Nhận thức và tinh thần tu đạo
của thanh thiếu niên Phật giáo
Tâm Minh
Kính thưa quí vị và các bạn,
Mặc dù Phật giáo hiện nay đă đóng vai tṛ tích cực trong xă hội, đă được đông đảo trí thức và quần chúng Tây phương lưu ư, nhưng việc thực hành, tu tập theo Phật pháp vẫn rất c̣n hạn chế. Tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại, đại diện là thanh thiếu niên Phật tử, hầu hết nằm trong tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử (GĐPT) v́ đó là con em của những gia đ́nh đă đến với đạo Phật, sống Đạo và hy vọng con em của ḿnh cũng theo con đường tu học Phật pháp như ḿnh.
Trong GĐPT, bộ môn Phật pháp là chính nhưng luôn luôn được hỗ trợ bởi các môn học về hoạt động thanh niên, gồm có nhiều bộ môn như truyền tin, phương hướng, cứu thương, đo đạc, trại, v.v... là những bộ môn các em rất thích, để việc học trong GĐPT mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”.
Song song với GĐPT c̣n có nhiều đoàn thể thanh thiếu niên không phải tu Phật mà tu Đạo (nghĩa là tín ngưỡng của họ không phải là Phật giáo mà có thể là Thiên Chúa giáo, Cao Đài, v.v...). Mặc dù tín ngưỡng khác nhau nhưng mục đích chính của các đoàn thể thanh thiếu niên ở hải ngoại đều giống nhau, đó là phát triển t́nh thương, t́nh bạn, t́nh huynh đệ và phát triển trí tuệ. Mặc dù tiếng mẹ đẻ khác nhau nhưng các hội đoàn thanh thiếu niên đều có chung một ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ của ḥa b́nh và đoàn kết. Hội Hướng đạo thế giới vừa tổ chức trại Họp Bạn tại Anh kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, c̣n GĐPT VN tại Hoa Kỳ cũng mới tổ chức trại họp bạn Trần Nhân Tông cách đây mấy năm kỷ niệm 60 năm trưởng thành của GĐPT Tổ chức Hướng đạo cũng như GĐPT không phải đưa ra một chủ nghĩa mới lạ ǵ cũng không cần phải thuyết phục, rủ rê ai cả nhưng đă tồn tại và phát triển trên toàn thế giới, ngày nay đă có hàng triệu đoàn viên; điều đó nói lên phần nào tinh thần tu thân hay học Đạo của giới trẻ hôm nay được lưu truyền từ xưa không mất!
Tuy nhiên, ở khắp nơi, từ quốc nội đến hải ngoại, chúng ta cứ nghe “kêu cứu” về t́nh trạng thiếu niên phạm pháp, về x́ ke, ma túy, về rất nhiều tệ nạn mà thanh thiếu niên là nạn nhân. Ví dụ như bị bán ra nước ngoài như một món hàng, không khác ǵ thời Trung Cổ!! Thật vậy, xă hội càng phát triển th́ những chuyện lạ càng nhiều, chuyện hay có lẽ ít hơn chuyện dỡ nên các nhà giáo dục càng ngày càng đau đầu nhức óc! Trong khi đó, GĐPT cũng nỗ lực giáo dục đàn em của ḿnh “sống đúng theo chân tinh thần Phật giáo” trước sự lôi cuốn của nền văn minh vật chất. Người huynh trưởng GĐPT luôn thao thức, trăn trở t́m phương cách giúp đàn em của ḿnh củng cố niềm tin, giữ vững chí hướng của người con Phật cũng như thực tập nếp sống tỉnh thức trước sự xô bồ của xă hội kể cả Đông phương và Tây phương.
Chúng tôi xin mời quư vị và các bạn theo dơi buổi hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C... như một báo cáo về nhận thức và tinh thần tu đạo của tuổi trẻ Phật giáo VN ngày nay.
A: Chào các bạn, hôm nay chúng ta lại nói về giáo dục GĐPT nữa hay sao?
B: Không hẳn như vậy. Hôm nay chúng ta nói về nhận thức và tinh thần tu đạo của thanh thiếu niên Phật giáo trong và ngoài nước đó.
C: Ḿnh chỉ biết về GĐPT chứ những đoàn thể khác tu đạo như thế nào làm sao biết?
A: Th́ ḿnh căn cứ vào sách báo, vào những bài viết… trong cách giáo dục của họ để suy ra chứ sao!
B: Đúng vậy, ví dụ chúng ta đâu có sinh hoạt với các đơn vị GĐPT trong nước nhưng qua diễn đàn Gia Đ́nh Áo Lam chúng ta cũng thường được tin tức về trại huấn luyện (Vạn Hạnh 6), về ngày Hạnh của ngành Nữ, hội Thi Vẽ Tranh của Oanh Vũ, v.v... đó! Ngoài ra, chúng ta có thể được mời đi tham dự những ngày Trại hay ngày hội của các hội đoàn bạn… nên anh chị em của chúng ta cũng biết chứ!
C: OK, ví dụ như hội hướng đạo mới tổ chức kỷ niệm 100 năm phải không? Mục đích và châm ngôn của họ là ǵ các bạn có biết không?
A: Theo ḿnh biết th́ mục đích của họ là phục vụ mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, v.v... và châm ngôn của họ là “sẵn sàng”, nghĩa là lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ tha nhân.
B: Phong trào Hướng đạo thế giới do ông Robert Stephenson Baden Powell (Ông là Chief Scout of the World, sinh ngày 22/02/1857 và mất ngày 8/01/1941), thường được gọi thân mật là PB (PiBi). Hội Hướng đạo huấn luyện cho đoàn sinh của ḿnh những khả năng để cứu người, giúp đời, tương tự ngũ minh pháp của Phật giáo vậy (trong qui mô nhỏ hơn), cho nên có thể nói những Hướng đạo sinh gương mẫu cũng là những người đang hành Bồ-tát đạo.
C: Chỉ khác một điều duy nhất với GĐPT ḿnh, đó là họ không giữ giới “không sát sanh”. Họ tập cho đoàn sinh săn bắn, đặt bẫy, v.v... để bắt thú rừng t́m lương thực cho ḿnh nữa!
A: Đúng vậy! Cho nên ḿnh là Phật tử, không thể tham gia Hướng đạo được là v́ điểm này, mặc dù ngày xưa đă có Hướng đạo Phật tử nữa đó! Ngoài tổ chức GĐPT và Hướng đạo ra c̣n có rất nhiều hội đoàn thanh niên khác, họ cũng tham gia những công tác từ thiện, xoa dịu vết thương chiến tranh, an ủi tù nhân, săn sóc người bệnh người già trong những nursing homes, v.v...
B: Và cũng có nhiều nhóm tu tập Thiền đó nha! Có nhiều cấp bậc, có nhóm đă học trong sáu tháng, một năm, hay nhiều năm…, hằng năm cũng đi “retreat”. Các nhóm này ở nhiều thành phần tôn giáo khác nhau (Phật giáo, Thiên chúa giáo, v.v...), cũng có nhiều nhóm cư sĩ do quư thầy hướng dẫn tu học hằng tháng.
C: Các bạn có nghe đến trung tâm thiền tập Insight Mediattion Society ở Barre, Massachusetts không? Ở đó có nhiều người trẻ lắm!
A: Có phải ở đó có bà giáo thọ Sharon Salzberg (SS) vừa phỏng vấn nhà tâm lư học nổi tiếng Daniel Goleman (DG) về môn khoa học mới là Xă Hội Thần Kinh Học (Social Neuroscience) và mối tương quan của nó với những giáo lư và thực hành trong đạo Phật hay không?
B: Thật là hay quá, các bạn nói cho ḿnh nghe thử giáo sư DG đă nói cái ǵ mới về Tâm lư học và nội dung của Xă hội Thần kinh học là ǵ vậy?
C: Ông DG là tác giả của nhiều sách về Tâm lư học. Cuốn sách “Emotional Intelligence” của ông là cuốn sách bán chạy nhất (NY Times best seller) trong ṿng hơn một năm rưỡi. Và cuốn sách mới nhất của ông là Trí tuệ Xă Hội học (Social Intelligence) cũng có trên NY Times Best seller list, ông ta có đề cập đến những khám phá mới về phần óc của Xă hội (social brain) cho biết chúng ta có thể mang lại hạnh phúc cho những người tiếp xúc với chúng ta chỉ bằng sự có mặt an tĩnh của ḿnh.
A: Đúng vậy, theo những khám phá mới của khoa học, bản chất của con người là hiểu biết và thương yêu. Không cần một cố gắng nào hết, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những niềm vui và nỗi khổ của người khác. Và khi trong ta có một năng lượng an lạc, ta có thể giúp họ làm vơi nỗi khổ đau.
B: C̣n trung tâm Thiền Insight Meditation Society có mục đích ǵ?
C: Là một trung tâm dạy thiền, thực hành thiền, dùng thiền để chữa trị những bệnh về tâm lư, về thần kinh, v.v... Sự trao đổi giữa giáo sư DG và bà giáo thọ SS của trung tâm tiết lộ cho chúng ta nhiều điều lư thú về công tác trị liệu tâm lư này lắm.
A: Đúng vậy! Ví dụ như giáo sư DG cho biết Phần óc Xă hội luôn khiến cho những cảm xúc có tính cách lây lan, nghĩa là sự đồng cảm của ta khiến cho ta trở nên dễ bị tổn thương trước những đau khổ quanh ḿnh. Một ví dụ rất điển h́nh là những bác sĩ, y tá, các tác viên xă hội… những người làm công tác chữa trị cho các bệnh nhân, hằng ngày phải đối diện với những khổ đau của con người… nếu họ thiếu một năng lượng tích cực bên trong th́ họ sẽ hoàn toàn bị bệnh nhân áp đảo.
B: Nghĩa là sao?
C: Nghĩa là các bác sĩ ấy không những đă không chữa lành được các bệnh nhân mà c̣n bị tràn ngập bởi những đau khổ do “lây” từ các bệnh nhân ấy!J J!!
A: V́ vậy, chúng ta phải biết cảm thấu (empathize), chia sẻ, biết mở rộng ḷng ra trước những nỗi khổ đau của người khác nhưng đồng thời vẫn giữ được cho ḿnh sự an lạc nội tâm và sự tỉnh giác.
B: Vậy ḿnh hiểu rồi, và từ đó ta sẽ có một giải đáp thích hợp giúp đỡ các bệnh nhân bằng t́nh thương và chính ngay ở điểm này mà sự tu tập Phật pháp sẽ giúp ích cho ta rất lớn, có phải không?
C: Phải rồi! V́ những người có tu tập bao giờ cũng có sự an tĩnh và sáng suốt, và nhờ sự tĩnh lặng này mà những hành động đầy t́nh thương được trở nên chính xác hơn.
A: Và điều lư thú hơn là về câu hỏi được đặt ra: sau cuộc tiếp xúc (giữa người bệnh và bác sĩ), ai là người đă truyền trao cảm xúc của ḿnh sang người kia? - Là người đau khổ đă làm tràn ngập cảm giác khổ đau cho kẻ muốn giúp ḿnh hay là người muốn giúp đă san sẻ sự tĩnh lặng và t́nh thương trong họ đến cho người kia và chính ngay sau đó họ càng thấy hạnh phúc hơn?
B: Đúng rồi, chúng ḿnh cũng đă học sự cảm thấu (cảm thông, chia sẻ) và tâm từ là hai giai đoạn của ḷng vị tha; sự cảm thấu là muốn nói “tôi cảm nhận được nỗi khổ của bạn” và tâm từ là muốn nói “tôi muốn giúp bạn bớt khổ”.
C: Ông DG nói rằng theo sách vở, ḷng vị tha là một tiến tŕnh gồm có ba giai đoạn: 1. Ghi nhận có ai đó cần giúp đỡ; 2. Cảm nhận được sự khó khăn của người ấy; 3. Hành động để giúp đỡ họ.
A: Cũng đúng thôi, v́ nếu không có ư thức, không có sự quan tâm th́ không thể nào có sự cảm thấu, chứ đừng nói là có được tâm Từ; v́ vậy bước đầu tiên để phát triển tâm từ là một sự quan tâm, một ư thức về những khó khăn, những nỗi khổ của người khác.
B: Như câu chuyện những em bé ở Houston trong đêm Noel đem bánh ḿ và áo lạnh, mền..., đến cho những người homeless nằm dưới gầm cầu, các bạn nghĩ sao?
C: Đó cũng là một trường hợp quan tâm mặc dù những người homeless đó chưa phải là “không nơi nương tựa”, v́ thật ra họ có thể vào những nhà ở tập thể chứ không cần ra nằm dưới gầm cầu!J J!!
A: Trở lại với vấn đề của chúng ta: như vậy, tinh thần tu Đạo của thanh thiếu niên nói chung là ǵ?
B: Ḿnh thấy đó là sự chia sẻ, sự cảm thấu với nỗi đau của người khác, là tinh thần đối nghịch lại với thái độ “sống chết mặc bay” của những người ích kỷ chỉ biết nghĩ đến cá nhân ḿnh hay gia đ́nh ḿnh…
C: Ḿnh cũng thấy vậy, nói đi nói lại, tinh thần tu đạo của mọi người, mọi lứa tuổi - nhưng chú trọng vào thanh thiếu niên là bởi v́ đó là tương lai của nhân loại - là t́nh thương vị tha trong chánh niệm, nghĩa là một thái độ vừa tập trung, vừa cởi mở. Chánh niệm đem lại năng lượng cần thiết để thực hiện ḷng vị tha.
A: Đúng vậy, ngoài ra, giáo sư DG và bà SS c̣n đề cập đến sự buông xả, chính sự buông xả cho phép chúng ta ghi nhận được nỗi khổ đau của người khác mà vẫn có đủ tĩnh lặng để làm những ǵ ḿnh cần làm và đây cũng là điều chúng ta cần thực tập thường xuyên, nhất là để hướng dẫn người khác tu tập. Ngoài ra, một cái nắm tay của một người thân hay sự có mặt của một người có năng lượng của sự an lạc có thể tạo nên một ảnh hưởng rất sâu sắc và rộng lớn về tâm sinh vật lư trên người kia.
B: Như vậy ḿnh thấy, tinh thần tu Đạo của những nhóm phổ biến ở đây cũng không ngoài Tứ Vô Lượng Tâm mà chúng ḿnh đă được học, đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả phải không các bạn?
C: Th́ đúng vậy rồi, nhưng danh từ có hơi khác thôi, như đức Phật đă nói, dù chư Phật có ra đời hay không th́ Phật pháp vẫn có đó và có tác dụng chữa lành tâm bệnh cho chúng sanh. Chỉ là càng ngày khoa học mới phát hiện ra và dùng những danh từ của thời đại mà thôi!
A: Ḿnh lại nghĩ rằng đề tài của chúng ta hôm nay là c̣n phải nói đến nhận thức và tinh thần tu đạo của thanh thiếu niên trong nước cũng như hải ngoại như thế nào, cao hay thấp, mạnh hay yếu, v.v...
B: Cái đó làm sao ḿnh nắm được? Ḿnh thấy các bạn biết đến những sinh hoạt của các nhóm tu Đạo, những trung tâm thiền, những lư thuyết mới phát hiện của Khoa học liên quan đến phương pháp trị liệu, có khả năng giải thoát con người khỏi khổ đau, v.v... cũng là phản ảnh sự nhận thức và tinh thần “cứu nhân độ thế” (Tu Đạo?) rồi! Ḿnh sẽ có cơ sở để nói lại với đàn em của ḿnh về những pháp tu thực tiễn đó.
C: Đúng vậy, khoa học xưa nay chỉ biết chữa thân bệnh, bây giờ đă có những phương pháp mới trị liệu những bệnh về tâm, vậy là hay quá rồi; tuy nhiên sự áp dụng đang c̣n hạn chế, chỉ có những bác sĩ, y tá, tác viên xă hội… mới áp dụng cho những bệnh nhân của họ; ước mong sao tất cả mọi người đều được giáo dục để có thể chữa trị cho những ai ở chung quanh ḿnh đang cần sự giúp đỡ.
A: Như vậy là lư tưởng quá rồi! Phật pháp là thuốc để chữa lành tâm bệnh, cho nên gần hơn hết là mỗi người chúng ta đều áp dụng Phật pháp để chữa trị cho ḿnh; đó là tu đạo chứ ǵ nữa?
B: Phải đó! Vấn đề là trong xă hội quá phát triển như hiện nay, con người - đặc biệt là thanh thiếu niên - bị cuốn hút vào đời sống vật chất, sống lăn xả vào đó, như những con thiêu thân, lăng quên mục đích và chí hướng của người thanh niên thời đại nói chung và người Phật tử nói riêng nên chúng ta mới phải tự nhắc đi nhắc lại hoài!J J!!
C: Ḿnh nghĩ rằng buổi nói chuyện hôm nay đă gói ghém được những điều đó, nghĩa là chúng ta đă nhận thức được rằng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong một thế kỷ nay rất lớn lao nhưng không đem lại ḥa b́nh cho nhân loại, mà chỉ phục vụ cho chiến tranh, cũng không khác ǵ những chủ nghĩa và học thuyết phi nhân đă hủy hoại thế giới này!
A: Phải! Phải! Cho nên phương pháp tu đạo cũ nhất và cũng mới nhất, đó là HIỂU và THƯƠNG phải không các bạn? Đó không chỉ là nhận thức của chúng ta mà của tất cả những ai có quan tâm đến người khác, luôn thực tập tỉnh thức để có đủ năng lượng an lạc, để chia sẻ và chuyển trao với tha nhân khi cần.
B: Buổi nói chuyện như vậy là tạm đủ rồi hở các bạn? Ḿnh học tập được nhiều điều quá! Cảm ơn các bạn nhiều; hẹn gặp lại; tạm biệt!
A và C: Tạm biệt! Tạm biệt!