QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 16)

 

 

CHƯƠNG V 

QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA DUY THỨC HỌC

 

Học Phái Duy Thức xem như chiếm địa vị trọng yếu trong Phật Học, đă trở thành một học phái rất lớn và học phái này cũng đă có bối cảnh lịch sử của nó. Học phái Duy Thức sở dĩ được mang danh hiệu Duy Thức Học Sử là do những năm gần đây có cư sĩ Mai Hiệt Vân thường góp nhặt Duy Thức Học Sử Truyện (bộ sách này đă mất); Pháp Sư Mặc Thiền đă từng dịch Duy Thức Tư Tưởng Sử của Lệnh Văn người Nhật góp nhặt kết thành, chưa thấy xuất bản, không biết bản thảo mất ở chỗ nào, thật là sự việc đáng tiếc. Trong thời kỳ kháng chiến, Pháp Sư Ấn Thuận có sáng tác Duy Thức Học Thám Nguyên. Bao nhiêu loại sách Duy Thức trên đây đều là chuyên luận về Duy Thức Học Sử. Ngoài đây, các sách gồm có Chỉnh Lư Tăng Già Chế Độ Luận của Đại Sư Thái Hư, Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu, cho đến Phật Giáo Các Tông Đại Ư của cư sĩ Hoàng Sám Hoa, Trung Quốc Phật Giáo Sử, Ấn Độ Phật Sử của tiên sinh Lữ Trừng, Các Quốc Phật Giáo Sử của Phật Học Viện Vơ Xương xuất bản, Ấn Độ Phật Giáo Sử, Trung Hoa Phật Giáo Sử, v.v... đều có giảng đến Duy Thức Học Sử và những sách kể trên khả dĩ đáng để sử dụng vào việc tham khảo cho vấn đề nghiên cứu về lịch sử của học phái Duy Thức. Hiện tại chúng ta chỉ có thể tường thuật đại khái về lịch sử của Duy Thức Học.

I.- SỰ PHÁT NGUYÊN CỦA DUY THỨC HỌC:

 (Từ 431 năm đến 350 năm trước Kỷ Nguyên)

Kinh Giáo của thời đại Phật Đà đại khái nói rằng: tất cả tư tưởng Phật Học đều phát nguyên từ sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngộ đạo, tuy nhiên tư tưởng của Phật Đà lấy nơi Kinh Phệ Đà cố hữu và tư tưởng của các tông giáo, các triết học đương thời làm bối cảnh, có thể là Kiều Đạt Ma Phật Đà đối với trào lưu tư tưởng đương thời có chỗ kiến giải đặc sắc, nghĩa là đă giác ngộ được bối cảnh của họ và của chính ḿnh. Tư tưởng lư luận của Duy Thức Học được thành lập mặc dù là chịu ảnh hưởng hoàn toàn của sáu phái triết học Ấn Độ, đặc biệt là chịu ảnh hưởng tư tưởng của phái Phệ Đàn Đa, nhưng thực tế trên căn bản là phát nguyên từ nơi Kinh Giáo A Hàm của Kiều Đạt Ma Phật Đà. Chúng ta có thể nói Thành Duy Thức Luận Lư là phê phán tư tưởng Bộ Phái Tiểu Thừa địa phương, nhằm mục đích tẩy trừ chỗ chấp trước thiên lệch và kiên cố của họ để hiển bày bổn ư của Phật Đà đă được giải thích trong Kinh A Hàm. Điển h́nh như Bách Pháp Luận của Duy Thức, Ngũ Uẩn Luận, Đại Thừa Tập Luận, Bổn Địa Phần  Nhiếp Quyết Trạch phần sau quyển hai của Du Già Sư Địa Luận cùng với Nhiếp Dị Môn Phần và Nhiếp Sự Phần, v.v... gồm 20 quyển, đại bộ phận đều là giải thích ư Kinh của Tạp A Hàm, v.v... Bao nhiêu đó cũng nói lên được rằng Duy Thức Học là môn học được phát nguyên từ nơi Phật Giáo Căn Bản của Nguyên Thỉ. Thời đại Phật Giáo Căn Bản là thời đại phát khởi kể từ Phật Đà chứng chánh giác (431 năm trước Kỷ Nguyên), thẳng đến thời đại các đệ tử cuối năm thứ nhứt (ước lượng 350 năm) là chấm dứt.

A.- KINH PHẬT:

Kinh Phật th́ bao gồm các Kinh được kiết tập lần thứ nhất sau Phật diệt độ, tứ là bốn bộ Kinh A Hàm, như Kinh Tạp A Hàm th́ có chỗ thuyết minh Pháp Tướng của Duy Thức.    

1)- NGŨ UẨN TỤNG:  Ngũ Uẩn gồm có Sắc (vật chất), Thọ, Tưởng, Hành (Tâm Sở), Thức (Tâm Vương), đây là tư tưởng cơ bản của Pháp Tướng Duy Thức làm căn cứ. Duy Thức Học trong đó có phát huy Ngũ Uẩn Luận, Bách Pháp Luận, Tâp Luận Đẳng Thích.

2)- DUYÊN KHỞI TỤNG: Bốn bộ A Hàm Kinh trong đó có chỗ thuyết minh các Kinh Thập Nhị Nhân Duyên và Duy Thức th́ căn cứ nơi Tối Thắng Duyên Khởi Pháp Môn Kinh trong bốn bộ A Hàm để kiến lập A Lại Da Thức Duyên Khởi. Thành Duy Thức Luận gồm có tám quyển, trong đó thuyết minh sâu rộng đạo lư duyên khởi về mười hai Hữu Chi của Hoặc Nghiệp Khổ, chính là quyết trạch về giáo nghĩa của A Hàm.

3)- TỨ ĐẾ TỤNG: Tứ Đế cũng là chỗ căn cứ của tư tưởng Duy Thức. Quả Dị Thục của học thuyết Duy Thức chính là Khổ Đế; Phiền Năo và Nghiệp chính là Tập Đế; tu Ngũ Trùng Duy Thức Quán và chuyển tám Thức thành bốn Trí chính là Đạo Đế; chứng đặng hai quả Chuyển Y chính là Diệt Đế. Cho nên Duy Thức Học cũng không thể ĺa khỏi đạo lư của Tứ Đế. Thinh Văn Địa của Du Già Sư Địa Luận và Tập Luận Đẳng Trung thuyết minh sâu rộng Tứ Đế. Thành Duy Thức Luận trong quyển thứ 9 có nói rơ sự Kiến Đạo Hiện Quán của ngôi vị Thông Đạt và tŕnh bày về h́nh tướng 16 Tâm An Lập Đế của Kiến Đạo Sở Quán đều là quán chiếu về Tứ Đế này cả.

4)- XỨ GIỚI TỤNG: Giáo nghĩa của mười hai Xứ và mười tám Giới, v.v... đă được giải thích sâu rộng trong các bộ luận như, Ngũ Uẩn Luận, Đại Thừa Tập Luận, v.v... Những Xứ Giới nói trên cũng là Pháp Tướng của Duy Thức. Bao nhiêu dữ kiện vừa tŕnh bày cũng đủ chứng minh cho tư tường Duy Thức đều là căn cứ nơi Kinh A Hàm của thời đại Phật Đà; hơn nữa tất cả Kinh Phật đều thiên trọng nơi nguyên lư Nhân Quả. Cho nên học thuyết chng t sanh hin hành” và “hin hành huân chng tử” trong Duy Thc Hc đều phát huy đạo lư nhân quả rất tinh tường. Như  bài Tụng nói rằng: Các pháp nơi trong Thc Tng, Thc nơi trong các pháp đều cũng như thế, li ln nhau làm Tánh ca Qu, cũng thường làm Tánh ca Nhân. Đây là thuyết minh đạo lư Nhân Qu ca A Li Da Duyên Khởi.

B.- ĐỆ TỬ LUẬN:

Đệ Tử Luận là chỉ cho những bộ luận trong đó gồm có Lục Túc Phát Trí, v.v... của Hữu Bộ đă được truyền thừa ở phương Bắc, nguyên v́ những Luận Điển này là học thuyết truyền thừa của Hữu Bộ làm căn cứ, do các đệ tử thời đại thứ nhứt của Phật Đà hoặc do các đệ tử thời đại thứ hai sáng tác. Những Luận Điển trên đây đều giải thích Kinh A Hàm và những điều lư luận của các bộ luận này phát huy so với tư tưởng của Phật Đà th́ đi không quá xa. Lục Túc Luận th́ sớm hơn, trong đó rơ ràng là kinh điển thuộc về thể tài h́nh thức; Phát Trí Luận, Đại Tỳ Bà Sa Luận, v.v... th́ muộn hơn, nội dung cũng như tổ chức rất có hệ thống, những bộ luận vừa đề cập đều là căn cứ của tư tưởng Duy Thức Học. C̣n Phật học sau đó th́ thuộc về thời đại Bộ Phái phân liệt và Bắc phương là nơi truyền thừa tư tưởng Pháp Hu Ngă Không rt phát đạt, nhưng tư tưởng đây so vi tư tưởng Y Tha Hu ca Duy Thc thuyết minh th́ đồng mt tông phái.

II.- SỰ MANH NHA CỦA DUY THỨC HỌC:

(Từ 351 năm đến 100 năm trước Kỷ Nguyên)

Tổng quát thời đại bộ phái Phật Giáo: tức là chỉ cho các học phái Phật Giáo sau Phật nhập diệt 200 năm. Trong thời đại này, các đệ tử Tỳ Kheo cạnh tranh với nhau chia tông lập phái, theo như  Biện Tông Nghĩa Luận của Nam Phương (1), Dị Bộ Tông Luân Luận của Bắc Phương, Văn Thù Vấn Kinh, v.v... cho biết: Bộ Phái thật quá nhiều, có đến 28 Bộ. Hiện tại, 18 Bộ Phái, trong đó chắc chắn cùng với Duy Thức có quan hệ giống nhau về phương diện học thuyết.

A)- NAM TRUYỀN THƯỢNG TỌA BỘ:

Hiện nay, Miến Điện, Tích Lan, Xiêm La là những quốc gia truyền thừa Phật Giáo Thượng Tọa Bộ. Họ xưng là Phật Giáo thuần túy, là Phật Giáo chánh thống. Luận Tạng của phái này bao trùm tư tưởng Duy Thức ở trong, như  Pháp Tụ Luận của họ thuyết minh hai pháp Tâm và Sắc, nhưng kỳ thực là nói thiên lệch hai pháp Tâm và Tâm Pháp; hơn nữa Pháp Tụ Luận c̣n nói đến nghĩa của Cửu Tâm Luân, Cửu Tâm Luân nghĩa là Tri Thức Luận của Phật Học tức là b́nh luận về quá tŕnh của tri thức sanh sản:

1>- Hữu Phần Tâm: là tâm an b́nh tịnh lạc và vô niệm;

2>- Năng Dẫn Phát Tâm: là tâm đang an b́nh tịnh lạc thoạt nhiên khi gặp cảnh giới liền khởi tâm không thận trọng nên bị đọa;

3>- Kiến Tâm: tức là sự trực giác của năm giác quan;

4>- Đẳng Tầm Cầu Tâm: tức là khởi tâm tiếp tục đi t́m cầu những đối tượng nào đó;

5>- Đẳng Quán Triệt Tâm: tức là khởi tâm t́m cầu trở lại ba lần để được thông suốt;

6>- An Lập Tâm: là sau khi hoàn toàn thông suốt đối tượng nào đó liền có thể cung cấp cho họ một danh xưng;

7>- Thế Dụng Tâm: là khảo sát đích thực không phải chân thiện mỹ liền sanh khởi tâm niệm yêu thích và không yêu thích;

8>- Phan Duyên Tâm: là tâm đạt đến ấn tượng thâm hậu, hoặc có thể nhớ lại kư ức;

9>- Hữu Phần Tâm: là tâm trở về ngôi vị Hữu Phần Tâm ban đầu.

Vấn đề Cửu Tâm Luân nói trên, trong Đại Thừa Duy Thức có tŕnh bày rất tường tận theo tŕnh tự năm loại như sau: Quá tŕnh tâm thức sanh khởi, chỉ có không thận trọng, t́m cầu, phân biệt nhiễm tịnh, đẳng lưu (“nhân nào quả nấy”). Chúng ta nhận thức ngoại vật chính là động niệm bắt đầu khởi lên, cho đến nhận thức chấm dứt cần phải trải qua Cửu Tâm Luân nói trên. C̣n Hữu Phần Tâm đây trong Thành Duy Thức Luận là chỉ cho Thức A Lại Da.

B)- ĐẠI CHÚNG BỘ:

Bộ phái này đối lập với Thượng Tọa Bộ từ lúc sơ khởi và nó không phải là hệ phái chánh thống. Tư tưởng của họ thuyết minh mỗi cá thể chúng sanh đều có Thức Căn Bản, cũng tức là Thức A Lại Da.

C)- THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU BỘ:

Nguyên thỉ Hữu Bộ phân hóa từ nơi Thượng Tọa Bộ, đă được thạnh hành hơn bốn năm trăm năm tại các vùng đất Tây Bắc Ấn Độ và Trung Ương Á Tế Á, vào thời đại vua Ca Nị Sắc Ca ngự trị. Như trước đă nói, Bộ này ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng của Duy Thức, nghĩa là Duy Thức hoàn toàn thu nhặt tổ chức tất cả Pháp Tướng của Hữu Bộ. Giáo lư, tư tưởng và ngă tưởng nếu như không có trong Hữu Bộ th́ nhất định không hội đủ điều kiện để phát sanh Duy Thức Học.

D)- KINH LƯỢNG BỘ:

Căn Cứ nơi sự khảo chứng của các học giả cận đại, Thành Thật Luận là một bộ luận của Kinh Lượng Bộ và tư tưởng của phái này cùng với Duy Thức Học cũng có quan hệ rất lớn. Sự quan hệ giữa Kinh Lượng Bộ và Duy Thức Học được tóm lược mấy điểm như sau:

1)- Thuyết Huân Tập:  Họ nói Sắc và Tâm quan hệ nhau để huân tập và chữ Tập đây là chỉ cho tập khí, tức là tánh tập quán mà cũng chính là chủng tử. Tánh Tập Quán nghĩa là những thói quen huân tập dần dần trở thành tánh chất. Người Trung Quốc thường nói: Gn son th́ đỏ, gn mc th́ đen”, đều là mt th ư nghĩa của tập quán. Thuyết Huân Tập nói trên cùng với Thức Căn Bản và nghĩa Huân Tập Chuyển Thức th́ rất có quan hệ với nhau;

2)- Thuyết Chủng Tử:  Thiện pháp th́ có chủng tử của thiện pháp, ác pháp th́ có chủng tử của ác pháp, Sắc Pháp và Tâm Pháp đều có chủng tử cả. Thuyết Chủng Tử, theo Kinh Lượng Bộ giải thích: Sắc và Tâm quan hệ nhau huân tập để thành h́nh, chỉ có Duy Thức mặc dù không nói đến Sắc và Tâm quan hệ nhau để huân tập, nhưng trên thực tế không thể ly khai hẳn Sắc Pháp. Thuyết Huân Tập và Thuyết Chủng Tử của Duy Thức th́ hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Kinh Lượng Bộ.

3)- Học Thuyết Kinh Lượng Bộ: Học Thuyết Kinh Lượng Bộ th́ có Tế Ư Thức và Thô Ư Thức, mà Tế Ư Thức tức là chỉ cho Thức A Lại Da.

Giáo nghĩa của bốn bộ phái nói trên, Thế Thân lúc thiếu niên đều có nghiên cứu đến, cho nên học thuyết ngài không thể ly khai tư tưởng của bốn bộ phái này.

 

 

Chú thích: 

(1)  Bộ luận này nguyên tên là Katha Vathu, có thể dịch trực tiếp là Thuyết Sự hoặc Luận Sự. Nguyên nhân chữ Katha phổ thông dịch là “Thuyết”, cũng có th dch là Bin” (Vathu), hoc dch là Bin Sự”; Katha Vathu cũng có th dch là Tông Chỉ” hoc Ch Nghĩa. Nhân đây, chúng tôi dch là Bin Tông Nghĩa Lun”. Ni dung ca b lun này là thuyết minh tông ch kiến gii của các Tông Phái.

  

(C̣n tiếp) 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 02/07/12