1. Tiểu sử:
Ḥa Thượng Wonhyo sinh năm 617 (năm thứ 39 đời vua Silla Jinpyeong), cách đây khoảng 1300 năm, tại Buljichon (nay là Sinwolri, Amnyan-myeo, Geyeongsan). Ngài có tên là Wonhyo, nghĩa là “b́nh minh”, ngài là bậc tiên phong, không những cho tư tưởng Phật giáo Hàn Quốc mà c̣n cho tư tưởng của các nhà triết học tiên phong tại nước này.
Ngài bắt đầu cuộc đời là một tu sĩ Phật giáo tại chùa Hwangyongsa. Sau đó ngài học Phật giáo, Khổng giáo, Lăo giáo và siêng năng thực tập Thiền như là một một người thực hành Thiền quán thực sự. Cuộc đời ngài rất trong sáng, phản chiếu qua những bài viết khác nhau của Ngài.
Ngài đă thử đến Trung Hoa vào thời nhà Đường hai lần. Lần đầu tiên, ngài vượt sông Amnokgang ở tuổi 34 với một bạn đồng hành cùng tu học, Ḥa Thượng Uisang. Chuyến đi này không thành công, và Ngài đă trở lại. Lần thứ hai Ḥa Thượng Wonhyo đi lần nữa với Uisang rời đến Dangjugye, lănh thổ của Baekje, để vào nhà Đường ở Trung Hoa qua đường biển. Khi đến hải cảng, trời đă tối và giông tố, v́ thế ngài ở lại hang sâu trong núi qua trọn đêm. Khi thức dậy, ngài thấy chỗ này không phải thực sự là một cái hang như ngài nghĩ, mà đó là một nghĩa địa. Chưa hết, trời mưa nặng hột, ngài lại phải ở lại thêm một đêm nữa. Đêm thứ hai ngài không thể ngủ ngon giấc được bởi v́ ngài biết rằng ngài đang ở trong một nghĩa địa cổ xưa và sự kiện này đă hướng dẫn ngài nhận thức rằng “tất cả hiện tượng xuất hiện lên khi tâm xuất hiện, và tâm không gây ra hiện tượng, cái hang và nghĩa địa không phải là hai; không có cảm giác của tính hai mặt”. Sự nhận thức bất ngờ này đă làm tăng sự hiểu biết sâu xa của ngài về thế giới. Rồi th́ Wonhyo nói, “Ngoài tâm không có ba thế giới, tất cả mọi hiện tượng đều xuất hiện từ tâm và thức. Nếu chân lư hiện diện trong tâm, làm thế nào có thể t́m thấy ngoài tâm! Tôi sẽ không đến nhà Đường”. Rồi một lần nữa, ngài trở lại Silla.
Câu chuyện bi thảm được thêm sau những biến cố này. Người ta thường nói rằng ngài Wonhyo đă uống nước từ một cái xương sọ người chết bởi v́ ngài quá khát khi thức dậy trong đêm khuya. Trong đêm tối ngài t́m thấy một cái bát chứa đựng nước và ngài đă uống với tất cả ḷng biết ơn. Khi b́nh minh xuất hiện trong ánh sáng ban mai, ngài thấy rằng ngài đă uống nước mưa bẩn thỉu lắng đọng trong đầu lâu người quá cố. Kinh nghiệm này trở nên căn bản sự nhận thức của ngài “không có ǵ sạch sẽ và không có ǵ dơ bẩn; mỗi ư nghĩ và sự phân biệt đều gây ra bởi tâm”. Tất cả những hiện tượng xuất hiện từ tâm là cái ǵ ngài đă hiểu rất rơ ràng. Ngài biết rằng tâm hiện hữu trong tất cả chúng sanh và không cần thiết qua nhà Đường ở Trung Hoa để t́m kiếm chân lư. V́ thế ngài trở lại. Đây là truyền thuyết được phổ biến rất sâu rộng trong giới Phật tử Hàn quốc.
Wonhyo không phải là người gắn bó với sự nghiên cứu học thuyết hay các ư tưởng trừu tượng. Ngài người đă dâng hiến không những chỉ đến vua chúa và ḍng họ cao sang, mà c̣n đến những người dân tầm thường, kém may mắn trong xă hội đau khổ, ngài đều dâng hiến tương đương như nhau.
Một ngày, ngài được mời vào hoàng cung Yoseokung, ở đây ngài gặp công chúa quả phụ Yoseok. Kết quả sự giao thiệp ngắn ngủi này, họ đă có một con trai, Seol Chong, người này đă trở nên một trong những học giả nổi tiếng nhất về Khổng giáo của triều đại Silla. Sau đó, ngài từ bỏ chiếc áo tu sĩ và tự gọi ngài là “Soseong geosa” (“Một cư sĩ nhỏ bé”). Ngài đă không thích hợp để chấp nhận những luật lệ của xă hội hay để ư về ngôn ngữ của ngài. Ngài đă gơ trên một cái bầu và hát; “Chỉ có một người không lo âu, không sợ sệt th́ thẳng bước tiến lên và chiến thắng sự luân hồi của sanh và chết”. Cử chỉ và sự xuất hiện của ngài lập dị và bất thường.
Vào thời đó phần lớn các tu sĩ Phật giáo được vua chúa kính trọng và sống trong những chùa to lớn, cuộc sống của họ tương tự như những người cao sang quư phái. Ngược lại Wonhyo đă sống lang thang trên đường phố. Ngài đă sống trường kỳ cùng với mọi người dân b́nh thường. Ngài dạy dỗ và giáo hóa mọi người theo Phật giáo. Người ta đă tưởng tượng rằng ngài là một tu sĩ sáng chói, rất được hoàng gia kính trọng! Ngài vừa là một cố vấn tin cậy của vua Silla, và, cũng trong thời gian đó, ngài là người bạn của những người dân b́nh thường. Ngài đă hoàn toàn sử dụng được những người dân b́nh thường, họ đă say sưa lắng nghe ngài nói chuyện một cách tự phát. Những người nghèo khổ, thất học, ăn xin, lang thang trên đường phố, và ngay cả những trẻ em đều đi theo Wonhyo; họ đă giữ một niềm hy vọng trong tương lai sẽ được sẽ được văng sanh về thế giới Cực lạc bằng cách thường xuyên niệm danh hiệu Phật.
Ngày 30 tháng 3 năm 686, tức vào năm thứ 6 đời vua Sinnun, Ḥa Thượng Wonhyo viên tịch ở tuổi 69. Trước khi viên tịch, ngài đă trở lại thế giới Seungha và sống những ngày c̣n lại trong chùa Hyeolsa, tổng cộng cuộc sống tôn giáo của ngài là 38 năm.
2. Tác phẩm:
Ngài Wonhyo đă viết rất tổng quát nhiều tác phẩm trên 100 thể loại và chủ đề khác nhau gồm 240 quyển. Sự xếp loại công việc của ngài là sự hiểu biết bằng nhau về cả hai lănh vực Nguyên Thủy và Đại Thừa. Trong số các tác phẩm của ngài, gồm có “Luận thuyết về sự Tỉnh thức của Đức Tin trong Đại Thừa”(Treatise on the Awakening of Faith in the Mahayana), “B́nh luận Đặc biệt trên sự Tỉnh thức của Đức Tin” (Special Commentary on the Awakening of Faith), và “B́nh luận về kinh Kim-cang tam muội” (Commentary on the Vajrasamadhi Sutra) rất được các học giả Trung hoa kính trọng về nhận định tế nhị và sự hiểu biết sâu xa của ngài Wonhyo. “Học thuyết về sự Kết hợp những Ư kiến của các Trường phái” (The Doctrine to Unite Sectarian Opinions) đă được gởi về Ấn Độ và đă được dịch thành tiếng Sanskrit. Chưa hết, 22 công việc hiện c̣n. Những tác phẩm đại diện là “Luận thuyết về sự Tỉnh thức của Đức Tin trong Đại Thừa” (Treatise on the Awakening of Faith in the Mahayana), “Luận thuyết về kinh Hoa Nghiêm” (Treatise of the Huayan Sutra (Hwaoem gyeong so), “Sự Ân hận về Sáu Cảm giác trong Đại Thừa” (Repentance of Six Feelings in the Mahayana (Daeseung yukjeong chamhoe), “Thức Tỉnh Tâm để Tu tập” (Arousing the Mind to Practice), “Học thuyết về Kết hợp Y kiến mười Trường phái” (The Doctrine to Unite Ten Sectarian Opinions), “Luận thuyết về kinh Sáng tỏ Ư nghĩ” (Treatise on the Sutra of Unraveling Though), “Luận thuyết về Sukhavati-vyuha” (Treatise om Sukhavati-vyuha), và “B́nh luận về kinh Kim-cang tam muội” (Commentary of Vajrasamadhi Sutra).
3. Những nét đặc biệt về học thuyết của ngài.
Những tư tưởng và quan niệm về ngài Wonhyo rất nhiều cực độ và khó khăn. Tuy nhiên ngài không bao giờ đi chệch hướng quá xa về tính chất thống nhất. Tính chất Thống nhất ở đây tiêu biểu cho sự nối liền với nhau của mỗi và sự vật đơn lẻ hay hiện tượng, lớn hay nhỏ, với toàn vũ trụ như là một tấm lưới của người đánh cá, ở đó mỗi thắt nút được nối liền với những cái khác.
Ngài nghĩ rằng Vũ trụ Thật được ḥa hợp trong một với tổng thể ngoài bất kỳ một vướng mắc nào trong sự liên hệ hỗ tương mật thiết với nhau. Thế giới của Thế Giới Thật là thế giới của kinh Hoa Nghiêm (kinh Trang hoàng bằng hoa, Flower Garland Sutra, Hwaeom Sutra).
Wonhyo đă làm những cố gắng đặc biệt để hài ḥa và hợp nhất những điểm khác biệt trong các trường phái Phật giáo. Những học giả hiện đại gọi phương pháp giải quyết này là “Hwajaengsasang” (Triết lư về sự Ḥa giải và Hài ḥa). Chân lư lời dạy của Đức Phật là một. Chưa hết, thời gian càng lâu xa, những sự giải thích về lời dạy của Đức Phật bắt đầu hơi thay đổi, từ giáo sư đến giáo sư, từ trường phái đến trường phái và sau đó trở nên nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn và tranh luận. Ngài Wonhyo đă đề nghị cần thiết một cái nh́n kết hợp về các học thuyết Phật giáo trong sự toàn bộ, và thực hiện một sự tổng hợp thống nhất những tư tưởng Phật giáo, Nguyên tắc Hài ḥa, để thống nhất những chú giải và b́nh luận khác nhau. Ngài thừa nhận những điểm của mỗi trường phái, và hài ḥa tất cả những mâu thuẫn, tranh căi.
“Triết lư về sự Ḥa giải và Hài ḥa” (Hwajaengsasang) đă dẫn đến triết lư Một-Tâm (One-Mind) đă làm lợi ích rất lớn cho mọi người. Triết lư Một-Tâm dạy rằng thế giới giác ngộ hay Niết bàn hiện hữu không vượt qua thế giới này. Thế giới này người ta có thể sống với thế giới của Chân lư. V́ thế, tất cả chúng sinh không đơn thuần dành riêng trong sự sống này, theo đó có sự tái sanh và luân hồi. Thay vào đó, bất cứ người nào đạt đến Một-Tâm có thể giác ngộ trong thế giới này và có thể đạt đến sự hiểu biết chân lư. Lời dạy này đă dẫn đến sự truyền bá đại chúng cùng nhau tin tưởng thế giới Cực lạc của Phật giáo.
Wonhyo nhấn mạnh rằng mục đích cuối cùng là cứu giúp tất cả chúng sanh qua triết học thâm sâu này. Cuộc đời của chính ngài đă chứng minh quan điểm thực hành chân lư trong tư cách đạo đức và triết học kết hợp, một sự tri hành hợp nhất, và cùng thời gian này ngài luôn luôn thuyết giảng Phật giáo để cống hiến cho mọi người.
_____________
1. Ba thế giới: Ư câu này bao gồm cả không gian và thời gian.
· Không gian, tức thế giới ba ngàn, nghĩa là nói toàn thể vũ trụ.
· Thời gian, tức là quá khứ , hiện tại và tương lai. (Chú thích của dịch giả).