Ba Đại Tông Chỉ

 Ấn Thuận Đạo Sư

Thích Linh Quang trích giải

 

 

Phật pháp, huyền thâm diệu nghĩa! Có người nhiều lúc t́m không ra lối vào, thật là không biết hướng nào mà tu học. Tuy vậy, Phật pháp quyết không phải tạp loạn, tự nó có phương hướng rơ ràng. Thời xưa thánh nhân thường nói: tất cả pháp môn –chân thật hay phương tiện, chẳng qua là dẫn mọi người vào con đường Phật đạo. Hoặc dẫn chúng ta vào chánh  hay tà đạo (ngũ thừa pháp), có khi lại chuyển hướng giải thoát (tam thừa), cũng có khi chuyển nhỏ (tiểu thừa) thành lớn (Phật thừa): Chư Phật ra đời, chẳng qua là đại sư nhân duyên, tuỳ thuận chúng sanh căn cơ mà thuyết pháp; v́ vậy học Phật phải có lập trường, tất cả pháp môn, không thể nói là lịch tŕnh tu học cuả bồ tát, thành Phật nhân là bồ đề chánh đạo. Do ở bất đồng thời tiết nhân duyên (thời đại tánh), bất đồng căn tánh,  để thích ứng chúng sanh tu học phương pháp, không miễn có bao la vạn tượng. Tất nhiên từ  không cùng phương pháp mà tiến cầu được thật thể,  tức sẽ hiểu rơ:Phật pháp quyết không phải ư nghĩa phức tạp, mà là chỉ có ba nghĩa lại tổng hợp, tổng hợp mà lại quy về một con đường đạo; không những nhất đại thừa như vậy, ngũ thừa và tam thừa cũng như vậy. V́ vậy hôm nay có thể nói rằng: học Phật có ba yếu tố căn bản, tức là học Phật  có ba điều lớn nhất, cũng chính là ba  điều quan trọng học Phật pháp. 

Như vậy,  ba yếu tố là ǵ? Theo kinh «Đại Bát Nhă» nói: nhất thiết trí trí tương ưng tác ư, đại bi vi thượng thủ, vô sở đắc vi phương triện. Dịch nghĩa: khi suy nghĩ phải phù hợp ở đỉnh cao trí tuệ, ḷng thương yêu rộng lớn là đầu tiên, cầu không  được làm phương tiện. Kinh Đại Bát Nhă chú trọng bồ tát hạnh, bồ tát nên học tất cả pháp môn, mà  tất cả pháp môn không ngoài ở phước huệ song tu, đều dựa vào yếu tố này mà tu mà học; cũng  v́ hoàng thành tam đức (trí đức, đoạn đức, ân đức). Như vậy,  đây là tâm yếu của bồ tát tu học.

-1. Nhất thiết trí trí có danh vô thượng bồ đề, dựa vào chánh giác làm căn bổn hoàng thành cuối cùng của Phật đức. Người học tâm tâm niệm  niệm, và phù hợp ở vô thượng bồ đề, tin sâu chư Phật thật có vô thượng bồ đề, vô thượng bồ đề có đặc biệt công đức trang nghiêm (dụng đức vô biên). Tin hiểu vô thượng bồ đề mà phát tâm cầu chứng Phật thừa.  Điểm chính ở khởi tâm động niệm phải phù hợp đỉnh cao tuyệt đối trí tuệ.

-2. Đại bi,  đơn giản nói là t́nh thương yêu, nói rộng ra là từ bi hỷ xả, thấy chúng sanh đau khổ mà nghĩ độ giải thoát chúng, là bi; thấy chúng sanh không có hạnh phúc an lạc mà t́m phương pháp thành tựu cho họ, là từ. Bồ tát tu học tất cả pháp môn, từ đại bi làm căn bổn, đại bi cũng làm nhân tố đầu tiên, nếu không có từ bi thương người , tất cả phước đứ trí tuệ , cũng không gọi là bồ tát hạnh. V́ vậy,  đại bi tâm, thật tại chủng tử của bồ tát đạo.

-3. Vô sở đắc là bát nhă tuệ, không ở tất cả h́nh dạng đối tượng (chân không kiến), nó nuôi dưỡng ở ḷng đại bi mà trưởng thành không tuệ, là thiện xảo phương tiện. Có như vậy, mới thành tựu từ bi hạnh, viên măn vô thượng bồ đề. Do vậy,  đại bi tâm, tánh không tuệ, là thực tế nội tại của bồ tát đạo, bồ tát do vậy  sẽ thành tựu chân thật công đức.

Từ đặc chất tu học của bồ tát hạnh,  đại bồ đề nguyện,  đại từ bi tâm,  đại bát nhă tuệ, là siêu việt qua cảnh giới chư thiên và con người. Tất nhiên bao hàm tất cả thiện hạnh, do vậy nhân thiên hạnh thuộc ở chân thiện mỹ tư tưởng (hi thánh hi thiên). Nhị thừa hạnh, đặt hướng niết bàn (bồ đề) khởi bước-do thấy tam giới như hoả ngục (xuất ly tâm). Bồ tát hạnh  chính là nguyện cầu cho chúng sanh thành Phật (đại bồ đề nguyện). Cũng như vậy, nhân thiên hạnh, là thế gian trí tuệ (thế tục trí tuệ). Nhị thừa hạnh, là chú trọng tuệ giải thoát (thiên chân trí tuệ). Bồ tát hạnh chính ở không phân biệt đối tượng trí tuệ (vô phân biệt trí). Đại bát nhă kinh nói rằng: không phân biệt đối tượng làm căn bổn trí tuệ, không phân biệt đối tượng làm trí tuệ sau cùng. Từ đối cảnh khởi tâm hành là rất khác nhau; nhưng bản chất của tâm cũng không ngoài ḷng tin, từ bi,  trí tuệ. v́ vậy bồ tát hạnh có ba tông chỉ, siêu việt tất cả, cũng bao hàm tất cả thiện pháp tại thế gian,  điều quy ở bồ tát hạnh.

Biểu đồ:

 

Pháp thể

Nhân thiên hạnh

Nhị thừa hạnh

Bồ tát hạnh

Tín nguyện

Hi thánh hi thiên

Xuất ly tâm

Bồ đề nguyện

Từ bi

Chúng sanh duyên từ

Pháp duyên từ

Từ bi tâm

Trí tuệ

Thế tục trí tuệ

Thiên chân trí

Bát nhă trí

 

Ngày hôm nay, mọi người lại phát tâm học Phật, không ngoài tại gia và xuất gia,  đều phải từ bồ tát tâm hạnh mà đi tu học, học bồ tát hạnh, tương lai sẽ thành Phật. Bồ tát hạnh là chân thật công đức, cho nên gọi là học Phật ba nhân tố lớn. Chúng ta có lẽ nên tự đánh thức con tim chính ḿnh, tự ḿnh hỏi ḿnh: tôi có tu hành hay không? Ba phương pháp trên có tu học hay không? Nếu như không th́ đừng cho ḿnh là tu học bồ tát hạnh. Chúng ta nên đánh một tiếng chuông thức tỉnh trong ḷng,  hướng chư đại bồ tát mà xem rơ ḿnh hơn.

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/10/10