chúng ta, một khi đề cập đến Quan Hệ th́ lẽ tất nhiên khái niệm được sự liên quan giữa “Toàn Thể” và Bộ Phận”, v.v... Chúng ta có thể khẳng định rằng: phàm điều ǵ có thể phân tích th́ tất nhiên trong đó có Quan Hệ mà người ta thường gọi là �”Nhân Quả Quan Hệ.

Tóm lại, vấn đề Quan Hệ giả sử không dự trù thiết lập quan niệm trước th́ tất cả mọi việc đều không biết tiến hành từ đâu.

 

d]- QUAN HỆ CÓ NGUỒN GỐC: 

Vấn đề Quan Hệ Khái Niệm th́ sẳn có nguồn gốc từ trước và vấn đề này không phải do thành lập bởi quy định. Ngoài những khái niệm này ra, như Trật Tự, Kết Cấu, Tương Tục,..v..v..... không một điều nào là chẳng cùng với vấn đề Quan Hệ Khái Niệm kết hợp lẫn nhau để cùng sanh khởi. Theo Khoa Học, không gian và thời gian chỉ là bộ phận của trật tự mà thôi. Tất nhiên những sự việc trên phải nhờ đến trắc nghiệm và đo đạt để quy định. Nhưng sự trắc nghiệm và đo đạt nếu như tách rời vấn đề Quan Hệ Khái Niệm ra th́ hoàn toàn không biết chút nào về sự chi phối ở bên trong bóng tối. 

Những dữ kiện vừa tŕnh bày ở trên đều là định nghĩa của Khoa Học.

 

2)- TÁNH CHẤT PHẬT HỌC:

Giờ đây chúng ta hăy xét qua lănh vực Phật Học:

a]- Những luận thuyết của các nhà Khoa Học được viện dẫn ở trên có thể xem như định nghĩa rất rơ ràng; hoặc nói cách khác, tánh chất của Khoa Học là Quan Hệ. Quan Hệ có thể bao gồm tất cả Khoa Học. Hai chữ Quan Hệ đây theo Duy Thức Học gọi là Nhân Duyên hoặc gọi là Duyên. Phật nói: Tất cả pháp đều do nhân duyên sanh, đều do duyên khởi, đồng thời cũng do duyên diệt. Tương tợ như thế, Khoa Học nói: tất cả pháp đều do quan hệ mà sanh, do quan hệ mà trụ và cũng do quan hệ mà diệt. Quan Hệ bao gồm tất cả Khoa Học cũng giống như Nhân Duyên bao gồm tất cả pháp. Cụ thể hơn, nguyên tắc Duy Thức giải thích: Nhăn Thức mỗi khi khái niệm một điều ǵ phải nhờ đến chín thứ Duyên (Quan Hệ) mới phát sanh nhận thức, Nhĩ Thức phải nhờ đến tám thứ Duyên mới phát sanh nhận thức, v.v... Phật Học tŕnh bày vấn đề “Duyên”, tóm lược th́ có 4 thứ Duyên và giải thích rộng th́ có 24 thứ Duyên (Tham khảo bộ A Tỳ Đạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận của tôi dịch).

b]- Tiếp theo, đề cập đến Quan Hệ là chỉ cho một cá thể nằm trong hợp thể. Khái niệm vấn đề Nhân Duyên chính là khái niệm thể tổng hợp mà Phật Học thường gọi Nhân Duyên Tổng Tướng” (nằm trong hợp thể). Trong tướng chung (tổng tướng) có tướng riêng (biệt tướng) là nói quan hệ nằm trong hợp thể bao gồm rất nhiều điều kiện. Học thuyết Nhân Duyên trong đó nhất định có tướng chung (tổng tướng) và tướng riêng (biệt tướng). Chữ Nhân ở đây theo Phật Học tŕnh bày: chọn lấy một pháp nào th́ trong đó bao gồm tất cả pháp, nghĩa là trong một pháp đă có tất cả pháp và trong tất cả pháp đă có một pháp mà ḿnh đă chọn lấy. Đó là ư nghĩa Sự sự vô ngại” (Sự sự vô ngại nghĩa là muôn sự muôn vật tác dụng quan hệ không bị ngăn ngại với nhau). Trong một pháp đă có tất cả pháp và trong tất cả pháp đă có một pháp cũng giống như quan hệ có toàn thể và bộ phận, hai lối giải thích tuy khác nhau nhưng đều cũng là một loại với nhau. Danh từ không giống nhau chẳng qua chỉ là phù hiệu nhằm đại biểu cho khái niệm vấn đề trên mà thôi. Thuyết Quan Hệ của Khoa Học và thuyết Nhân Duyên của Duy Thức Học cả hai đều hoàn toàn không khác nhau. Cho nên Duy Thức Học (hoặc Phật Học) th́ rất thích hợp với Khoa Học.

c]- Lại nữa, một sự kiện đáng chú ư là Vấn đề có thể phân tích th́ tất nhiên trong đó bao hàm có Quan Hệ mà phổ thông thường gọi là Nhân Quả”. Như câu Nhân duyên sở sanh pháp” (Nhân duyên là nơi sanh ra các pháp) giải thích: Phàm một pháp sanh khởi th́ nhất định có rất nhiều thứ nhân duyên. Những nhân duyên đây có thể phân tích. Trung gian của nhân duyên chính là tánh chất của nhân quả. Đức Phật đầu tiên giác ngộ những thứ quan hệ này. Những thứ quan hệ này bao hàm các pháp nhân duyên của tánh chất nhân quả. Đức Phật nói: Cái này có th́ cái kia có, cái này sanh th́ cái kia sanh”, “vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,” v.v... Đây là quy tắc sanh khởi vạn pháp. Quy tắc nhân duyên này là thuyết minh Nhân Quả Quan Hệ và cũng là quy tắc cơ bản của Phật Học.

Hơn nữa, Trương Quân nói: Vấn đề Quan Hệ Khái Niệm nếu như chẳng có trước th́ tất cả đều hoàn toàn không có pháp để tiến hành”. C̣n Phật Học giải thích: Tất cả đều do nhân duyên sanh; ĺa nhân duyên ra, các pháp không thể sanh. Đức Phật nói: Nếu cho rằng, thật sự có một pháp vượt ra ngoài nhân duyên, đó là Ngoại Đạo nói. Tất cả pháp không chỉ do nhân duyên sanh khởi mà lại c̣n do nhân duyên hoại diệt. Nhân duyên nếu như không có th́ tất cả pháp không thể sanh khởi.

Giả sử có người hỏi: Nhân Duyên như thế nào? Trả lời: Tất cả pháp đều là nhân duyên. Đúng như thế, tất cả khái niệm đều phát sanh từ một thứ Quan Hệ Khái Niệm. Cuối cùng, chúng ta có thể hỏi: Vấn đề Quan Hệ Khái Niệm như thế nào? Trả lời: Quan Hệ đều là tất cả Khái Niệm.

d]- Thứ đến, Khế Kinh nói: Như Lai ra đời hoặc không ra đời đều là Pháp Tánh duyên khởi thường trụ.” Đoạn kinh trên tŕnh bày Vấn Đề Quan Hệ Khái Niệm đă có từ vô thỉ, không phải thiết lập bởi quy định.” Điều đáng chú ư là Vấn Đề Quan Hệ không phải hiện hữu riêng biệt ngoài vạn vật. Đây là nói về tánh duyên khởi và tánh duyên khởi này từ xưa đến nay vẫn hiện hữu như thế. Đức Phật tuy chứng được và thuyết minh tánh duyên khởi, nhưng đức Phật không phải quy định nên. Tánh Duyên  Khởi không phải có pháp thể riêng biệt gọi là Duyên Khởi và tánh này cũng không phải thường trụ, thanh tịnh và sáng suốt. Cho nên Tăng Nhứt A Hàm (quyển 26) nói rằng: Muốn khiến hư không trở thành đất cát và muốn đất cát trở thành hư không nên trói buộc chúng vào Duyên làm căn bản. Duyên đây không bị hư hoại.”

      Hôm nay chúng ta hăy đề cập đến chữ Duyên của tất cả duyên khởi. Chữ Duyên của tánh duyên khởi, trong các kinh luận của Tiểu Thừa Hữu Bộ tŕnh bày có bốn loại: Nhân Duyên, Sở Duyên Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, và Tăng Thượng Duyên. Trong các kinh luận của Đại Thừa Duy Thức Tông th́ giải thích 4 Duyên trên một cách rơ ràng, như Luận Thành Duy Thức căn cứ nơi 4 Duyên đây và cộng thêm 15 chỗ nương tựa (15 Y Xứ) thành lập 10 loại Nhân (Thành Duy Thức Luận quyển 7 và 8). Mười loại Nhân của Luận Thành Duy Thức giải thích cũng đồng nghĩa với chữ Duyên. C̣n các kinh luận Nam Truyền Thượng Tọa Bộ th́ tŕnh bày có 24 loại Duyên (Nam Truyền A Tỳ Đạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận, Phẩm thứ 9). 24 loại Duyên này cũng là tên riêng và tướng riêng của Nhân Duyên mà thôi. Những thứ Duyên và những thứ Nhân vừa phân loại đối với vấn đề Quan Hệ của Khoa Học chính là Khái Niệm không hai và không khác, như khái niệm trật tự, khái niệm kết cấu, khái niệm tương tục, v.v... Chữ Nhân đây như chúng ta đă biết, thời đại cổ xưa gọi là Nhân Duyên và thời đại ngày nay gọi là Quan Hệ. Nhân Duyên và Quan Hệ chỉ khác nhau ở danh từ mà thôi.

      Với những dữ kiện đă giải thích, chúng ta có thể đặt vấn đề: Khoa Học th́ như thế nào? Trả lời: Khoa Học là Quan Hệ Học. C̣n Phật Học th́ như thế nào? Trả lời: Phật Học là Nhân Duyên Học hay Nhân Quả Học. Những người không nghiên cứu Phật Học, ai cũng đều biết Phật Giáo là đạo bàn về nhân quả. Từ đó, chúng ta có thể ư niệm rằng Khoa Học cũng giảng về nhân quả. Trong Phật Học, không luận Tiểu Thừa và Đại Thừa, tất cả học phái đều giảng đạo lư Nhân Duyên và Nhân Quả. Một trong tất cả học phái nói trên, Pháp Tướng Duy Thức Học là học phái giảng về đạo lư Nhân Duyên và Nhân Quả rất tinh tường và thông suốt.

 

B.- SỰ PHÂN TÍCH CỦA KHOA HỌC VÀ SỰ PHÂN BIỆT CỦA PHẬT HỌC: 

Sự phân tích là phương pháp giảng giải có mạch lạc, có lớp lang mà Khoa Học gọi là Phương Pháp Diễn Dịch. Người học Khoa Học đều biết đạo lư của Khoa Học rất coi trọng sự phân tích. Nguyên tắc căn bản của Khoa Học như trước đă tŕnh bày, nào là Số, Lượng, Phân Loại, Đo Đạc, v.v... và những nguyên tắc này cũng là bản thể của Khoa Học. Hoặc nói cách khác, phương pháp của Khoa Học chính là phân tích về mục tiêu tác dụng giữa cá thể và cộng đồng trong các bộ môn. Các nhà Khoa Học không luận nghiên cứu một sự thể nào, hoặc phân tích và khảo nghiệm một thứ vật thể nào, cũng như trắc nghiệm và đo lường một loại địa h́nh hay vật thể nào, điều cốt yếu là phải y cứ một cách xác thực nơi bản thân của những sự thể hay những vật thể đó, đồng thời sử dụng một thứ công thức và dụng cụ để phân tích những sự thể hay những vật thể nói trên. Các nhà Khoa Học mỗi khi phân tích những sự thể hay những vật thể đều thường sử dụng nhiều phương cách, có khi dùng phương pháp số học để phân tích hay để đo đạc, có khi dùng phương pháp phân loại hay trắc nghiệm, hoặc dùng phương pháp ghi chép để lưu lại và sau đó, họ mới cân nhắc rồi đi đến kết luận là t́m ra được hiện trạng chân thật của sự thể hay của vật thể mà họ phân tích. Từ đó, họ gặt hái được khái niệm, một thứ kết quả mà thường gọi là Tri Thức Khoa Học.

Bên Pháp Tướng Duy Thức Học cũng rất quư trọng sự phân tích. Phương pháp phân tích để nghiên cứu của Pháp Tướng Duy Thức Học cũng giống như phương pháp của Khoa Học.

Thí dụ như Sắc Pháp của Duy Thức Học, Anh văn dịch là Form, th́ thuộc về vật chất. Đối với Sắc Pháp, Duy Thức Học xưa nay đều chỉ có một thứ định nghĩa: Sắc nghĩa là đối đăi và ngăn ngại. Phàm những ǵ có đối đăi và ngăn ngại đều được gọi là Sắc (Vật chất). V́ thế, Duy Thức Học xưa kia phân chia Sắc thành hai loại: một là Hữu Đối Sắc (Sắc có đối đăi) và hai là Vô Đối Sắc (Sắc không đối đăi).

Hữu Đối Sắc cũng phân làm hai loại: một là Ngũ Căn Sắc (Sắc thuộc hệ thống năm căn) và hai là Ngũ Trần Sắc (Sắc thuộc hệ thống năm trần).

Vô Đối Sắc được phân làm năm loại: một là Cực Vi Sắc (Sắc rất nhỏ như vi trần), hai là Cực Hánh Sắc (Sắc rất xa không thể thấy), ba là Định Sở Sanh Sắc (Sắc do thiền định sanh ra), bốn là Thọ Sở Dẫn Sắc (Sắc do thọ giới sanh ra), năm là Biến Kế Sở Chấp Sắc (Sắc do Ư Thức phân biệt vọng chấp sanh ra). Nay xin liệt kê đồ biểu dưới đây để chứng minh: 

 

 

  

Sắc Cảnh, một trong năm Trần vừa liệt kê nếu như tiếp tục phân tích thêm nữa liền trở thành Cực Vi rất nhỏ và đem một phần của Cực Vi rất nhỏ này lại tiếp tục phân tích thêm nữa, v.v... liền trở thành trạng thái hoàn toàn Không. Phương pháp phân tích nêu trên Phật Học gọi là Tích Không Quán.

Xem xong đồ biểu trên, chúng ta khả dĩ có thể biết phương pháp phân tích của Duy Thức Học đối với Pháp Tướng (Sự vật)  thật là tinh tế, tŕnh bày hệ thống rất mạch lạc, phân loại cá biệt cùng số lượng rất phân minh và thông suốt. Phương pháp phân tích của Duy Thức Học nói trên, bất cứ nhà Khoa Học nào cũng đều khâm phục và cũng cho là hợp với Khoa Học. Đối với Duy Thức Học, phương pháp phân tích rất là trọng yếu và phàm người nào nghiên cứu Duy Thức Học không thể không chú ư. Chúng ta khi giải thích mỗi một pháp, tổng quát có các môn phân biệt” từng khoa. “Các môn phân biệt” đây chính là phương pháp phân tích của Khoa Học. Những phương pháp phân tích này, nơi luận Câu Xá th́ rất tinh vi và sâu xa. Nếu so sánh với Khoa Học, phương pháp phân tích của luận Câu Xá th́ hoàn toàn tinh tế và thâm sâu hơn. V́ lư do đó, nhà Bác Học Hồ Thích khiến phải đọc lại và tận dụng cân năo tối đa mới giác ngộ được. Người ta cho rằng Pháp Tướng Duy Thức Học của Phật Giáo là một bộ phận triết học phiền tỏa”. Tôi nghĩ Hồ Tiên Sinh là một nhà Triết Học hơn là một nhà Khoa Học.

 

C.- KINH NGHIỆM VỚI TÁNH CẢNH VÀ HIỆN CẢNH:

Khoa Học th́ có Khoa Học Xă Hội và Khoa Học Tự Nhiên. Sự nghiên cứu của Khoa Học Tự Nhiên có hai cách: một là đặc biệt chú trọng đối tượng của hiện thật và hai là phương pháp của kinh nghiệm. Nhờ đó, Khoa Học Tự Nhiên mới có thể đạt đến tri thức chân thật của Khoa Học. Loại đối tượng của hiện thật nơi Khoa Học Tự Nhiên chính là Tánh Cảnh (Cảnh giới của hiện thật) trong ba cảnh giới của Duy Thức. Các loại đối tượng của Khoa Học nghiên cứu đều là vật thể thật tại có tánh hiện thật và những vật thể thật tại này mắt chúng ta thấy được, tai chúng ta nghe được, mũi chúng ta ngửi được, lưỡi chúng ta nếm được và tay chúng ta sờ mó được. Những vật thể thật tại đó đă được Duy Thức Học nói qua. Chữ Tánh nơi Tánh Cảnh của năm Thức quan sát chính là ư tưởng của thực tại. Tri Thức của phương pháp Khoa Học đạt đến gọi là Tiêu Chuẩn của hiện thật, cũng giống như Tri Thức của Duy Thức Học đạt đến gọi là Lượng”. Chữ Lượng” của Duy Thức Học cùng nghĩa với Tiêu Chuẩn của chân thật nơi Khoa Học. Hiện Lượng Trí trong ba Lượng Trí chính là Tri Thức của hiện thật. Chữ Lượng tức là Tri Thức và Tri Thức của hiện thật gọi là Hiện Lượng Trí. Hiện Lượng Trí quyết định không phải là huyễn tưởng, không phải là phỏng đoán và lại cũng không phải là tưởng tượng. Ngoài ra các nhà Khoa Học đều chú trọng đến Giả Thiết. Nguyên v́ đối với chân tướng của một sự vật nào đó không có chân trí của hiện thật, không có thời gian khảo sát một cách minh bạch, các nhà Khoa Học không dám đoán ṃ (Nhà Khoa Học rất sợ vơ đoán) và cũng không quyết định thiết lập luận cứ bừa  băi. Lư do họ không dám tự tin, cho nên đối với những cảnh nói trên họ không thể quyết định xác thực và thường dùng Giả Thiết để tiến tới từng bước một trong sự nghiên cứu và khảo nghiệm. Hoặc giả có người dùng phương pháp này đi suy cứu vấn đề khác. Thái độ của Giả Thiết cũng rất thích hợp với Tỷ Lượng Trí của Duy Thức Học. Tỷ Lượng Trí là nghĩa của suy cứu và so sánh, tức là Nhân Minh Học.

(c̣n tiếp)

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 09/08/11