QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 15)

 

CHƯƠNG IV 

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ XEM DUY THỨC HỌC 

 

 

II.- DUY THỨC HỌC VÀ PHẬT HỌC ĐẠI THỪA ẤN ĐỘ: 

Phật Học Đại Thừa phát sanh sau Phật nhập diệt 400 năm, khoảng từ thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên. Phật Giáo Đại Thừa tại Nam Ấn và Tây Bắc Ấn là những địa điểm lần lượt phát triển cho đến ngày nay. Căn cứ nơi truyền kư: học giả đầu tiên đề xướng Đại Thừa chính là Bồ Tát Mă Minh. Có thuyết cho rằng Bồ Tát là người tiền phong đề xướng Đại Thừa và cũng có thể nói ngài là vị Tổ Sư  đầu tiên của Đại Thừa Giáo. Từ thời đại Mă Minh trở về trước, kinh điển Phật Giáo Đại Thừa lẽ đương nhiên hoàn toàn đă được phát hiện và nhất định cũng có người đề xướng mà Bồ Tát Mă Minh chỉ là học giả phụ trách có nhiệm vụ phát huy tư tưởng Đại Thừa trở thành nổi tiếng. Bồ Tát Mă Minh là một thiên tài rất giỏi về văn học được quốc vương kính trọng, cho nên dễ thu hút mọi người chú ư đến Đại Thừa. Bồ Tát Mă Minh sanh vào cuối thế kỷ thứ nhất  của công nguyên, nhằm thời kỳ Vua Ca-Nị-Sắc-Ca đương kim chấp chánh. Bồ Tát chính là người sáng tác bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận và có người cho đó là ngụy tạo, nhưng vấn đề đây đáng được nghiên cứu (1). Đại Thừa Khởi Tín Luận mặc dù tŕnh bày nguyên lư Duy Thức, nhưng chỉ sử dụng  danh nghĩa “Tâm Chúng Sanh” làm nền tảng thâu nhiếp tất cả pháp và thuyết minh Như Lai Tạng Duyên Khởi làm chủ yếu để hiển bày Thể của Đại Thừa Bất Cộng. Như học thuyết Nhất Tâm Nhị Môn của Đại Thừa Khởi Tín Luận chủ trương. Nhứt Tâm Nhị Môn gồm có: Tâm Chân Như Môn và Tâm Sanh Diệt Môn. Tâm Chân Như Môn là Pháp Vô Vi không sanh không diệt (Lư); Tâm Sanh Diệt Môn là Pháp Hữu Vi (Sự). Nhứt Tâm Nhị Môn nói trên là Thể Đại Tổng Tướng Pháp Môn của một pháp giới, nghĩa là Tổng Thể đây bao trùm tất cả Pháp Tướng và tất cả Phật Pháp. Những dữ kiện nói trên là căn cứ nơi Sử Ấn Độ và được xem thấy trong Phạn văn của Bồ Tát trước tác lưu truyền cho đời sau (2). Ngoài ra Bồ Tát c̣n là một thi nhân Phật Giáo nổi tiếng và thi phẩm bằng Phạn văn của Bồ Tát đă chiếm địa vị trứ danh trong Văn Học Sử Cổ Điển (3)!

Học giả thứ hai là Bồ Tát Long Thọ. Bồ Tát ra đời sau Bồ Tát Mă Minh, có chỗ nói là đồng thời với Bồ Tát Mă Minh, người Nam Ấn (nay thuộc Mạn Đức Lạp Tư, nơi phía bắc núi Kiết Tường), ước định sanh vào khoảng 150 năm đến 250 năm công nguyên. Truyền thuyết rằng, Bồ Tát thỉnh Kinh Hoa Nghiêm nơi Long Cung và thỉnh Kinh Đại Nhật nơi Nam Thiên Thiết Tháp, v.v... Nếu quả đúng như thế đích thực là thần thoại, nhưng trên thực tế Bồ Tát là một học gia khảo cổ. Vào khoảng thế kỷ thứ nhứt trước kỷ nguyên, Kinh Đại Thừa Bát Nhă, v.v... bắt đầu xuất hiện tại Tây Bắc Ấn Độ và cũng là tư tưởng đối lập của Hữu Bộ. C̣n Nam Ấn Độ là chỗ căn cứ của Đại Chúng Bộ và cũng là nơi tư tưởng Không của Bát Nhă rất phát triển. Vào khoảng thế kỷ thứ nhứt kỷ nguyên,  Kinh Bát Nhă đă tồn tại nơi Nam Ấn Độ và Trung Ương Á Tế Á. Tư tưởng Long Thọ sở dĩ được đại biểu cho Phật Học Đại Thừa của thời kỳ thứ nhất là v́ Bồ Tát trở thành học giả đánh dấu của thời đại. Nếu như so sánh giữa Bồ Tát Long Thọ và Bồ Tát Mă Minh, học thuyết của Bồ Tát Mă Minh th́ bao gồm Tánh Tướng dung thông lẫn nhau và Có Không cùng nhau hiển bày. C̣n Bồ Tát Long Thọ th́ thiên về phương diện nguyên lư Không của Pháp Tánh; sau đó Bồ Tát Vô Trước, v.v... xuất hiện th́ lại thiên về phương diện sự thật của Pháp Tướng; riêng con sông học thuyết trước kia của Bồ Tát Mă Minh th́ đầy đủ cả hai tư tưởng nói trên. Từ khi Bồ Tát Long Thọ khởi xướng, Phật Giáo Đại Thừa trở nên phát đạt. Có thể nói Bồ Tát Long Thọ là Tổ thứ hai của Đại Thừa Ấn Độ và cũng là bậc Thánh thứ nhất sau này của Phật Đà. Bồ Tát chính là ngọn đuốc to lớn của Phật Học Đại Thừa và giáo nghĩa Đại Thừa do Bồ Tát phát huy th́ soi sáng rộng xa ngàn trượng. Học thuyết lớn của Bồ Tát có chỗ siêu việt tợ hồ như những ngôn từ khí khái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và do đó cổ nhân đều tôn vinh Bồ Tát là Tổ Sư của tám Tông Phái (4). Bồ Tát chính là nhà triết học, nhà tư tưởng và nhà phê b́nh vĩ đại của Triết Học Ấn Độ thời bấy giờ. Bồ Tát đề xướng học thuyết Bát Nhă, chuyên môn phát huy giáo nghĩa Tánh Không Duyên Khởi của Phật Đà, dùng Tánh Không làm giáo học của Trung Đạo Liễu Nghĩa. Phật Học tại Ấn Độ từ Bồ Tát Long Thọ trở về sau đều chạy trên con đường H́nh Nhi Thượng Học hoàn toàn cực đoan. Học thuyết Không cốt yếu của Bồ Tát như thế nào?

Căn cứ nơi lời dạy của Phật sau khi diệt độ, người Tiểu Thừa luôn luôn chấp trước cho tất cả pháp đều có, chấp rằng Pháp th́ thật tại của ngă, cho nên Bồ Tát Long Thọ căn cứ nơi Kinh Bát Nhă, v.v... đả phá sự chấp có của họ. Bồ Tát nói: Đức Phật dạy các pháp đều do nhân duyên sanh và đă duyên sanh tức là Tánh Không. Bồ Tát đối với Mười Hai Nhân Duyên phát huy rất tường tận và sử dụng nghĩa Trung Đạo của Tánh Không Duyên Khởi đây phê b́nh tất cả học thuyết đến chỗ rất linh hoạt. Bồ Tát Mă Minh mặc dù đề xướng Đại Thừa đầu tiên, nhưng thực sự chỉ là thi nhân mà không phải là nhà triết học và lại cũng không phải là nhà phê b́nh, cho nên trên b́nh diện học Phật, tiếng tăm vang rộng lớn lao của Bồ Tát không bằng Bồ Tát Long Thọ. Trong Tạng Luận, những tác phẩm của Bồ Tát Long Thọ sáng tác ước lượng có thể phân thành năm loại: 

1)- Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, Thất Thập Không Luận, đây là những kinh điển giải thích hệ Bát Nhă để hoằng dương tư tưởng Không.

2)- Hồi Tránh Luận, Lục Thập Như  Lư Luận, là phê phán các học thuyết ngoại giáo để xương minh nghĩa Không.

3)- Đại Trí Độ Luận là chú giải Đại Phẩm Bát Nhă.

4)- Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Đại Thừa Nhị Thập Luận, trước hết là chú giải Thập Địa Kinh và sau đó là thuyết minh Duy Thức Chánh Lư.

5)- Tư Lương Luận, Vương Chánh Pháp Luận, Khuyến Vương Tụng, v.v... là thuyết minh pháp môn tu hành của Bồ Tát.

Sở học của Bồ Tát Long Thọ không chỉ nằm trong phạm vi cái “Không” mà thôi. Bồ Tát đối với các học thuyết của ngoại đạo và Tiểu Thừa, tuy nói là chỉ đả phá mà không kiến lập, nhưng kỳ thực trong đó bao gồm cả kiến lập, như học thuyết Tánh Không Duyên Khởi của Bồ Tát gồm có Bát Bất Trung Đạo ở trong (Lư học), và Bồ Tát Hạnh, v.v... đều là những tác phẩm do Bồ Tát kiến lập. Rất nhiều người truyền thừa học thuyết của Bồ Tát như, Đề Bà, Thanh Mục, Thanh Biện, Nguyệt Xứng, v.v... đều là những nhân vật nổi tiếng sắc sảo và bén nhọn của học phái Long Thọ.

Những học giả thứ ba là hai anh em Vô Trước và Thế Thân. Hai vị này ra đời ước lượng vào khoảng 310 năm đến 400 năm công nguyên. Kinh điển Đại Thừa hưng khởi của thời kỳ thứ nhất trở về trước th́ chỉ ẩn chứa nguồn gốc sâu xa của học hệ Long Thọ. C̣n sau Long Thọ, Kinh điển Đại Thừa thực sự được phát hiện chính là căn cứ nơi học hệ Du Già của Vô Trước và Thế Thân, v.v... Kinh điển Đại Thừa của thời kỳ này đại lược trong khoảng thời gian kể từ Kỷ Nguyên 200 năm đến 400 năm, gồm có Kinh Thâm Mật, Kinh Thắng Man, v.v... Vô Trước và Thế Thân cũng như các đệ tử sau này của quư ngài đều tận lực phát huy kinh điển duy nhất của hệ phái ḿnh. Vô Trước và Thế Thân trước đây theo xuất gia nơi Tiểu Thừa Hữu Bộ, nhưng về sau lại hoằng dương Phật Học Đại Thừa và hai ngài đề xướng Pháp Tướng Duy Thức đều căn cứ nơi học thuyết Du Già của Bồ Tát Di Lặc, tŕnh bày tất cả pháp đều “Có” (tồn tại diệu hữu). Học thuyết Có của Vô Trước và Thế Thân so với học thuyết Không của Long Thọ th́ tương đối hơi xa, một bên th́ Không và một bên th́ Có, cả hai đều quan niệm Có một cách diệu lư, đó là nguyên do đưa đến hai đại học phái Đại Thừa được thành lập. Cổ nhân cho rằng, hai đại học phái này cũng như hai bánh xe của một cỗ xe. Thầy của Vô Trước có nói rằng, ngài là người đồng thời với Bồ Tát Di Lặc và theo truyền thuyết của Phật Giáo Cựu Sử: Ngài Vô Trước mỗi lần nhập định lên trời Đâu Suất thỉnh giáo với Đức Phật Di Lặc đời vị lai và Đức Phật Di Lặc v́ lợi ích của giáo pháp liền thuyết giảng cho ngài nghe. Sau khi xuất định, ngài liền ghi lại những lời của Phật Di Lặc và lập thành 100 quyển mang tên là Du Già Sư Địa Luận. Du Già Sư Địa Luận là bộ luận căn bản của Duy Thức Học và bộ luận này chỉ thuyết minh “Diệu Hữu” mà không thuyết minh “Tánh Không”. Nguyên do mọi người lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của học phái Long Thọ, đại bộ phận đều chấp trước cho tất cả hoàn toàn là Không, những ǵ có liên quan đến nhân quả cũng đều thuộc về Không cả, cho nên cái Không trở thành ác thú, không chỗ nào là không lo sợ sẽ bị lọt vào đại tà kiến. Những người nghiên cứu Phật Học đều giống nhau như thế, lẽ dĩ nhiên đều có căn bệnh Không Kiến Ác Thú trở thành tư tưởng và căn bệnh đây cần phải gia công trị liệu bằng cách cải chánh: thứ tư tưởng này nếu như muốn cải chánh không cách nào khác hơn là phá trừ tà chấp, tà kiến của cái Không, mà muốn đả phá cái Không th́ không ngoài thuyết minh cái Có để đối trị. V́ muốn phá trừ tà chấp, tà kiến của cái Không nói trên, Du Già Duy Thức Học nhân đây được phát sanh. Đúng ra học phái của Long Thọ là nhân duyên trực tiếp giúp cho học phái của Vô Trước và Thế Thân hội đủ thời cơ thích ứng để trở thành một học thuyết. 

 

Chú thích: 

1.    Được thấy trong “Triết Học Sử Ấn Độ”, chương thứ nhứt và trong kinh điển Đại Thừa của thời kỳ thứ nhứt, trang 269.

2.    Tham cứu trong “Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghiên Cứu”.

3.    Tham cứu trong Phạn văn “Phật Sở Hạnh Tán Kinh” cùng với “Tôn Đà La Nan Đà” và “Cảnh” của Tạng Văn Dịch Bổn tức là thi phú diễn tả t́nh ái rất vui.

4.    Giáo học của Long Thọ (Nhật Bản Tả Tả Mộc Nguyệt Tiều Trước, do Trương Ngă Quân dịch, Hải Triều Âm xuất bản, quyển thứ 11, định kỳ thứ 12) nói rằng: “Đặc biệt Long Thọ được tôn xưng là Tổ Sư của tám Tông... Xưa nay Phật Học của Long Thọ cũng được tôn sùng là Tổ Sư của tám Tông...”

 

  

(C̣n tiếp) 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/13/12