Thư ṭa soạn số 138

 

(tháng 05.2023)

 

 

 

ĐỨC PHẬT DUYÊN SINH

 

 

 

Những ǵ được sinh ra trên thế gian này đều do sự kết hợp của nhân duyên, nói gọn là duyên sinh.

Trong vận hành của nhân-duyên, cái ǵ sờ được, thấy được, nghĩ đến được, cảm giác được, đặt tên được, đều là do nhân duyên mà sanh khởi, không thể nào là một cá thể độc lập. Hư không không sờ không thấy được, nhưng có thể nghĩ và đặt tên để phân biệt với cái không phải là nó, nên hư không cũng do duyên sinh, không thể tự hiện hữu một cách độc lập. Hư không không hiện hữu nếu chủ thể nhận thức về nó không hiện hữu, không sinh khởi. Hư không cũng không thể hiện hữu nếu vạn vật hữu h́nh và tâm thức trừu tượng, không hiện hữu. Nếu không nhờ hư không th́ không thể nhận biết sự vật, và cũng nhờ sự vật mà biết có hư không chung quanh. Suy ra, một sự thể có mặt đối với chúng ta tất phải được nhận thức, đặt tên để phân biệt với một hay nhiều sự thể khác cả trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai; thế nên, mọi sự mọi vật đều hiện hữu trong tương quan tương sinh, không có ǵ tự sinh, không có ǵ tự hiện hữu mà không nhờ sự hiện hữu đồng thời của những cái không phải là nó. Tất cả mọi sự mọi vật đều có liên hệ mật thiết với nhau để sinh, diệt. “Cái này hiện hữu th́ cái kia hiện hữu; cái này không hiện hữu th́ cái kia không hiện hữu. Cái này sinh thành th́ cái kia sinh thành; cái này hủy diệt th́ cái kia hủy diệt” (1).

Sự xuất hiện của đức Phật trên thế gian cũng không ngoài duyên sinh. Nhưng duyên sinh, nói theo Bát-bất (2) là bất sinh, nên cũng bất diệt. Cái ǵ được sinh ra từ những điều kiện nhân duyên, cái đó không có tự tánh, không thực hiện hữu, không thực sinh ra. Có nghĩa rằng sự sinh không có thật, v́ vậy sự diệt cũng không có thật. Sinh-tử chỉ là ảo tưởng, ảo mộng, ảo giác.

Một cách nói khác của bất sinh - bất diệt là vô lai - vô khứ khi mô tả sự hiện hữu và tịch diệt của đức Phật: “Như Lai ấy, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu – nên gọi là Như Lai.” (3)

Dù vậy, trên mặt hiện tượng, trên b́nh diện tục đế, người ta thấy đức Phật có sinh có diệt. Đại sư Long Thọ cũng “thấy” (kiến) Phật hiện hữu nên đă cất lời ca tụng và đảnh lễ ngay từ bài kệ mở đầu của Trung Luận (4):

“Nói được [lư] nhân duyên ấy

Khéo trừ các thứ hư luận

Con cúi đầu lễ Phật

[Đă nói lư nhân duyên]

Đệ nhất trong các thuyết.” (5)

Đại sư Long Thọ đă thấy Đức Phật sinh-diệt như thế nào? Hăy nghe Đại sư Trí Quang: “Phật không nhập diệt. Cái nhân bồ-tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đă không bao giờ hết. Phật ở bên ta. Ta không thấy Phật chỉ v́ ta thấy là thấy sống-chết mà Phật th́ phi sinh-diệt. Nhưng mù nên không thấy mặt trời mà vẫn sống nhờ ánh sáng của nó. Ta không thấy Phật nhưng ơn hóa độ của Phật không rời bỏ ta, ta vẫn luôn luôn được hưởng.” (6)

Thấy (kiến) pháp thân Phật (7) th́ mới thực sự thấy được một đức Phật bất sinh bất diệt.

 

Và dù thế nào, trong lịch sử nhân loại, hơn hai ngh́n năm trăm năm trước, đă có một đức Phật sinh ra trong cơi đời ô trược, vượt lên từ cơi ấy như hoa sen vươn khỏi bùn lầy, trải bao khổ nhọc t́m cầu chân lư; và cuối cùng, sau 49 ngày đêm thiền định, vừa khi Sao Mai mọc, đă chứng được tuệ giác vô thượng.

Xin cung kính đảnh lễ đức Như Lai, bậc toàn thiện toàn giác, đă tùy duyên ứng hiện để dẫn đạo chúng sinh, vượt thoát vũng lầy thống khổ của trần gian như sen xanh, sen trắng, sen đỏ, sen vàng… (8) theo thời gian, trước sau ǵ cũng sẽ ra khỏi mặt nước để tỏa ngát hương thơm trên mặt hồ.

 

Mùa Phật Đản, 2023

 

_______________

 

(1)    "Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử sinh tắc bỉ sinh, nhược thử diệt tắc bỉ diệt…" (Kinh Trường A Hàm).

(2)    Bát-bất Trung Đạo là 8 nguyên lư phủ định của Luận sư Long Thọ (150 – 250, thế kỷ 1-2) nhằm phê b́nh và phá hủy mọi kiến chấp, thiên chấp của ngoại đạo và một vài bộ phái Phật giáo đương thời, gồm: Bất sinh, bất diệt; bất thường, bất đoạn; bất nhất, bất dị; bất lai, bất xuất.

(3)    “Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai” (Kinh Kim Cang, Uy nghi Tịch tĩnh, đoạn 29)

(4)    Bộ luận lập thuyết của Bồ-tát Long Thọ, làm nền tảng cho Trung quán tông tại Ấn độ vào thế kỷ thứ 1 & 2, và Tam Luận Tông tại Trung Hoa từ thế kỷ thứ 5 mà ngài Cưu-ma-la-thập được xem như là khai tổ.

(5)    Trung Luận, Phẩm thứ nhất, Phá nhân duyên, kệ thứ 2: “Năng thuyết thị nhân duyên / Thiện diệt chư hư luận / Ngă khể thủ lễ Phật / Chư thuyết trung đệ nhất.”

(6)  Kinh Pháp Hoa, HT. Thích Trí Quang dịch - trích Lược dẫn, Lược nói chủ ư, trang 5.

(7)  “Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” - Kẻ nào nh́n Như lai qua sắc tướng, âm thanh, kẻ ấy đang lạc vào đường tà, không thể thấy được Như Lai (Kinh Kim Cang)

(8)  Mượn h́nh ảnh từ một đoạn trong kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanà Sutta – Trung Bộ)

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 04/30/23