QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 18)
CHƯƠNG V
QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA DUY THỨC HỌC
(tiếp theo)
V.- HỌC PHÁI DUY THỨC CỦA TRUNG QUỐC:
1.- HỆ PHÁI HUYỀN TRANG:
Ngài Huyền Trang truyền Duy Thức Học nơi Trung Quốc đồng thời thành lập Tông Duy Thức và do đó ngài được gọi là Sơ Tổ của Duy Thức. Khi dịch và chú thích Duy Thức Tam Thập Luận, ngài có ư định phiên dịch mười bộ luận riêng biệt nhau của mười Luận Gia, về sau theo lời thỉnh cầu của ngài Khuy Cơ liền gom mười bộ luận của mười Luận Gia nói trên dịch chung thành một bộ luận và truyền riêng cho ngài Khuy Cơ. Ngài Khuy Cơ nhận lời khẩu truyền của thầy sáng tác thành 60 quyển Thuật Kư, xiển dương áo nghĩa của Duy Thức và được Gia Huệ Sĩ Lâm cống hiến những đặc thù rất lớn. Đồng thời với ngài Khuy Cơ th́ có Huệ Quán, Lập Phạm, Nghĩa Tịch, Phổ Quang và Viên Trắc trụ tŕ chùa Tây Minh đều cùng nhau truyền bá học thuật này mà đời Đường tôn vinh là sáu Luận Gia. Ngoài sáu vị đây, c̣n có Thần Phảng Tân La Nhơn (người Triều Tiên) lại trước tác Duy Thức Tập Yếu. Gia Huệ Sĩ Lâm c̣n có trước tác Du Già Phật Địa Duy Thức Nghĩa Thú Kinh, rất tiếc bộ này đă bị thất truyền. Ngài Khuy Cơ th́ được bí truyền học thuật của ngài Huyền Trang, nhưng các ngài như Viên Trắc, Tân La Nhơn, Trí Biện Vô Ngại đều đối lập với ngài Khuy Cơ. Ngài Viên Trắc chỉ được dự thính ngoài cửa và nhờ đó sáng tác Duy Thức Sớ và Thâm Mật Kinh Sớ, hai tác phẩm sớ giải này trong thời Đường đă từng phiên dịch thành văn Tây Tạng.
Đệ tử của ngài Từ Ân (ngài Khuy Cơ) th́ có Huệ Chiếu và Nghĩa Trung. Ngài Huệ Chiếu có đệ tử là Trí Châu. Huệ Chiếu th́ sáng tác Duy Thức Liễu Nghĩa Đăng, Trí Châu th́ sáng tác Duy Thức Diễn Bí. C̣n ngài Tây Minh (Viên Trắc) th́ có các sư như Thắng Trang, Đạo Chứng, Thái Hiền, v.v... và các vị này cùng nhau truyền thừa Duy Thức không cho chấm dứt. Đây là thời kỳ Duy Thức vô cùng phát đạt. Kể từ ngài Từ Ân và ngài Tây Minh trở về sau, Tam Tạng Nghĩa Tịnh thường phiên dịch Duy Thức Bảo Sanh Luận.
2.- HỆ PHÁI NHIẾP LUẬN:
Kinh luận của Duy Thức Học từ đời Đường trở về trước đă có phiên dịch từ lâu và ngài Huyền Trang trước khi chưa ra khỏi nước cũng đă có nghiên cứu đến. Người truyền bá Duy Thức trước đời Đường suy cho cùng lẽ đương nhiên chính là ngài Chân Đế. Ngài Chân Đế đă dịch các bộ luận như Nhiếp Đại Thừa Luận, Thức Chuyển Luận, Hiển Thức Luận, Quyết Định Tạng Luận, Đại Thừa Khởi Tín Luận, v.v... lúc bấy giờ có rất nhiều người vừa nghiên cứu vừa giảng giải Nhiếp Luận và nhờ vậy bộ luận này trở thành học phong một thời. Cho nên lịch sử truyền thừa đặc biệt có ghi một học phái Địa Luận Tông xuất hiện trong lúc Nhiếp Luận Tông thạnh hành. Hai Tông Địa Luận và Nhiếp Luận tuy rằng khác nhau hệ phái nhưng cả hai đều là học phái Pháp Tướng cả. Đúng ra ngài Chân Đế ở phương nam th́ đă được chân truyền của Vô Trước Thế Thân và học phái của ngài truyền đến nhà Tần, rồi đến nhà Tùy; c̣n các học giả Địa Luận th́ ở phương bắc và học phái này phần nhiều bị biến tướng theo Nhiếp Luận. Ngài Chân Đế sỡ dĩ thành danh là nhờ sự trao truyền của ngài Thế Thân bằng cách khiển trách và nhờ đó ngài chuyên cần hoằng truyền sở học của ḿnh làm chí nguyện (1) .
3.- HỆ PHÁI ĐỊA LUẬN:
Hệ phái Địa Luận th́ sử dụng Hoa Nghiêm Thập Địa Kinh Luận làm chủ yếu. Bộ Hoa Nghiêm Thập Địa Kinh Luận chính là bộ luận của ngài Thế Thân sáng tác, được Bồ Đề Lưu Chi, Lặc Na Ma Đề và Phật Đà Phiến Đa cùng nhau dịch thuật nơi Lạc Dương và bộ luận này cũng nhờ một số học giả nghiên cứu cho nên lần lần được thạnh hành. Bộ Hoa Nghiêm Thập Địa Kinh Luận th́ thuyết minh những cảnh giới hành tŕ của Bồ Tát Thập Địa và những cảnh giới này đều do Thức A Lại Da khi thành Tạng Như Lai duyên khởi, đây là yếu nghĩa làm sáng tỏ tự tánh của Tâm thanh tịnh. Những học giả nghiên cứu Địa Luận gồm có nhóm đệ tử của hai ngài: ngài Lặc Na Ma Đề và ngài Bồ Đề Lưu Chi. Hai nhóm này v́ ở hai hướng khác nhau cho nên truyền thừa thành hai hệ phái Bắc Đạo và Nam Đạo. Hệ phái Nam Đạo th́ do Huệ Quang Pháp Thượng, v.v... làm Khai Tổ; c̣n học thuyết của hệ phái Bắc Đạo th́ lại chịu ảnh hưởng của Nhiếp Luận, thiên trọng truyền thừa Duy Thức và chọn lấy hệ phái Nam Đạo làm chánh thống.
Học phái Duy Thức từ đời Đường trở về sau tuy xưng là hệ phái tuyệt học, nhưng phải chờ đến thời đại Tống Triều và nhờ có Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ sáng tác bộ Tông Cảnh Lục th́ giáo lư Duy Thức mới được sáng tỏ sâu rộng. Ở Triều Minh, Đại Sư Ngẫu Ích cũng đă sáng tác Duy Thức Tâm Yếu để xiển dương khiến cho Duy Thức sinh hoạt trở lại, nguyên v́ ở đời Đường những sớ giải về Duy Thức đă bị mất dần cho nên chỗ tuyệt học của nó khó bề phục hưng. Đến năm Dân Quốc, cư sĩ Dương Văn Hội Nhân Sơn mang những quyển sớ giải về Duy Thức của người nhà Đường từ Nhật Bản trở về Trung Quốc phiên dịch, cho in để phổ biến và nhờ đó Duy Thức Học mới có triệu chứng phục hưng. Năm Dân Quốc thứ mười trở về sau có Đại Sư Thái Hư, có Âu Dương Tiệm (Cảnh Vô), có Hàn Thanh Tịnh, v.v... bắt đầu mở hội lớn khai giảng kinh luận nhằm hoằng truyền tuyệt học của hệ phái Duy Thức để khôi phục lại và cho đến ngày nay hệ phái này vẫn không bị ch́m mất.
(HẾT)
______________
(1) Được thấy trong Phật Giáo Sử Trung Quốc của Hoàng Sám Hoa.
BẢN PHỤ
I.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ HỌC PHÁI DUY THỨC CỦA THỜI ĐẠI NHÀ ĐƯỜNG:
Phật Giáo nước ta từ ngài Tam Tạng Huyền Trang du học Đông Độ trở về chuyên dịch các luận Du Già để xương minh học phái Duy Thức và từ đó Phật Học được hưng thịnh. Đặc biệt khoảng đầu nhà Đường, học phong Duy Thức trong học giới Phật Giáo cực kỳ thạnh hành, trở nên vang tiếng một thời. Môn đồ tham vấn trực tiếp của Pháp Sư Tam Tạng chính là ngài Khuy Cơ. Quan sát thế hệ theo thứ lớp, Học phái Duy Thức chắc chắn đă được thiết lập nơi Từ Ân và chọn hệ phái Duy Thức Học của Hộ Pháp làm đại biểu cho toàn bộ hệ phái Phật Giáo Du Già. Cho nên học phái Du Già ở Trung Hoa đă tạo thành một hệ phái giáo học có thế lực.
Từ đấy học phong Duy Thức diễn biến sâu rộng cho đến bây giờ, những học giả sau này thường gọi là Phật Giáo Mới và có chỗ trực tiếp gọi là Phật Giáo Duy Thức. Từ ngày Pháp Nạn Hội Xương trở về sau, Phật Giáo Trung Quốc gần như diệt vong, măi đến hiện nay, học giáo Duy Thức mới được phục hưng trở lại và phục hưng có cờ trống nghiêm chỉnh đàng hoàng. Không những thế, trạng huống Duy Thức Học của thời đại đầu nhà Đường giả sử đi ngược trở lại thời đại của Hộ Pháp, của Thế Thân, của Vô Trước và cho đến thời đại của Phật Đà, nếu như khảo cứu về chúng th́ sẽ thấy những thời đại đó cũng chưa chắc đă được thạnh hành giống như thời đại nhà Đường.
Kỳ thật Duy Thức Học sở dĩ được thành danh là nhờ học phái Du Già Sư Địa Luận và học phái Nhiếp Đại Thừa Luận cùng nhau phối hợp thành lập. Nếu như b́nh tâm một cách nghiêm mật mà luận, Duy Thức Học chỉ là một bộ phái trong hệ phái giáo học của Du Già. Đến như toàn bộ Tam Thừa và Ngũ Thừa trong biển giáo lư của Đức Thích Tôn lại cũng chỉ là một bộ phái của các bộ phái mà thôi. Nhưng bởi Đại Sư Từ Ân chủ ư chuyên tâm tu học và nghiên cứu Duy Thức Luận cho nên Duy Thức Luận liền được thay thế đại biểu chung cho các kinh sách thuộc về hệ phái giáo Học Du Già. Nhờ nhân duyên đó Duy Thức trở nên ngôi sao sáng để thành h́nh một tông phái gọi là Duy Thức Tông và chiếm lấy vị trí đứng đầu các hệ phái giáo học Du Già, lấn áp các kinh sách khác trong hệ phái giáo học Du Già mà lại c̣n tiến tới áp đảo các kinh luận ngoài hệ phái giáo học của Du Già.
Nếu như xem qua Phật Giáo, người nào có thể tổng hợp được ư nghĩa và trạng thái giáo dục cùng học thuật của hệ phái Du Già nói trên th́ có thể biết được đại khái về xu thế của Duy Thức. Danh mục của một loại học thuyết kế thừa ba Tạng được trực tiếp hoặc gián tiếp dựng lập nên tông phái như: Tông phái Duy Thức chính do ngài Huyền Trang trực tiếp dựng lập cho nên có chỗ gọi là Huyền Trang Tông ; Tông phái này lại có chỗ gọi là Từ Ân Tông, nguyên do nơi chùa Đại Từ Ân, Đại Sư Khuy Cơ chính là Sơ Tổ, có lẽ tất cả công việc trong chùa Đại Từ Ân phải được ngài Khuy Cơ đồng ư gặt đầu th́ không trở ngại.
Thành tích công lao nghiên cứu Duy Thức Học của Đại Sư Từ Ân thật là vĩ đại. Khi khảo cứu về sự nghiên cứu Duy Thức Học ở thời kỳ đầu của thời đại nhà Đường, ngoại trừ Từ Ân ra, chúng ta c̣n thấy có năm nhân vật như Viên Trắc trụ tŕ chùa Tây Minh, Phổ Quang, Huệ Quán, Lập Phạm, Nghĩa Tịch đều nỗ lực nghiên cứu riêng học thuyết này nhằm để cạnh tranh thiên cổ với Từ Ân. Năm nhân vật kể trên cộng chung với Khuy Cơ th́ thành sáu luận gia. Sáu luận gia này mỗi vị đều có trước thuật để phát biểu sự nghiên cứu của ḿnh, như danh mục được liệt kê sau đây:
TEÂN SAÙCH
SOÁ QUYEÅN
TEÂNTAÙC GIAÛ
Thaønh Duy Thöùc Luaän Thuaät Kyù
60 quyeån
Khuy Cô
Thaønh Duy Thöùc Luaän Chöôûng Trung Xu Yeáu
3 quyeån
Khuy Cô
Thaønh Duy Thöùc Luaän Lieäu Giaûn
2 quyeån
Khuy Cô
Thaønh Duy Thöùc Luaän Bieät Sao
3 quyeån
Khuy Cô
Thaønh Duy Thöùc Luaän Sôù
10 quyeån
Vieân Traéc
Thaønh Duy Thöùc Luaän Bieät Chöông
3 quyeån
Vieân Traéc
Thaønh Duy Thöùc Luaän Sao
8 quyeån
Phoå Quang
Thaønh Duy Thöùc Luaän Sôù
4 quyeån
Hueä Quaùn
Thaønh Duy Thöùc Luaän Sôù
20 quyeån
Laäp Phaïm
Thaønh Duy Thöùc Luaän Ṿ Töôøng Quyeát
3 quyeån
Nghóa Ṭch
Sáu luận gia nói trên rất nổi tiếng, nhưng phải nói là nhờ trước thuật của hai nhân vật Từ Ân và Tây Minh. Học thuật của Từ Ân và Tây Minh ở vào thời Đường được phân làm hai hệ phái là hệ phái Từ Ân và hệ phái Tây Minh. Hệ phái giáo học của Từ Ân th́ có Huệ Chiểu, Nghĩa Trung, Trí Châu, v.v... mỗi sư riêng nhau truyền thừa; c̣n hệ phái giáo học của Tây Minh th́ có các nhân vật như Thắng Trang, Đạo Chứng, Thái Hiền mỗi sư riêng tự truyền thừa. Như thế hai phái đều tự tuyên dương mà thành địa thế hoa lan hoa cúc cùng nhau tốt đẹp. Khác nữa như các sư Thần Phảng, Huyền Ứng, Lợi Thiệp, Cực Thái, Thuận Cảnh, Cảnh Hưng, Đạo Ấp, Như Lư, Sùng Tuấn, Đạo Nhân, Linh Thái, Đạo Luân cũng nhờ học thuật Từ Ân và Tây Minh tiếng tăm lừng lẫy một đời, đồng thời các vị đó đều phát huy giáo nghĩa tinh túy của Duy Thức. Ngoài ra c̣n có các học sinh Nhật Bản và Tây Phương du học. Trạng thái thạnh hành về sự nghiên cứu Duy Thức của thời đại đời Đường quả thật là không tiền tuyệt hậu và cũng là một sản vật mới trên tư tưởng, trên học thuật của nước ta mà cũng là mở bày một Kỷ Nguyên mới của Phật Giáo Sử. Tiên sinh Lương Nhậm Công thường cho là trào lưu nhân vật tư tưởng đệ nhất vậy. Tuy nhiên những trước thuật vừa tŕnh bày trên rất ít được bảo tồn và cũng đă bị thất lạc quá nhiều trên văn hiến, thật là một sự đáng tiếc! Vấn đề hôm nay, các học phái thời Đường chủ yếu ở chỗ là sự giảng giải khác biệt giữa Từ Ân và Tây Minh trở thành trung tâm cho cuộc tranh luận hai bên. Trong thời gian đó, hoặc tùy theo ư của các sư như Quán Phạm, Tịch Khuếch và tùy theo các học thuyết của Huệ Chiểu, Trí Chu, Đạo Chứng, Thái Hiền, Đạo Ấp, Như Lư, Linh Thái, v.v... những cuộc tranh luận nói trên không ngoài mục đích mong cầu giáo nghĩa của Duy Thức được hoàn chỉnh hơn. Từ xưa đến nay Phật Học luôn luôn được gọi là khó giải thích khó tỏ tường th́ Duy Thức Học của thời đại đời Đường không ai qua nổi. Ngày nay những nhà nghiên cứu thường hay tham khảo những tư liệu phần nhiều thiếu thốn không phải ít, nhận thức sai lầm quá nhiều, tham vọng học theo những kẻ chỉ biết chuyên nghề cúng bái cầu đảo! C̣n như nếu bảo rằng xiển dương Duy Thức Học cho được sáng tỏ để cống hiến cho các giới Phật Học, cho các giới Học Thuật th́ trả lời tôi đây không dám!
II.- LƯỢC GIẢI HỌC THUYẾT CỦA SÁU PHÁI DUY THỨC ĐỜI ĐƯỜNG:
Duy Thức Liễu Nghĩa Đăng Dẫn Tăng Minh Kư giải thích rằng: “Sáu quyển Yếu Tập ghi chung lời văn diễn giải của sáu Luận Gia hợp lại thành một bộ. Lời văn tổng quát của sáu quyển Yếu Tập gồm có: một là Hữu Thuyết (Cơ), hai là Hữu Thích (Trắc), ba là Hữu Sao (Quang), bốn là Hữu Giải (Quán), năm là Hữu Vân (Phạm), sáu là Vị Tường Quyết (Tịch)”.
Tập Tự lại nói rằng: “Nhưng giáo nghĩa của Từ Ân đương thời thạnh hành và cơ nghiệp của Từ Ân càng thêm mở mang tính ra nhờ có sáu đường lớn nắm lấy nguyên tắc mà không cho vượt qua lối hai. Vả lại như Từ Ân, Lương Tượng, Thạch Cổ, Thi Sơn đều sử dụng ‘Hữu Thuyết’�làm mục tiêu cho nên họ được ca tụng. Đại Sư Tây Minh, Lôi Thinh, Khải Trập nhờ ‘Hữu Thích’ cho nên họ được nổi tiếng. Các bậc long tượng của Phật Pháp nếu như ở chốn kinh đô th́ cũng quang minh như thường. A Khúc Tông th́ có sư Quán thường thường đứng trong cái ṿng tṛn học thuyết để luôn luôn nêu cao tinh nghĩa của Tông ḿnh. Hơn nữa có Lập Phạm ở Sơn Đông nhờ bán lưỡi câu cho nên được độ. C̣n Nghĩa Tịch ở Phần Dương do xuyên tạc mà được tri kiến. Tất cả đều nắm lấy sở trường của ḿnh và quư trọng chỗ hiểu biết của ḿnh. Chủ yếu tốt đẹp của Quang là ‘Hữu Sao’. Đối với Tân khách, Quán ‘Hữu Giải’ rơ ràng. Để nắm lấy tiếng tăm, Phạm thực hiện ‘Hữu Vân’. Dấu hiệu của Tịch để biểu hiện là ‘Vị Tường’.”�
Những vị chuyên dịch Duy Thức Học trước sau có ba người: người thứ nhất là Bồ Đề Lưu Chi của Bắc Ngụy chính người sáng lập trong thời gian Tuyên Vơ Đế tại vị và được tôn vinh là bậc Sơ Truyền; người thứ hai là Tam Tạng Chân Đế của thời Trần và được tôn vinh là bậc Nhị Truyền; người thứ ba là Pháp Sư Tam Tạng Huyền Trang, Pháp Sư dịch Thành Duy Thức Luận vào năm Hiển Khánh thứ tư và được tôn vinh là bậc Tam Truyền. Từ Bồ Đề Lưu Chi cho đến Tam Tạng Huyền Trang ước tính có hơn 150 năm. Trước và sau trong 150 năm này, chúng ta có thể phân Duy Thức Học tại Trung Quốc thành bốn thời kỳ riêng biệt: một là thời kỳ phôi thai, ngài Bồ Đề Lưu Chi làm đại biểu; hai là thời kỳ trưởng thành, ngài Chân Đế làm đại biểu; ba là thời kỳ thành công, Pháp Sư Huyền Trang và các đệ tử trong môn đồ của ngài làm đại biểu; bốn là thời kỳ suy đồi, lấy ngài Trí Chu, v.v... làm đại biểu. Sự nghiên cứu giáo học của Duy Thức nơi thời đại Pháp Sư Huyền Trang th́ rất thạnh hành vô cùng. Trong thời gian đó, giáo nghĩa của học phái Duy Thức được nghiên cứu tinh tường mà trọng tâm là nghiên cứu thâm hậu và phân minh về vấn đề Thức A Lại Da. Nhân đây chúng ta cũng có thể cho rằng, Pháp Sư Huyền Trang đi cầu pháp ở Tây Thiên cốt yếu là làm sáng tỏ sở học căn bản của người.
T́nh trạng học giới Duy Thức đă được thạnh hành như thế chứng tỏ sự xương minh nghĩa học của tông phái này đă đến chỗ tinh vi. Do đây cũng có thể thấy sự tu dưỡng cho vấn đề nghiên cứu học vấn của cố nhân đích thực là vô cùng thiết yếu vậy.