QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 14)

 

CHƯƠNG IV 

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ XEM DUY THỨC HỌC 

 

 

I.- PHẬT GIÁO CĂN BẢN VÀ DUY THỨC HỌC:

A.- LỜI TỰ THUẬT:

      Nơi Phật Học, ai cũng đều biết có một đạo học gọi là “Tiểu Thừa”. Danh xưng Tiểu Thừa thông thường đều cho rằng được xuất hiện vào khoảng sau Phật nhập diệt ba trăm năm khi Phật Giáo Đại Thừa hưng khởi. Điều đó không đúng như thế, danh xưng Tiểu Thừa sao lại không thấy trong Ba Tạng văn Pa Li, không thấy trong Kinh A Hàm Hán dịch và cũng không thấy trong Luận Hữu Bộ. Cho đến danh xưng Đại Thừa cũng không thấy đề cập đến trong các kinh luận nói trên. Tổng quát mà nh́n trước sau có thể nói, Phật Giáo Đại Thừa xuất hiện vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Các học giả Phật Giáo Đại Thừa trong thời kỳ này đều cho Phật Giáo căn bản nguyên thủy là Phật Giáo Tiểu Thừa và đồng thời tự cho ḿnh là hạng Đại Thừa. Những học giả Đại Thừa nói trên lại “không có tên họ” trong lịch sử, nhưng sau này các nhân vật có thể đại biểu như là Mă Minh, Long Thọ và Vô Trước. Các nhân vật đây đều chống lại hạng Thinh Văn. Kinh giáo A Hàm được đánh giá, bất luận như thế nào đều không phải là ư của Phật. Danh xưng Tam Thừa, Ngũ Thừa hay Nhất Thừa cũng là do giáo đồ Đại Thừa sau này phân biệt lập ra. Khi Phật Đà c̣n tại thế và thời gian ba trăm năm đến bốn trăm năm sau khi ngài nhập diệt, chữ “Thừa” không bao giờ được thiết lập, mặc dù thời kỳ đó Phật Giáo bị phân hóa thành hai mươi Bộ Phái. Hai mươi Bộ Phái đều là những kẻ “uống nước nhớ nguồn”, “Vạn pháp quy về một mối” và họ không có phê phán cao thấp, lớn nhỏ, cũng như không có phân biệt Nhất Thừa, Tam Thừa, v.v... Vấn đề phê phán và phân biệt sở dĩ được thành lập quá nhiều nói trên là hoàn toàn do các học giả Đại Thừa cố ư tạo nên.

      Chữ “Thừa”, như Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nhất Thừa, Tam Thừa, v.v... là sử dụng để thí dụ giá trị Phật Giáo, bao gồm cả phê phán tư tưởng ở trong. Trước hết, Sử Phật Giáo Ấn Độ được xem là giáo pháp đầu tiên. Kế đến, sáu Tông và tám Tông lần lượt được phân vị và sau này giáo pháp bị phê phán quá nhiều. Khi Phật Giáo đến Trung Quốc, học phong phán giáo lại càng được thạnh hành. Đời Đường có kẻ nói rằng “Người Hiền Triết thời xưa thiết lập Giáo Môn sai biệt không phải ít” (1). Chữ “Thừa”, chữ “Tông” được phát sanh từ nơi tư tưởng, như “Thừa” như “Tông”, v.v... và chữ “Thời” được thiết lập từ nơi phê phán thời gian, như “Ba Thời” “Năm Thời”, v.v... Học thuyết Năm Thời, Tám Giáo,v.v... chúng ta không tin là có thể phù hợp với lịch sử. Khác nào học thuyết Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nhất Thừa, Tam Thừa cũng giống như thế đều do các học giả Đại Thừa sau này sáng tác. Ấn Độ là quốc gia không có giảng lịch sử. Đặc biệt nhất vào thời đại thượng cổ, trước khi Phật Đà ra đời, Ấn Độ có thể nói một điểm tư chất khoa học lịch sử cũng đều không có. Măi đến Phật Đà lập giáo về sau, lịch sử Ấn Độ tính ra th́ có chiều hướng sáng sủa, mặc dù vẫn chưa được tinh tường. Hôm nay, sự nghiên cứu tư tưởng Phật Giáo Ấn Độ kể từ Đức Thế Tôn Kiều Đạt Ma (Gotama) ra đời được tŕnh bày như sau:

 

      B.- PHẬT GIÁO CĂN BẢN: 

      Các học giả Phật Giáo Trung Quốc, từ xưa đến nay vẫn thừa nhận kinh điển, không luận kinh điển Đại Thừa hoặc kinh điển Tiểu Thừa đều cho là của Phật nói. Phật Đà sở dĩ được tôn vinh là Pháp Vương v́ tất cả pháp môn khác đều y chỉ nơi giáo pháp của Đức Phật để thuyết minh. Cho nên giáo pháp của Đức Phật được xếp vào loại là chủ của tất cả pháp và cũng gọi là Phật Giáo Căn Bản. Nói rộng thêm, các bộ Luận của các đệ tử sau này sáng tạo cũng đều nương tựa nơi giáo pháp của đức Phật làm căn cứ và các bộ Luận đó cũng có thể được xếp vào loại Phật Giáo Căn Bản. Nói rơ hơn,  những giáo pháp trong đây được định danh là Phật Giáo Căn Bản đều chỉ cho những ngôn giáo chính của Phật Đà Thích Ca và của các đệ tử của ngài ở thời đại đầu tiên sáng lập. C̣n tất cả giáo pháp thuộc kinh, luật, luận của Đại Thừa thảy đều y chỉ nơi tư tưởng ngôn giáo của Đức Thế Tôn Kiều Đạt Ma để thành lập và có mặt sau này, như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Nhật, v.v... Tóm lại, những giáo pháp chính của Phật Đà Thích Ca nói ra và của các đệ tử sau này sáng lập đều được gọi là Phật Giáo Căn Bản.

      Phật Đà Thích Ca Mâu Ni Kiều Đạt Ma trước khi chưa thành Phật gọi là Tất Đạt Đa, giáng sanh trong gia tộc Thích Ca tại thành Ca Tỳ La nơi Bắc Ấn Độ (nay là biên cảnh nam bộ của nước Nê Bạc Nhĩ “Népal”) vào năm 466 trước Kỷ Nguyên. Ngài xuất gia năm 437 trước Kỷ Nguyên (29 tuổi) và ngộ đạo năm 431 trước Kỷ Nguyên  (35 tuổi). Khi ngộ đạo, ngài thấu triệt chân lư của vũ trụ và trở thành triết nhân duy nhất của bậc Đại Giác Ngộ. Khi thành đạo trở về sau, ngài được gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật. Năm 386 trước Kỷ Nguyên, ngài nhập diệt lúc 80 tuổi. Phật Giáo trong 30 năm sau khi Phật Đà nhập diệt được gọi là thời kỳ Phật Giáo Căn Bản (2).  Trong thời kỳ này, giáo pháp của Phật Đà thuyết giảng đều nhắm vào đối tượng xă hội và tư tưởng đương thời. Giáo pháp của ngài phản đối tư tưởng Phệ Đà, phản đối giáo sĩ Bà La Môn và phản đối chế độ xă hội của họ. Thời bấy giờ, tư tưởng Ấn Độ rất là phức tạp và sự phức tạp của tư tưởng Ấn Độ có thể tóm lược thành hai điểm chính sau đây:

 

       1/- Phương Diện Triết Học: 

      Tư Tưởng Triết Học Ấn Độ trong thời kỳ này là Nhị Nguyên Luận. Nhị Nguyên Luận gồm có: 

      a)- Nhục Thể và Linh Hồn:

      Tư Tưởng triết học đương thời là học thuyết  của các Luận Sư Lục Phái. Lục Phái là sáu phái triết học. Các Luận Sư Lục Phái thiên trọng nơi sự mong cầu giải thoát khổ đau nơi Linh Hồn. Cho đến xă hội lại có một loại người thị tộc tức là các giáo sĩ Bà La Môn, v.v... thuộc giai cấp hưởng thụ tận lạc. Khi chí nguyện giải thoát khổ đau đă hoàn bị, các Luận Sư lại phát hiện: Tự Tánh và Thần Ngă. 

      b)- Học Thuyết Tự Tánh, Thần Ngă và Luận Lư Sanh Thiên:

     Thần Ngă là ông chủ sáng tạo và chủ yếu của Thần Ngă là hưởng thụ. Tự Tánh là nhu yếu của Thần Ngă, có bổn phận phát khởi, biến hóa và sanh sản vạn vật để thích ứng với Thần Ngă. Nhân loại nếu như  đạt đến cùng với Thần Ngă hợp nhất th́ không c̣n bị sanh diệt và lúc đó được gọi là giải thoát. Căn cứ nơi các pháp mà nói, vạn hữu vũ trụ đều là tổ hợp của Tự Tánh và Thần Ngă. Trước hết, Nhục Thể và Linh Hồn th́ thuộc về hiện tượng luận. Sau đó, Tự Tánh và Thần Ngă th́ thuộc về bản thể luận. 

 

      2/- Phương Diện Tôn Giáo: 

      Nói về vấn đề tu định và khổ hạnh (3), Ấn Độ thuộc về vùng đất nhiệt đới. Khu vực sông ng̣i trong đại lục là nơi phát triển vật sản ph́ nhiêu và phong phú. Nhân dân không c̣n phiền năo về vấn đề sanh kế, cho nên tư tưởng xuất thế dễ phát sanh, tôn giáo tín ngưỡng phi thường rất phát đạt và giáo phái nẩy nở cũng rất nhiều. Chỉ một điều bất luận người trong giáo phái nào, họ không ĺa khỏi hai thứ hành vi thực tiễn là thiền định và thực hành pháp khổ hạnh. Đặc biệt hơn cả là học phái Lục Sư và các tập đoàn Sa Môn, họ lại càng chú trọng hai thứ hành vi nói trên. Phật Đà trước khi chưa xuất gia đều học tập pháp thiền của Bà La Môn Giáo. Trước hết ngài tu tập thiền định và sau đó cùng với các giáo sĩ Bà La Môn hành tŕ khổ hạnh. Trong vài năm, ngài tham học ít nhiều với các danh đức đương thời. Cuối cùng ngài cảm giác lối tu khổ hạnh là một phương pháp khiến cho thân thể cũng như tinh thần trở nên thống khổ và lao tổn, tuyệt đối không có khả năng thành chánh quả. Lối tu khổ hạnh theo ngài không phải là pháp môn cứu cánh.  Ngài liền chuyển sang tu tập theo phương pháp thiền định. Thế là ngài theo hai vị tiên nhơn có công hạnh tu dưỡng rất cao, có danh tiếng bậc nhất đương thời để học tập pháp môn tu thiền. Một hôm ngài giác ngộ được rằng phương pháp tu thiền của hai vị tiên nhơn kia cũng chẳng cứu cánh, không thể mở bày được trí tuệ và cũng không thể thấu triệt được chân lư. Ngài lại bỏ hẳn phương pháp tu thiền của hai vị tiên nhơn kia. Trước hết ngài khiến cho thân thể khôi phục tráng kiện trở lại và sau đó tự ḿnh mong cầu pháp môn ngộ đạo, gọi là Ngồi Ṭa Bồ Đề Hành Tư Duy.

      Phật Đà sau khi thành đạo liền đi thuyết pháp đó đây để hóa độ chúng sanh. Những giáo pháp của ngài nói đều là cảnh giới mà ngài đă chứng ngộ và những giáo pháp đó không ngoài Ba Pháp Ấn. Ba Pháp Ấn tức là “Chư Hành Vô Thường, Chư Pháp Vô Ngă, Hữu Lậu Giai Khổ”. Ba thứ chân lư đây chính là lư tánh duyên khởi mà Phật Đà Kiều Đạt Ma đă giác ngộ nơi cội Bồ Đề. Về sau ba thứ chân lư trên trở thành pháp môn tu quán. Tu quán vô thường, quán vô ngă và quán khổ đều là trí tuệ quán chiếu nơi nội tâm chúng ta. “Chư Hành, Chư Pháp, Hữu Lậu” là đối tượng để quán, để tu, tức là chỉ cho thế giới hiện tượng của chúng ta. Hành giả cần phải nương nơi ba phương diện đây để tu tập và từ ba phương diện đây phải trải qua sự thực hành tu quán, tức là phải trải qua sự kinh nghiệm th́ mới có thể đạt đến quả vị an lạc của “Niết Bàn Tịch Tịnh”, nghĩa là đạt đến một thứ cảnh giới chứng lư tâm an. Ba Pháp Ấn trước là thuộc về nhân và một Pháp Ấn sau là thuộc về quả. Ba Pháp Ấn trên nếu cộng thêm Niết Bàn Tịch Tịnh vào th́ trở thành bốn Pháp Ấn. Bốn Pháp Ấn được tŕnh bày qua đồ biểu sau đây: 

 

 

      Yếu nghĩa của Kinh A Hàm Thánh Điển tuy nhiều, nhưng cốt yếu quan trọng không ngoài Ba Pháp Ấn nói trên. Ba Pháp Ấn đích thực là cứu cánh của Phật Giáo Căn Bản. Ba Pháp Ấn này quan hệ như thế nào với Duy Thức?  Trong Ba Pháp Ấn, chúng ta nên biết yếu chỉ của đạo lư Chư Hành Vô Thường, theo Duy Thức chính là các pháp hữu vi hư  vọng phân biệt của Tâm, Tâm Sở và các pháp đó đều do Duy Thức biến hiện. C̣n Các Pháp Vô Ngă cũng không khác Nhị Vô Ngă (Hai Vô Ngă) của Duy Thức đề cập. Nguyên v́ người nghiên cứu Phật Học phổ thông đều công nhận đạo lư của Tiểu Thừa chỉ bàn luận về Nhân Vô Ngă mà không thấy nói đến Pháp Vô Ngă; Tiểu Thừa chỉ chứng được Sanh Không Chân Như mà không thể chứng đến Pháp Không Chân Như. Trái lại Đại Thừa chẳng những bàn luận về Nhân Vô Ngă mà cũng lư giải về Pháp Vô Ngă và lại c̣n chứng đắc Nhị Không Chân Như (Chân Như của hai Không). Nhân Vô Ngă th́ hẹp, Pháp Vô Ngă th́ rộng và người phân loại hai thứ vô ngă đây chính là Đại Thừa hưng khởi sau này phân biệt kiến lập. Ngày nay chúng ta mỗi khi đề cập đến “Các Pháp Vô Ngă” đều là hiển bày nghĩa lư Nhị Vô Ngă của Đại Thừa. Hơn nữa Kinh A Hàm chỉ tŕnh bày Các Pháp Vô Ngă mà không thấy đề cập đến Nhân Vô Ngă. Riêng tư tưởng Hữu Lậu Đều Khổ và Niết Bàn Tịch Tịnh, cả Tiểu Thừa Phật Học và Đại Thừa Phật Học đều phát huy giống nhau. Chẳng qua những tư tưởng trên biểu hiện rất sâu đậm trong Kinh A Hàm.

 

     C.- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỈ: 

      Vấn đề Nguyên Thỉ th́ không giống nhau với Căn Bản và cũng không giống nhau với thời gian. Nhưng tư tưởng của chúng th́ không sai biệt với nhau cho lắm, có thể nói cùng nhất trí với nhau. Phật Giáo Nguyên Thỉ sở dĩ có sự sai biệt là do giới luật của Tăng Đoàn. Thời kỳ Phật Giáo Căn Bản chấm dứt là khi Phật Đà và các đệ tử trực tiếp của ngài đă nhập diệt. C̣n Phật Giáo Nguyên Thỉ th́ bắt đầu từ các đệ tử tái truyền của Phật Đà, ước lượng vào khoảng 120 năm, từ 350 năm đến 270 năm trước Kỷ Nguyên. Khoảng thời gian này được gọi là thời đại Phật Giáo Nguyên Thỉ. Nguyên Thỉ sở dĩ được mang danh nghĩa là do trong khoảng một trăm mấy mươi năm, những tư tưởng cũng như những hành vi của các đệ tử Phật Đà đại thể đều noi theo quy củ của Thế Tôn di chúc lại. Nơi thời kỳ Phật Giáo Nguyên Thỉ, các đệ tử Phật lúc bấy giờ, nhất là Tăng Đoàn, đặc biệt chú ư đến hai hạng sự t́nh: một hạng là duy tŕ truyền thừa Pháp Thống và một hạng là bảo tŕ tồn tại Giáo Quyền. Hai hạng sự t́nh này thường thấy nơi hành động của Tăng Đoàn trong Luật Điển.

 

       a>- Phương Diện Duy Tŕ Truyền Thừa Giáo Thống:     

       Duy Tŕ Truyền Thừa Giáo Thống nghĩa là duy tŕ thuyền thừa giáo pháp. Hiện tượng duy tŕ truyền thừa giáo pháp không khác hiện tượng duy tŕ chế độ Tổ Sư để truyền thừa nơi Trung Quốc. Như theo nghi thức quy định, Đức Phật truyền cho ngài Ca Diếp, ngài Ca Diếp truyền cho ngài A Nan và cứ như thế mà tiếp tục truyền đến vị Tổ thứ 28. Mục đích Duy Tŕ Truyền Thừa Giáo Pháp chính là để duy tŕ Yếu Điển Khẩu Truyền của Đại Chúng Kiết Tập và khiến cho lối truyền thừa đây được tiếp nối truyền xuống măi từ đời này đến đời khác.

 

     b>- Phương Diện Bảo Tŕ Tồn Tại Giáo Quyền: 

      Vấn đề bảo tŕ tồn tại Giáo Quyền là duy tŕ sự bảo thủ giới luật, đặc biệt là chế độ Yết Ma (Hội nghị). Thứ chế độ đây đáng chú ư nhất là Phật Giáo Nam Truyền và Phật Giáo Nam Truyền biểu hiện chế độ nói trên rất kiên cố. Cho đến ngày nay chế độ bảo thủ giới luật của Phật Giáo Nam Truyền vẫn c̣n quy mô. Riêng chế độ Tổ Sư sau này và chế độ Y Bát Truyền Pháp của Trung Quốc chỉ c̣n là biểu diễn h́nh thức. Trên h́nh thức, họ nghiên cứu và diễn giảng bằng cách bảo thủ, cũng như trên luận lư và tư tưởng, họ hoàn toàn không có chút nào tiến bộ cả.   

      Qua những thời kỳ nói trên, chúng ta có được một kết luận khả dĩ, Thời kỳ Phật Giáo Căn Bản trở về trước, trọng tâm của Phật Giáo là ở nơi Phật Đà, nghĩa là Phật Giáo chỉ nương tựa nơi người mà không nương tựa nơi pháp luật. Đến thời đại Phật Giáo Nguyên Thỉ, trọng tâm của Phật Giáo là nơi Giới Luật (Tăng Đoàn), nghĩa là Phật Giáo chỉ nương tựa nơi Tăng Đoàn và Giới Luật mà không nương tựa nơi người và cũng không nương tựa nơi giáo pháp. Về sau thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, trọng tâm của Phật Giáo là ở nơi giáo pháp, nghĩa là Phật Giáo chỉ nương tựa nơi Pháp mà không nương tựa nơi người và cũng không nương tựa nơi Giới Luật và Tăng Đoàn. Cho nên giáo pháp Đại Thừa cũng được phát sanh từ đó. Trọng tâm của Phật Giáo Đại Thừa chính là ở nơi pháp lư và tư tưởng. C̣n tư tưởng của Phật Giáo Nguyên Thỉ th́ chỉ chú trọng ở nơi sự bảo tŕ giới luật và đối với giáo pháp th́ lại chú trọng ở nơi Ba Pháp Ấn. Vấn đề “Chư Hành Vô Thường, Chư Pháp Vô Ngă, Hữu Lậu Giai Khổ”, người đời sau nghiên cứu như thế nào?  Tư tưởng của Ba Pháp Ấn trên được giải thích gồm có Năm Uẩn. Trước hết, Sắc Uẩn của Năm Uẩn th́ thuộc về phương diện vật chất (nhục thể) và Thọ, Tưởng, Hành, Thức, bốn Uẩn ở phía sau th́ thuộc về phương diện tinh thần (tâm lư), do đó năm Uẩn được gọi là Chư Hành. C̣n yếu chỉ của năm Uẩn Đức Phật nói như thế nào? Đức Phật chỉ v́ sự mê tâm chấp ngă của chúng sanh cho nên mới nói năm Uẩn và phân tích tâm lư tường tận để chỉ bày chỗ gọi là Tâm th́ thể của nó cũng vô ngă không tồn tại. Hơn nữa Đức Phật v́ sự mê chấp Sắc Pháp cho là ngă của chúng sanh, thế nên mới nói 12 Xứ và phân tích Sắc Pháp tường tận để chỉ bày sự vô ngă của vật chất. Tư tưởng Phật Đà sở dĩ được tiến bộ là nhờ đạo lư của Pháp Tướng Duy Thức đều kiến lập trên Năm Uẩn, Mười Hai Xứ, Mười Tám Giới làm học thuyết căn bản cho đời sau. Nhưng luận lư của Pháp Tướng Duy Thức không ngoài ba Pháp Ấn nói trên. Nhân chứng cho vấn đề này, Kinh A Hàm của Phật Giáo Nguyên Thỉ là bộ kinh hàm chứa tư tưởng Duy Thức ở trong. Tư tưởng về Duy Thức trong Kinh A Hàm xin được tŕnh bày rơ sau đây:

      Bốn bộ Kinh A Hàm có rất nhiều chỗ đề cập đến đạo lư của Duy Thức: như thuyết sanh tử luân hồi, thuyết nghiệp cảm duyên khởi, đều do tâm làm chủ để tạo tác; hơn nữa Kinh Tạp A Hàm lại nói đến các pháp tướng, như  Uẩn, Xứ, Giới, Duyên Khởi, Thực, Trụ, v.v... đều gọi là Pháp Tướng cả. Sách Duy Thức Pháp Tướng Nhập Môn gọi là Bách Pháp Minh Môn Luận là bộ luận chuyên giải thích nghĩa lư “Tất cả pháp vô ngă” của Kinh A Hàm để hiển bày nguyên lư Pháp Tướng Duy Thức (4); lại nữa Ngũ Uẩn Luận là bộ luận giải thích Năm Uẩn của Kinh A Hàm để hiển bày nguyên lư Pháp Tướng Duyên Sanh (5). Chỗ khác nhau của Phật Kinh Nguyên Thỉ và Duy Thức là ở điểm: Duy Thức th́ nói có tám Thức và trái lại A Hàm chỉ nói có sáu Thức. Đại Thừa Duy Thức tŕnh bày sự luân hồi của chúng sanh là do các thứ nghiệp phiền năo và lúc vào thai thức của mẹ chính là Thức A Lại Da thứ tám. Khác hơn Kinh A Hàm th́ lại nói lúc vào thai của mẹ chính là Ư Thức thứ sáu. Riêng sự phân biệt danh tướng giữa Ngũ Uẩn của Phật Giáo Nguyên Thỉ và Bách Pháp của Duy Thức, cũng như sự quan hệ của chúng như thế nào th́ sau này mới đề cập đến.

      Phật Giáo Nguyên Thỉ trừ ngoài Kinh A Hàm c̣n có bảy bộ luận nữa, như A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng và Lục Túc Phát Trí Luận, v.v... của Hữu Bộ. Riêng Thượng Tọa Bộ th́ cũng có bảy bộ luận, như Pháp Tụ Luận, v.v... Bảy bộ luận của Hữu Bộ là do các bậc Đại A La Hán, đệ tử của Phật sáng tạo, nhưng bảy bộ luận này ra đời rất muộn. Bộ A Tỳ Đạt Ma Luận Thích được gọi là Đối Pháp Luận. H́nh thức của bộ luận này giống hệt như  Khế Kinh và nội dung của nó là giải thích các loại giáo lư nơi Kinh A Hàm (6) . Những học thuyết trong bộ A Tỳ Đạt Ma Luận Thích so với Duy Thức Học th́ quan hệ rất nhiều, đồng thời đối với Phật Học đương thời, tư tưởng và danh từ Pháp Tướng th́ được tổ chức cũng tương đương có hệ thống. Duy Thức Học chẳng qua chọn lấy học thuyết của A Tỳ Đạt Ma Luận Thích và cộng vào sự tổ chức thêm nghiêm mật mà thôi. Như sự tổ chức của Duy Thức Ngũ Uẩn Bách Pháp đều căn cứ nơi Pháp Uẩn Túc Luận, Ngũ Sự Tỳ Bà Sa Luận, Câu Xá Luận, v.v... để kiến lập.

 

      D.- PHẬT GIÁO BỘ PHÁI: 

      Thời đại Phật Giáo Bộ Phái xuất hiện kể từ sau Phật nhập diệt 120 năm (năm 267 Kỷ Nguyên), Tăng Đoàn bắt đầu phân hóa. Nguyên do tại Ấn Độ, nước Tỳ Xá Ly có vị tỳ kheo tên là Bạt Kỳ Tử v́ thực hành mười thứ việc không phải luật pháp của Phật Giáo cho phép là nhân tố dẫn đến sự phản đối của đại chúng và cũng từ đó có cuộc kiết tập lần thứ hai. Chỉ v́ ư kiến không đồng nhất, hội nghị kiết tập đi đến kết quả là bị phân hóa thành hai bộ phái: một là Thượng Tọa Bộ và hai là Đại Chúng Bộ. Thượng Tọa Bộ là phái Chánh Thống Bảo Thủ và Đại Chúng Bộ là phái Cách Tân Tiên Tiến. Về sau hai phái này, mỗi phái lại tự tiến hóa sanh thêm một số phái nữa, tổng cộng thành hai mươi Bộ Phái Phật Giáo. Thượng Tọa Bộ th́ phát triển đến địa phận Tích Lan, Miến Điện, v.v... và thạnh hành cho đến ngày nay; Đại Chúng Bộ th́ phát triển thành Đại Thừa và lưu hành nơi địa phận Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Tây Tạng, v.v... Trong Đại Chúng Bộ, Duy Thức được phổ biến và được cho là thuộc về Đại Thừa. Nơi các địa phận như Tích Lan, v.v... Thượng Tọa Bộ măi đến hôm nay tuy không tin Phật Học Đại Thừa, nhưng các học giả của họ nghiên cứu th́ lại chẳng thiếu người nào. Lư do họ có một điểm dung thông với nhau đều là Phật Giáo và cũng đều thuyết minh pháp nhân duyên cả (7).

      Phật Giáo Bộ Phái th́ chọn Phật Giáo của thời đại A Dục Vương làm trung tâm, nguyên v́ vua A Dục đă từng ủng hộ Phật Giáo làm quốc giáo. Vua A Dục chánh thức lên ngôi vào năm 271 trước Kỷ Nguyên và sau đó, vào năm thứ 7, vua A Dục liền tổ chức hoằng truyền Phật Giáo đại quy mô. Nhờ sự bảo hộ của vua A Dục, học giả Mục Kiền Liên Đế Tu thuộc Thượng Tọa Bộ đứng ra triệu tập đại hội kiết tập lần thứ ba. Lần kiết tập này nói cho đúng chỉ là kiết tập Luận Tạng và nhơn đó, đại hội suy tôn Thượng Tọa Bộ là hệ phái Phật Giáo thuần khiết chánh thống, đồng thời phê phán học thuyết của các tông phái khác (8). Luận điển của Thượng Tọa Bộ cũng đă từng giảng Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp và Niết Bàn (9). Về phương diện Tâm Pháp, Thượng Tọa Bộ th́ có “Hữu Phần Tâm” và sau này học giả Duy Thức chính nương theo đó thành lập Thức A Lại Da. Xét đại thể, triết học của Thượng Tọa Bộ thực tế không có mạch lạc và cũng không có phát triển tiến bộ chút nào, nguyên v́ họ quá chú trọng nơi sự bảo thủ. Họ c̣n cho rằng, giáo điển thuộc văn hệ Pa Li mới thực sự là Phật Giáo chân chánh. Đến nỗi đối với những giáo điển này họ chỉ biết một mực là “tin tưởng, vâng giữ và thi hành”  mà không thể góp vào ư kiến của ḿnh. Và đối với vấn đề giải thích Phật Âm, v.v... họ cũng chỉ biết làm theo như  con rùa soi gương mà không thể nghiên cứu và phê phán thêm.

       C̣n Đại Chúng Bộ th́ không có kinh luận nào truyền vào Trung Quốc, chỉ có một bộ duy nhất là Ma Ha Tăng Kỳ Luật. Tại Ấn Độ,  Đại Chúng Bộ cũng không có bao nhiêu kinh giáo để lại sau này và chỉ có thể t́m thấy giáo nghĩa Đại Chúng Bộ trong Đại Tỳ Bà Sa Luận của Hữu Bộ, cũng như trong điển tích của chính họ mà thôi. Giáo nghĩa của Đại Chúng Bộ th́ có đề cập đến Thức Căn Bản; nhưng Thức Căn Bản đây xem lại nơi Duy Thức Học chính là Thức A Lại Da.     

      Đặc biệt Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ th́ lại phát sanh từ Thượng Tọa Bộ và bộ phái này có tất cả bảy bộ luận đều được truyền đến Trung Quốc. Phát Trí Luận, một trong bảy bộ luận nói trên, nội dung là giảng về Pháp Tướng. Ngoài ra, Lục Túc Luận đều có quan hệ với Phát Trí Luận. Cho nên Phát Trí Luận được xem như  là Thân (thân thể) và sáu bộ luận kia được xem như là Túc (chân tay). Bảy bộ luận nói trên đều giảng về Pháp Tướng, như trong Pháp Uẩn Túc Luận và Giới Thân Túc Luận đều giảng Sắc Pháp, v.v... đều giảng 5 Ngôi Vị và 75 Pháp. Theo hai bộ luận này, hiện tượng các pháp là thuộc về Duy Vật Luận, nghĩa là do Sắc Pháp mà có Tâm Sở Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp hiện khởi và cho rằng, Sắc Pháp chính là căn bản, c̣n Tâm Pháp th́ thuộc về chi nhánh; về sau tư tưởng của hai bộ luận này phát triển thành học thuyết Đại Thừa Pháp Tướng Duyên Sanh. Ngoài ra các bộ luận c̣n lại đều thuộc về Duy Tâm Luận và họ chủ trương: hiện tượng các pháp là do Tâm Pháp  mà có Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp,  Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp hiện khởi và cho rằng, Tâm Pháp chính là căn bản, c̣n Sắc Pháp th́ thuộc về chi nhánh; về sau những tư tưởng của những Bộ c̣n lại nói trên phát triển thành học thuyết Đại Thừa Duy Thức Chuyển Biến (10). Riêng học thuyết Hữu Bộ chuyên sưu tập tài liệu, tổ chức rất có tiến bộ và trở thành luận phái đổi mới của học phái Tiểu Thừa, được gọi là Cách Tân Luận Phái, nghĩa là học phái cải cách canh tân. Căn bản học thuyết của học phái này nếu như so sánh với Thượng Tọa Bộ th́ có phần tiến bộ rất xa. Thành phần Ngũ Vị, Pháp Thể Thật Hữu, v.v..., cũng như Tam Thế Thật Hữu, thành phần Hữu Vi và Vô Vi, tất cả đều có thể gọi là Nhị Nguyên Luận; học thuyết “Cực vi (Nguyên Tử) là nguyên nhân sanh ra vạn pháp” của Hữu Bộ chủ trương có thể cho là Thật Tại Luận của Duy Vật.

      C̣n các học thuyết khác, như Sắc Tâm Hỗ Huân, Vi Tế Ư Thức, Chủng Tử của Kinh Bộ, như Phi Tức Uẩn, Phi Ly Uẩn Ngă của Độc Tử Bộ, như Bất Thất Pháp của Kinh Lượng Bộ, như Cùng Sanh Tử Uẩn của Hóa Địa Bộ, những tư tưởng này được phát sanh trong thời kỳ đó xem ra đều có quan hệ mật thiết với Duy Thức Học.

      Tóm lại, mọi người đều công nhận là có một Tâm Linh Thức Thể của mỗi cá thể liên tục nối kết sanh tử và danh xưng của nó xét cho cùng th́ không giống nhau. Thật thể của Tâm Linh này th́ chỉ có một và khắp đó đây. Quan niệm đó không riêng ǵ Phật Giáo nhận định có một thứ pháp nói trên, các giáo phái Ấn Độ cũng đều thừa nhận có một thứ vật tồn tại để làm thể cho sự luận chuyển. Như Bát Thức Quy Củ Tụng nói rằng: “Khứ hậu lai tiên tác chủ ông” (nghĩa là Tâm Thức chuyên làm ông chủ, khi đi th́ đi sau và khi đến th́ đến trước). Do đây xét lại, toàn bộ học phái Phật Giáo chỉ cần sử dụng trí tuệ của Phật Đà làm điểm để đứng, tuy rằng chỗ kiến giải của họ không giống nhau, nhưng có thể dung thông với nhau, mặc dù các tông phái có những đặc điểm thù thắng riêng biệt.

 

(c̣n tiếp)

 

 

Chú thích: 

1.   Hoa Nghiêm Nhứt Thừa Giáo Nghĩa Chương và Tham Huyền Kư đều nói rằng: “Các bậc Hiền xưa nay thiết lập Giáo Môn sai biệt không phải một, tóm lược gồm có mười nhà, dùng làm soi gương”. Học thuyết của mười nhà tham khảo gồm sách quyển 20, trang 3. 

2.   Niên đại của bổn chương đă nói đều căn cứ nơi Ấn Độ Triết Học Sử của Vũ Tỉnh Bá Thọ (chương 9, trang 81).

3.   Khổ hạnh là pháp tu như tuyệt thực, v.v... cho đến ngày nay Ấn Độ vẫn c̣n lưu hành. 

4.   Tham khảo Ấn Độ Triết Học Sử, kỳ thứ 2, chương thứ nhứt.

5.   Ngũ Uẩn Luận Tự của Âu Dương Tiệm nói rằng: “Đại khái lư duyên khởi của Duy Thức Tông kiến  lập... dùng lư duyên sanh để thành lập Pháp Tướng Tông... 17 Địa của Du Già thâu nhiếp hết trong  Nhị Môn. Kiến lập để làm một cội gốc, chọn lựa nơi Nhiếp Luận, căn cứ nơi sự phân biệt của Du Già, khuếch trương rộng lớn nơi Nhị Thập Duy Thức, nơi Tam Thập Duy Thức, nhưng phôi thai nơi Bách Pháp Minh Môn, chính là Duy Thức Tông. Kiến lập để làm năm chi, chọn lựa nơi Tập Luận, căn cứ nơi Biện Trung Biên, khuếch trương rộng lớn nơi Tạp Tập... nhưng cũng phôi thai nơi Ngũ Uẩn, chính là Pháp Tướng Tông.”

6.   Tham khảo A Tỳ Đạt Ma Nghiên Cứu của Mộc Thôn Tần Hiền và sự phát đạt của Truy Vĩ Biện Lục Túc Luận (Hải Triều Âm Văn Khố, Biên Luận Thích Hạ thứ 3). 

7.   Đây là căn cứ nơi học giả của Nam Dương Khai Minh đă nói đến Tử Ngạnh Phái Giáo Đồ chính là nói “Đại Thừa là ngoại đạo”.

8.   Thấy trong Biện Tông Nghĩa Luận.

9.   Thấy trong Pháp Tụ Luận và A Tỳ Đạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận. Như nói: “Nói nghĩa đối pháp đây, chân thật có bốn thứ: Tâm và Tâm Sở Pháp, tất cả Sắc và Niết Bàn”. Phẩm đầu, trang nhứt.

10.  Thấy trong Ấn Độ Triết Học Sử, chương thứ 2, trang thứ 219.

 

 

  

(C̣n tiếp) 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 12/02/11