QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 10)

 

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

 

 

F.- DUY THỨC HỌC VÀ THIÊN ĐÀI TÔNG: 

Thiên Đài là tên của một ngọn núi. Nguyên do, Đại sư Trí Giả đời nhà Tùy an trú nơi núi Thiên Đài hoằng dương Giáo Nghĩa của Thiền sư Huệ Tư và đồng thời kiến lập một học phái Giáo Quán gọi là Thiên Đài Tông. Tông Thiên Đài thuyết minh bản tánh đầy đủ ba ngàn lư, nên cũng gọi là Tánh Cụ Tông. Đầu tiên Tông Thiên Đài do hai ngài, một là ngài Tuệ Văn đời Bắc Tề, hai là ngài Huệ Tư Nam Nhạc đời nhà Tùy, hai vị cùng nhau khai sáng. Đại sư Trí Giả đệ tử của Thiền sư Huệ Tư -- là người tổng hợp những giáo nghĩa của hai ngài nói trên, cùng lúc căn cứ nơi Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn và Luận Đại Trí Độ thiết lập thành tông phái. Đại sư Tống Y Nhơn nói: “Giáo nghĩa chính yếu của Tông Thiên Đài thường sử dụng như là, căn cứ nơi Kinh Pháp Hoa làm cốt tủy của tông phái, chọn Luận Trí Độ làm kim chỉ nam, y nơi Đại Kinh (Kinh Đại Niết Bàn) để hộ tŕ hệ phái, nương theo Đại Phẩm (Kinh Đại Phẩm Bát Nhă) làm phương pháp quán chiếu, tất cả không ngoài mục đích dẫn dắt mọi giới tăng trưởng tín tâm, dẫn các Kinh để trợ lực, thường lấy các tâm làm kinh, lấy các pháp làm tơ dệt, tổ chức thành bộ phái siêu quần, vượt ra ngoài các tông phái khác”. Bao nhiêu câu giải thích trên cũng đủ nói lên tổng quát về cương yếu của Tông Thiên Đài. Cương yếu của Tông Thiên Đài th́ không đồng quan điểm với các tông phái khác. Địa vị của Tông Thiên Đài sở dĩ được tồn tại là nhờ nương nơi lư tánh của các kinh luận nói trên. Ngoại trừ Kinh Pháp Hoa đích thực là yếu tố cốt cán duy nhất của Tông Thiên Đài phát huy. 

1.- Địa Vị Duy Thức Trong Phán Giáo:

Tông Thiên Đài sử dụng 5 Thời và 8 Giáo để phê phán toàn bộ Phật Pháp. Xin tŕnh bày sơ lược qua một vài quan hệ với Duy Thức của Tông Thiên Đài. Vấn đề Hóa Pháp Tứ Giáo là một trong những giáo nghĩa của Tông Thiên Đài được đề cập trước hết. Hóa Pháp Tứ Giáo gồm có bốn lănh vực như là Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo và Viên Giáo.

      a>- Tạng Giáo:

      Tạng Giáo cũng gọi là Tam Tạng Giáo. Hạnh  Quả của Tạng Giáo sở dĩ được kiến lập là căn cứ nơi Phẩm Hiền Thánh của Câu Xá (1) để phân vị. Lư do, Tạng Giáo phần lớn đều giảng pháp thuộc Tiểu Thừa, như  Kinh A Hàm nói về pháp quả của Thinh Văn và Duyên Giác. Thêm nữa, Phẩm Hiền Thánh của Luận Câu Xá thường tŕnh bày thứ bậc thuộc Hạnh Quả của sự đoạn hoặc chứng chơn.  Năm ngôi vị của Pháp Tướng Duy Thức, nếu như so sánh với Phẩm Hiền Thánh của Luận Câu Xá, tuy Hạnh Quả không giống nhau, nhưng cũng không khác nhau về danh vị. Vả lại trong Kiến Đạo, Cảnh Tướng Duyên An Lập Đế Thập Lục Tâm, v.v... cũng đều căn cứ nơi Phẩm Hiền Thánh của Luận Câu Xá để thiết lập, thường gọi là Pháp Môn Tứ Hướng Tứ Quả, v.v...

b>- Thông Giáo:                          

“Thông nghĩa là ging nhau. Ba Tha bm tánh th́ ging nhau. Giáo nghĩa đây thuyết minh nhân duyên tc là không, nguyên lư ca bn chân đế là vô sanh, là pháp môn sơ cp ca Ma Ha Diễn (Đại Thừa). Thật sự, bậc Bồ Tát đều thông suốt cả Nhị Thừa” (2).  T nơi nguyên lư trên, Thông Giáo là giáo lư dung thông chung cho c ba Tha, hoc giáo lư có công dng làm li ích chung cho nhng người trong ba Tha, như A Hàm, Bát Nhă và B Tát Hạnh đều thuộc về Thông Giáo cả.

c>- Biệt Giáo:

Biệt Giáo là giáo lư không quan hệ với Nhị Thừa. Như nói: Bit tc là không chung cùng, nghĩa là người nói pháp không quan h chút nào đến ba Tha. “Giáo lư Bit Giáo là giáo lư thuyết minh giả danh của nhân duyên và nguyên lư vô lượng của bốn chân đế.” Bit Giáo đây là ch tŕnh bày địa v th bc tu hành ca B Tát Tha tr lên, gm nói rơ 52 ngôi v tu tp ca B Tát Hnh. 52 ngôi v như là Thp Tín, Trp Tr, Thp Hnh, Thp Hi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác và Diệu Giác. Hạng Thinh Văn đối với giáo lư Biệt Giáo của Bồ Tát Thừa th́ hoàn toàn không biết đến, giống như người đui và điếc. Những địa vị thứ bậc tu hành của Bồ Tát Thừa trên đây, bên Duy Thức lại căn cứ nơi Kinh Hoa Nghiêm làm chỗ nương tựa để thành lập.    

d>- Viên Giáo:

Chữ Viên nghĩa là không biến đổi. Đây là giáo lư tối cao của Tông Thiên Đài. Viên Giáo chính là thuyết minh rơ ràng và đầy đủ s lư không biến đổi, không sai khác v vn đề không th nghĩ bàn ca Nhân Duyên và Trung Đạo của Nhị Đế. Giáo lư của Viên Giáo chỉ trừ những bậc lợi căn tối thượng mới có thể thông đạt đến” (3). Như Kinh nói: “Tt c chúng sanh đều có Pht Tánh, chúng sanh và chư Pht tht s không phi là hai, nhim và tnh đều viên dung vi nhau một cách tự tại.” T đó cho thy, th tánh ca các pháp th́ đầy đủ đạo lư viên dung. C̣n giáo nghĩa ca Duy Thc li căn c nơi thâm mt ca ba Thi Giáo nói trên để phê phán, cho nên cũng tương đương vi Thông Giáo ca Tông này, nghĩa là giáo nghĩa ca Duy Thức sử dụng Thông Giáo để tŕnh bày ba Thừa. Kinh Giải Thâm Mật nói rằng: Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh phát huy chỉ thú của tất cả Thừa. Thiền Tông th́ cũng thuộc về loại Biệt Giáo. Kinh Hoa Nghiêm lại dùng Biệt Giáo để tŕnh bày Viên Giáo. Riêng Kinh Pháp Hoa th́ hoàn toàn thuộc về Viên Giáo.

2.- Tam Quán, Tam Đế và Tam Tánh, Nhị Đế  Của Duy Thức:

Học lư đặc biệt của Tông Thiên Đài là Nhứt Tâm Tam Quán. Nhứt Tâm Tam Quán nghĩa là tùy theo một niệm động nào, hoặc tùy theo Tâm duyên một pháp nào, Tâm ngay lúc đó không ĺa đương niệm. Mỗi lần nhứt Tâm th́ phải đầy đủ Tam Quán  (ba pháp quán) ở trong. Tam Quán gồm có: Không Quán, Giả Quán và Trung Đạo Quán. Mỗi một pháp đều có thể vận dụng ba pháp quán nói trên để quán sát. Chỉ cốt yếu ở chỗ, Tâm khi khởi lên một niệm th́ phải thể hiện cùng lúc gồm đủ cả ba pháp quán này. Trung Luận nói: Nhân duyên là nơi để sanh ra các pháp, ta nói các pháp tc là nói không, cũng gi là gi danh, cũng gi là nghĩa trung đạo.” (4) Nht Tâm Tam Quán chính là tư tưởng thâm áo của Tông Thiên Đài. Ngày nay, Tam Quán theo phổ thông thường gọi là ba thứ nhận thức. Mỗi một pháp đều có ba nhận thức về phương diện Không, Giả và Trung Đạo. Nếu như dựa theo ba pháp quán nói trên, ba Đế cũng được giải thích như sau: mỗi một pháp đều có đủ ba Đế. Ba Đế gồm có: “Tc Đế, Chân Đế và Trung Đế.” Quán các pháp đều không (Không Quán) là chỉ cho Chân Đế. Quán các pháp đều giả hợp (Giả Quán) là chỉ cho Tục Đế. C̣n quán Không và Giả không hai (Không Giả bất nhị quán), nghĩa là quán thật tướng của các pháp thuộc loại Chân (Không) và quán thật tướng của các pháp thuộc loại Tục (Giả), cả hai đều viên dung với nhau một cách không ngăn ngại, nên gọi là Trung Đế. Những pháp quán này cần nên quán với lập trường khách quan th́ mới thể hiện được diệu nghĩa của Trung Đạo.

Tam Quán và Tam Đế vừa tŕnh bày, nếu như phối hợp với Duy Thức th́ có thể dung thông không ngăn ngại nhau. Sự dung thông này được so sánh qua h́nh thức bản đồ tiêu biểu sau đây:

 

      Theo phương diện Chân Đế, những pháp thuộc về Biến Kế Sở Chấp Tánh th́ hoàn toàn không có thật thể, nên quán sát chúng nó đều thuộc về loại Không. Theo phương diện Tục Đế, những pháp thuộc về Y Tha Khởi Tánh do bởi nhân duyên sanh, nên quán sát chúng nó đều thuộc về loại Giả Có. Nếu đứng trên lập trường Chân và Giả không hai, thật tướng của các pháp thuộc về Viên Thành Thật Tánh, nên quán sát chúng nó đều là Trung Đạo. Người nào thông suốt được lư lẽ này th́ có thể đạt đến chỗ dung thông một cách không ngăn ngại vậy.

 

      3.- Một Niệm Ba Ngàn và Muôn Pháp Duy Thức:

Một niệm (nhứt tâm) nghĩa là chỉ có một thứ tâm niệm, hoặc chúng ta chỉ phát khởi một thứ Ư Thức. Tông Thiên Đài giải thích chỉ trong một tâm niệm th́ có đầy đủ cả ba ngàn chư pháp và ba ngàn chư pháp không ĺa khỏi một tâm niệm này. Ba ngàn nghĩa là trong mười (10) Pháp Giới (4 bậc Thánh và 6 bậc Phàm),  mỗi một pháo giới đều có chín (9) cơi ở trong. Nếu như tính luôn Thế Giới Chân Như là một cơi trong 9 cơi, tất cả hợp lại thành 100 Pháp Giới (10 x 10 = 100 Pháp Giới). Hơn nữa, mỗi một Pháp Giới đều thể hiện mười Như Thị (10 Như Thị). Như Thị nghĩa là Như Thị Tướng (h́nh tướng như thế), Như Thị Tánh (tánh chất như thế), Như Thị Thể (bản thể như thế), Như Thị Lực (năng lực như thế), Như Thị Tác (sự tác dụng như thế), Như Thị Nhân (nguyên nhân như thế), Như Thị Duyên (quan hệ như thế), Như Thị Quả (kết quả như thế), Như Thị Báo (báo ứng như thế), Như Thị Bổn Mạt Cứu Cánh (gốc và ngọn đến cứu cánh đều cũng như thế), v.v... Mỗi một Pháp Giới đều có 10 Như Thị và tính chung 100 Pháp Giới th́ có 1.000 Như Thị. Thêm nữa, mỗi một Như Thị th́ bao gồm ba phần: Chánh Báo (chúng sanh), Y Báo (quốc độ) và năm Ấm. Từ  đó, một ngàn (1000) Như Thị th́ bao hàm ba ngàn Pháp (3000 Pháp) ở trong, thường gọi là Ba Ngàn Chư Pháp. Ba Ngàn Chư Pháp và một trăm Pháp Giới đều có đủ trong một niệm. Những thứ đạo lư này cùng với đạo lư Vạn Pháp Duy Thức th́ đồng xướng lên một điệu như nhau. Kinh Hoa Nghiêm nói: Người nào mun biết rơ tt c chư Pht trong ba đời, nên quán th thánh ca pháp gii th́ ng được hết thy đều do tâm tạo.” Nói chung, Duy Tâm ca Duy Thc và Nht Tâm ca Tông Thiên Đài, c hai đều ging nhau không khác.

 

4.- Tánh Cụ và A Lại Da Duyên Khởi:

Pháp Môn Tánh Cụ của Tông Thiên Đài giảng là Mt Nim Ba Ngàn, Mt Tâm Ba Quán, Mt Pháp Ba Đế, tất cả không ĺa khỏi Tánh.” Tánh ở đây là chỉ cho Thể Tánh. Thể Tánh của tất cả pháp vốn sẵn có nên gọi là Tánh Cụ. Pháp Môn Tánh Cụ so sánh với thuyết Chủng Tử của tất cả pháp vốn sẵn có của Duy Thức chủ trương th́ nghĩa tương tợ với nhau. Như thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi của Tánh Cụ giải thích th́ cũng giống với thuyết A Lại Da Duyên Khởi của Duy Thức thành lập. Chủng Tử của tất cả pháp đều chứa trong Thức A Lại Da th́ cũng giống như Lư của tất cả pháp là Tánh Cụ, nếu như phân tích th́ cả hai đều dung thông với nhau. Như Lai Tạng của Chân Như thường nương nơi mê và ngộ. Như Lai Tạng nếu như nương nơi mê th́ bị sanh tử và nếu như nương nơi ngộ th́ chứng quả Niết Bàn. Đặc điểm huân tập của Thức A Lại Da th́ cũng có hai loại, một loại lưu chuyển và một loại hoàn diệt, nghĩa là từ vô thỉ đến nay, tất cả chủng tử của các pháp huân tập trong Thức A Lại Da cũng có hai loại, một loại thuộc về nhiễm và một loại thuộc về tịnh. Thức A Lại Da nếu như huân tập những chủng tử thuộc loại nhiễm th́ bị lưu chuyển trong phiền năo sanh tử, c̣n nếu như huân tập những chủng tử thuộc loại tịnh th́ được hoàn diệt để thành Bồ Đề Niết Bàn. Tông Thiên Đài dùng thuyết Tánh Cụ th́ cũng giống như Duy Thức dùng thuyết Chủng Tử. Thuyết Chân Như của Tông Thiên Đài tức là thuyết Thật Tánh của Duy Thức, cả hai hoàn toàn không khác nhau.

 

5.- Lục Tức và Duy Thức Vị:

Tông Thiên Đài ngoài vấn đề giảng giải hệ thống Hạnh Vị của Tứ Giáo lại c̣n tŕnh bày riêng về thuyết Lục Tức. Lục Tức nghĩa là sáu ngôi vị tu chứng của Bồ Tát, từ phàm phu đến quả Phật. Lục Tức của Tông Thiên Đài so sánh với năm ngôi vị Hạnh Quả của Duy Thức th́ giống nhau. Sư so sánh này được tŕnh bày như sau:

*> Thứ nhất, ngôi vị Lư Tc” và ngôi v Danh T Tc” th́ cũng ging như T Tánh Niết Bàn” của Duy Thức và cũng chính là Chng Tánh Sn Có” ca phàm phu.

*> Thứ hai, ngôi vị Quán Hnh Tc” th́ cũng ging như Tư Lương Vị” ca Duy Thc.

*> Thứ ba, ngôi vị Tương T Tc” th́ cũng ging như Gia Hnh Vị” ca Duy Thc.

*> Thứ tư, ngôi vị Phn Chng Tc” th́ cũng ging như Thông Đạt Vị” và Tu Tp Vị” ca Duy Thc. Phn “Chng Tc” nghĩa là phn chng ca Thp Địa.

*> Thứ năm, ngôi vị Cu Cánh Tc” th́ cũng ging như Cu Cánh Vị” ca Duy Thc. Cu Cánh Vị” là ngôi vị tu chứng của Bồ Tát đă đạt đến hai quả Chuyển Y và tất cả đều được viên măn.

 

Chú thích:

 

1. Được thấy trong “Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu”.

2. Được thấy trong “Thiên Đài Tứ Giáo Nghi và Hoa Nghiêm Giáo Nghĩa Chương”, quyển 2.

3. Được thấy trong “Thiên Đài Tứ Giáo Nghi và Hoa Nghiêm Sớ Sao”, quyển 3, trang 77.

4. Được thấy trong “Trung Luận Tụng”.

 

 

(C̣n tiếp) 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 08/08/11