ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠY TRONG
THỜI BUỔI KINH TẾ KHỦNG HOẢNG
Thích Huệ Pháp
Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới -Hoa Kỳ- sau đó lan sang các châu lục khác khiến túi tiền cá nhân bị eo hẹp dần, các gia đ́nh lần lượt cắt giảm chi tiêu, tằng tiện để vượt qua thời buổi khó khăn này. Nhiều học thuyết hay sách viết về kinh tế bắt đầu được người dân hay các nhà kinh doanh chú ư trở lại sau chục năm đóng băng. Chỉ v́ ‘nồi cơm’ cạn đi, người ta mới bắt đầu chú ư đến cách làm thế nào để ‘nồi cơm’ được phục hồi.
Lâu nay, ai cũng cho rằng, Phật giáo chỉ quan tâm đến thoát tục, giải thoát khổ đau, t́m kiếm Niết bàn ở cơi sau hơn là quan tâm đến những vấn đề thuộc về thực tại. Lại nói thêm rằng, không có một tư tưởng kinh tế đáng kể nào về trong giáo lư Phật giáo. Suy nghĩ như thế là thiên kiến, v́ đức Phật đă dạy, nếu chúng ta sống có chánh kiến ngay th́ sẽ có hạnh phúc, sẽ đạt được niết bàn ngay tại đời này.
Trong kinh sách không có một chương riêng biệt nào nói về kinh tế như các vấn đề khác, v́ thế, chúng ta phải đọc và nghiên cứu nhiều bộ kinh khác nhau, t́m những ǵ liên quan có đề cập tới kinh tế, sau đó kết nối chúng lại thành một hệ thống phù hợp với tinh thần Phật giáo.
Trong một lần nghiên cứu, t́nh cờ đọc được một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lư kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà ḿnh kiếm được như sau: Nên chia số tiền ḿnh khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hằng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lời, và phần c̣n lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này th́ luôn phải có một phần tích luỹ một phần tư số tiền ḿnh kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi[1].
Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (xa hơn nữa là tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh t́nh trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xă hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển th́ chỉ cần 1 phần 4 tổng thu nhập hàng tháng là có thể thoả măn 5 nhu cầu thiết yếu trên.
Phần thứ tư của tổng thu nhập dùng để tích luỹ hay tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, v́ nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh, đặc biệt là đau ốm th́nh ĺnh xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, th́ một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất.
Trong Trung Bộ kinh đức Phật dạy về sáu nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh: “Này Singàlaka, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đ́nh đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản”
Trong đó nguyên nhân thứ sáu có liên quan trực tiếp đến việc gầy dựng tài sản. Một khi tật xấu này phát triển, tài sản chưa có không được gầy dựng, tài sản đă có thất thoát. “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc;‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gây dựng được, tài sản đă có bị tiêu hao. Thế Tôn thuyết giảng như vậy”[2]
Hay trong Kinh Tăng Bộ Chi, đức Phật hỏi các vị tỳ kheo về sự bần cùng, nghèo khổ và hậu quả của chúng:
“Này, các vị tỳ kheo, những người thế tục lang thang không thích sự nghèo đói?
“Chắc chắn rồi, thưa Thế tôn”
“Và những người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần, cũng không mong muốn điều đó xảy ra?”
“Dạ vâng, thưa Thế tôn”
“Và những người mắc nợ, mượn tiền cũng không mong điều đó chứ?”
“Dạ đúng như thế, thưa Thế tôn”.
“Và đến kỳ phải trả nợ, họ không đủ khả năng để trả, bị ép bức, đánh đập, họ có mong muốn điều bất hạnh này xảy ra không”.
“Chắc chắn là không rồi, thưa Thế tôn”.[3]
Theo Phật giáo, chính sách phát triển kinh tế dựa trên 4 nguyên tắc quan trọng sau:
1. Những thứ có liên quan tới sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp phải được cung cấp cho người dân như: hạt giống, gia súc, phân bón, đất canh tác, nước, kênh tưới tiêu, dụng cụ v.. v. Nói tóm lại, những hoạt động hỗ trợ như vậy của chính phủ rất là đáng trân trọng. Trong chính sách kinh tế, nhà nước phải lấy nông nghiệp làm đầu, song song với nó là khuyến khích ngành công nghiệp sinh học và các ngành công nghiệp khác để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu sống của người dân.
2. Khuyến khích giao thương buôn bán v́ chúng mang lại lợi nhuận cho đất nước. Chính phủ phải giám sát sự giao thương buôn bán này để có thể bảo vệ lợi ích của người lao động và người tiêu dùng. Cho vay nặng lăi ở các ngân hàng phải được xem là hành vi phạm pháp.
3. Những quan chức cũng như các chuyên gia phục vụ đất nước phải có những chế độ đăi ngộ thích đáng như lương bổng, thăng chức, nghỉ phép, khích lệ hay những đặc quyền khác để họ phấn đấu cống hiến hết sức ḿnh cho công việc. Không được tạo điều kiện để họ tham những, hối lộ cũng như bỏ bê công việc của ḿnh.
4. Nhà nước nên ủng hộ và khuyến khích những cá nhân tham gia vào các lĩnh vực phát triển tinh thần.[4]
Sự phát triển kinh tế bao hàm việc lập các kế hoạch kỹ lưỡng để mang lại lợi nhuận cao. Phật giáo cho rằng, việc lập các kế hoạch kinh tế phải thể hiện từng cấp độ khác nhau như cấp độ cá nhân, gia đ́nh và cấp độ có quy mô vùng, quốc gia, lănh thổ. Có 4 đặc điểm nên được áp dụng một khi chúng ta lập một kế hoạch kinh doanh hay thực hiện một kế hoạch như vậy:
Có năng lực và nghị lực.
Có sự thận trọng.
Hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt.
Cuộc sống được cân bằng.[5]
Đức Phật đă thuyết và giải thích bốn đặc điểm này cho ông thương gia, khi ông hỏi đức Phật về cách để phát triển sự nghiệp của ḿnh. Có năng lực và nghị lực nghĩa là bất cứ một nghề nghiệp ǵ như làm nông dân, công nhân, chuyên gia.v..v. chúng ta phải có tay nghề và cần cù sáng tạo, siêng năng không để công việc tŕ hoăn. Trên phương diện một quốc gia, điều này cũng thích hợp, thậm chí phải luôn để ư tới năng suất để điều chỉnh việc sản xuất cho thích hợp.
Sự thận trọng là đặc điểm thứ hai: canh gác tài sản của ḿnh không để tổn hao một cách không cần thiết. Của cải kiếm được từ “sự siêng năng cần cù; vượt qua khó khăn; đổ mồ hôi nước mắt” chúng ta phải bảo vệ và tiết kiệm. Luôn đề pḥng trộm cướp, hoả hoạn, lũ lụt.v..v. Của cải dành dụm được có thể tiêu tan v́ những thú vui đam mê sau: (1) quan hệ bất chính với phụ nữ; (2) nghiện rượu chè, ma tuư; (3) đam mê cờ bạc; (4) kết thân với những kẻ bất chính, không đạo đức. “Như một hồ nước bốn bề có đê chắn bảo vệ, có 4 cửa cho nước vào và 4 của thoát nước ra. Nếu 4 cửa cho nước vào bị cản trở, trong khi 4 lối thoát nước lại được thông suốt, không có vật ǵ bịt kín th́ nước trong hồ sẽ thoát ra, và hồ nước sẽ trống rỗng. Tương tự như vậy, tiền bạc của người đam mê bốn thứ bất chánh trên sẽ dần hao ṃn và trống rỗng”. Trong một quốc gia, những hoạt động phi pháp đó phổ biến cũng sẽ khiến cho quốc gia đó dần tiêu diệt, xă hội chắc chắn đi đến chổ tan ră.
Đặc điểm thứ 3 là hợp tác với những người có tài, có tinh thần xây dựng và phẩm chất tốt. Những người có học vấn, có tri thức, có khả năng phân biệt đúng sai và đưa ra những lời khuyên bổ ích. Họ không phải là loại người xúi giục hay khích chúng ta làm những việc sai trái.
Cuối cùng, nhấn mạnh tới sự cần thiết để có một cuộc sống thăng bằng. Sau khi vất vả kiếm tiền, chúng ta phải tiêu xài một cách cẩn thận, điều độ, tiết kiệm không hoang phí. Phải tránh xa lối sống tiêu thụ khoe khoang thu hút sự chú ư của người khác. Một phong cách sống giản dị có được sự an lạc về tinh thần chính là sự thăng bằng.
Sự bằng ḷng với thực tại là điểm cốt yếu trong cuộc sống của người Phật tử, được xem như là tài sản quư giá nhất của con người. Tuy nhiên, bằng ḷng cuộc sống hiện tại không có nghĩa là chấp nhận số phận an bài, không phấn đấu vươn lên mà phải hiểu theo một khía cạnh tích cực. Giải thích theo ư nghĩa tiêu cực th́ sụ phát triển của loài người bị tiêu diệt. Ư nghĩa của sự bằng ḷng theo tư tưởng Phật giáo rộng hơn thế, phải biết chấp nhận những ǵ ḿnh đang có, thoả măn với những ǵ ḿnh có và luôn nỗ lực để hoàn thiện chính ḿnh. Chính v́ ư nghĩa đó, nên đức Phật luôn nhấn mạnh đến hai đức tính mà một người Phật tử phải có là: “Tính tinh cần” và “Sự tỉnh giác”. V́ chính hai đức tính này mà đức Phật quyết không rời gốc Bồ Đề đến khi nào Ngài đắc quả giải thoát: “Ta rất lấy làm hạnh phúc khi thấy da của ta, gân của ta, xương của ta giảm sút, máu của ta khô lại… để những ǵ chưa đạt được phải làm cho đạt được bằng sức mạnh của chính ḿnh, bằng nghị lực của chính ḿnh, bằng sự tinh cần của chính ḿnh”[6].
Sau khi đọc xong những lời dạy trên của đức Phật, chúng ta có thể hoàn toàn tự tin để áp dụng vào hoàn cảnh sống của chính ḿnh, cố gắng khắc phục vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số ít trong chúng ta có thể phạm vào một trong những lời dạy trên khiến cho tiền của thất thoát, một số khác th́ đă có ít nhiều nhưng v́ không có kim chỉ nam hướng dẫn cũng khiến tài sản tiêu hao. Hy vọng rằng, người Phật tử, sau khi áp dụng những lời dạy trên của đức Phật, sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và an lạc ngay trong cơi dục giới này.
______________
Sách tham khảo:
1. The Long Discourses of the Buddha. A Translation of the Digha Nikaya by Maurice Walshe, Canada, 1995.
2. The Middle Length Discourses of the Buddha. A translation of the Majjhima Nikaya by Bhikkhu Nanamoli andBhikkhu Bodhi, Canada, 2005
3. Trung Bộ Kinh. Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt, 1992
4. Trường Bộ Kinh. Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt, 1991
5. Buddhist Sociology. Nandasena Ratnapala. Delhi 1993.