BIẾT ĐỦ TH̀ AN LÀNH

CẦU CẠNH SANH KHỔ LỤY

Tịnh Minh soạn dịch từ Pháp Thoại Pháp Cú

 

Thuở nọ có một thanh niên tên là Ni-ga-ma Ti-xa (Nigama Tissa), sinh trưởng tại một thị trấn cách thành Xá-vệ không xa, xuất gia theo Phật, gia nhập Tăng đoàn. Sư lúc nào cũng chu toàn bổn phận, mẫu mực trang nghiêm, tinh chuyên nỗ lực; nổi bật nhất là hạnh cần kiệm, tri túc, thanh tịnh, quyết tâm, và cũng chính nhờ những phẩm hạnh đó mà sư trở thành biểu tượng cao đẹp cho toàn thị trấn. Sư thường đi khất thực một ṿng quanh làng, nơi bà con thân tộc của sư cư ngụ. Mặc dù rất nhiều Phật tử, đặc biệt là trưởng giả Cấp Cô Độc và quốc vương Ba-tư-nặc (Pasennadi), hai đại thí chủ, cúng dường vô số lễ vật cho Tăng đoàn tại thành Xá-vệ, nhưng Sa-môn Ti-xa vẫn không bao giờ đến đó.

Thấy Ti-xa thường thiền hành và khất thực quanh quẩn trong làng, các Sa-môn một hôm đến thưa với Đức Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, sư Ni-ga-ma Ti-xa lúc nào cũng bận bịu, vướng víu với bà con thân tộc, không bao giờ lên Xá-vệ kinh hành khất thực, cho dù trưởng giả Cấp Cô Độc và quốc vương Ba-tư-nặc cúng dường rất nhiều lễ vật, không đâu sánh bằng.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn cho mời Ti-xa đến, hỏi:

- Nghe nói thầy ngày ngày quanh quẩn, lịu bịu với bà con xóm làng, không bao giờ lên thành hóa duyên truyền đạo, khất thực thiền hành, có đúng vậy  không?

- Bạch Thế Tôn, không phải con nặng ḷng gắn bó với bà con thân tộc. Con chỉ nhận vật thực của họ vừa đủ mỗi ngày một bữa cho con. Dù ngon hay dở, con vẫn nhiếp tâm thọ dụng, tán thán và chú nguyện công đức của đàn na thí chủ. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như vậy là đủ lắm rồi. Ḿnh chẳng lao động sản xuất ra của cải vật chất mà ngửa tay đón nhận lễ vật cúng dường quá nhiều th́ e rằng không hợp, con sợ lắm!

Biết rơ tánh hạnh của Ti-xa, Đức Thế Tôn mỉm cười, ca ngợi:

- Lành thay, lành thay, Sa-môn! Ta rất vui là có được một môn đệ như vậy. Này Ti-xa, cần kiệm là bản chất và tập quán của ta đó!

Rồi, theo yêu cầu của đại chúng, Đức Thế Tôn kể một truyện tích như sau:

 

Ngày xưa có một bầy két nhiều đến hàng mấy ngàn con sinh sống tại một cánh rừng toàn cây vả trong rặng Hy-mă-lạp sơn trên bờ sông Hằng. Gặp mùa hạn hán, cây cỏ khô cằn, hoa quả tàn rụi, sông ng̣i cạn kiệt. Không c̣n trái cây để ăn, bầy két mỗi lúc một lâm vào t́nh trạng nguy kịch. Bấy giờ con két đầu đàn không chê ngon dở, hợp khẩu hay không; nó gặp thứ ǵ ăn được th́ ăn: hoặc lá chồi khô héo, hoặc vỏ rễ cứng ḍn; ăn xong xuống sông Hằng uống nước rồi bay lên cành cây thong dong ca hót, vui vẻ hài ḷng với nếp sống hiện tại của ḿnh. Thấy rơ nguyên nhân và phẩm hạnh tri túc của con két đầu đàn, Đế Thích quyết định thử nghiệm bằng cách vận dụng thần thông xô ngă các cây, chỉ c̣n trơ vơ những gốc rễ khẳng khiu, nứt nẻ lởm chởm. Mỗi khi gió lộng, hơi nóng bốc lên, bụi bay mù mịt, két đầu đàn vẫn ung dung tự tại, thư thả trong ḷng: mổ rỉa một vài mẫu rễ cây nho nhỏ rồi xuống sông uống nước, lên cành líu lo, mặc cho gió gào, nắng gắt.

Thấy phong thái tự nhiên, tâm hồn an lạc của con két, Đế Thích tự nhủ:

- Ta sẽ đến gặp két để thấy rơ hơn t́nh thân hữu, và làm cho cánh rừng vả đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái trở lại.

Đế Thích cải dạng thành một con ngỗng trời xinh đẹp bay đến đậu trên một gốc cây, rồi tỏ vẻ thân thiện bắt chuyện với két:

Két này:

Có nhiều cây xanh lá,

Với trái ngọt đầy cành,

Sao két vẫn an phận,

Với gốc rễ vây quanh!

Két đáp:

Ta vốn thích an lành,

Thuận theo từng t́nh cảnh,

Tri túc và chánh hạnh,

Cho trọn vẹn ngày xanh!

Im lặng trong giây lát, Đức Thế Tôn mỉm cười, nói:

- Này các thầy Tỳ-kheo, Đế Thích bấy giờ là A-nan, c̣n con két đầu đàn chính là ta vậy. Các thầy thấy đấy, biết đủ là bản chất và tập quán của ta đó! Và cũng chả có ǵ xa lạ, Ni-ga-ma-va-xi Ti-xa (Nigamavàsi Tissa), luôn luôn an lạc và biết đủ, đă từng là con trai của ta nên đă nhận ta làm Thầy. Một Sa-môn như thế th́ nhứt định phải đạt đến niết bàn.

Ngài đọc kệ:

Tỳ-kheo thích tinh cần,

Sợ hăi nh́n phóng dật,

Ắt không bị thối thất,

Nhất định gần niết bàn.

(PC. 32)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11