Thư ṭa soạn số 105

 

(tháng 08.2020)

 

 

 

THỐNG KHỔ TRẦN GIAN

 

 

 

Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối căi. Chính v́ không ai có thể tránh khỏi, khổ đau trở nên b́nh thường trong cảm nhận chủ quan của mỗi người; và nó chỉ khởi hiện rơ rệt khi bị đẩy lên vượt mức. Đến lúc ấy, người ta mới gục đổ và chịu nh́n nhận sự thật.

Chúng ta vờ quên đi rằng có một sự khổ, nhỏ hay lớn, luôn chực sẵn để đến với ḿnh, bất cứ lúc nào. Chúng ta ngoảnh mặt với khổ đau, cố bám lấy những niềm vui tạm bợ để vượt qua đời sống này; hoặc giả, chúng ta đă tập quen chấp nhận, chịu đựng khổ đau.

Ngoảnh mặt hay chịu đựng không phải là cách giải quyết khổ đau. Trên thực tế, khổ đau đă theo chúng ta suốt chặng đường từ khi sinh ra cho đến khi ĺa đời. Các tôn giáo đă hướng dẫn chúng ta phương cách thoát khổ. Nhưng dù là bằng phương cách nào, trước tiên phải nhận chân được nguyên nhân gây nên khổ đau mới có thể t́m ra con đường trị liệu thích hợp.

Những thống khổ từ nghèo đói, bệnh hoạn, bất công xă hội, chiến tranh, thiên tai... chỉ là những hiện tượng mà ai cũng có thể thấy được, và có thể góp công sức hay tiền bạc để làm giảm thiểu hoặc xoa dịu. Nhưng nếu chiêm nghiệm sâu sắc hơn, sẽ thấy nguồn gốc khổ đau của con người là do tham và ái. Tham cầu những ǵ ḿnh chưa có, hoặc có rồi mà không thấy đủ; yêu bản thân, yêu những ǵ thuộc về bản thân, yêu những ǵ bản thân muốn chiếm hữu hoặc đă chiếm hữu, yêu cả những ǵ đă được bản thân đồng hóa (như gia đ́nh, nơi sinh ra, nơi sinh sống, dân tộc, màu da, tôn giáo, đảng phái, chủ thuyết, lư tưởng...). Nếu tham và ái luôn được đáp ứng thỏa đáng, và thành quả của chúng là thường hằng th́ sẽ không có khổ đau, thống hận. Nhưng đó chỉ là thành quả (hay hạnh phúc, thỏa măn) của chính cá nhân ấy, chưa kể là sẽ tác hại đến người khác như thế nào. Sự tham lam, chiếm hữu vô độ của một cá nhân chắc chắn sẽ gây thiệt tḥi, tổn hại đến bao nhiêu người khác, trong gia đ́nh, ngoài xă hội. Ngoài ra, kết quả của tham và ái này luôn bị tác động, chi phối bởi tính chất bất định, biến hoại của mọi sự mọi vật, và kể cả tâm lư. Do đó, hạnh phúc của cá nhân tham ái sẽ thay đổi, và thành quả vật chất mà cá nhân ấy thu đạt được cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi và luôn chuyển dịch của mọi hiện tượng tâm lư, vật lư trên thế gian này kết thành nỗi thống khổ chung, phổ cập toàn nhân loại và sinh chúng.

Đặc tính của biến hoại cũng chính là đặc tính của khổ đau con người.

Hành giả dấn thân vào đời, chỉ có mỗi tâm nguyện là trang trải ḷng thương của ḿnh đến tất cả, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu-nghèo, đẳng cấp... Máu và nước mắt của con người, dù ở quốc gia hay địa vực nào, cũng đỏ và mặn như nhau (*), và vẫn là kết tinh của nỗi khổ sinh-tử. Thống khổ của con người và chúng sinh là vô tận; cho nên chí nguyện ban vui cứu khổ cũng vô tận. Trải nghiệm niềm đau nỗi khổ của chính ḿnh mà thương tưởng đến tất cả chúng sinh. Dùng cái tâm ban đầu và đôi mắt tràn ngập thương yêu để ứng xử với cuộc đời. Không đứng bên này, bên kia, mà đứng từ nơi vũng lầy thống khổ của thế gian để cất bước đi của những kẻ khiêm cung, siêu xuất.

 

 

 

_________

 

(*) H́nh ảnh và ư này mượn từ một châm ngôn Phật giáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 08/26/20