Thư ṭa soạn số 59
(tháng 10.2016)
KHÔNG SỢ HĂI
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với ṭa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hăn (Afghanistan) đă cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ th́ từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng th́ từ các tổ chức tôn giáo, chính trị để nêu cao lư tưởng của họ, hoặc từ các nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn tiếng nói đối lập để giữ vững chế độ.
Từ “khủng bố” cũng được nghe quen từ bản Bát-nhă Ba-la-mật-đa Tâm Kinh do Pháp sư Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) dịch từ Prajñā Pāramitā Sūtra vào năm 649, sau được cô đọng lại thành bản Bát-nhă Ba-la-mật-đa Tâm Kinh 260 chữ. Trong kinh văn nầy, chữ “khủng” và “bố” đều mang nghĩa đơn giản là (bị) sợ hăi, đe dọa; mà để không bị sợ hăi, đe dọa, tâm phải tịch lặng, an nhiên, không bị vướng mắc, trở ngại (tâm vô quái ngại). Tâm không bị vướng mắc, ngăn ngại là tâm vô trụ (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm); tâm vô trụ là tâm không có tự ngă, là tâm bản nhiên, tâm bất sanh. Chỉ với cái tâm như thế, mới không c̣n sợ hăi.
Trong hoàn cảnh mà nhan nhản chung quanh chỉ toàn là những lời hư dối, người ta sợ phải nói những điều trung thực; nói ra có thể bị bắt bớ, đánh đập, tù đày; nói ra có thể bị mất việc, mất chức, mất địa vị, mất danh tiếng, mất cả tài chánh để nuôi thân và gia đ́nh, mất cả cơ sở sinh hoạt (chùa chiền, nhà thờ…). Cá nhân đă không dám nói lời trung thực, mà ngay cả tổ chức mà cá nhân đó tham dự cũng không dám bày tỏ điều ǵ khác với những hư dối chung quanh. Nghĩa là từ cá nhân đến tập thể, từ những tổ chức nhỏ đến những tổ chức lớn qui tụ hàng chục ngh́n, thậm chí hàng trăm ngh́n thành viên, có mặt với sứ mệnh văn hóa, giáo dục, phục vụ lợi ích số đông… mà trong một xă hội đạo đức băng hoại, tụt dốc, và trong nguy cơ mất nước, mất chủ quyền, cũng không thể mạnh dạn nói lên một lời trung thực.
Điều ǵ đă làm chúng ta sợ hăi không dám lên tiếng bảo vệ sự thực, không dám bày tỏ thẳng thắn mối ưu tư của ḿnh về t́nh trạng môi sinh đang bị hủy hoại, không dám đưa ra quan điểm của ḿnh về hiểm họa lănh thổ và biển đảo bị xâm lấn?
Chỉ v́ bảo vệ tự ngă của ḿnh mà thôi.
Sợ hăi là phản ứng của một người trước một sự kiện hay ấn tượng mà họ đă trải nghiệm, hoặc tiên đoán (nhờ rút tỉa từ kinh nghiệm), sẽ gây thiệt hại đến nhân thân (sức khoẻ, sinh mệnh) hoặc tổn thương, suy giảm đến những ǵ ḿnh sở hữu (danh dự, tài sản, sự nghiệp…).
Phản ứng này là do chấp vào một cái tôi (ngă chấp) ngay từ khi mới chào đời, rồi được bồi đắp và làm cho kiên cố, sâu nặng thêm theo thời gian với những ǵ được tạo dựng, sở hữu (ngă sở).
Cái tôi càng lớn, sợ hăi càng sâu.
Cái sợ nầy đến từ bên trong. Những đe dọa, khủng bố từ kẻ khác chỉ là phụ thuộc.
Đập vỡ cái vỏ của tự ngă th́ không c̣n sợ hăi, âu lo; không ai có thể đe dọa, khủng bố chúng ta được nữa.
Nhưng để làm được điều nầy, phải thấy được cả thân và tâm đều là ảo ảnh, không thực. Thân nầy không thực, tâm nầy (cảm giác, tư tưởng, hành nghiệp và nhận thức) cũng không thực.
Thân và tâm nầy không thực th́ cả thế gian nầy cũng không thực.
(Đă không thực th́ có cần phải lên tiếng về một sự thực, về nỗi thống khổ của số đông hay không?)
Bản chất của tự ngă, của thế gian chỉ là ảo ảnh, chỉ là giấc mộng huyễn hóa. Nhưng tác động nhân duyên của tự ngă và thế giới chúng sinh là có thực. Thống khổ của nhân sinh là có thực.
Khi chúng ta có tri kiến/nhận thức một cách thấu suốt về lẽ không thực của tự ngă, chúng ta có thể vượt qua được những khổ đau (không thực) tác động (một cách không thực) lên thân tâm chúng ta. Nhưng thực trạng khổ đau của con người, của chúng sinh vẫn tiếp diễn trong nhận thức điên đảo mộng tưởng của họ. Vận dụng cái thấy như thực về tự ngă (trí) để dấy khởi ḷng thương (bi) đối với thế giới chúng sinh, là con đường của kẻ giác ngộ (bồ-tát).
Khi kẻ lữ hành cô độc thong dong bước ngang những lầu đài tráng lệ và những xó xỉnh śnh lầy bẩn nhơ, nhân sinh vẫn cất lên tiếng than khóc về nỗi trầm thống bất tận của họ.
Một lời nói để đắp thêm tiếng thơm hay lợi lạc cho tự thân: không cần thiết; nhưng bày tỏ trung thực về thực trạng khổ đau của kiếp người: rất nên.