QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 17)
CHƯƠNG V
QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA DUY THỨC HỌC
(tiếp theo)
III.- THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH CỦA DUY THỨC HỌC:
(Từ thế kỷ thứ nhứt đến thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên)
A)- THỜI ĐẠI KINH ĐẠI THỪA:
Đại Thừa Phật Giáo phát khởi khoảng từ sau Phật nhập diệt độ 500 năm, tức là khoảng trước và sau thế kỷ thứ nhứt Công Nguyên. Thời kỳ đây có hai giai đoạn: một giai đoạn phát hiện Kinh Đại Thừa và một giai đoạn sáng tạo Luận Đại Thừa. Thời đại được Duy Thức Học làm căn cứ để phát huy. Đại Thừa Lục Kinh gồm có: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng Già, Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức, Kinh Mật Nghiêm, Kinh Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma. Trong sáu bộ Kinh Đại Thừa vừa kể, chỉ có hai bộ thứ tư và thứ sáu chưa dịch thành Hán Văn. Hơn nữa trong sáu bộ kinh nói trên, riêng Kinh Hoa Nghiêm th́ không c̣n Phạn bản hiện hữu, nhưng Kinh Lăng Già th́ Phạn bản vẫn c̣n lưu hành. Tư tưởng chủ yếu của sáu bộ Kinh Đại Thừa là thuyết minh tất cả đạo lư của Duy Thức và trong đó Thức A Lại Da thứ tám luôn luôn được đề cập đến. Luận thuyết A Lại Da Duyên Khởi được kiến lập từ nơi sáu bộ Kinh Đại Thừa nói trên và luận thuyết Đại Thừa Hành, cả hai chủ trương cho rằng tất cả pháp đều do chủng tử A Lại Da biến hiện. Đây là tư tưởng trọng yếu của Duy Thức.
B)- THỜI ĐẠI LUẬN ĐẠI THỪA:
Thời đại của Luận Đại Thừa tức là chỉ cho thời đại của ngài Di Lặc và ngài Vô Trước. Ngài Di Lặc là người như thế nào, trên lịch sử không có khảo định, chỉ là một vị Bồ Tát tên Di Lặc thuộc nhân vật tín ngưỡng sẽ thành Phật tương lai và có chỗ cho là thầy của ngài Vô Trước. Những trước tác của ngài Di Lặc gồm có Du Già Sư Địa Luận (1) , Đại Thừa Trang Nghiêm Luận Tụng, Phân Biệt Du Già Luận, Biện Pháp Pháp Tánh Luận, Biện Trung Biên Luận Tụng. Những bộ luận đây chính là căn bản của Duy Thức Học. Người đời thường xưng tụng là Du Già Di Lặc Học Phái và tôn vinh ngài Di Lặc là Minh Chủ. C̣n ngài Vô Trước là người sanh nơi nước Kiện Đà La thuộc Bắc Ấn Độ, ngài sanh ước lượng vào khoảng 310 năm đến 390 năm Công Nguyên, xuất gia đầu tiên nơi Hữu Bộ, tu theo Tiểu Thừa Giáo Quán, sau học Đại Thừa và tu theo Đại Thừa Quán Hạnh, sáng tác các bộ luận Đại Thừa, thuyết minh A Lại Da Duyên Khởi; ngài Vô Trước thường nhập định lên cơi trời Đâu Xuất cung thỉnh và học hỏi giáo lư Duy Thức với ngài Di Lặc, được ngài Di Lặc giảng về Du Già Sư Địa Luận. Ngài Vô Trước lại c̣n căn cứ nơi Nhiếp Đại Thừa Luận đă khéo léo chủ trương rằng, tất cả cảnh giới để hiểu biết đều được thiết lập và nương tựa từ nơi Thức A Lại Da thứ tám và Ư Nhiễm Ô thứ bảy. Những bộ luận của ngài Vô Trước trước tác gồm có: Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Luận, Biện Trung Biên Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Kim Cang Bát Nhă Kinh Luận, v.v... Hiển Dương Thánh Giáo Luận có thể nói là tóm lược căn bản của Du Già Sư Địa Luận; Nhiếp Đại Thừa Luận là bộ luận kiến lập hạt tâm của Duy Thức; Tập Luận là bộ luận kiến lập căn bản của Pháp Tướng, những bộ luận đây đă được ra đời trước ngài Thế Thân. Ngài Thế Thân hoàn toàn căn cứ nơi những bộ luận nói trên viết thành những tác phẩm bất hủ là: Duy Thức Nhị Thập Luận và Duy Thức Tam Thập Luận. Đại Thừa sở dĩ được xếp vào loại thời đại là căn cứ nơi thời đại trưởng thành của Duy Thức Học.
IV.- SỰ KIẾN LẬP VÀ SỰ HOẰNG TRUYỀN CỦA DUY THỨC HỌC:
(Kỷ Nguyên từ 320 đến 400 năm)
Người kiến lập hệ phái Duy Thức Học chính là Bồ Tát Thế Thân và măi đến thời kỳ này, tư tưởng cũng như hệ thống tổ chức của Duy Thức Học tính ra mới được hoàn thành. Bồ Tát Thế Thân là anh em cùng thân tộc với Bồ Tát Vô Trước, người của thời kỳ 320 năm đến 400 năm Công Nguyên. Huệ Khải Câu Xá Tự ghi rằng: Thế Thân ra đời sau Phật nhập diệt 1100 năm; c̣n Khuy Cơ th́ ghi rằng: Thế Thân ra đời sau Phật nhập diệt trong khoảng 900 năm, nếu như so sánh cả hai niên đại trên th́ niên đại của Khuy Cơ có phần thiết thực hơn. Bồ Tát Thế Thân đầu tiên cũng xuất gia nơi Hữu Bộ, tu học theo Phật Giáo Tiểu Thừa, sau lại nghiên cứu Đại Thừa Pháp Tướng Duy Thức Học (2) và sáng tác Duy Thức Nhị Thập Luận. Nhị Thập Luận là bộ luận phê b́nh tư tưởng ngoài tâm có cảnh giới riêng của ngoại đạo và Tiểu Thừa; đồng thời bộ luận này c̣n giải thích rất nhiều vấn đề khó khăn trên Duy Thức. C̣n Tam Thập Luận là là bộ luận đích thực kiến lập quan hệ tư tưởng của Duy Thức Học, mặc dù chỉ có 120 câu văn ngắn gọn, nhưng có thể nói là cơ cấu tổ chức rất nghiêm mật về sự kiến lập hệ thống Cảnh, Hạnh, Quả của Duy Thức Tướng, của Duy Thức Tánh và của Duy Thức Vị, thật đúng là “Nguyên lư ẩn chứa nội dung sâu rộng, cảnh giới hiện bày tươi mát trên biển cả bao la, ư nghĩa kết tụ lại thành bảo tố khói mây, văn chương như cầu vồng diễm lệ nơi vườn hoa huyền diệu. Lời nói bao hàm cả vạn tượng, mỗi chữ chứa đựng ngàn lời giáo huấn, yếu chỉ nhiệm mầu vượt hẳn trời cao, tinh hoa sắc thái rực rỡ sâu xa, đầu mối u huyền chưa được tuyên dương, tinh thần sâu kín nơi cảnh tuyệt đối, nguồn ánh sáng riêng ḿnh soi tỏ, bến bờ tư tưởng bí mật tiềm tàng” (3). 20 bài Luận cộng chung với 30 bài Luận thành 50 bài Tụng, mặc dù văn cú không nhiều, nhưng tư tưởng của nó th́ phong phú phi thường. Tất cả tư tưởng của những kinh và luận mà Duy Thức Học căn cứ đều hoàn toàn tập trung vào nơi Ngũ Thập Tụng này cả.
Sau khi học lư Duy Thức của Bồ Tát Thế Thân hoàn thành, các học giả nổi tiếng đương thời đều thi đua nghiên cứu và trước thuật, nhờ đó Duy Thức Học được thành một thứ tân học thuyết ( từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ bảy ). Từ thế kỷ thứ tư trở về sau, học thuyết này tại Ấn Độ không chỉ là một thứ học phái có thế lực rất lớn ở phương diện Phật Học, lại c̣n có địa vị không nhỏ ở phương diện triết học Ấn Độ. Cũng trong thời kỳ đó, học phái Trung Quán của ngài Long Thọ vẫn an nhiên thạnh hành, cho nên học phái Duy Thức và học phái Trung Quán là hai thành tŕ lớn và hai ḷ lửa to của Phật Giáo biến thành tư thế hoàn toàn đối lập nhau. Học phái Duy Thức sau lại xưng là phái Du Già, lư do các học giả Duy Thức xưa kia đều tu theo hạnh Du Già. Du Già th́ thuộc về tiếng Phạn, dịch là tương ưng. Cho nên các học giả của phái Trung Quán như Đề Bà, v.v... đều gọi phái Duy Thức là phái Tương Ưng và người tu học Duy Thức gọi là Thầy Du Già. C̣n từ Bồ Tát Thế Thân trở về sau, Tam Thập Luận có rất nhiều học giả thi đua nghiên cứu cho nên được vang bóng một thời. Các học giả hệ phái Duy Thức gồm có:
1)- Trần Na: người sanh nơi Nam Ấn Độ, thuộc Kỷ Nguyên vào khoảng 400 năm đến 480 năm, là đệ tử của ngài Thế Thân, ngoài việc nghiên cứu Duy Thức, ngài đặc biệt chú trọng đến Nhân Minh và c̣n sáng tác các bộ luận như Tập Lượng Luận, Nhân Minh Chánh Lư Môn Luận, Quán Sở Duyên Duyên Luận, Chưởng Trung Luận, v.v... Trong Quán Sở Duyên Duyên Luận, ngài thành lập ư nghĩa của Căn, Trần và Duy Thức. Trong Tập Lượng Luận, ngài thiết lập ư nghĩa ba phần của Tâm Thể. Sự thành công của ngài Trần Na chẳng qua là nhờ sự cải cách của Nhân Minh, tác phẩm đại biểu cho vấn đề này là Tập Lượng Luận (4), không chỉ có giá trị nơi Hữu Vô của Phật Giáo, lại c̣n thành công không thể phai mờ nơi triết học Ấn Độ. Đồng thời với ngài Trần Na mà cũng là người đồng học với ngài như:
2)- Đức Tuệ: tiếng Phạn là Lâu Noa Mạt Để ( 420 - 500 ), cũng là đệ tử của ngài Thế Thân. Ngài Khuy Cơ nói rằng: “Đức Tuệ trước kia là bậc anh tuấn tài năng hơn người, học giả xuất sắc, lúc bấy giờ sáng rực đạo đức, tiếng tăm vang dội khắp bốn châu thiên hạ, người cốt cách thanh tao phong nhă thấu đến Trời Ngũ Đỉnh, bậc Thánh th́ rất vui mừng và bậc Thần th́ lấy làm kỳ lạ, con người như thế không dễ nêu hết”. Về sau (450 - 530), ngài quan niệm có Tánh Hữu Vô và cũng từ đó ngài sáng tác Nhiếp Đại Thừa Luận Thích để chủ trương Chủng Tử có hai loại: Bản Tánh Trụ Chủng và Tập Sở Thành Chủng Tánh, tức là luận về Chủng Tử th́ bao gồm cả Bản Hữu và Tân Huân hợp lại thành một loại. Nhưng luận thuyết của ngài Hộ Pháp lẽ đương nhiên đều căn cứ nơi tư tưởng này.
3)- An Huệ: tiếng Phạn là Tất Sĩ La Mạt Để, người nước La La thuộc Nam Ấn Độ (470 - 550), vào khoảng cùng thời với ngài Hộ Pháp, là đệ tử của ngài Đức Tuệ, tức là đệ tử tái truyền của ngài Thế Thân, đă từng sáng tác Câu Xá Luận Thích, Ngũ Uẩn Luận Thích, Duy Thức Tam Thập Tụng Luận Thích (5), lại c̣n sáng tác Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh, và Trung Biên Phân Biệt Luận Thế Thân Thích Quảng Sớ; nhưng hai bộ Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh và Trung Biên Phân Biệt Luận Thế Thân Thích Quảng Sớ không có truyền thừa nơi Trung Quốc. Ngoài ra, ngài c̣n sáng tác thêm những bộ luận nữa như Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận, Đại Bảo Tích Kinh Luận, Đại Thừa Trung Quán Thích Luận, v.v... Duy Thức Thuật Kư ghi rằng: “Giải thích được lư thâm sâu của Nhân Minh, khéo léo tŕnh bày tận cùng bên trong của các bộ luận. Miếng huy chương chỉ tốt đẹp nơi tiểu vận, nhưng hoa lan và hoa huệ th́ bay khắp nơi Đại Thừa. Sắc thái tinh thần của người th́ thật quá cao khó có thể bàn luận”. Tư tưởng của ngài An Huệ th́ khác với ngài Hộ Pháp và vấn đề khác biệt này có thể thấy được ở trong Thuật Kư cũng như ở trong Thành Duy Thức Luận.
4)- Hộ Pháp: tiếng Phạn là Đạt Ma Ba La. Ngài là học giả của Trung Tâm Học Phái Duy Thức, sáng tác Thành Duy Thức Luận và giải thích Duy Thức Tam Thập Luận. Ngài là người Thành Kiến Chí của nước Đạt La Tỳ Trà thuộc Nam Ấn Độ (530 - 560), là con của Đế Vương, rất thông minh, “sở học rất uyên bác và sâu sắc như biển cả, giải bày lại rất minh bạch và sáng sủa như ánh mặt trời, thông suốt nội giáo gồm cả Tiểu Thừa và Đại Thừa, luận bàn Chân Đế và Tục Đế rất quang minh”. Ngài thành danh rất sớm, đă từng là trụ tŕ chùa Na Lan Đà ở Ấn Độ và chùa này về sau gọi là Đại Học Phật Giáo. Khi 29 tuổi, ngài lui về ẩn cư gần bên Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật Thích Ca Thành Đạo và đến 30 tuổi (Thuật Kư nói là 32 tuổi) ngài tịch nơi chùa Đại Bồ Đề, thật là bất hạnh cho số mạng của ngài sống quá ngắn ngủi! Căn cứ nơi sự khảo cứu của học giả nước Đức, ngài Hộ Pháp cũng đă từng đi hội ở Tích Lan và trước thuật rất nhiều Tam Tạng Kinh Điển của Tiểu Thừa (6). Ngài đối với học lư của Duy Thức phân tích rất tinh tường. Ngài đứng trên lập trường đạo lư của Thế Tục Đế tuyên dương học thuyết “Chân Hữu Tục Không” của Duy Thức. Học thuyết này rất thích hợp so với tư tưởng đối lập “Chân Không Tục Hữu” của phái Trung Quán. Đúng ra sự kiến giải về vấn đề quan hệ nơi Nhị Đế của Duy Thức và của Trung Quán đại thể th́ giống nhau đă được tŕnh bày nơi trong Đại Thừa Quảng Bách Luận Thích của ngài Hộ Pháp và Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện. Ngài Hộ Pháp đối với học lư của hệ phái Duy Thức đă cống hiến rất lớn. Những đệ tử được tái truyền thừa của ngài Hộ Pháp gồm có Giới Hiền và Huyền Trang (7) .
5)- Nan Đà: (Khoảng 450 - 530 năm), cùng với Luận Sư Thắng Quân đều xuất thân từ trong phái Duy Thức Học, tính ra đều cùng một hệ thống học phái.
6)- Tịnh Nguyệt: tiếng Phạn là Mâu Đà Chiến Đạt La, cùng thời với ngài An Huệ và ngài Hộ Pháp. Những bộ luận do ngài Tịnh Nghuyệt sáng tác gồm có: Thắng Nghĩa Thất Thập Thích và Tập Luận Thích.
7)- Thân Thắng: tiếng Phạn là Bạn Đồ Thất Lợi. “Ngài cùng thời với ngài Thế Thân.”
8)- Hỏa Biện: tiếng Phạn là Chất Trớ La Bà Noa, cũng là người đồng thời với ngài Thế Thân. Ngài là một ẩn sĩ tại gia. Thuật Kư nói rằng: “Lời văn của ngài rất hay, nhàn rỗi trong việc trước thuật, h́nh tướng mặc dù ẩn tục nhưng bạn đạo chân thật cao thâm”.
9)- Thắng Hữu: tiếng Phạn là Tỳ Thế Sa Mật Đa La.
10)- Tối Thắng Tử: tiếng Phạn là Thần Na Phất Đa La.
11)- Trí Nguyệt: tiếng Phạn là Nhă Na Chiến Đạt La.
Ba vị sau chót đây là đệ tử của ngài Hộ Pháp, phần lớn đều sanh trong khoảng thời gian từ 561 năm đến 634 năm. Ba vị này cũng có sáng tác Tam Thập Luận Thích và tư tưởng của họ đă có trong những tác phẩm như Duy Thức Thuật Kư, v.v... rất ít thấy có chỗ nào được độc đáo cả, đại khái chỉ truyền thừa những ǵ của thầy họ đă dạy mà thôi. Duy Thức Học ở vào thời đại mười một Luận Sư đă nêu trên có thể nói là thời đại phát đạt đến chỗ cực thịnh.
Căn cứ nơi lịch sử, nơi Từ Ân Truyện và Cao Tăng Truyện, v.v..., Duy Thức Học của ngài Huyền Trang là đích thân tiếp nhận sự truyền thừa của ngài Giới Hiền. Sau ngài Huyền Trang không xa, có Luận Sư Pháp Xứng là một nhân vật hậu bối rất xuất sắc, thay mặt ngài Huyền Trang sáng tác Tập Lượng Luận Thích rất quan hệ đến học thuyết Nhân Minh và ngài cũng là bậc trấn tích quan trọng của Phật Học Đại Thừa ở thời kỳ này. Riêng ở thời đại Nghĩa Tịnh, Luận Sư Pháp Xứng là một học giả đang c̣n nghiên cứu Duy Thức, nhưng tổng quát trong khoảng 100 năm trở về sau kể từ 650 năm đến 750 năm Công Nguyên, Phật Giáo Ấn Độ đích thực là thời kỳ mạt vận. Tuy nhiên Ấn Độ c̣n có Tịch Thiên sáng tác các tác phẩm như Bồ Đề Hành Kinh, Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận. Ngoài những kinh luận trên, ngài Tịch Thiên c̣n sáng tác một bộ luận rất danh tiếng là Nhiếp Chân Thật Nghĩa Luận, tiếc thay bộ luận này Trung Quốc không có dịch. Trong thời kỳ diệt vong, những tác phẩm nói trên của ngài Tịch Thiên cũng đem lại cho Phật Giáo Ấn Độ một thời đại hồi quang phản chiếu.
Chú thích:
(1) Bộ luận này nơi Trung Quốc Huyền Trang Sở Truyện cho là Bồ Tát Di Lặc nói. Tây Tạng và Phạn Bản hiện c̣n ghi là của ngài Vô Trước sáng tác.
(2) Tham cứu nơi Tiết thứ 2, Chương thứ 2 và Biên thứ 2.
(3) Lời tựa sau của Đường Trầm Huyền Minh Thành Duy Thức Luận.
(4) Bộ luận này Trung Quốc không có dịch, Nội Học San in kỳ nào không rơ, có Lữ Chừng căn cứ nơi Tạng Văn dịch thành luận gọi là Lượng Luận Sao. Phạn Văn th́ có Bổn Văn và Tập Lượng Luận Thích, v.v... của Pháp Xứng.
(5) Bộ luận này hiện có Phạn Bản, gọi là Pháp Quốc Ba Lê Liệt Duy Bác Sĩ Hiệu Bổn.
(6) Luận Sư Hộ Pháp đây chính là do Nam Truyện Thượng Tọa Bộ Trước Sớ Gia nói rằng, thấy trong Văn Học Sử Ba Lê do Bác Sĩ Khắc Cách người nước Đức sáng tác.
(7) Tham cứu Đại Đường Từ Ân Pháp Sư Truyện.
(C̣n tiếp)