Thư ṭa soạn số 68

 

(tháng 07.2017)

 

 

 

ĐƯỜNG XƯA

 

  

Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố.

Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể.

Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường.

Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ.

Xe cộ mười năm, người trăm năm.

 

Đi qua lao xao phố phường, chợt lặng cười.

Dừng lại nơi ngă tư đường. Chờ đợi. Trầm mặc tư duy.

Nhớ nhân vật Sidhartha của Hermann Hesse trong Câu Chuyện Ḍng Sông, từng nói sở trường của một du sĩ không nhà là “nhịn đói, suy tư, và chờ đợi.”

Sidhartha của Hermann Hesse chẳng qua là hóa thân của Sidhartha Gautama, đi vào trần gian bằng con đường của một gă lang thang vô định, không chọn trước một con đường nào, dù đă được khai thị bởi Sidhartha Gautama qua nhiều thời pháp…

Nơi ngă tư đường phố thị. Đèn đỏ đèn xanh hiệu lệnh cho xe, cho người. Những người ngoan phục đă sống quen dưới sự điều khiển của điện tử. Nề nếp văn minh được biểu hiện bằng sự sáng tạo của một thiểu số thông minh—về kỹ thuật số, mà không biết cách nào để sống hồn nhiên với loài người trong thế kỷ mới. T́m kiếm phương cách sống tiện nghi, thuận lợi nhất bằng sự lăng phí tất cả thời gian, năng lực và tiền bạc của vô số người. Thiểu số người đang chế tạo những con robots có thể thay thế con người làm tất cả việc, trong khi loài người càng lúc càng sinh sôi tràn lan trên mặt đất. Rồi ra, con người sẽ cảm thấy ḿnh vô dụng so với những robots được sáng chế bởi thiểu số ưu tú (elite). Vô dụng rồi th́ ở đâu, làm ǵ cho hết thời gian cuộc đời! Khi thiểu số người được ưu đăi leo lên đến đỉnh cao của đời sống văn minh (kỹ thuật), vô số người khác bị bỏ lại bên lề cuộc đời. Rồi thất nghiệp, thất chí, bất măn, biểu t́nh, đi bầu đại cho ai hứa hẹn những ǵ hợp ư ḿnh nhất. Lẩn quẩn canh bạc đỏ-đen trong hí trường, và chính trường. Thế giới như được nhào nặn, uốn nắn theo ṿng trôn ốc đă được định sẵn mà điểm đến của nó thường là trở lại nơi khởi đầu.

Những người năm trước và những người năm sau, xem chừng tờ tợ như nhau. Lặp đi lặp lại những điệp khúc vui-buồn. Cười thật lớn với những niềm vui rất nhỏ. Khóc khá nhiều bởi những chuyện không đâu. Lăng xăng nơi chốn đông người. Những người già người trẻ của hai ba thế hệ, cùng ngồi nơi bàn ăn, không nh́n nhau. Miệng nói, tay bấm, điện thoại chẳng rời tay. Như thể đời nầy bận rộn những điều quan trọng bậc nhất.

Những mùa lễ lạc, những buổi tŕnh diễn, thi nhau ca tụng tán dương những thành quả hữu h́nh, và những ǵ tính đếm được (bằng nhân số, con số), không dính nhập ǵ đến niềm b́nh an tự tâm. Thi đua xây dựng những đền đài, dinh thự thật lớn với tấm ḷng bé xíu và cái ngă thật to. Ngă càng to, càng làm chật chội đất trời.

 

C̣n nơi nào cho một gă cùng tử lang thang ghé bước, dừng chân?

Nhịn đói, dễ thôi. Suy tư, dễ thôi. Chờ đợi, cũng dễ thôi. Nhưng chờ đợi ǵ giữa những mùa trăng mây phủ dầy đặc khung trời. Khi trăng vằng vặc soi chiếu trên sân vườn nhỏ th́ mắt xanh năm nào đă mờ đục. Gỡ mắt kiếng xuống, chỉ thấy ḷa nḥa bóng trăng, như là hoa đốm, giữa hư không.

 

Con đường xưa ai đă đi qua, có chăng một dấu hài.

Loay hoay, quanh quẩn một đời với những con đường tráng nhựa, những con đường thẳng băng dẫn đến các dinh thự lầu vàng, những con đường trải sỏi trắng sáng, những con đường lát đá hoa cương phẳng tắp, những lối ṃn ngang qua cỏ xanh bị dẫm nát, những con đường gập ghềnh quanh co bên suối rừng…

 

Chợt một ngày trơ vơ trên đỉnh núi, ngơ ngác nh́n xa tận chân trời.

Muốn đi lại con đường xưa, mà hun hút bóng chim bay.

Ráng hồng phủ xuống nửa ṿm tây.

Vạt nắng tan theo mắt ướt chiều tha hương.

Con chim ưng lẻ loi, bay lơ lửng trên bầu trời sa mạc trong xanh.

Kẻ phong trần lần t́m minh châu nơi chéo áo.

Bao năm ngủ/thức với đêm/ngày và hai vầng nhật/nguyệt trên cao, chỉ tự hỏi đâu là con đường.

Sidhartha từ một kẻ sở hữu tất cả đă tự nguyện làm kẻ không nhà lang thang, rồi lại sở hữu tất cả, rồi lại một lần bên ḍng sông, buông bỏ hết.

Bên ḍng sông, trong ḷng sông.

Lắng nghe ḍng thời gian và giấc mộng trường sinh chảy qua cầu.

 

“Người đứng măi giữa ḷng sông nhuộm nắng

Kể chuyện ǵ nơi ngày cũ xa xưa

Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng

Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa…” (Tuệ Sỹ)

 

Có chăng dấu tích hay vết ṃn từ một con đường mà du sĩ Sidhartha Gautama năm nào đi qua.

Đường xưa và đường nay khác nhau những ǵ.

Ồ, những du sĩ ngày nay không làm du sĩ nữa. Và cũng không làm ẩn sĩ.

Có mặt khắp nơi, sở hữu tất cả—mà không ǵ có thể buông bỏ được.

Những ǵ người nay sở hữu được chất đống, ngổn ngang, đóng lại tất cả con đường; trong khi người xưa chỉ cần trí tuệ để mở ra tất cả con đường.

Đóng hay mở, giữ hay buông, chỉ từ một tia chớp của trí tuệ.

 

Ai như Gautama một lần đi ngang trần gian nầy. Có tất cả, buông tất cả.

Ngay cả trí tuệ siêu việt khó người đạt đến—trí tuệ mà người nay lấy làm sự nghiệp giác ngộ, cũng buông bỏ, vượt qua.

Con đường xưa, v́ buông bỏ mà không lưu lại dấu vết nào.

Có thể nào đi lại con đường ấy hay không?

Vẫn có một con đường để đi.

Vẫn có một khung trời để bay.

Sa mạc b́nh yên.

Mặt hồ tĩnh lặng.

Bầu trời không mây.

Con đường không lối.

Chỉ là buông hay không buông mà thôi.

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/28/17