QUAN NIỆM SỬ HỌC
CỦA DUY THỨC
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch: THẮNG HOAN
(kỳ 1)
LỜI GIỚI THIỆU
Biên khảo về sử học Phật Giáo là một công tŕnh to lớn, đ̣i hỏi đầu tư vào rất nhiều công phu nghiên cứu, nhất là nghiên cứu sự tiến tŕnh Phật Giáo thời tiền sử. Trong thời kỳ tiền sử, sử học Phật Giáo có tính cách biên sử không được nhất quán, thí dụ như ngày đản sanh, ngày xuất gia, ngày thành đạo, ngày nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca trong sử học có nhiều kinh luận nói khác nhau không đồng nhất, về phương diện này dường như đức Phật không quan tâm đến, cho nên sau này người viết sử ghi lại cuộc đời Đức Phật Thích Ca theo sự trí nhớ mập mờ của ḿnh. Khi Đức Phật Thích Ca c̣n tại thế, những kinh điển của ngài chỉ dạy không thấy đề cập đến đến sử học, có lẽ ngài chú trọng truyền bá chánh pháp mà ngài đă chứng ngộ để cứu độ chúng sanh sớm thoát khỏi mọi sự khổ đau của cuộc đời trần ai hơn là lư luận triết học trên lănh vực tư tưởng không lợi ích thiết thực, do đó ngài không bàn đến sử học thế gian đương thời. Hơn nữa các đệ tử của ngài lúc bấy giờ đặt trọn niềm tin nơi ngài những đức tánh cao quư mà ngài đă đạt được như:
· Ngài là một chứng nhân của các bậc Thánh Đức giác ngộ và giải thoát.
· Những lời dạy của ngài là chân lư thực nghiệm tối thượng.
Chỉ cần hành tŕ theo những lời chỉ dẫn của ngài để sớm được chứng đắc như ngài mà không cần suy luận và diễn dịch chân giả, đúng sai.
Theo Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm, chương 6, phần đầu chia lịch sử Phật Giáo thành 3 thời kỳ: chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. “Thời kỳ Chánh Pháp gồm có 500 năm kể từ khi Như Lai diệt độ, y theo giáo pháp tu hành th́ chứng quả. Thời kỳ Tượng Pháp gồm có 1000 năm kể từ sau 500 năm của Chánh Pháp. Thời kỳ này tuy có người tu nhưng ít người chứng đắc. Thời kỳ Mạt Pháp kể từ sau 1000 năm của Tượng Pháp trở đi. Thời kỳ này tuy có người lănh thọ giáo pháp nhưng không có người tu chứng.” Cũng theo kinh luận này giải thích: thời kỳ Chánh Pháp là thời kỳ Đức Tin Kiên Cố, thời kỳ Tượng Pháp là thời kỳ Nghị Luận Kiên Cố, thời kỳ Mạt Pháp là thời kỳ Đấu Tranh Kiên Cố.
Theo những dữ kiện trên, Sử Học Phật Giáo có thể được quan tâm nghiên cứu vào thời kỳ Nghị Luận Kiên Cố của thời Tượng Pháp, nguyên v́ trong thời kỳ này, những tư tưởng và triết học của Phật Giáo thi đua phát triển đa dạng. Sử học Phật Giáo kể từ Đức Phật Thích Ca thành đạo cho đến thời kỳ Sử Học Thế Giới được đề cao trong văn học nhân loại, mặc dù có tánh cách Biên Sử, nhưng Tư Tưởng Sử của Phật Giáo trong tiến tŕnh phát triển cho đến ngày nay có thể nói là đồng nhất cùng một mục đích của Đức Phật Thích Ca chủ trương từ ban đầu không có chút nào mâu thuẩn lẫn nhau lư tưởng và thăng tiến theo nhịp độ văn minh của nhân loại mà không sai lập trường tôn giáo. Đó là điều đặc sắc của Phật Giáo trong sự thăng hóa tư tưởng sử có hệ thống.
Người nghiên cứu sử học Phật Giáo nếu muốn làm sáng tỏ bản sắc sử học Phật Giáo, nhất là minh định rơ ràng và cụ thể những móc câu tiến tŕnh tư tưởng sử Phật Giáo kể từ khi Đức Phật Thích Ca ra đời cho đến ngày nay một cách dung thông nhất quán, phải có kiến thức khoa học, có khả năng tổng hợp toàn diện mọi học thuyết, phải có trí tuệ thẩm định và phân loại quan điểm tất cả mọi khuynh hướng tư tưởng của các hệ phái qua các thời đại th́ mới xứng đáng là một sử gia lưu danh kim cổ và những tác phẩm đó mới giúp ích cho những hậu học sau này. Tôi nhơn đọc một tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng, nhận thấy Pháp Sư thật xứng đáng là một sử gia như đă đánh giá ở trên. Pháp Sư không những là một sử gia thông bác mà c̣n là một triết gia và duy thức gia đáng phục, đúng ra là một duy thức gia chuyên nghiệp, nguyên v́ ngài đứng trên lập trường Duy Thức Học để minh định sử học và triết học. Pháp Sư chẳng những làm sáng tỏ bản sắc sử học Phật Giáo mà c̣n thẩm định cụ thể lập trường của Đức Phật Thích Ca qua các kinh luận của Phật Đà để lại và c̣n phê phán cụ thể những đặc sắc tư tưởng của các Bộ Phái Ấn Độ, của các Tông Phái Trung Hoa trên lănh vực sử học và triết học. Chúng ta đọc đến tác phẩm nói trên của Pháp Sư như nắm vững bản đồ của rừng hoa văn hóa tư tưởng vạn năng của Phật Giáo. Các đọc giả muốn biết khả năng thông bác của Pháp Sư xin đọc những tác phẩm của người sẽ rơ.
Tôi nhận thấy tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp Sư rất có giá trị liền mạo muội xin dịch tác phẩm này ra tiếng Việt để làm tài liệu. Tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” gồm có hai phần: Phần Sử Học và Phần Triết Học. "Duy Thức Sử Quan" th́ thuộc về phần sử học và "Dữ Kỳ Triết Học" th́ thuộc về phần triết học. Tôi chia hai phần này dịch thành hai quyển khác nhau: quyển “Duy Thức Sử Quan” và quyển “Dữ Kỳ Triết Học.” Nhan đề “Duy Thức Sử Quan”: chữ Sử là sử học và chữ Quan là quan niệm. Từ đó “Duy Thức Sử Quan” tôi dịch là “Quan Niệm Về Sử Học Của Duy Thức”. C̣n nhan đề “Dữ Kỳ Triết Học”: chữ “Dữ” là thuộc về giới từ, nghĩa là “Và” và chữ “Kỳ” là đại danh từ chỉ cho “Duy Thức và Quan”. Cũng từ đó “Dữ Kỳ Triết Học” tôi dịch là “Quan Niệm Về Triết Học Của Duy Thức”.
Với mục đích làm phong phú cho nền văn học Phật Giáo về Tông Phái Duy Thức, nội dung hai quyển sách nói trên trong tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” tôi dịch theo lối thoát văn mà không lệ thuộc quá nhiều văn phạm Trung Quốc nhằm lấy ư tưởng hay đẹp trong đó để cống hiến quư đọc giả quan tâm đến Pháp Tướng Duy Thức Học. Trong khi dịch, những chỗ nào tối nghĩa tôi có thêm vào một số lời văn của dịch giả để làm rơ nghĩa mà không sai ư tứ của tác giả miễn làm sao đọc giả dễ tiếp nhận giá trị của tư tưởng. Tôi dịch mặc dù lối văn không hay lời không đẻo gọt cho có hoa mỹ, nhưng bước ban đầu với ư nguyện giới thiệu đến quư đọc giả bốn phương những tư tưởng cao thâm của Phật Giáo, nhất là tư tưởng học thuyết Duy Thức mà người Trung Hoa tiếp nhận hiện đang nằm gọn trong Văn Học Trung Quốc. Tôi hy vọng sau này có nhiều dịch giả tiếp nối dịch lại để bổ túc thêm cho được phong phú hơn. Tôi dịch hai tác phẩm vừa phân loại trên của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng nhất định có nhiều chỗ thiếu sót và sai trái kính xin quư đọc giả bốn phương nhận thấy xin chỉ bảo cho. Thành thật cảm ơn quư vị.
THẮNG HOAN
—oOo—
Cốt Truyện Hành Đạo Của Pháp Sư Pháp Phảng
(Lời tường thuật của ngài Ấn Thuận)
Pháp Sư húy là Pháp Phảng, con của một nhà nông ở Tỉnh H́nh thuộc huyện Hà Bắc, sanh tại Thanh Quang năm 30 (Tây lịch 1904). Thuở nhỏ, Pháp Sư tỵ nạn hạn hán đến Bắc Kinh, vào học nơi Pháp Nguyên Tự Nghĩa Học. Pháp Sư cảm niệm ân đức từ bi tế độ của Phật Môn, cho nên đến năm Dân Quốc thứ 10, y chỉ nơi ngài Nam Nhạc là vị đạo cao đức trọng để xuất gia. Năm sau, Phật Học Viện bắt đầu sáng lập nơi Vơ Xương, Pháp Sư nghe tin liền đến xin nhập học và kết bạn với Nam Tham, đồng thời đích thân nương tựa hai năm nơi Đại Sư Thái Hư. Pháp Sư được chuyển vào Học Viện Tạng Văn ở Bắc Kinh, sau đó theo phái đoàn đi Ấn Độ và lưu lại Tây Tạng để học Phật Pháp. Nửa chừng, Pháp Sư bỏ hẳn ư định tham cầu học Mật Tạng; nguyên v́ ở đây Pháp Sư gặp rất nhiều nghịch duyên cho nên liền trở về Vơ Xương. Pháp Sư tự tu nơi Vơ Viện được vài năm. Sự học của Pháp Sư ngày càng thăng tiến, rất giỏi về Duy Thức Câu Xá và được đại chúng quư trọng.
Mùa thu năm thứ 19, Pháp Sư nhận chức Giáo Thọ nơi Viện Giáo Lư Bạch Lâm ở Bắc B́nh và kiêm chức Thư Kư nơi Thế Giới Phật Học Uyển Thiết Bị. Ở đây Pháp Sư giảng A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận nổi bật và các học viên khen ngợi Pháp Sư vô cùng! Năm thứ 918, sự biến động nổi lên, Đại Sư Thái Hư triệu Pháp Sư về Vơ Xương nhậm chức Chủ Nhiệm Thế Giới Phật Học Uyển Đồ Thư Quán (Thế Giới Phật Học Uyển Đồ Thư Quán tức là Vơ Viện đă được cải tổ). Các Biên Tập Viên Hải Triều Âm trong Uyển Đồ Thư Quán hưởng ứng theo sự chỉ đạo của phong trào tuyên dương cách mạng canh tân Phật Giáo; cũng trong thời gian này, phong trào nghiên cứu Phật Học đầu tiên ra đời. Sau đó, Biên Tập Viên Hải Triều Âm tất cả ba lần thành lập và rốt cuộc bị gián đoạn năm năm. Nơi Uyển Đồ Thư Quán, Đại Sư Thái Hư đă từng thiết lập Khoa Dự Bị và Bộ Nghiên Cứu, trong Bộ đó Pháp Sư đóng địa vị chủ tŕ. Vả lại, trong thời gian qua, Hội Phật Giáo Chánh Tín ở Hán Khẩu tùy cơ chỉ đạo. Vơ Viện là Trung Tâm Giáo Dục Tăng Đoàn của Đại Sư Thái Hư và sử dụng cơ quan ngôn luận Hải Triều Âm để quảng bá khắp nơi. Trong thời gian 56 năm, Pháp Sư chính thực là người trung kiên của sơn môn, trước sau đều chủ tŕ mọi việc! Khi quân kháng chiến nổi dậy, để thích ứng với thời thế, các bậc tôn túc học giả pháp hữu ước hẹn cùng nhau vào Tứ Xuyên để chủ tŕ Hán Tạng Giáo Lư Viện Giáo Vụ. Ở đây trong thời gian 23 năm, Pháp Sư tích cực đóng góp công lao đặc thù nhất.
Từ khi Đại Sư Thái Hư được quốc tế phỏng vấn cho đến nay, Pháp Sư được Bộ Giáo Dục đồng ư đề cử đi phó hội ở Tích Lan để hoằng truyền Đại Thừa. Sau đó, Pháp Sư sang Miến Điện và mục đích để thích ứng với thời chiến, Pháp Sư lưu lại đó hơn một năm. Đến tháng 2 năm thứ 32, Pháp Sư từ Tây An (Thiểm Tây) đi Ấn Độ; sau thời gian qua lại nơi Đại Học Quốc Tế của Ấn Độ và Học Viện Trí Nghiêm của Tích Lan, Pháp Sư vốn là người cựu học của A Tỳ Đàm, cho nên việc đầu tiên mong cầu được thọ giáo A Tỳ Đàm của Tích Lan. Để thích nghi với t́nh thế địa phương, Pháp Sư ẩn nhẫn làm những công việc tầm thường, mỗi mỗi đều tùy thuận theo sự phân biệt và nói năng của họ. Tây An dự trù thiết lập Viện Tam Tạng Pali nhằm để trao đổi Lưu Học Tăng với nhau giữa Tích Lan và Trung Quốc, mọi việc đều do Pháp Sư chỉ đạo cả. Mùa xuân năm thứ 36, Đại Sư Thái Hư viên tịch. Pháp Sư cảm niệm sự nghiệp lâu đời của Đại Sư Thái Hư nơi Vơ Viện và sợ kế hoạch mới của Viện Pali không có người quản lư, liền sang Mă Lai Á để trở về Hương Cảng. Khi đến nơi, Pháp Sư thấy tận mắt nhục thân của Đại Sư Thái Hư vừa được chuẩn bị đem hỏa táng và tứ chúng đều tỏ ḷng tôn sùng. Mùa hạ năm sau, Pháp Sư về Thượng Hải đảnh lễ Xá Lợi của Đại Sư Thái Hư được phụng thờ nơi chùa Tuyết Đậu, nơi đây Pháp Sư được đề cử làm chủ chùa. Pháp Sư lại trở về Vơ Viện để tiếp tục khai giảng Phật Pháp. Mùa xuân năm thứ 38, nơi Trường Sa, Pháp Sư khai Pháp Hội Bát Nhă; đồng thời nhận trụ tŕ chùa Đại Vị Sơn ở Hồ Nam. Mặc dù quốc sự mỗi ngày mỗi phức tạp, không thể ổn định trật tự, tuy nhiên các nơi đều tiếp đăi Pháp Sư rất trọng hậu! Tiếp theo từ mùa hạ đến mùa đông, Pháp Sư giơ cao tích trượng đến Hương Cảng. Nhờ năm lần khai giảng Pháp Hội, Pháp Sư hóa độ mọi người rất đông. Ngoài ra Pháp Sư c̣n xuất bản và phát hành dịch phẩm A Tỳ Đạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận. Ngay lúc đó, Pháp Sư nhận lời mời viếng thăm Đại Học Tích Lan. Trọng tâm chuyến đi Tích Lan này, Pháp Sư chủ yếu giảng Phật Học Trung Quốc và lưu lại đây được hai năm. Khi nhàn rỗi, Pháp Sư lại du hóa Mă Lai Á và Xiêm La, nơi hổ trợ rất đắc lực việc ấn hành Thái Hư Đại Sư Toàn Thư. Pháp Sư bị áp huyết quá cao nhưng nhờ sức lực tráng kiện cho nên Pháp Sư chỉ cảm thường thôi, không đáng lo ngại. Nhưng đến ngày mùng 3 tháng 10, Pháp Sư bị máu đầy năo, không bao lâu th́ tịch. Pháp Sư sống chỉ có 48 tuổi (nếu tính theo Tây Lịch, Pháp Sư chỉ có 46 tuổi)!
Than ôi! Pháp Sư rất giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pali, chuyên nghiên cứu Pháp Tướng và tinh thông cả thế học, pháp môn nào cũng giỏi cả! Hằng năm Pháp Sư đi du hóa Đông Nam Á cho nên Phật Giáo nơi này ngày càng hưng thịnh. Phiên dịch để truyền đạo phía nam rồi phát huy nơi trung thổ, Pháp Sư thật xứng đáng là vị kế thừa chí nguyện của Đại Sư Thái Hư và làm sáng tỏ sự nghiệp của người! Đă biết rằng chúng sanh phước mỏng, nên voi chúa đă đi nhưng tại sao voi con lại cũng đi theo? Hạnh nguyện hoằng đạo của Pháp Sư chưa được đền đáp, kẻ thức giả thật rất đau thương. Xin kính cẩn tường thuật sơ lược hành trạng của người để ghi nhớ muôn đời.
Ấn Thuận
LỜI MỞ ĐẦU
của Pháp Sư Pháp Phảng
Mùa hạ năm qua (1949), tôi từ Ấn Độ sang Nam Dương rồi trở về nước, xa cách tổ quốc ṛng ră tám năm, những tưởng sự nghiệp văn hóa Phật Giáo trong nước tùy duyên đă tổ chức được một ít, không ngờ đến tháng 10, trong thời gian đó, nội chiến phát khởi từ Đông Bắc và Hoa Bắc tràn lan kéo dài đến Lưu Thành ở Trường Giang. V́ không biết ứng biến trong cuộc chiến tranh có tầm cở lớn nên tháng 2 năm đó, tôi đă ĺa khỏi Phật Học Viện Vơ Xương và đi đến Trường Sa, mặc dù tâm tôi rất ái mộ Thế Giới Phật Học Uyển Đồ Thư Quán. Đúng ra tôi định sẽ trở về Vơ Xương vào tháng 4 hay tháng 5, nhưng thời thế không cho phép nên tôi nhất định đến sinh hoạt theo lối dây chuyền tại Vân Nam. Lúc ở Trường Sa, tôi đầu tiên trụ nơi Tịnh Xá Long Vương Cung Hoa Nghiêm, sau lại dời đến Thuyền Sơn Học Xă ở Hồ Nam. Tại đây, mỗi tối tôi với ông Xă Trưởng Chu Dật (Mộc Nhai) họp mặt với các tiên sinh bạn của ông Xă Trưởng như Hướng Khải Nhiên, Lưu Ước Chân, Đàm Vân Sơn, Vương Trọng Hậu, Liễu Mẫn Tuyền, Chu Trưởng Tùng; ngoài ra c̣n có các Pháp Sư như Ngộ Tánh, Đại Định, Tự Trí cùng nhau luận đạo, và dạy học. T́nh h́nh ở đây lúc bấy giờ rất thái b́nh, an vui, đầm ấm, không biết trong nhân gian c̣n có vị thuốc nổ nào nữa chăng!
Thời gian như đá lửa, như điện chớp, chốn Bát Nhă đă trở về quá khứ! Cuối tháng 4, tôi lại đến Thành Liễu Dương, nơi chùa Lục Dung, chuyên môn quét tháp hơn mười ngày. Các chùa cổ tích như Tăng Du Quang Hiếu, Hải Tràng, Đại Phật lúc xưa là những Đạo Tràng trang nghiêm, nhưng ngày nay trở thành công viên, chuồng ngựa, thật rất đau thương! Một ngày nọ tôi tưởng nhớ đến chùa Bạch Vân là nơi mà Đại Sư Thái Hư đă từng dừng chân nên sáng sớm liền đi lễ bái, nhưng khi đến ngoại thành nghe Đạo Kỷ nói cổ tự đó không c̣n tông tích, h́nh bóng Bạch Vân đă về dĩ văng! Tôi liền quay trở lại.
Đầu tháng 5, tôi đến Hương Cảng gặp lại bạn học tên là Kỷ Văn Quân chuyên nghề thầy cúng, tiếp đón nồng hậu, cho ở nơi Bảo Liên Hậu Viện. Để kết duyên với nhóm thầy cúng nói trên, tôi giảng Phẩm Quy Y Tam Bảo trong Kinh Đại Thừa Lư Thú Lục Ba La Mật. Sau đó vài tháng, tôi đi khắp Hương Cảng, đến nơi Sơn Giáo Khu, tâm tôi rất ái mộ Đại Tự Sơn. Trong thời gian tháng 6 ở Đại Bộ Khư, hai Pháp Sư Từ Tường và Quả Viên thỉnh tôi giảng bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng. Tháng 7, hai cư sĩ Đông Liên Giác Uyển Vương Học Nhơn và Lâm Lăng Chân cũng thỉnh tôi giảng bộ luận này. Những bài giảng của tôi trước và sau đều do Huỳnh Bổn Chân cùng với Nghi Mô ghi lại thành tài liệu. Những tài liệu đây được đa số thính chúng đem đi ấn hành để cho thỉnh, sau đó được tu chính trở thành quyển sách.
Mười năm gần đây, tôi rất ít xem đọc sách Phật thuộc loại văn Trung Quốc, đặc biệc là kinh luận thuộc Phật Học Đại Thừa. Mục đích của tôi chỉ diễn giảng riêng bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng, nhằm để khai thị cho bậc sơ học, giúp cho họ kết duyên với Phật Pháp nên tôi hoàn toàn không giảng giải học thuật hay tư tưởng. C̣n phần đông các Đại Pháp Sư mỗi khi giảng giải Phật Pháp đều không có giở kinh sách ra để tham khảo, chỉ tŕnh bày theo kư ức cho nên thường đi ra ngoài vấn đề chính. Trong quá khứ, tiếng nói Phật Pháp trở thành vĩ đại và rộng lớn là do tư trào hiện đại quan hệ với Phật Học. Lối giảng giải Phật Pháp của các Đại Pháp Sư không khảo cứu kinh sách nói trên cũng có thể cho là loại Huyền Đàm kiểu mới --- hiện tượng đó xưa nay được thấy nhan nhản trong nhân gian, một vị Đại Pháp Sư mỗi khi giảng kinh đều lên ngồi trên Pháp Ṭa cao, trước sau nói ṿng quanh toàn là một thứ nghĩa lư mầu nhiệm cao thâm nào đâu. Thính giả sơ cơ bắt đầu nghe giảng chẳng có cảm nhận được sự hứng thú nào, cho đến chính tôi ngồi nghe kinh cũng hoàn toàn không có chút hoan hỷ lối tŕnh bày nghĩa lư mầu nhiệm cao thâm khó hiểu kia. Hai cách diễn giảng nói trên chẳng qua một bên có điểm thêm vào tánh chất lịch sử cũng như tánh chất học thuật để so sánh và để nghiên cứu, nhờ đó thính chúng nghe pháp không cảm thấy mệt mỏi cũng như không cảm thấy chán nản.
Khi bắt đầu giảng giải, vị Pháp Sư nên quan tâm những kẻ sơ học khiến cho họ dễ dàng lănh hội, v́ thế đối với những thuật ngữ chuyên môn không nên tŕnh bày sai trái cũng như đừng giải thích phản lại nguyên ư trong kinh, đồng thời sử dụng rất nhiều học thuật hiện đại nhằm để chứng minh. Trong Biên thứ II, phần Tự Luận ở Chương I cho đến phần thứ lớp Thức Năng Biến của Tiết 4 trong Chương III cũng như phần Tự Ngôn của Chương III. IV, V, VI là tôi viết thêm vào. Ngoài ra các bộ phận khác đều là ghi chép nguyên bản có hơi cải cách và quy định lại mà thôi.
Đại khái, bất cứ học thuyết hay tư tưởng nào đều có lịch sử bối cảnh và phát triển của nó; Phật Học cũng như thế, cho đến học phái Duy Thức của Phật Học th́ lại càng không ngoại lệ. Hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng Trí Đạo là một thứ học thuyết ảnh hưởng như thế nào đối với sự sinh hoạt tư tưởng của nhân loại, hoặc giả nói cách khác, một thứ học thuyết đối với nhân sanh có giá trị hay không là tất nhiên phải căn cứ nơi lịch sử để nghiên cứu, nguyên v́ lịch sử là thứ phản ảnh tư tưởng sinh hoạt của nhân loại. Chúng ta nhận thấy một thứ học thuyết nào nơi quá khứ phát sanh trên lịch sử đă ảnh hưởng hoàn toàn rộng lớn th́ có thể nói Trí Đạo của học thuyết đó thật có giá trị. Học phái Duy Thức trong 500 năm, từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7 là một học thuật trong tư tưởng giới ở Ấn Độ và lại rất có thế lực không nhỏ. Điều đó cho thấy học phái Duy Thức trên lịch sử triết học Ấn Độ thật xứng đáng là một thứ học thuyết của thời đại mới, nói ngược lại, ngài Thế Thân kiến tạo một thứ tư tưởng hoàn toàn mới mẻ; ngài Chân Đế, ngài Huyền Trang, ngài Khuy Cơ đem học phái này truyền vào Trung Quốc và học phái này ảnh hưởng cũng như phát sanh vô cùng rộng lớn trên lịch sử Phật Học Trung Quốc vào thế kỷ 672, đây là sự thật lịch sử không thể nào hoài nghi được.
Ngôn từ Duy Thức Học hoặc gọi là Du Già Duy Thức Học Phái, nói bao quát chính là tư tưởng của thuyết Nhất Thế Hữu Bộ, nguyên do Duy Thức Học là học thuyết được phát sanh từ trong học thuyết của Hữu Bộ và tư tưởng của ngài Di Lặc và ngài Vô Trước cũng đều nền tảng nơi tư tưởng Hữu Bộ. Những tư tưởng trọng yếu đă được t́m thấy trong Duy Thúc Học như tư tưởng A Lại Da Thức và Mạt Na Thức, tư tưởng Viên Thành Thật Tánh, Pháp Tánh Thân Độ, Tự Tánh Niết Bàn, Nghiệp Quả Lưu Chuyễn, ..v..v.... ; lại thêm học thuyết Nghiệp và Giải Thoát trong Cộng Đồng của sáu phái Triết Học Ấn Độ cũng nên tham cứu, cho đến tư tưởng Phạm Ngă trong triết học của phái Phệ Đàn Đa cũng phải am tường; sau đó mới có thể tri đạo được cội nguồn của tư tưởng Duy Thức Học.
Triết Học của Duy Thức là triết học “Hữu”, v́ Duy Thức Học chủ trương tất cả pháp đều quan hệ thông qua “Thức” để tồn tại. Chân lư th́ có thật thuộc Viên Thành và sự tướng th́ có giả giống như huyễn. Triết Học Duy Thức là triết học thuộc loại “Biến”, v́ Duy Thức Học chủ trương tất cả pháp hữu vi -- vũ trụ vạn hữu đều do thức Biến. Chữ Biến là chuyển biến, là hoạt động, là phi thường, chỉ cần tri đạo bất động th́ không có thể “Chuyển” và cũng không có thể “Biến”, cho nên Biến tất nhiên cần phải Động. Lại nữa, tất cả pháp hữu vi trong Duy Thức Học cũng gọi là “Hành” và Hành ở đây chính là ư nghĩa của chữ Biến, như năm Uẩn của các pháp hữu vi th́ sát na sanh diệt, biến động không dứt. Từ ư nghĩa này, các pháp hữu vi được gọi là Phi Thường và cũng v́ phi thường cho nên không có tự tánh; các pháp hữu vi v́ không có tự tánh nên gọi là Không; tự tánh vốn đă không th́ không có Ngă. Nhờ đă ngộ nhập được lư vô ngă và chứng được Nhị Không Chân Như th́ đạt được hai quả Chuyển Y của Duy Thức Học.
Cảnh giới thực hiện của Trí Vô Phân Biệt đă được tŕnh bày nơi Du Già Duy Thức Học -- Tự Tánh của Thắng Nghĩa th́ ĺa ngôn ngữ, giả sử đề cập đến tự tánh th́ tất cả đều b́nh đẳng, cho nên thường gọi cảnh gới đó là Tối Đệ Nhất, là bờ mé sở tri của Chân Như vô thượng. Tất cả chánh pháp này nếu như dùng lối tư duy để chọn lựa, lẽ tất nhiên đều bị thối lui, không thể vượt qua được. Cảnh giới ĺa ngôn ngữ đề cập trong đây chính là Chánh Quán Vô Sở Đắc và Tánh Không Chân Như của học phái Trung Quán chủ trương, cũng chính là Thật Tướng Bát Nhă của Thiên Đài, Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới của Hiền Thủ, Kiến Tự Bổn Tánh của Thiền Tông. Từ đó cho thấy, chúng ta cần phải giải thích rơ chỗ chứng đắc nơi Phật Pháp của các tông phái chủ trương, những thứ cảnh giới chân lư của tánh tuyệt đối này th́ đều giống nhau, không có thứ nào cao thứ nào thấp, chỉ khác nhau ở phương pháp thuyết minh mà thôi. Căn cứ nơi thuyết minh lư tánh cùng với sự tướng đặc thù, Duy Thức lẽ dĩ nhiên là một học phái tŕnh bày có mạch lạc, có ngăn nắp; c̣n Trung Quán và Thiền Tông th́ thuyết minh trực tiếp nên quá đơn giản. Ngoài chân lư của tánh tuyệt đối này c̣n có sự tướng đặc thù của tương đối. Duy Thức th́ đặc biệt thiên trọng thuyết minh sự tồn tại của các pháp thuộc tánh tương đối; ngược lại, Trung Quán và Thiền Tông th́ đặc biệt thiên trọng thuyết minh Chân Như Tánh Không của tánh tuyệt đối. Cho đến phương pháp sử dụng để tu chứng, ngoại trừ lư do quan hệ cá tánh, hoặc có chỗ khác nhau, nhưng cảnh giới tu chứng của họ th́ lại hoàn toàn giống nhau. Nhơn đây, trong Phật Giáo, không luận nói lư tánh hay nói thực hành, tất cả tuy không giống nhau về đường hướng nhưng đều cùng về một chỗ.
Quyển sách này nhờ sự hỗ trợ của các bạn đạo như Vương Học Nhơn, Lâm Nghiêm Chân, Từ Tường, Quả Viên đem tài năng ra xuất bản mau chóng; lại nhờ bạn già Pháp Sư Đại Tỉnh đề tựa b́a mặt; sau khi cho in nhờ Nghi Mô phụ trách kiểm soát lại, ngoài ra c̣n hai vị Pháp Sư Diễn Bồi và Tục Minh giúp đỡ, tôi vô cùng cảm động và nhớ măi tất cả ân nghĩa này.
Phật lịch 2493, tháng giêng, năm 1950. Viết xong nơi lầu Minh Thường của Thuyên Loan Lộc Giả Uyển ở Hương Cảng.
(Đón đọc kỳ tới: Chương I, Hiện trạng nghiên cứu Phật học ngày nay)