Thư ṭa soạn số 104
(tháng 07.2020)
SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đă đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.
Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đă cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ư nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ư kiến, quan điểm của ḿnh th́ lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ư nghĩ, lập trường của ḿnh th́ tin ngay, khỏi cần biết có hợp lư hay không trên thực tế.
Nói hay viết đă lười, v́ nghe/đọc của người khác thấy hay và hợp ư rồi, chỉ cần lặp lại một cách vô thức; làm th́ chỉ có mỗi một động tác là nhích con chuột, dùng một ngón tay trỏ, bấm chọn biểu trưng cảm giác của ḿnh, rồi chia sẻ ngay với hàng trăm, hàng ngàn người khác cái thông tin mà thân/bằng hữu của ḿnh vừa đăng lên. Có khi không đọc, không nghe mà vẫn cứ bấm thích và truyền đi, v́ tin rằng bạn bè, tổ chức, đảng phái của ḿnh đă đọc và suy nghĩ rồi mới phóng lên mạng. Cứ thế, tạo nên một thứ “hiệu ứng bầy đàn,” và “hành vi của bầy cừu” (1) trên không gian mạng, ảnh hưởng ngược vào đời sống thực tế của gia đ́nh, xă hội.
Xă hội trở nên rối loạn, phân hóa, tách ra thành từng mảng, từng nhóm, tự động kéo nhau theo sự thúc đẩy và mời gọi của những tiếng nói hợp ư, hợp t́nh. Tính cách và tâm lư bầy đàn đă bị lạm dụng bằng nhiều h́nh thức từ thô thiển đến tinh tế, để lôi kéo quần chúng cho mục tiêu tôn giáo, chính trị, xă hội và cả kinh tế.
Người có trí th́ không để bị dẫn dắt bởi dư luận hay bởi ư kiến đám đông; không vội vàng tin vào những thông tin, lời đồn, dư luận; đánh giá sự việc một cách khoa học, có luận lư; lượng định một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết th́ phải t́m hiểu nguồn gốc sự thật; phân biệt đâu là sự thực khách quan và đâu là quan điểm, ư kiến chủ quan (2). Biết cái ǵ là sự thực rồi th́ hăy chấp nhận là sự thực, không cố gắng gán ghép cho nó một tính cách giả dối nào đó để biến nó thành không thực. C̣n những ǵ là quan điểm, ư kiến, ư thức hệ (của cá nhân, tập thể), cũng khó mà kết luận là đúng hay sai. Cho dù một quan điểm nào đó của ḿnh, qua kinh nghiệm thực tế có thể chứng minh được là đúng th́ cũng chỉ là cái đúng tương đối, không thể buộc người khác phải chấp nhận tin theo; v́ đă là ư kiến th́ không phải mọi người (với bối cảnh văn hóa và tri thức sai biệt) đều suy nghĩ và nhận định như nhau. Người ta sẽ bàn căi, xung đột với nhau về quan kiến suốt cả đời không chắc đă t́m ra mẫu số chung, mà có thể c̣n truyền cả sự xung đột ấy cho nhiều thế hệ sau.
Trong thế giới điên đảo ngày nay, người con Phật áp dụng Bát Chánh Đạo (3) vào đời sống thường nhật, sẽ nhờ chánh kiến mà không bị rơi vào tà kiến, thiên kiến, ác kiến; nhờ chánh tư duy mà biết chiêm nghiệm, truy t́m sự thật, không bị lôi kéo bởi các tin đồn, tin giả, và những tuyên bố bịa đặt, dối trá; nhờ chánh ngữ mà tránh nói những lời hư dối, lời ác, lời thêu dệt đăi bôi, lời hai chiều chia rẽ.
Sống chân thực, sống với lương tri th́ không thể chấp nhận, tán thành những điều ngoa ngụy, điêu trá; và nhất là không thể cổ vũ hay ủng hộ bất kỳ cá nhân hay tập thể bất chánh nào.
Không có nhân xấu/ác nào có thể đưa đến kết quả tốt/lành.
Không có hạt giống hư dối nào có thể nẩy mầm chân thực, an vui.
Sống giữa cơi đời hỗn mang này, đừng vội tin ai, nhưng hăy tin rằng nhân lành mới trổ quả lành. Thế giới ngày mai ra sao là do nơi nhân lành của mỗi người hôm nay gieo xuống: từ ư nghĩ lành, tác động lên lời nói và hành động lành, khởi từ ḷng yêu thương, hướng về khắp tất cả.
____________
(1) Theo nghiên cứu của các nhà tâm lư, xă hội và kinh tế học, có một thành phần rất đông trong xă hội dễ bị chăn dắt, hướng dẫn (như đàn cừu) bởi những người khôn ngoan hơn (như sói). Những người này khá thụ động, ít suy nghĩ, không chịu xét đoán, nặng về bản năng, thường a dua theo đám đông (v́ nghĩ rằng không lẽ nhiều người làm như vậy mà lại sai lầm!), cứ hành động và hô hoán ồn ào theo đàn nhóm mà không cần biết hậu quả ra sao, tương lai thế nào. Càng nhiều người bị dẫn về một hướng th́ hiệu quả càng lớn, càng mạnh hơn, kéo theo hàng chục, hàng trăm lần những người và đàn nhóm khác cùng tin theo, làm theo. Đây gọi là hiệu ứng tâm lư bầy đàn, hành vi bầy đàn, tâm lư đám đông, bản năng bầy đàn (herd effect/herd behavior/psychology of crowd/herd instinct).
(2) Sự thật (fact), là điều thực tế có thể chứng minh được bằng chứng cớ, dù ở quốc gia này hay quốc gia kia, đảng phái này hay đảng phái kia (ví dụ: con người cần phải ăn uống để sinh tồn. – Đây là một sự thật không thể chối căi). Quan điểm, ư kiến, quan niệm (opinion) là cái người ta tin, nghĩ hoặc cảm giác nhưng không thể chứng minh được là đúng hay sai; hoặc có thể đúng với người này nhưng không đúng với người kia (ví dụ: những người có màu da như vậy là những người thông minh, cao quư nhất. – Đây chỉ là ư kiến, quan điểm của cá nhân hay một tầng lớp người, không phải là sự thật tuyệt đối với tất cả mọi người). Fact vs. Opinion được dạy từ cấp tiểu học ở Mỹ. Không nhớ chương tŕnh giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975 và sau năm 1975 có dạy cho trẻ em phân biệt được giữa fact (sự thực) và opinion (quan điểm) hay không; nhưng nh́n thực tế xă hội hiện nay, có vẻ như những người Việt lớn tuổi ở nước ngoài khi tham gia sinh hoạt liên mạng, đă không biết đâu là thực, đâu là giả — luôn tin hoàn toàn vào những ǵ nghe, thấy qua thông tin mà phe cánh của ḿnh đưa ra; và hoàn toàn không tin vào những ǵ do những người thuộc phe cánh khác nói. Gần đây, các nhà giáo dục và xă hội nhận thấy cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh, sinh viên, cũng như người dân trong nước tránh những ngộ nhận về các thông tin có thể là bịa đặt (hoax), tuyên truyền (propaganda), báo cáo cẩu thả về một sự kiện hay một tuyên bố gây hiểu lầm (sloppy reporting of an event or statement, causing misunderstanding), tŕnh bày thiên vị về một t́nh huống phức tạp (a biased presentation of a situation that is not very simple), bằng cách: kiểm tra nguồn (source) từ đâu, có đáng tin cậy không, có thiên vị không, có phải là châm biếm không. Để t́m ra một cách nhanh chóng các thông tin và thông báo lừa bịp, có thể kiểm tra với: www.factcheck.org; kiểm tra tuyên bố chính trị của một nhân vật hay đảng phái: www.politifact.com; kiểm tra một bức ảnh được sử dụng với một câu chuyện gán theo rất đáng nghi ngờ, hăy vào: www.tineye.com; nghi ngờ một ư kiến hay sự kiện được nêu ra trên truyền thông có thiên vị hay không: www.allsides.com (nếu là ư kiến – opinion, th́ sự thật hỗ trợ cho nó /facts used to support the opinion/ là ǵ, từ nguồn nào), hăy kiểm chứng với www.factcheck.com; để kiểm tra các t́nh huống, quang cảnh và các chủ đề truyền thông thay đổi liên tục, hăy vào www.snopes.com; để biết một sự kiện hay câu nói là nghiêm túc hay chỉ là châm biếm mỉa mai, hăy vào: www.realorsatire.com; để t́m ra câu chuyện tin tức có thật hay không, hăy vào: www.factitious.com. Tất nhiên, trong những cái thật có khi cũng bị sai sót v́ lư do nào đó, nhưng nếu kiểm tra kỹ, biết đối chiếu các nguồn vô tư đáng tin cậy ở trên, sẽ giúp t́m ra sự thật một cách nhanh chóng, dễ dàng.
(3) Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo, là con đường tám nhánh (gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) dẫn đến giải thoát, niết-bàn.
TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN