CHÚNG TÔI ĐĂ T̀M THẤY
NƠI ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH
Nguyên tác: Kư Giả Thomas Laird
Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
Ghi chú của Á Châu Tuần Báo (Asiaweek): Nhiều thế kỷ qua, các du khách hành hương đổ xô đến chân núi Hy Mă Lạp Sơn để mong nh́n thấy chính xác nơi đức Phật đă ra đời hàng ngh́n năm trước. Nay công việc t́m kiếm này đă kết thúc. Một nhóm chuyên gia khảo cổ quốc tế cho biết họ đă khám phá ra chứng tích cuối cùng xác nhận rằng đức Phật đă giáng sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) trong vùng tây nam vương quốc Nepal. Kư giả ngoại quốc đầu tiên được phái đến khu vực t́m ra thánh tích trên là Thomas Laird. Dưới đây là bài tường thuật của ông ta.
Mặc dù trong t́nh trạng suy tàn, ngôi chùa thờ Hoàng Hậu Ma Gia (Maya Devi) tại Phật tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini), cách thủ đô Kathmandu xứ Nepal 240 cây số, là một trong những trung tâm hành hương chính của Phật Giáo. Trải qua hơn 2600 năm, phần đông Phật tử đều tin rằng đây là nơi đản sinh của đức Thế Tôn, vị giáo chủ của Phật Giáo. Nhưng các nhà khảo cổ vẫn chưa biết chính xác được nơi nào trong vườn Lâm Tỳ Ni, thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật) đă ra đời.
Nay các nhà khảo cổ cho biết đă t́m thấy một phiến đá không có vết nứt ở dưới nền của một ngôi chùa cổ xây cất khoảng vào năm 249 trước Tây Lịch. Mẫu đá này có chiều dài 45 phân và chiều ngang 15 phân tây được t́m thấy nằm sâu gần năm thước tây dưới một cái nền lát đá đổ nát của ngôi chùa trên.
Hai nhà khảo cổ Nepal Babu Khrishna Rijal và Nhật Bản Satoru Uesaka đă khám phá ra di tích này ngày 18 tháng 2 năm 1995. Nhưng họ tŕ hoăn gần một năm mới phổ biến cho công chúng biết. V́ muốn chờ kiểm chứng lại của các nhà khảo cổ ở những nước khác như Ấn Độ, Tích Lan và Hồi Quốc. Ông Rijal và Satoru bảo rằng sau khi xem xét kỹ phiến đá, các chuyên viên khảo cổ ba quốc gia trên đều “hoàn toàn đồng ư” công nhận là đúng.
Hai nhà khảo cổ Nepal và Nhật cho biết thêm: “Chúng tôi đă dùng đến hoá chất và các kỹ thuật khác để áp dụng trong việc khảo cứu. Chúng tôi vẫn tiếp tục đào bới tại đây, và sau một năm t́m ṭi, khảo sát kỹ lưỡng, bây giờ đă đến lúc chúng tôi cần thông báo cho mọi người biết kết quả về những khám phá của chúng tôi”.
Sau khi tin này được loan ra, có một số người tỏ vẽ nghi ngờ. Một tờ báo ấn hành tại Kathmandu (Nepal) phủ nhận sự tŕnh bày về kết quả công việc nghiên cứu của hai nhà khảo cổ nói trên. Ông Satoru giải thích: “Thiên hạ tung ra nhiều tin đồn, nhưng chủ yếu là do ḷng ganh ghét. Chúng tôi mong rằng, sau khi đọc kỹ bản báo cáo đầy đủ của chúng tôi, họ sẽ hết nghi ngờ”.
T́m ra nơi đức Phật đản sinh là một công tŕnh khảo cổ trọng đại đối với khoảng 350 triệu tín đồ Phật Giáo trên thế giới cũng như sự khám phá ra thành phố Bethlehem, nơi Chúa Giê-su giáng sinh ngày xưa. Trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn dạy rằng Phật tử nào có duyên lành đến chiêm bái vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài đă ra đời và ba thánh tích Phật Giáo khác (Bồ Đề Đạo Tràng, Vườn Lộc Uyễn và Câu Thi Na) th́ sau khi lâm chung, họ có thể được phước báo “thác sinh lên cơi trời”. Cho nên sự phát hiện, t́m ra chứng tích lịch sử này hy vọng sẽ giúp cho nhiều du khách Nepal muốn đến chiêm bái Phật tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
Tin tức về sự khám phá trên đầu tiên được loan ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1996, chỉ giới hạn cho các kư giả địa phương ở Nepal. Uỷ Ban Phát Triển Lâm Tỳ Ni - một trong ba tiểu ban thực hiện đề án khai quật - cùng với Nha Khảo Cổ của chính phủ Nepal và Hội Đoàn Phật Giáo Nhật Bản, đă thông báo ra ngoại quốc, nhưng chỉ vài thông tín viên biết mà thôi. Trong tuần qua chưa có phản ứng chính thức ǵ từ các nhà lănh đạo Phật Giáo tại Ấn Độ, nơi mà một số học giả vẫn thường tuyên bố rằng đức Phật đă không ra đời ở xứ Nepal mà tại quận Gorakhpur thuộc tiểu bang Uttar Pradesh (miền bắc Ấn Độ). Vườn Lâm Tỳ Ni nằm trong lănh thổ Nepal cách tiểu bang Uttar Pradesh chỉ 10 cây số.
Theo kinh điển Phật Giáo, hoàng hậu Ma Gia, thân mẫu đức Phật, khoảng năm 623 trước Tây Lịch, trên đường trở về thăm quê hương ở nước Câu Ly (Koliya), bà đă ghé vào nghỉ ở vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi xuống tắm ở hồ nước thiêng, hoàng hậu đi 25 bước đến gốc cây Vô Ưu và hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha). Theo truyền thuyết Phật Giáo, vừa mới ra chào đời, thái tử đă bước đi bảy bước.
Gần 400 năm, sau khi vua A Dục (Asoka) lên nắm quyền cai trị toàn cơi Ấn Độ và ngài đă có công truyền bá Phật Giáo đến các quốc gia vùng Đông Á. Sử chép rằng vua A Dục có đến chiêm bái vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Thế Tôn giáng sinh. Bấy giờ vua ra lịnh cho đặt một viên đá ngay chỗ thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật) ra đời và trồng một trụ đá sát bên cạnh. Trên trụ đá này có khắc mấy ḍng cổ ngữ Ấn Độ đề cập đến phiến đá nói trên. Về sau, nhiều chùa đă được xây cất tại thánh tích này, nhưng trải qua nhiều thế kỷ đổi thay, Lâm Tỳ Ni đă rơi vào t́nh trạng đổ nát hoang tàn không c̣n ai biết tới. Măi đến năm 1895, trụ đá vua A Dục mới được t́m thấy bởi nhà khảo cổ người Đức. Năm 1967, ông U Thant (Miến Điện) Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc đến chiêm bái đă khóc khi thấy vườn Lâm Tỳ Ni trong cảnh suy tàn đổ nát.
Công việc khai quật của hai nhà khảo cổ Nepal và Nhật Bản khởi đầu ba năm trước với 200 nhân công. Họ đă đào thấy cái nền nhà của 15 pḥng. Ngay ở giữa họ khám phá, phát hiện một đường mương (trench) bên dưới có một phiến đá mà hai nhà khảo cổ tin rằng có thể nó là tấm đá do vua A Dục của Ấn Độ cho đặt xuống ngày xưa. Các nhân viên khảo cổ xứ Nepal xác nhận rằng từ đường mương này cách xa đúng 25 bước hồ nước thiêng nơi hoàng hậu Ma Gia đă tắm trước khi sanh thái tử Tất Đạt Đa. Ông Lok Darshan Bajracharya, nguyên chủ tịch Uỷ Ban Phát Triển Lâm Tỳ Ni đă phát biểu: “Khám phá này chứng tỏ cho thấy những điều ghi chép trong kinh điển Phật Giáo nói về địa điểm chính xác nơi đức Phật đản sinh xưa kia là đúng”.
Hai ngày sau khi loan báo tin về kết quả việc khám phá trên, vua Nepal Birendra cùng với hoàng hậu Aishwarya và thủ tướng Sher Bahadur Deuba đă đến viếng thăm khu vực nơi các nhà khảo cổ t́m thấy phiến đá lẫn trụ đá A Dục (Asoka pillar). Trước khi đức vua và hoàng hậu Nepal đến chiêm bái, không một nhiếp ảnh gia ngoại quốc nào được phép tiến vào khu vực đang khai quật và toàn vùng này đă được ngăn chặn bao quanh bằng một dải băng vải nhựa màu vàng.
Tôi chăm chú nh́n vua Nepal đang chất vấn hai chuyên gia khảo cổ Rijal và Satoru về phiến đá nằm bên dưới khung ṭ ṿ (arch) được xây bằng loại gạch thuộc thời đại vua A Dục. Họ giải thích đó là một “phiến đá khối kết” (conglomerate stone) không có tại địa phương mà nó được lấy từ nơi khác đến và đặt ngay ở trung tâm của ngôi chùa. Vua Birendra hỏi tiếp phải chăng chính đó là phiến đá mà trên trụ đá vua A Dục có khắc ghi nói đến. Họ đă trả lời chắc chắn là như vậy. Đức vua và hoàng hậu Nepal cùng đoàn tháp tùng tất cả vào chùa làm lễ trước tượng hoàng hậu Ma Gia (Maya Devi) và ra về.
Sau đó, hai nhà khảo cổ Rijal và Satoru có cho tôi biết rằng ngày mai họ sẽ lên đường sang Ấn Độ để tham dự cuộc hội thảo, thuyết tŕnh về khám phá chứng tích lịch sử quan trọng này. Cả hai ngạc nhiên khi nghe tôi đề nghị rằng họ nên ở lại Kathmandu để tiếp xúc mở cuộc họp báo với các kư giả ngoại quốc. Nhưng hai nhà khảo cổ đă trả lời: “Chúng tôi không thể vắng mặt trong buổi hội thảo nói trên tại Ấn Độ”. Chúng tôi sẽ mở cuộc họp báo tại Kathmandu (Nepal) sau, v́ trể một vài ngày cũng không sao.
(Trích tuần báo ASIAWEEK số phát hành ngày 23-02-1996 trang 34 và 35 )