QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 12)
CHƯƠNG III
LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC
H.- DUY THỨC HỌC VÀ TAM LUẬN TÔNG:
Tam Luận Tông cũng gọi là Tứ Luận Tông hoặc gọi là Phá Tướng Tông. Chữ Tướng ở đây là chỉ cho Pháp Tướng. Phá Tướng nghĩa là phá trừ sự chấp trước đối với các Pháp Tướng. Phá Tướng c̣n có nghĩa khác nữa là đối với chỗ không liễu nghĩa nơi giáo lư của Pháp Tướng Duy Thức thêm ư tứ phê phán vào. Tam Luận là căn cứ nơi “Vô Sở Đắc” và “Duyên Khởi Tánh Không” của các bộ Kinh Bát Nhă để thành lập tông phái. Tông Tam Luận không lập ột pháp nào cả, nhằm mục đích đả phá toàn bộ quan niệm CÓ và KHÔNG để hiển bày chân lư TRUNG ĐẠO DUYÊN KHỞI. Nguyên do, Tông này thuyết minh ư nghĩa Duyên Khởi tức là Tánh Không, Tánh Không tức là Trung Đạo và Trung Đạo cũng tức là nghĩa Bát Nhă. Bát Nhă là Huệ Vô Phân Biệt và cũng gọi là Trí Vô Sở Đắc. Hành giả một khi quán sát cần phải sử dụng Huệ Vô Phân Biệt để nhận thức tánh không phân biệt hiện tiền của các pháp. Cho nên Đại Sư Thái Hư gọi Tông này là Pháp Tánh Không Huệ Tông. Giáo lư của Tông Tam Luận chủ trương so với học thuyết của Duy Thức, cả hai lập trường không giống nhau và quan điểm cũng khác nhau. Cho nên trong hai Tông này, mỗi học phái có chỗ sai biệt nhau của nó. Như học thuyết Trung Đạo Nhị Đế, v́ lập trường không giống nhau, cho nên mỗi mỗi kỳ thị nhau và mỗi mỗi phủ nhận nhau. Điều đặc biệt, nghĩa Trung Đạo của Duyên Khởi tức là Tánh Không nơi Tông Tam Luận cùng với nghĩa Trung Đạo của Viễn Ly Nhị Biên nơi Duy Thức mặc dù sai biệt nhau, nhưng cũng có chỗ dung thông với nhau. Vấn đề trên đây sau này sẽ thuật lại, hôm nay trước hết xin tŕnh bày giáo nghĩa của Tông Tam Luận:
1.- Giáo Nghĩa Tam Luận Tông:
a)- Phán Nhiếp Phật Pháp ( Phê phán về Phật Pháp)
Phật Pháp của Tông Tam Luận có thể chia làm ba điểm:
* Bánh xe pháp căn bản của Tông này là hướng về Kinh Hoa Nghiêm.
* Bánh xe pháp chi nhánh của Tông này là giảng Kinh A Hàm và Kinh Bát Nhă.
* Bánh xe pháp thay thế chi nhánh quy về căn bản của Tông này là giảng Kinh Pháp Hoa.(1)
Duy Thức và Bát Nhă đều thuộc về bánh xe pháp chi nhánh, nhằm phát huy giáo nghĩa thâm mật của Kinh Lăng Già và Bát Nhă.
b)- Phá Tà Hiển Chánh (Đả phá tà pháp để hiển bày chánh pháp)
Tông chỉ căn bản của Tông Tam Luận là “Phá Tà hiển chánh”. Về phương diện phá tà, Tông này chủ trương: một là đả phá quan niệm chấp trước của ngoại đạo cho rằng có ngă thật và pháp thật. Như Bách Luận chính là bộ luận đả phá sự chấp trước của ngoại đạo cho rằng có Thiên Thần, v.v... và cũng đả phá sự chấp trước một bên của Tiểu Thừa. Hai là đả phá quan niệm chấp trước của Tiểu Thừa cho rằng có ngă pháp thật sự, đặc biệt đối với sự chấp trước về thật pháp của Hữu Bộ và của Đại Thừa Duy Thức. Như Trung Luận chính là bộ luận đả phá sự chấp một bên của Tiểu Thừa và của ngoại đạo. Ba là đả phá quan niệm chấp trước về Thiên Không của Thành Thật Luận. Cái Không của Thành Thật Luận quan niệm không giống như cái Không tṛn đầy và biến khắp pháp giới của Tam Luận chủ trương. Cho nên cái Không của Thành Thật Luận được gọi là Thiên Không. Phá tà pháp để hiển bày chánh pháp là yếu chỉ của Tông Tam Luận. Về phương diện hiển bày chánh pháp, giáo nghĩa của Tông này cũng phân làm ba loại:
1>- Nghĩa Vô Sở Đắc: (ư nghĩa không có chỗ chứng đắc)
Nghĩa lư toàn bộ Kinh Bát Nhă từ xưa đến nay đều nằm trong phương pháp quy nạp cho nên mang ư nghĩa Vô Sở Đắc. “Vô Sở Đắc” tức là yếu chỉ nói rằng không có một pháp nào được thiết lập cả. Đặc biệt nơi pháp Huệ Học Tánh Không của Phật Pháp nếu như có chỗ chứng đắc th́ không phải cứu cánh. V́ lư do đó, Kinh Bát Nhă nói: Vô Đắc Chánh Quán. Chữ Quán nghĩa là quán sát hoặc là nhận thức. Trí Bát Nhă sử dụng để quán chiếu pháp không th́ pháp không không có tự tánh để chứng đắc. Trí Bát Nhă hiểu biết chính xác như thế gọi là Vô Đắc Chánh Quán. Nhờ Chánh Quán của Trí Vô Đắc, sự kiến chấp đối với Phật Pháp và Phi Phật Pháp th́ mới có khả năng phê b́nh và phán đoán thêm nữa. Vả lại Chánh Quán của Trí Vô Đắc là thuộc về loại Trí căn bản, cho nên có thể chứng trực tiếp được Nhị Không Chân Như. Nhị Không Chân Như nghĩa là cảnh giới năng và sở, cả hai đều không c̣n nữa. Cũng nhờ Chánh Quán của Trí Vô Sở Đắc, Đạo Bồ Đề mới có thể chứng đắc và Chân Như Thật Tướng mới có thể hiển bày. Cho nên Tâm Kinh nói rằng: “V́ không có chỗ chứng đắc, các vị Bồ Tát nhờ nương theo Bát Nhă Ba La Mật Đa, cho nên Tâm không bị chướng ngại. Tâm v́ không bị chướng ngại nên không có sợ hăi, xa ĺa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến Niết Bàn tuyệt đối. Các đức Phật trong ba đời cũng do nương nhờ Bát Nhă Ba La Mật Đa đều được chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Ư nghĩa đây đă được Kinh Bát Nhă giải thích rất sâu rộng.
2>- Nghĩa Duyên Khởi Tánh Không: (ư nghĩa tánh duyên khởi đều không)
Kinh Bát Nhă đặc biệt thuyết minh nghĩa “Vô Sở Đắc” là mục đích chỉ cho những ǵ không có chỗ chứng đắc? Theo Kinh Bát Nhă, Duyên Khởi Tánh Không đích thực là một loại chú thích cho vấn đề không có chỗ chứng đắc. Đại ư Tam Luận của ngài Long Thọ đặc biệt là thuyết minh Tánh Không, cho nên sử dụng ư nghĩa “Vô Sở Đắc” trong Bát Nhă để giải thích vấn đề Duyên Khởi Tánh Không. Như bài Tụng của Trung Luận nói rằng: “Các pháp đều do nhân duyên sanh, ta nói tức là không”. Ư nghĩa chữ “Không” là không có chỗ chứng đắc. C̣n ư nghĩa của hai chữ “Nhân Duyên” là điều kiện hoặc quan hệ. Chẳng hạn, một giống nào đó đă quan hệ th́ sau này có thể sanh ra phẩm vật của giống đó. Vạn hữu vũ trụ, Chúng sanh và Phật pháp, tất cả đều do nhân duyên sanh, cho nên nói đến duyên sanh cũng là nói đến hiện tượng giới. Hiện tượng giới đă là duyên sanh th́ không có tự tánh và không có tự tánh nên gọi là không, đă là không th́ không có chỗ chứng đắc. Không có chỗ chứng đắc tức là duyên sanh, duyên sanh tức là tánh không, tánh không tức là trung đạo, trung đạo tức là bát nhă chánh quán, bát nhă chánh quán tức là duyên khởi của không tự tánh. Đây là ư nghĩa thâm sâu về cái Không của Bát Nhă Tam Luận (2) và cũng là đặc điểm của Tam Luận thuyết minh.
3>- Nghĩa Tục Hữu Chân Không: (ư nghĩa Tục Đế th́ có và Chân Đế th́ không)
Thuyết Nhị Đế giải thích: Thế Tục Đế th́ chủ trương rằng Có và Thắng Nghĩa Đế th́ chủ trương rằng Không. Thế Tục Đế và Thắng Nghĩa Đế, cả hai đều nương nhau để hiển bày. Như Trung Luận nói rằng: “Chư Phật nương nơi Nhị Đế v́ chúng sanh mà thuyết pháp: một là dùng Thế Tục Đế và hai là dùng Đệ Nhất Nghĩa Đế. Người nào nếu như không thấu hiểu, lại phân biệt nơi Nhị Đế th́ đối với chỗ thâm sâu của Phật Pháp hoàn toàn không biết được nghĩa chân thật”. Trung Luận lại nói tiếp: “Nếu như không nương nơi Tục Đế th́ không thể ngộ được Đệ Nhất Nghĩa Đế và nếu như không ngộ được Đệ Nhất Nghĩa Đế th́ không chứng được Niết Bàn”. Tông Tam Luận thuyết minh vấn đề Không nhằm mục đích đối trị sự chấp Có của thế gian mà ở đây không phải quan niệm phủ định. Có người nói: Phật Pháp chủ trương Không là hoàn toàn phủ nhận tất cả. Đúng ra, đây là một sự ngộ nhận. Phải biết rằng tất cả pháp trong thế gian theo sự hiểu biết thông thường đều cho là tồn tại. Tất cả pháp đă tồn tại th́ nhất định phải sự thật. Tam Luận Bát Nhă cũng không phủ nhận sự thật. Sự thật nếu như vượt ra ngoài đạo lư thường thức hoặc t́m cầu nơi lư Chân Như (Đệ Nhất Nghĩa Đế) đă nói ở trên để thật chứng th́ không thể phủ định cho rằng tất cả đều không hoàn toàn. Theo quan niệm triết học, vấn đề Có là thuộc về H́nh Nhi Hạ của thế tục và vấn đề Không là thuộc về H́nh Nhi Thượng của thắng nghĩa, cả hai hoàn toàn khác nhau về quan điểm. Nếu căn cứ nơi bản thân của sự vật mà nói, Duyên Khởi Tánh Không là nghĩa hoạt động, là nghĩa chuyển biến, không phải quan niệm cái Khônbg chết cứng. Cho nên bài Tụng trong Tam Luận nói rằng: “Do có nghĩa Không cho nên tất cả pháp đều được thành lập”. Nghĩa Không nếu như chẳng có th́ tất cả pháp không thể thành lập. Bài Tụng trong Tam Luận lại nói tiếp: “Các pháp đều do nhân duyên sanh, cho nên ta mới nói là không; các pháp cũng là giả danh và cũng là nghĩa trung đạo. Chưa từng có một pháp nào không từ nhân duyên sanh, cho nên tất cả pháp thảy đều là không”. Vấn đề Trung Không và Trung Đạo trong bài Tụng nói trên đều thuộc về Đệ Nhất Nghĩa Đế và cũng thuộc về Lư Tánh. C̣n các pháp do nhân duyên sanh và giả danh đều thuộc về Thế Tục Đế và cũng thuộc về Hiện Thật.
Thứ hai, hai mặt của một pháp không thể phân ly nên gọi là “Sắc tức là không, không tức là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”. Vạn pháp không thể thiên chấp một mặt. Ư nghĩa “Không” của Tông Tam Luận được thiết lập trên các pháp Có và Nhân Duyên. Nếu như hoàn toàn ly khai vấn đề Có và Nhân Duyên, ư nghĩa Không của Tông Tam Luận không biết căn cứ vào đâu để thiết lập. Vấn đề này được tŕnh bày rất rơ ràng trong các bài Tụng của Tam Luận.
2.- Tam Luận và Duy Thức
Căn cứ nơi nguyên lư không có chỗ chức đắc (vô sở đắc) của Bát Nhă để bàn về Duy Thức, hai lập trường Duy Thức và Tam Luận đều có chỗ dung thông với nhau. Đối tượng của Duy Thức đả phá là không có chỗ chứng đắc về Năng và Sở của hai chấp thủ, nghĩa là không có Ngă (năng thủ) của chủ quan và không có Pháp (sở thủ) của khách quan để chứng đắc. C̣n Tam Luận th́ cũng đả phá hai lối chấp thủ này để hiển bày về nguyên lư Không của học thuyết không có chỗ chứng đắc (vô sở đắc). Duy Thức và Tam Luận, cả hai đều cùng đả phá duy nhất chỉ có một mục tiêu mà thôi. Chẳng qua điểm sai biệt của hai Tông là: Duy Thức th́ đả phá tận cùng quan niệm Có của những sự vật có thể chỉ bày được, nghĩa là đả phá hư vọng phân biệt Thức Thể (Y Tha Khởi Tánh) cho là có của Nhị Thủ Sở Y; nơi Tam Luận th́ đả phá tậm cùng cho rằng không có sự vật nào tồn tại cả, nghĩa là đả phá luôn cả tánh y tha khởi cũng cho là không. Điểm tranh luận của hai tông phái, Duy Thức và Tam Luận là ở chỗ đó.
C̣n vấn đề “Chánh Trí và Như Như”: Chánh Trí tức là trí không phân biệt. Trí này theo quan niệm Duy Thức cho là Có (khi thân chứng chân như, Trí này th́ hiện tiền); Như Như tức là chân như (vả lại Chân Như th́ không phân biệt và Chánh Trí có khả năng chứng đắc th́ cũng không phân biệt, chúng đều b́nh đẳng không có hai, nên gọi là Như Như). Chánh Trí và Như Như, cả hai ĺa ngôn ngữ và chúng đều thuộc về Đệ Nhất Nghĩa Đế. Duy Thức và Như Như là thật có, là diệu hữu; c̣n Tam Luận lại cho là Không. Tam Luận mặc dù quan niệm Đệ Nhất Nghĩa Đế là không, nhưng xét cho cùng khi kiến lập Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng có thể cho rằng Chánh Trí và Như Như không ngăn ngại cái Có của duyên khởi. Sự lư luận của chúng ta ở trước có những khái niệm được liệt kê như sau:
1)- Nơi Thuyết Quan Hệ Tương Phản: Tánh và Tướng, Không và Có đều đối lập nhau. Do đó Duy Thức và Tam Luận nhân đây trở thành hai lập trường đối nghịch với nhau.
2)- Nơi Thuyết Quan Hệ Tương Thành: Chỗ đả phá của Tam Luận cũng là chỗ đả phá của Duy Thức. Chân Đế Tánh Không của Tam Luận hiển bày cũng là chỗ chứng đắc của Trí không phân biệt nơi Duy Thức, cả hai đều thể hiện nguyên lư Nhị Không.
3)- Kinh Bát Nhă nói rộng Pháp Tướng là để hiển bày Pháp Tánh; c̣n các học giả Pháp Tướng thuộc hệ phái Di Lặc th́ cũng giải thích Bát Nhă. Do đó, chủ trương của hai phái có thể phối hợp với nhau (tương thành), chẳng qua quan điểm của hai bên th́ không giống nhau mà thôi.
Chúng ta xem ra từ nơi đạo lư tương phản và tương thành có thể nhận định: Tông Tam Luận chỉ nhằm đả phá sự chấp trước cho nên chú trọng phương pháp lư luận; bên Duy Thức th́ cũng giống như Tông Tam Luận, cho nên đa phần đều sử dụng Nhân Minh Luận. Như Duy Thức Tụng nói: “Do có chỗ chứng đắc, cho nên không phải thật sự an trụ vào Duy Thức”. C̣n Tam Luận nói: “Nếu chấp thật có Duy Thức Tánh cũng là chấp trước”. Trong tâm giả như c̣n có chỗ chứng đắc, đó cũng là một thứ chấp trước. Tâm không phân biệt có thể chứng được Chân Như th́ Thật Tánh Duy Thức cũng có thể chứng được. Nhưng Thật Tánh Duy Thức nếu là giả danh th́ Đệ Nhất Nghĩa Đế của Tam Luận cũng không khác. Tự Tánh Y Tha Khởi đối với Tục Đế của Tam Luận th́ thuộc về loại Có. Cho nên Nhị Không của Duy Thức tức là Tánh Không của Tam Luận. Duy Thức mặc dù nói Nhị Không, nhưng không ngoài mục đích hiển bày cái Có của Chân Như (cùng với Tánh Không chẳng giống nhau ). Đây chính là cứu cánh của lư tánh vậy.
Theo thuyết Đạo Lư của Duyên Khởi Tánh Không, Kinh Kim Cang tŕnh bày: “Không chấp lấy nơi tướng, ở trạng thái như như không động. Tại sao thế? Tất cả pháp hữu vi như giấc mộng, như bọt nước, như sương móc, như điện chớp, phải nên quán như thế”. Bồ Tát khi tu hạnh bát nhă cốt yếu ở chỗ “Không nên chấp lấy pháp tướng và cũng không nên chấp lấy không phải pháp tướng”, đó là thể hiện pháp quán Chân Đế. Tất cả cảnh giới duyên sanh đều là có như huyễn; câu “Phải nên quán như thế” là thuyết minh nguyên lư không nên quán Tục Đế (Y tha khởi) cũng là không. C̣n câu Pháp Tướng và Không Phải Pháp Tướng cũng là giải thích vấn đề Nhị Đế. Không chấp lấy có Nhị Đế th́ mới có thể chứng đắc một cách triệt để cảnh giới Chân và Tục không hai. Vấn đề này Duy Thức và Tam Luận, hai tông phái đều giống nhau. Nhờ có Tục nên mới chứng được Chân cũng là điểm dung thông với nhau của các tông phái tu hành.
Thành Duy Thức Luận giải thích: “Trí không phân biệt đă chứng được Chân Như th́ Trí Hậu Đắc mới có thể liễu ngộ được các pháp thuộc tánh Y Tha Khởi đều là như huyễn, v.v... Nếu chẳng biết như thật rằng, các chúng duyên phát khởi là do tự Tâm và các Tâm Sở hư vọng phân biệt biến hiện; sự biến hiện chúng duyên của tự Tâm và các Tâm Sở khác nào sự việc như huyễn, như ngọn lửa dâng cao, như cảnh trí trong mộng, như hiện tượng trong gương, như màu sắc lộng lẫy, tiếng vang trong động, mặt trăng dưới nước, tất cả do biến hóa kết thành, chúng tợ như có, nhưng thực sự không phải có”. Vấn đề này của Thành Duy Thức Luận giải thích so với Kinh Kim Cang đă nói ở trước: “Tất cả pháp hữu vi cũng như cảnh giả trong mộng, cũng như bọt nước trên sông” đều là giống nhau. Chân Đế là một phương diện và Tục Đế là một phương diện: “không nên chấp lấy nơi tướng, phải ở trạng thái như như bất động” phải là Trí không phân biệt th́ mới chứng được cảnh giới Chân Như. Ở nơi Tục Đế, Duy Thức và Tam Luận, hai tông phái này lại giống nhau ở chỗ là quán các pháp hữu vi duyên sanh đều như huyễn. C̣n ở nơi Chân Đế, chỗ chứng đắc của hai tông phái nói trên th́ cũng không khác nhau quan điểm. Nhưng chỗ bất đồng là do các luận sư sau này giải thích nghĩa tướng đều hoàn toàn đi thật quá xa. Chúng ta hăy xem lư luận của hai Luận Sư thuộc hai tông phái nói trên như sau:
a>- Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện giải thích: “Chân Tánh của hữu vi là không, v́ do nhân duyên sanh cho nên đều như huyễn. C̣n vô vi th́ đă tiêu diệt v́ không c̣n sanh khởi và nó không thật thể giống như hoa đớm giữa hư không”. (3)
b>- Đại Thừa Quảng Bách Luận của ngài Hộ Pháp giải thích: “Các pháp hữu vi đều do nhân duyên sanh, cho nên không khác các sự việc như huyễn, v́ không có thật thể. C̣n các pháp vô vi cũng không thật có, v́ chúng không có sanh ra, thí dụ như lông rùa”.(4)
Hai đoạn văn đây, trừ lập trường Không của ngài Thanh Biện và ngoài hai chữ “Chân Tánh” ra, th́ lư luận của hai người đều giống nhau. Vả lại, Tam Luận cũng thuyết minh lư Duy Tâm và Duy Thức, như: “Nguyên v́ tư tưởng của Bát Nhă đến rốt ráo cũng tŕnh bày rơ về Nhứt Tâm, tức là chỉ cho Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm. Về sau, tư tưởng Đại Thừa của Pháp Hoa, của Hoa Nghiêm, v.v... phần nhiều đều nói rơ ư này. Đại Trí Độ Luận, quyển 29 nói rằng: “Ba cơi đều do Tâm tạo ra”. Đại Thừa Nhị Thập Tụng nói rằng: “Tâm như người thợ vẽ, tự vẽ h́nh tượng Dạ Xoa, vẽ rồi lại sợ hăi”. Tâm như người thợ vẽ này so với thí dụ Tâm như người thợ vẽ của Hoa Nghiêm th́ cũng đồng minh với lư giải của Duy Thức.
CHÚ THÍCH:
1) Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu.
2) Thập Nhị Môn Luận Tự nói rằng: Thâm nghĩa phần lớn đều gọi là Không
3) Chưởng Trân Luận, quyển 1, trang 1.
4) Quảng Bách Luận Thích.
(C̣n tiếp)