QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 11)

 

CHƯƠNG III

 

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

 

 

G.- DUY THỨC HỌC VÀ HIỀN THỦ TÔNG: 

      Hiền Thủ Tông cũng được gọi là Hoa Nghiêm Tông. Đầu tiên, Hiền Thủ Tông là tên của người dùng để đặt danh hiệu cho một tông phái. Về sau, Tông này được thay thế tên của một bộ Kinh. Đại sư Hiền Thủ nguyên tên là Pháp Tạng, người cùng thời với ngài Huyền Trang. Tông Hiền Thủ do hai ngài, một là ngài Đỗ Thuận, hai là ngài Trí Nghiễm cùng nhau khai sáng. Tông này truyền đến ngài Hiền Thủ th́ mới được hoàn thành. Cho nên người đời thường gọi là Hiền Thủ Tông để kỷ niệm tên ngài. Về sau có Đại sư  Trừng Quán, pháp hiệu Thanh Lương phát huy tư tưởng của Tông Hiền Thủ qua tác phẩm bộ Hoa Nghiêm Sớ Sao do ngài sáng tác. Do đó có chỗ gọi Tông Hiền Thủ là Thanh Lương Tông. Tông Hiền Thủ thiết lập Năm Thời Giáo để phê phán toàn bộ thời đại Phật Giáo. Năm Thời Giáo gồm có: Tiểu Giáo, Thỉ Giáo, Chung Giáo, Đốn Giáo và Viên Giáo. 

      1)- Tiểu Giáo: là giảng kinh A Hàm của Tiểu Thừa, v.v... thuộc về Tạng Giáo của Tông Thiên Đài.

      2)- Thỉ Giáo: cũng gọi là Phần Giáo. Thỉ Giáo gồm có Duy Thức và Bát Nhă. Phần Giáo nghĩa là “Chọn Thời Giáo thứ hai và thứ ba của Thâm Mật đều cho là thuộc định tánh Nhị Thừa không thể thành Phật, nay hợp chung nhau lại gọi là Nhất Phần Giáo. Nhất Phần Giáo là giáo lư thấp nhất của Đại Thừa nên gọi là Sơ và cũng v́ có người không thể thành Phật nên gọi là Phần.”  Vấn đề Có và Không của Thỉ Giáo cũng chính là giáo lư của Bát Nhă. C̣n sự tướng của Thỉ Giáo cũng gọi là Pháp Tướng Giáo.

      3)- Chung Giáo: cũng gọi là Thật Giáo. Chung Giáo gồm có các kinh như Lăng Già, Mật Nghiêm, v.v... Chung Giáo nghĩa là “Định Tánh Nhị Thừa, nếu như không có tánh Xiển Đề th́ lẽ tất nhiên có thể thành Phật, và nhơn đó mới nói đến giáo lư rốt ráo của Đại Thừa, nên gọi là Chung Giáo. Giáo lư Chung Giáo nhờ hợp với thật lư nên  gọi là Thật.”

      4)- Đốn Giáo: “Một niệm không sanh tức gọi là Phật.” Từ câu đó Đốn Giáo nghĩa là lời nói tuyệt đối, lời nói hiển bày lư tánh tuyệt đối và lư tánh đây không phải căn cứ nơi địa vị thứ bậc nên gọi là Đốn. Đốn Giáo gồm có Thiền Tông ở trong.

      5)- Viên Giáo: Thuyết minh một đơn vị tức là nói đến tất cả đơn vị và nói đến tất cả đơn vị tức là trong đó bao gồm có một đơn vị. Viên Giáo trong đó có kinh Hoa Nghiêm. Viên Giáo nghĩa là “căn cứ nơi Pháp Giới của ngài Phổ Hiền, lưới Đế Châu của Trời Đế Thích giăng mắc khắp chốn cùng nơi, nhiều lớp trùng trùng điệp điệp, chủ và bạn đầy đủ ở trong, nên gọi là Viên Giáo.” (1)  Trong đây để thích ứng với tri đạo, Đại sư Hiền Thủ liền lấy tánh chất giáo nghĩa của Duy Thức để thành lập mười Tông. Mười Tông của Hiền Thủ và tám Tông của Duy Thức phối hợp như thế nào hăy xem qua bản đồ tiêu biểu sau đây sẽ rơ.

 

      a]- Mười Tông của Hiền Thủ và tám Tông của Duy Thức:

 

 

Sự kiến lập mười Tông và tám Tông là một phương pháp phê phán Phật Học và c̣n là một đặc điểm lập luận sở trường của các Tông. Giáo nghĩa của mười Tông ở đây không có th́ giờ để giải thích.

Đại sư Hiền Thủ là người cùng thời với ngài Huyền Trang và ngài Khuy Cơ. Đầu tiên, Đại sư Hiền Thủ tham dự vào hội trường phiên dịch của ngài Huyền Trang với nhiệm vụ là kiểm chứng giáo nghĩa của các Kinh. Về sau, v́ ư kiến không hợp nhau nên Đại Sư ra ngoài tự ḿnh chuyên lo hoằng dương giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm. Đại Sư không những phát huy giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm mà lại c̣n kế thừa và phát huy quang đại học thuyết của Đỗ Thuận và của Trí Nghiễm. Chẳng những thế, Đại Sư cũng có nhận thức về học thuyết của Duy Thức. Xưa nay, các triết gia Duy Thức phê phán thời đại Phật Giáo ở Ấn Độ chỉ có tám Tông. Đại sư Hiền Thủ lại căn cứ nơi Tông Duy Thức thứ tám diễn giải và chuyển hóa thành ba Tông. Cộng thêm ba Tông chuyển hóa từ nơi Duy Thức, Đại sư Hiền Thủ lập thành mười Tông. Giáo nghĩa mười Tông phái này được thấy giải thích trong Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Chương.

 

b]- Học Giả Hiền Thủ phần đông thực tập Duy Thức: 

Năm Giáo Nghĩa của Tông Hiền Thủ và bốn Giáo Nghĩa của Tông Thiên Đài đều là tinh hoa của Phật Giáo Trung Quốc. Các học giả thuộc gia phả của Tông Thiên Đài trải qua các thời đại, đa số đều căn cứ theo và tùy thuộc vào giáo nghĩa của Kinh Pháp Hoa, của Kinh Bát Nhă, của Luận Trí Độ, ngoài ra rất ít người đề cập đến danh loại của Pháp Tướng Duy Thức. C̣n các học giả của Tông Hiền Thủ, kể từ ngài Pháp Tạng trở về sau và cho đến cận đại, đều nghiên cứu thâm sâu Pháp Tướng Duy Thức. Chúng ta thử đọc các trước thuật của các Tổ, của các Đại Đức trở xuống thuộc Tông Hiền Thủ đều nhận thấy các ngài rộng bàn rất có mạch lạc và rất có thứ tự về nguyên lư của Pháp Tướng Duy Thức. Chúng ta có thể nhận thấy rằng Tông Thiên Đài th́ rất gần với Pháp Tánh của Bát Nhă, c̣n Tông Hiền Thủ th́ rất gần với Pháp Tướng của Duy Thức. 

Ngoài ra, Kinh Hoa Nghiêm cũng là một trong sáu bộ kinh của Duy Thức được dùng làm tông chỉ. Kinh này nói: “Ba cơi đều do tâm tạo” và lại nói: “Tâm cũng như họa sĩ vẽ lên vạn pháp trong thế gian”. Những tư tưởng này đều là yếu nghĩa của Duy Thức. Lại nữa, Bồ Tát Hạnh của Duy Thức chủ trương là y cứ nơi Phẩm Thập Địa”  (hoặc Thập Địa Luận) của Kinh Hoa Nghiêm để thành lập. Chẳng những thế, Tông Thiên Đài th́ có Tánh Cụ Pháp Môn, c̣n Tông Hiền Thủ th́ lại nương nơi Phẩm Tánh Khởi của Kinh Hoa Nghiêm để giải nghĩa “Tâm mỗi khi phát khởi một pháp giới tánh nào th́ cũng đầy đủ cả mười đức ở trong”. Từ ư nghĩa đó, Tông Hiền Thủ thành lập Tánh Khởi Pháp Môn (Thập Huyền Duyên Khởi hoặc Pháp Giới Duyên Khởi). Những lời giải thích đây của Tông Hiền Thủ nếu như so sánh với lư thuyết Pháp Tướng Duyên Khởi của Duy Thức th́ cũng dung thông với nhau. Thanh Lương Sớ Sao nói: “Lành thay Chân Giới, vạn pháp là tài sản đầu tiên của người”. Chân Giới tức là chỉ cho vạn pháp. Ở đây, chủng loại các pháp trong pháp giới, nếu như nhận thức về thể chung th́ tất cả đều từ nơi Tâm nói trên sanh ra cả.

 

c]- Duy Thức Học của Hiền Thủ: 

Ngài Hiền Thủ căn cứ nơi các kinh luận như Du Già, Tạp Tập, Thâm Mật, Lương Nhiếp Luận, v.v... trước thuật nhiều bộ luận để bàn rộng về Duy Thức. Như Nhất Thừa Giáo Nghĩa Chương, quyển 9, giải thích rơ các giáo lư nói về sự sai biệt trong mười môn:

1)- Chỗ Nương Tựa của Tâm Thức: căn cứ nơi Kinh Giải Thâm Mật, v.v... giải thích tám Tâm Thức và ư nghĩa huân tập của A Lại Da.     

2)- Nghĩa Sai Biệt của Chủng Tánh: căn cứ nơi Hiển Dương, Du Già, Lương Nhiếp Luận,..v..v.... nói về ư nghĩa Vốn Sẵn Có, nói về ư nghĩa Huân Tập Thành Chủng Tử, nói về ư nghĩa Năm Thứ Chủng Tánh.

3)- Hạnh Vị Sai Biệt: căn cứ nơi Lương Nhiếp Luận, Du Già, v.v... nói về Sự Chọn Lựa... cho đến môn thứ 6.

     

6)- Nghĩa Phần Đoạn Hoặc Đầy Đủ (Môn thứ 6): căn cứ nơi Câu Xá, Du Già, Tạp Tập làm luận chứng... và c̣n các môn khác nữa. 

      Nghĩa tổng quát của mười môn có chỗ bàn luận đến đều là dẫn dụ từ nơi các bộ luận của Du Già và Duy Thức. Ở đây chúng tôi không thể tường thuật đầy đủ chi tiết, các học giả có thể tự ḿnh thâm cứu thêm th́ sẽ thấy được diệu nghĩa chân thật muôn trùng của nó.

 

___________________

Chú thích:

1)         Trong “Hoa Nghiêm Sớ Sao”, quyển 4, bàn luận về 5 Thời Giáo phần nhiều dẫn chứng các văn.

 

(C̣n tiếp) 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 09/08/11