QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 13)
CHƯƠNG III
LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC
I.- DUY THỨC HỌC VÀ MẬT TÔNG:
Mật Tông cũng gọi là Chân Ngôn Tông. Chân Ngôn tức là lời nói chân thật. Hiện tại Mật Tông thường dùng Chú Ngữ để truyền thừa cho nhau. Trọng tâm của Tông này là tu hành theo những điều bí mật nên gọi là Mật Tông. Các tông phái đă nói ở trước gọi là Hiển Giáo và Tông này gọi là Mật Giáo. Học lư của Mật Tông xem lại th́ bao quát cả Hiển Giáo. Mật Giáo truyền thừa mặc dù rất lâu, nhưng măi đến khi nhà Đường khai nguyên th́ mới được kiến lập thành tông phái. Mật Tông khi ở Ấn Độ có các ngài như Thiện Vô Úy, Nhất Hạnh, Kim Cang Trí, Bất Không, bốn vị trước sau đến Trung Quốc hoằng dương Mật Tông. Thiện Vô Úy truyền cho Đại sư Huệ Quả. Lúc bấy giờ, Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không đều được gọi là ba đại sĩ khai nguyên Mật Tông. Đối với Mật Tông, các kinh điển và nghi quỹ đều được phiên dịch và trước thuật. Các bậc tiền nhân th́ thật không ai sánh kịp. Có thể nói, Mật Tông từ đời Đường trở về sau truyền thừa hoàn toàn tuyệt diệu. Nghi Quỹ Bí Bổn Mật Tông của đời Đường chú sớ đều bị thất truyền nơi Nhật Bản. Khi đến đời Tống, Mật Tông tuy cũng được phiên dịch và truyền thừa, nhưng giáo nghĩa của bổn Tông ở trên th́ không có kiến lập được ǵ. Kinh điển cốt yếu của Mật Tông gồm có ba bộ là Kinh Đại Nhật, Kinh Kim Cang Đỉnh và Kinh Tô Tất Địa. C̣n yếu nghĩa của Mật Tông th́ có những điểm như sau:
1)- GIÁO TƯỚNG VÀ SỰ TƯỚNG:
Giáo Tướng tức là giáo lư. Người học Mật Tông trước hết phải học giáo lư. Đặc biệt sự truyền thọ Mật Tông của Nhật Bản là trước hết họ dạy các học giả thực tập giáo lư Duy Thức, Tam Luận và sau đó mới truyền thọ sự tướng của Mật Tông. Cũng tương tợ như thế, người Tây Tạng học Mật Tông, trước hết phải qua giai đoạn kiểm tra phẩm cách người Tây Tạng và sau đó mới đưa vào Viện Mật Thừa (1). Đây cũng là một h́nh thức giáo dục. Sự Tướng tức là Nghi Quỹ và cũng có thể nói là Phật Pháp tượng trưng. Tất cả h́nh tướng tác pháp hành sự của Mật Tông đều là tượng trưng, tức là những pháp sự đó đại biểu cho một thứ ǵ khác ở ngoài vũ trụ, như Kim Cang Xử và Mạn Đà La (đại biểu cảnh giới của chúng sanh hoặc cảnh giới của chư Phật), đều là vật tượng trưng, đặc biệt bao hàm một thứ Mật Ư tồn tại ở trong. Mật Tông cốt yếu ở chỗ là vị Pháp Sư phải đích thân dùng miệng để truyền thọ. Có người cho rằng Mật Tông cao hơn Hiển Giáo, nhưng kỳ thật cả hai đều giống nhau. Nói chung Mật Tông và Hiển Giáo đều phải tu chứng th́ mới thành công. C̣n Mật Tông và Duy Thức th́ quan hệ như thế nào?
Sự Tướng Đều Do Duy Tâm Biến Hiện: sự tướng th́ hoàn toàn lệ thuộc nơi Tâm. Tất cả pháp biểu hiện sự tướng có thể nói là do Tâm Thức biến hiện. Thí dụ như Mạn Đà La đều trông cậy vào sự tác dụng của tâm lực. Người Mật Tông quán tất cả đồng tiền rất nhỏ trong một mâm tṛn biến thành thế giới và quán một chén nhỏ ba cạnh biến thành ba đạo sĩ. Lại nữa, lời mở đầu của văn Mông Sơn nói rằng: “Nếu người nào muốn biết rơ tất cả Phật ba đời nên quán thể tánh của pháp giới, tất cả đều do Tâm tạo”. Ư này nếu như không biết rơ bảy hạt cơm của Mông Sơn có công dụng như thế nào th́ thật đáng tiếc! Cho nên tất cả sự làm phép của Mật Tông đều có ư nghĩa như thế.
2)- SÁU ĐẠI DUYÊN KHỞI VÀ SẮC TÂM:
Kinh Lăng Nghiêm th́ giảng Bảy Đại Duyên Khởi. C̣n Mật Tông th́ giảng Sáu Đại Duyên Khởi. Sáu Đại Duyên Khởi gồm có đất, nước, gió, lửa, không gian và tâm thức. Phật pháp và chúng sanh pháp, tất cả sự tướng đều do sáu Đại này làm duyên khởi. Trong sáu Đại trên, năm Đại th́ thuộc về Sắc Pháp và một Đại sau cùng th́ thuộc về Tâm Pháp. Cho nên sáu Đại Duyên Khởi cũng gọi là Sắc Tâm Duyên Khởi. Duy Thức th́ giảng A Lại Da Duyên Khởi, chỉ do một Tâm Thể sanh khởi hai phần Kiến và Tướng. Sự tác dụng chuyển biết của A Lại Da là duyên khởi hỗ tương, nghĩa là Sắc th́ do Tâm Thức duyên khởi và Sắc th́ cũng năng sanh ra Tâm Thức.
3)- BA MẬT QUÁN VÀ BA NGHIỆP:
Tam Mật nghĩa là ba Mật. Ba Mật gồm có ba thứ chủ nghĩa gọi là Thân Mật, Khẩu Mật và Ư Mật. Thân Mật th́ chú trọng nơi kết Thủ Ấn, như chọn Phật A Di Đà làm bổn tôn để tu th́ kết Di Đà Ấn. Di Đà Ấn là tượng trưng xem bản thân của ta chính là Phật A Di Đà và hào quang chiếu tỏa không mập mờ. Kết Thủ Ấn của Mật Tông không khác sự làm quan chức của thế tục, sao lại có Thủ Ấn cũng như chính ḿnh sao lại có thứ quan chức.
Khẩu Mật là miệng niệm Chân Ngôn, tượng trưng xem như không phải lời nói của phàm phu và chính là ngôn ngữ của Phật A Di Đà. Ư Mật là hiện bày chữ của hạt giống, như chữ “A” là đại biểu cho hạt giống hoặc Phật Tánh của Phật A Di Đà và tượng trưng xem Tâm của ta chính là Tâm của Phật A Di Đà. Nhờ phương pháp tượng trưng này, ba nghiệp của chính bản thân hành giả nhờ ba thứ bí mật tượng trưng nói trên có thể cùng với ba nghiệp của bổn tôn Phật A Di Đà kết hợp làm một để thành tựu Đại Pháp. Phương pháp đây là một thứ quán giả tướng và cũng là một thứ tâm lực. Ba Mật của Mật Tông th́ rất quan hệ mật thiết với Duy Thức.
4)- HAI BỘ MẠN ĐÀ LA:
Mật Tông từ Nhật Bản truyền đến th́ có hai bộ Mạn Đà La (Mạn Đà La tức là Đàn Tràng h́nh tṛn. Chùa Miếu của Ấn Độ xưa nay đều kêu là Mạn Đà La). Hai bộ Mạn Đà La gồm có: Kim Cang Giới Mạn Đà La và Thai Tạng Giới Mạn Đà La.
a>- Kim Cang Giới Mạn Đà La:
Sự tướng là đại biểu Phật Trí của lư tướng, cũng như Duy Thức là đại biểu cho bốn Trí Bồ Đề và bốn Trí Bồ Đề cũng tức là Phật Trí. Kim Cang là h́nh dung sự kiên cố của Phật Trí có khả năng phá vỡ sở tri chướng và đoạn trừ tất cả phiền năo. Kim Cang Giới Mạn Đà La tức là đại biểu cho Phật Trí. Phật Trí c̣n có khả năng phá trừ chấp Không của chúng sanh, nên gọi là Không Như Lai Tạng. Chữ Tạng ở đây tức là nghĩa của chữ Giới.
b>- Thai Tạng Giới Mạn Đà La:
Thai Tạng Giới Mạn Đà La không phải đại biểu cho Phật và nó chỉ là tượng trưng cho tánh đức vốn có sẵn của chúng sanh. Như Lai của mỗi chúng sanh là nơi dung chứa và bảo tŕ tất cả công đức thâu hoạch được. Những hạt nhân công đức này vẫn được tàng trữ và nằm yên trong Như Lai chưa hiển hiện cũng giống như thai tạng, nên gọi là Thai Tạng Giới. Cũng v́ nghĩa này, Như Lai c̣n có tên khác là Không Như Lai Tạng. Người nào nếu như không thông suốt đạo lư Duy Thức và Bát Nhă th́ thế nào cũng chẳng biết được đạo lư Mật Tông ít nhất nói ǵ và diễn tṛ ǵ. Những sự kiện tŕnh bày trên có thể kết luận hai điều: Thứ nhất, Giáo Tướng của Kim Cang Giới sử dụng Tam Luận và Bát Nhă làm căn bản. Thứ hai, Giáo Tướng của Thai Tạng Giới sử dụng Pháp Tướng Duy Thức làm căn bản. Phương pháp phán giáo của Mật Tông gồm có mười Trụ Tâm và sự quan hệ của mười Trụ Tâm ở đây không thể giải thích tường tận. Bản đồ dưới đây để chỉ bày đại ư của mười Trụ Tâm. Mười Trụ Tâm của Mật Tông gồm có:
Hoằng Pháp Đại Sư Thập Trụ Tâm Luận cho Bí Mật Trang Nghiêm Tâm thứ mười là tối cao, c̣n Thiên Đài và Hoa Nghiêm th́ thuộc về hạng thứ. Ngoài ra các Tông khác th́ lại thuộc về hạng thứ nữa. Quan niệm này kể như không nhiều.
J.- KẾT LUẬN:
Sự quan hệ giữa các Tông phái và Duy Thức đă được tŕnh bày tổng quát ở trước. Trong mười Tông, Thiền, Tịnh, Luật và Mật th́ đặt trọng tâm nơi sự hành tŕ. Tam Luận (bao gồm Thành Thật) và Duy Thức (bao gồm Câu Xá) th́ đặt trọng tâm nơi sự lư luận. Ngoài ra, Thiên Đài và Hiền Thủ th́ lại chú trọng cả hành tŕ và lư luận. Hơn nữa trong mười Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông th́ hoàn toàn trông cậy vào tha lực gia tŕ. C̣n Thiền, Luật, Tam Luận và Duy Thức th́ dựa vào tự lực hướng thượng. Riêng Thiên Đài và Hiền Thủ th́ lại nương tựa cả tự lực và tha lực. Vấn đề này được tŕnh bày qua bản đồ sau đây:
Chú thích:
(1) “Pháp Tôn Hiện Đại Tây Tạng”.
(C̣n tiếp)