Thư ṭa soạn số 67

 

(tháng 06.2017)

 

 

 

NGÔN NGỮ VÀ SỰ THẬT

 

  

Từ vụ Đại Bùng nổ (Big Bang) đến kỷ nguyên gọi là “Bùng nổ Thông tin” (the Information Explosion) cách nhau khoảng 15 tỉ năm.

Vũ trụ theo lư thuyết Big Bang đă theo thời gian giăn nở, bành trướng không cùng tận. Ngày nay chúng ta thấy sự bùng nổ thông tin cũng trong tiến tŕnh khuếch trương, mở rộng, không giới hạn. Nhưng thế giới loài người trên hành tinh nầy, chỉ là một hạt bụi nhỏ trong hàng tỉ tỉ định tinh và hành tinh trong vô số thiên hà… Nghiệm về thời gian và không gian vô cùng tận của vũ trụ để thấy thân phận nhỏ nhoi của trái đất, và của lịch sử văn minh loài người (kể từ khi bắt đầu đời sống nông nghiệp, và có chữ viết—sớm nhất là từ 5000 năm cho đến 8000 năm trước công nguyên). Vũ trụ mênh mông vô hạn như thế, cho nên Trần Tử Ngang (thời Sơ Đường, thế kỷ thứ 7, chưa có thuyết Big Bang) nh́n trời nh́n đất bằng mắt thường mà đă “niệm thiên địa chi du du” (1) rồi.

Thử nh́n lại từ thuở phôi thai của kư họa, kư tự, văn tự cho đến thời đại “bùng nổ thông tin” ngày nay, văn học thế giới đă từng nhiều lần canh tân, cách tân qua những trào lưu hiện đại, hậu hiện đại, (và chuẩn bị cho) hậu-hậu hiện đại… đă tiến đến mức nào? Và phải chăng v́ “thông tin” bùng nổ, tràn lan, “quá tải” (information overload) đă giết chết văn học và nghiễm nhiên chiếm lĩnh các văn đàn, thi đàn, diễn đàn liên mạng? Chính v́ thông tin quá tải mà người ta chỉ đọc vội vàng, qua loa những ǵ hấp dẫn, “nóng sốt,” chẳng c̣n thời giờ đâu mà nhẩn nha đọc thơ, đọc truyện, thưởng thức văn chương thi phú. Thông tin bùng nổ rất bổ ích cho việc “truyền thông” tự do và trung thực tin tức của mọi quốc gia, châu lục, và đồng thời cũng rất có hại cho những chính quyền độc tài, toàn trị, gia đ́nh trị; rất bổ ích cho người chịu khó học hỏi, cầu tiến, và rất hại cho kẻ lười biếng tư duy, điên cuồng bảo vệ niềm tin và thói quen tôn thờ lănh tụ của ḿnh.

Nh́n chung, thế giới chữ nghĩa hiện nay, thông tin nhiều, thông hiểu ít; văn tự nhiều, ư nghĩa cạn; nói nhiều, làm không bao nhiêu, hoặc nói mà không làm, hoặc nói một đàng làm một nẻo; nói khoác lác khoa trương h́nh thức th́ nhiều, thực chất th́ rỗng tuếch… Phương tiện thông tin th́ vô hạn, ai cũng có thể mở một hay nhiều tài khoản (accounts) trên mạng, đăng tin, đăng thơ văn của ḿnh, đạo thơ văn của người (cố ư hay vô t́nh), đăng h́nh ảnh, đăng chuyện riêng tư, đăng chuyện thiên hạ (tôn giáo, chính trị, xă hội)… Từ một tổng thống (uyên bác hay ít học) cho đến những kẻ nghèo cùng (trí thức hay học ít), đều b́nh đẳng như nhau: ai cũng có một trang riêng, một thế giới riêng của ḿnh để tự giới thiệu bản ngă, tên tuổi, đời sống cá nhân hay những ǵ ḿnh làm, bênh vực hoặc chỉ trích người khác, để rồi tạo nên những diễn đàn đánh phá, công kích lẫn nhau. Rồi có chuyện tin giả, tin thật. Lại có chuyện “bôi nhọ lănh đạo” (của tôn giáo hay chính quyền) để rồi có lệnh cấm. Thế giới thông tin, chữ nghĩa đúng là đă bùng nổ. Không chuyện ǵ có thể giấu măi. Không chuyện ǵ có thể được lượng giá một chiều. Thật-giả, vàng-thau lẫn lộn, hỗn tạp, nhốn nháo, ồn ào trên một sân chơi mở rộng. Nhưng tin thật hay tin giả, rồi cũng được sàng lọc theo thời gian, theo nhận thức chín chắn của mọi người. Cuối cùng, bên dưới, và đàng sau những ngôn từ, vẫn là sự thật (của thế giới tương đối), là chân lư (của cảnh giới tuyệt đối).

Ngôn ngữ thực ra chỉ là bóng dáng của sự thật. Ngôn ngữ được sử dụng để nói về sự thật, hướng dẫn truy t́m sự thật. Chức năng của ngôn ngữ là t́m cách đặt tên, gọi tên sự thật, nên muôn đời ngôn ngữ chỉ là biểu tượng của sự thật chứ không phải sự thật. Nhưng không có ngôn ngữ, người ta cũng không thể nào tiếp cận được sự thật. V́ vậy, ngôn ngữ một thời hầu như chỉ được sử dụng bởi những đầu óc uyên thâm: nhà hiền triết, nhà đạo, nhà ngôn ngữ, nhà “phù thủy ngôn ngữ,” nhà văn, nhà thơ… như là những mật ngôn thiêng liêng có thể chạm đến những tầng trời cao ngất, những ch́a khóa vạn năng có thể mở vào các cảnh giới nội tâm sâu thẳm. Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều được quyền b́nh đẳng sử dụng ngôn ngữ của ḿnh trên một mạng lưới trùm khắp cơi nhân gian phức tạp, nhầy nhụa. Và một khi, ai cũng có thể cất được tiếng nói, sự thật càng khó hiển bày. Mặt khác, nhu cầu sinh hoạt liên mạng toàn cầu cũng đ̣i hỏi thứ ngôn ngữ “bá nạp,” hỗ lốn, dón gọn, vắn tắt, giống như những kư hiệu, đầu tự ngữ (acronym) để dân xứ nào cũng có thể hiểu được, hoặc đoán ra được; cho nên, ngôn ngữ (và văn hóa) đặc thù của mỗi sắc dân đang trên đà biến hoại để tiến dần đến một thứ ngôn ngữ (và văn hóa) chung.

Giữa ngôn ngữ và sự thật là một lớp cách ly sâu dầy, nay lại phủ thêm nhiều lớp sương mù từ tính cách thật/giả, trung thực/ngoa ngụy, sang cả/nghèo mạt… Có những sự thật bị giấu kín từ lâu, nay phơi bày hiển nhiên khiến người ta ngỡ ngàng, kinh ngạc, xúc động; nhưng phơi bày nhiều quá và lặp đi lặp lại quá nhiều lần đến độ những ǵ tốt đẹp nhất hay tệ hại nhất cũng trở thành phổ thông, b́nh thường, th́ nhận thức và cảm xúc của con người sẽ trở nên trơ ĺ, vô cảm. Từ cảnh giới liên mạng nầy, những ǵ huyễn ảo trở nên rất thật, những ǵ trung thực trở nên rất ảo. Người ta phải thật sáng suốt và tinh tế mới có thể nh́n xuyên thấu những lớp sương mù dầy đặc của ngôn ngữ, văn tự, kư hiệu… để nhận chân được sự thật của đời sống.

Và sự thật trên đời, sau màn ảnh của máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động… là vẫn có hàng chục triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng, đă và sắp chết đói ở châu Phi. Sự thật là hàng mấy trăm triệu cho đến một tỉ người dân suốt đời, qua bao thế hệ, vẫn chưa thấy được tự do no ấm thực sự trên quê hương của thi sĩ Trần Tử Ngang—kẻ từng rơi lệ khóc một ḿnh (1). Sự thật là trên hai chục triệu người dân phải c̣ng lưng làm việc đầu tắt mặt tối (vẫn không đủ ăn) để nuôi dưỡng một chế độ độc tài tập quyền, cha truyền con nối tại một nước hung hăng lấy vũ khí hạt nhân ra để buộc thế giới quan tâm. Sự thật là ngay trên xứ sở được cho là hùng mạnh, văn minh hàng đầu thế giới, vẫn có hàng triệu người thất nghiệp, thiếu ăn, không nhà, và đâu đó vẫn c̣n nạn kỳ thị chủng tộc bởi những người tự cho ḿnh là hàng thượng đẳng (supremacy). Sự thật là hàng chục triệu người dân nghèo đói, thất nghiệp triền miên, tiếp tục đấu tranh, biểu t́nh đ̣i tự do dân chủ tại một nước Nam Mỹ đang hăm hở tiến lên chủ nghĩa xă hội. Sự thật là các cuộc chiến từ những quốc gia Trung Đông đă tạo nên làn sóng tị nạn chưa từng có, với hàng triệu người di cư đường bộ, đường biển; và riêng tại Syria đă có hơn 300 ngàn người chết v́ bom đạn. Sự thật là hàng mấy chục triệu người dân vẫn tiếp tục chịu đựng sự mất chủ quyền làm dân, mất chủ quyền trên lănh hải lănh thổ của ḿnh, mất tất cả quyền căn bản của con người trên chính xứ sở được mệnh danh bốn ngàn năm văn hiến. Sự thật là hàng triệu người dân ven biển phải bị trắng tay, thất nghiệp, chịu ảnh hưởng môi trường nhiễm độc nhiều thế hệ để làm giàu cho một chế độ chỉ biết thỏa hiệp làm lợi cho tư bản nước ngoài, thậm chí bán đất bán biển do tổ-tiên để lại… Như vậy, như vậy, những sự thật càng lúc càng được phơi bày rơ ràng, cụ thể hơn, nhưng những kẻ vô tâm, man trá, vẫn hả hê sung sướng, mặc t́nh bao thống khổ của lương dân, tiếp tục ḅn rút, thụ hưởng những đặc quyền đặc lợi cho cá nhân, gia đ́nh, thân tộc, và bè đảng của ḿnh.

Ngôn ngữ nhân gian bây giờ như thế. Những dối trá th́ được nhà cầm quyền ca tụng, bắt người dân phải tin là thật, trong khi sự thật có chứng cớ rơ rệt khi được báo động lên mạng, không đúng ư và chủ trương của lănh đạo th́ bị cho là tin giả, t́m cách bôi xóa, ngăn chặn, kết tội phản động, phản quốc. Thống khổ nhăn tiền đă không được nói đến cặn kẽ, không t́m ra được những phương lược giải quyết, dù chỉ tương đối trên bề mặt hiện tượng; trong khi những từ ngữ trừu tượng như văn minh, văn hóa, độc lập, tự do, hạnh phúc th́ càng trừu tượng xa vời hơn bao giờ. Giá trị nội tại của các từ ngữ nầy đă bị đục ruỗng và trống hoác bên trong, không c̣n gợi lên chút ǵ để mà liên tưởng.

Ngôn ngữ nhân gian đă thế, ngôn ngữ nhà đạo cũng không kém phần xa vời, khô khan, sáo rỗng. Có thể nói thật nhiều về “Khổ đế” (2) mà không liên kết, bao hàm được nỗi thống khổ vô vàn của đồng loại chung quanh. Có thể nói thật nhiều về “vô ngă” mà càng lúc càng thấy cái ngă bành trướng, khuếch trương, bùng nổ y như cách thế vận hành của Big Bang, hoặc gần hơn như vụ Bùng nổ Thông tin, về chính cá nhân ḿnh. 

Làm sao mà ra nông nỗi như vậy! Chỉ v́ ngôn ngữ, hay v́ mạng lưới thông tin? Có thể nào dẹp hết ngôn ngữ văn tự chăng? Có thể nào cất bỏ các mạng lưới chăng? — Không. Ngôn ngữ tự nó không hại, phương tiện truyền đạt ngôn ngữ cũng không tệ. Tệ hại hay không là do chính người sử dụng, và người đọc, người nghe.

Vậy, với t́nh trạng của ngôn ngữ và sự thật ngày nay, nhà đạo sẽ nói ǵ, sử dụng phương tiện thiện xảo nào để truyền đạt lư tưởng và con đường cao đẹp của ḿnh? — Chắc chắn vẫn là lần theo dấu vết của người xưa mà trực nhận chân lư. Như Tăng Duệ trong bài Tựa viết cho Trung Luận, từng nói “Cái Thật mà không được nêu danh th́ không thể tỏ ngộ” (3). Mặt trăng mà không có ngón tay hướng dẫn cũng khó nh́n thấy (4). Nhưng đừng măi chấp vào cái danh (tên, ngôn ngữ, văn tự, kư hiệu…); cũng đừng ba hoa về ngón tay khi chính ḿnh không chịu nh́n về hướng trăng; cũng đừng trách ngón tay sao không phải là mặt trăng.

Thực ra th́ một lúc nào đó sẽ không cần ngón tay nữa mà vẫn có thể thấy trăng, ngắm trăng. Ngôn ngữ cũng vậy, chỉ là phương tiện để hiển thị sự thật; khi đạt được sự thật, ngôn ngữ sẽ không c̣n cần thiết. Nhưng ngôn ngữ, chính nó cũng là sự thật trong thế giới tương đối. Ngôn ngữ có đời sống của nó, dù là tử ngữ hay sinh ngữ; và đời sống của ngôn ngữ cũng có thật như đời sống của nhân loại. Nó vừa là những kư hiệu giả định và diễn đạt về một sự thật mà đồng thời chính nó cũng là một sự thật. Sự thật của ngôn ngữ tạo nên nền văn học của quốc gia và thế giới, đồng hành với nhân loại qua bao lịch sử thăng trầm; và thường khi chính văn học (phân thân, hóa thân của ngôn ngữ) đă góp phần thăng hoa, giải thoát con người khỏi cuộc đời khổ đau nầy.

Chỗ diệu dụng của nhà đạo là làm sao có thể cất được tiếng nói như thực, sao cho tiếng nói ấy không quá xa rời sự thật. Tránh nói quàng xiên về những ǵ ḿnh không làm được; v́ càng nói nhiều về cái không biết, không hiểu, không chứng, chính ngôn ngữ nhà đạo cũng trở thành xảo ngôn, sáo ngữ. Hăy tôn trọng ngôn ngữ như đă tôn trọng sự thật. Hăy nói lời trung thực; bằng không, hăy im lặng.

 

Dù thế nào, trăng vẫn luôn hiển hiện trên ṿm trời xuân, hạ, thu, đông; vẫn thơ mộng như dáng kiều tha thướt đi qua ngh́n năm thiên cổ lụy; vẫn luôn soi chiếu trên sông biển mênh mông lai láng… Năm xưa trăng mọc trên sông Niranjara (5) thế nào th́ nay vẫn thế. Sông cạn, núi ṃn, vẫn c̣n một vầng trăng vằng vặc soi sáng đất trời bao la.

 

 

______________

 

 

(1) Trong bài “Đăng U Châu Đài Ca” của thi sĩ Trần Tử Ngang:

“Tiền bất kiến cổ nhân,

Hậu bất tri lai giả.

Niệm thiên địa chi du du

Độc thương nhiên nhi lệ hạ.”

Vĩnh Hảo dịch:

Bài ca lúc lên đài U Châu

Ngoảnh trước người xưa không thấy

Ngoái sau người mới chưa sinh

Nghiệm lẽ mang mang trời đất

Bất chợt lệ sa một ḿnh.

 

(2) Khổ đế là một trong Tứ đế (4 Sự Thật Cao Quư, giáo lư nền tảng của Phật giáo)

(3) Trung Luận — Tuệ Sỹ dịch. “實非名不悟” Thật phi danh bất ngộ.

(4) “…Kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hăy nh́n mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả; biết mọi ngôn ngữ của Như lai chỉ dạy cho bồ tát toàn là như vậy.” (Kinh Viên Giác, phẩm Thanh Tịnh Tuệ, HT. Thích Trí Quang dịch)

(5) Sông Ni-liên-thiền, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo.

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/28/17