TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 10.2023

Diệu Âm lược dịch

 

BANGLADESH: Cao ủy Ấn Độ thăm Tịnh xá Phật giáo Shalban tại quận Cumilla

 

Ngày 3-10-2023, Cao ủy Ấn Độ tại Bangladesh Pranay Verma đă đến thăm Tịnh xá Phật giáo Shalban nằm ở quận Cumilla của Bangladesh.

Cao ủy cũng đă đến thăm Bảo tàng Mainamati nằm ở phía nam của Tịnh xá Shalban. Ông Verma đă thảo luận với người phụ trách và các quan chức hành chính địa phương về việc khai quật, bảo tŕ và bảo tồn khu khảo cổ Tịnh xá Shalban và Bảo tàng Mainamati.

Tịnh xá Phật giáo Shalban nằm ở vùng Lalmai-Mainamati của quận Cumilla, là một trong những địa điểm khảo cổ về nền văn minh cổ xưa của Ấn Độ chưa bị chia cắt.

Chiều dài mỗi cạnh của tịnh xá h́nh vuông này là 168 mét. Tịnh xá có tổng cộng 115 pḥng dành cho tu sĩ ở 4 dăy và một ngôi chùa ở giữa. Một số ngôi đền nhỏ hơn và tàn tích của các bảo tháp được phát hiện xung quanh ngôi đền chính trung tâm.

Điểm thu hút độc đáo của Tịnh xá này là những tàn tích của mái ṿm lớn được phát hiện ở phía bắc. Bốn giai đoạn của các tàn tích nói trên qua quá tŕnh xây dựng, tái thiết và cải tạo-sửa chữa tại Tịnh xá Shalban được phơi bày trong quá tŕnh khai quật khảo cổ.

Tịnh xá Shalban là một ví dụ điển h́nh về sự phát triển hoàn chỉnh của kiến trúc chùa Phật giáo ở Bengal trong thế kỷ thứ bảy-thứ tám sau Công nguyên.

(DD News - October 4, 2023)

 

Indian High Commissioner visits Shalban Buddhist Vihar, Cumilla in Bangladesh

Khu khảo cổ Tịnh xá Shalban, quận Cumilla (Bangladesh)

Photo: DD News

 

 

NEPAL: Triển lăm văn hóa Phật giáo lần đầu tiên ở Lâm Tỳ Ni

 

Lâm Tỳ Ni, Nepal -  Triển lăm Phật giáo Thế giới được tổ chức tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh, thuộc quận Rupandehi bắt đầu từ 6-10-2023.

Cuộc triển lăm này do Đại học Phật giáo Lâm Tỳ Ni, Quỹ Phát triển Lâm Tỳ Ni (LDT) và Sáng kiến Vành đai và Con đường tổ chức với mục tiêu quảng bá triết lư và văn hóa Phật giáo.

Sự kiện có sự tham dự của chư Tăng, tín đồ, khách hành hương và các quan chức của Quỹ Phát triển Lâm Tỳ Ni và Đại học Phật giáo Lâm Tỳ Ni.

Các tài liệu nghiên cứu về văn hóa và triết học Phật giáo đă được tŕnh bày tại sự kiện này, nơi các chuyên gia chuyên đề thảo luận về các chủ đề khác nhau liên quan đến triết học và văn hóa Phật giáo. 

(Khabarhub - October 6, 2023 )

 

First-ever Buddhist Cultural Exposition in Lumbini

Lâm Tỳ Ni, Nepal

Photo: Khabarhub 

 

 

INDONESIA: Các nhà sư Tích Lan đến thăm Jakarta để tăng cường quan hệ văn hóa

 

Bốn tăng sĩ Tích Lan đă thực hiện chuyến viếng thăm Jakarta, Indonesia vào ngày 25-9-2023 trong khuôn khổ Chương tŕnh Ngoại giao giữa-các-chùa do Bộ Ngoại giao phát động.

Các nhà sư đến viếng thăm đă được 2 ngôi chùa của Indonesia là Tịnh xá Jakarta Dharmacakka Jaya và Tịnh xá Siddharta chào đón. Trong thời gian lưu trú, các nhà sư Tích Lan sẽ khám phá các ngôi chùa ở Jakarta, Semarang và Bandung - bao gồm chuyến viếng thăm  Borobudur, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới, cũng là một di sản UNESCO.

Chương tŕnh ngoại giao chùa-với-chùa là một cách tiếp cận độc đáo trong quan hệ quốc tế, làm nổi bật mối quan hệ văn hóa và tôn giáo sâu sắc giữa các quốc gia. Chương tŕnh này đóng vai tṛ là cầu nối hướng tới sự hiểu biết, hợp tác và trao đổi văn hóa sâu rộng hơn, thúc đẩy ḥa b́nh và ổn định trong khu vực. Nó sẵn sàng mở đường cho việc tăng cường hợp tác kinh tế, du lịch và trao đổi văn hóa.

(Daily News October 5, 2023)

 

Part of the delegation with Sri Lanka’s Ambassador to Indonesia and ASEAN Admiral Professor Jayanath Colombage.

Hai trong số 4 tăng sĩ Tích Lan thăm Jakarta, Indonesia  trong khuôn khổ Chương tŕnh Ngoại giao giữa-các-chùa do Bộ Ngoại giao phát động Colombage.

Photo: Daily News

 

 

ẤN ĐỘ: Khoa Pali của SPPU sẽ ra mắt cuốn tự điển 5 ngôn ngữ về thuật ngữ Phật giáo

 

Việc đưa ra một cuốn từ điển độc đáo về thuật ngữ Phật giáo bằng 5 ngôn ngữ khác nhau đă được Khoa Nghiên cứu tiếng Pali và Phật giáo của Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) đảm nhận.

Cùng với việc này, các dự án dịch văn bản kinh Phật giáo sang tiếng Hindi và Marathi cũng đang được triển khai, phản ảnh tính đa ngôn ngữ của chính Phật giáo.

Nhiệm vụ to tát này được bắt đầu vào tháng 6-2020, khi Khoa Nghiên cứu Phật giáo và Pali và Viện Nghiên cứu Phật giáo và Liên minh Deshana nhận được tài trợ từ Quỹ Khyentse. Trước đó nhận được trong thời hạn 3 năm, nguồn tài trợ này hiện đă được gia hạn thêm 2 năm nữa cho đến năm 2025.

Cho đến nay, 600 mục đă được hoàn thành và xuất bản thành 6 phần, mỗi phần khoảng 100 từ. Tập thứ năm trở đi bao gồm tiếng Hán và một Biên bản Ghi nhớ đă được kư với Viện Nghệ thuật Tự do Pháp Cổ Sơn ở Đài Loan để lấp đầy khoảng trống trong 4 tập trước đó. Cuốn thứ bảy dự kiến sẽ được xuất bản vào cuối tháng 10-2023.

 

(NewsNow – October 2, 2023)

 

dictionary of Buddhist terms, SPPU, Pune SPPU, Savitribai Phule Pune University, 7th edition of multi-lingual buddhist terms dictionary, Pune news, Indian express news

Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU), Ấn Độ

Photo: indianexpress.com

 

 

NEPAL: Học viện Tergar chào đón đoàn sinh viên Phật giáo khai giảng

 Học viện Tergar, một cơ sở giáo dục Phật giáo mới tại tu viện Tergar Osel Ling ở ngoại ô thủ đô Kathmandu, vào ngày 20-9 đă chào đón nhóm sinh viên đầu tiên, hiện đang theo học khóa học ‘Nền tảng Trải nghiệm Phật giáo’ của viện này. Khóa học kết hợp giữa một Phương pháp giảng dạy theo kinh nghiệm truyền thống của Phật giáo Kim Cương thừa với các phương pháp học tập đương thời.

Là trụ sở tu viện của Yongey Mingyur Rinpoche - vị Thầy tôn kính và là Tulku của các ḍng Karma Kagyu và Nyingma của Phật giáo Tây Tạng - và là ngôi nhà tâm linh của Cộng đồng Toàn cầu Tergar, Tergar Osel Ling là tu viện hoạt động đầy đủ, với hơn 150 tu sĩ sống, học tập và thực hành ở đó.

Học viện Tergar có kế hoạch cung cấp 2 khóa học vào mùa thu năm 2024, gồm có: Nền tảng của Trải nghiệm Phật giáo; và Trải nghiệm Phật giáo Cấp độ 2.

Yongey Mingyur Rinpoche, người sáng lập Cộng đồng Thiền Tergar, có các trung tâm và nhóm thực hành trên khắp thế giới, là một vị thầy nổi tiếng và là một tác giả có sách bán chạy nhất.

 

( NewsNow  Oct 2, 2023)

 

Yongey Mingyur Rinpoche tại Học viện Tergar

 

Tu viện Tergar Osel Ling (Nepal)

Photos: Tergar Institute

 

 

NHẬT BẢN: Thiền tự Torinin thiết kế 800 ngọn nến để xóa bỏ những ham muốn trần tục

 

KYOTO, Nhật Bản - Một điểm tham quan ban đêm đặc biệt được tổ chức đến ngày 27-10-2023 tại chùa Torinin (ở phường Ukyo của thành phố Kyoto) sẽ sắp xếp 800 ngọn nến với niềm tin rằng ánh sáng này sẽ giúp xóa bỏ những ham muốn trần tục.

Torinin là một ngôi chùa phụ của Myoshinji, ngôi chùa đứng đầu của giáo phái Thiền Rinzai.

Genbo Nishikawa, 84 tuổi, sư trụ tŕ của chùa Torinin, đă tự tay tạo ra những chiếc giá đỡ bằng đất sét để đựng những ngọn nến được trưng bày trên những viên ngói cũ trong khuôn viên chùa.

Ánh sáng từ những ngọn nến nhẹ nhàng chiếu sáng băi cát trắng và rêu trong khu vườn chùa.

Việc thắp sáng cũng được sử dụng để mô tả về Thiền giảng.

“Một làn gió sảng khoái thổi qua trái tim mỗi người sau khi vượt qua được những ham muốn trần tục”, Sư Nishikawa nói, “Tôi sẽ rất vui nếu du khách chiêm nghiệm sự chiếu sáng trong tinh thần đó.”

(The Asahi Shimbun – October 14, 2023)

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

Chùa Torinin ở Kyoto thiết kế 800 ngọn nến để giúp xóa bỏ những ham muốn trần tục

Photos: Yoshiaki Arai

 

 

NEPAL: Lễ Thangka giới thiệu di sản tinh thần của Phật giáo

 

Khách sạn Kathmandu Marriott đă tổ chức “Lễ thánh hiến Thangka” vào thứ Năm 12-10-2023 với sự nhấn mạnh đặc biệt đến kho tàng tinh thần của Phật giáo.

Thangka, những cuộn giấy vẽ tay giàu ư nghĩa tâm linh, đóng một vai tṛ quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng.

Bằng cách tổ chức Lễ Thánh hiến Thangka, các Lạt ma đă biến những tác phẩm nghệ thuật này thành những đồ tạo tác thiêng liêng thông qua những câu thần chú tâm linh.

Sự kiện này là minh chứng cho cam kết vững chắc của Khách sạn Kathmandu Marriott trong việc tôn vinh và phát huy di sản văn hóa phong phú của Nepal. Khách sạn này phát biểu, “Trong một thế giới nơi sự đa dạng thường làm phong phú thêm tấm thảm cuộc sống, Nepal là hiện thân sống động của việc đón nhận và nuôi dưỡng những truyền thống đa dạng. Lễ Thánh hiến Thangka đă nhấn mạnh sức mạnh của quốc gia trong việc tôn vinh di sản của ḿnh.”

(The Kathmandu Post – October 13, 2023)

 

Kathmandu Marriott's Thangka Ceremony showcases Nepal's spiritual legacy

 “Lễ thánh hiến Thangka” được Khách sạn Kathmandu Marriott đă tổ chức vào ngày 12-10-2023, nhấn mạnh đặc biệt đến kho tàng tinh thần của Phật giáo--Photo: The Kathmandu Post 

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Khai trương bảo tháp của Đại Tịnh xá Phật giáo ở Birmingham

 

Gần đây, bảo tháp lớn nhất ở châu Âu tại Đại Tịnh xá Phật giáo Birmingham đă được mở cửa cho công chúng bởi Thượng tọa Tiến sĩ Witharandeniye Kassapa Nayaka Thera O.B.E, Trưởng lăo đương nhiệm của chùa này.

Cao ủy Tích Lan Saroja Sirisena đă tham dự lễ khai mạc theo lời mời của Thượng tọa Tiến sĩ Witharandeniye Kassapa Nayaka Thera.

Cao ủy Sirisena đánh giá cao những nỗ lực của Thượng tọa Witharandeniye Kassapa Nayaka Thera trong việc truyền đạt giáo lư của Đức Phật và tinh hoa của các giá trị Tích Lan cho thế hệ người Tích Lan tiếp theo ở Vương quốc Anh.

Từ những khởi đầu khiêm tốn, Đại Tịnh xá Birmingham đă được phát triển thành một trung tâm văn hóa Phật giáo quốc tế chính thức, được biết đến là ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy lớn nhất ở Châu Âu. Cao ủy Saroja Sirisena đặt viên đá nền tảng cho bảo tháp tại Tu viện Phật giáo Đại Tịnh xá Birmingham vào ngày 5-7-2020.

(tipitaka.net – October 14, 2023)

 

Cao ủy Tích Lan Saroja Sirisena và Thượng tọa Tiến sĩ Witharandeniye Kassapa Nayaka Thera

Photo: tipitaka.net

 

 

THÁI LAN: Tu sĩ Phật giáo mang lại niềm vui và dinh dưỡng cho cộng đồng quận Phan Thong

 

Phra Khru Sangkharak Suraya Thirasutho, sư trụ tŕ chùa Wat Woraphot Sangkhawat ở quận Phan Thong của tỉnh Chonburi, đă nâng cao tinh thần cộng đồng bằng cách phân phát rau tươi cho khu vực lân cận của chùa.

Nhà sư cùng với các đệ tử của ḿnh chất đầy một chiếc xe di động với nhiều sản phẩm tươi sống, tạo nên một món quà đầy màu sắc và bổ dưỡng. Mang theo những món quà hào phóng, nhóm này bắt đầu cuộc hành tŕnh xuyên cộng đồng, thông báo sự hiện diện của ḿnh qua loa phóng thanh: “Rau tươi đây! Hôm nay chúng tôi sẽ tặng rau miễn phí!” Lời thông báo đơn giản ấy đă làm dấy lên niềm vui trong ḷng người dân địa phương.

Đây không phải là lần đầu tiên ngôi chùa hỗ trợ người dân trong khu vực; trước đây họ đă phát trứng cho từng hộ gia đ́nh.

Sư trụ tŕ cho biết rau củ được những người bán hàng cung cấp một cách hào phóng cho chùa. Cảm thấy cần phải chia sẻ sự dư dật này với hàng xóm, nhà sư đă thể hiện tinh thần hỗ trợ cộng đồng. Chiếc xe di động của chùa đă trở thành phương tiện mang lại niềm vui và dưỡng chất, mang cả những nhu yếu phẩm lẫn nụ cười đến tận cửa nhà người dân quận Phan Thong.

(Pattaya Mail  -

 

Sư trụ tŕ chùa Wat Woraphot Sangkhawat ở quận Phan Thong của tỉnh Chonburi phân phát rau tươi cho khu vực lân cận

Photo: Pattaya Mail

 

 

TÂN CƯƠNG: Di tích Phật giáo Subash - khu phức hợp xây dựng Phật giáo lớn nhất ở Tân Cương

 

Nằm dọc theo bờ sông Kucha của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Di tích Phật giáo Subash là tàn tích của cụm công tŕnh Phật giáo lớn nhất ở Tân Cương được thành lập vào thế kỷ thứ 3 và đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Tùy (581-618) và nhà Đường (618-907).

Subash có nghĩa là “nguồn nước” trong tiếng Duy Ngô Nhĩ và khu định cư này từng là ốc đảo quan trọng, vốn  chứng kiến ​​sự phát triển và thịnh vượng của Phật giáo ở vùng đất này.

Hiện nay chỉ có nửa phía tây rộng 110,000-mét-vuông của địa điểm gần Thành phố Kucha là mở cửa cho công chúng, nơi có một ngôi chùa trung tâm cao 11 mét được bao quanh bởi các đền chùa, hang động, hội trường và những nơi cư trú của chư tăng.

Những tiền xu, đồ gốm, đồ sắt và đồng, tranh tường, tượng Phật bằng đất sét và những hộp đựng xá lợi Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 3 và thứ 9 đều đă được khai quật tại khu di tích này.

Di tích Phật giáo Subash là một phần của Di sản Thế giới rộng lớn được UNESCO công nhận năm 2014 được gọi là “Con đường tơ lụa: Mạng lưới các tuyến đường của Hành lang Trường An-Thiên Sơn”.

(NewsNow – October 11, 2023)

 

A file photo shows sections of the Subash Buddhist Ruins in Kucha City, Xinjiang Uygur Autonomous Region. /IC

A file photo shows sections of the Subash Buddhist Ruins in Kucha City, Xinjiang Uygur Autonomous Region. /IC

Ảnh chụp cho thấy các phần của Di tích Phật giáo Subash ở Thành phố Kucha, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Photos: NewsNow

 

 

TÂN CƯƠNG: Hang động Phật giáo Kizil: Di tích quư giá của đất nước Kucha cổ đại

 

Nằm trên bờ phía bắc của sông Muzal, Hang động Kizil ở huyện Baicheng (thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) là một quần thể lớn hang động Phật giáo đục cắt từ đá được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 9. Màu sắc của đá tạo nên tên gọi cho hang động này – “kizil” có nghĩa là màu đỏ trong tiếng Duy Ngô Nhĩ.

Các bức bích họa và tác phẩm điêu khắc đầy màu sắc rộng 10,000 m2 trong khu phức hợp tiết lộ lịch sử Phật giáo vốn lan truyền về phía đông từ các khu vực phía tây của Trung Hoa, và thường được xem là di tích văn hóa tiêu biểu của vương quốc Kucha cổ đại.

Được biết đến là một trong “Tứ Đại Hang động” của Trung Hoa, Hang động Kizil là một phần của Di sản Thế giới rộng lớn được UNESCO công nhận năm 2014, gọi là “Con đường Tơ lụa: Mạng lưới các Tuyến đường của Hành lang Trường An-Thiên Sơn.”

(NewsNow – October 16, 2023)

 

Kizil Grottoes: Treasurable relics of ancient Kucha - CGTN

Hang động Kizil nằm ở bờ phía bắc của sông Muzal, thuộc huyện Baicheng, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Kizil Grottoes: Treasurable relics of ancient Kucha - CGTN

Some colorful Buddhist murals at the Kizil Grottoes in Xinjiang. /IC

mọcBuddhist Murals from Kizil Grottoes Go on Display in Beijing | Buddhistdoor

Một số bức tranh tường Phật giáo đầy màu sắc tại Hang động Kizil ở Tân Cương

Photos: IC & Shutterstock

 

 

NHẬT BẢN: Hai tấm vải bàn thờ Phật giáo có từ nhiều thế kỷ trước được phục chế và ra mắt tại chùa Kodaiji ở Kyoto

 

KYOTO – Một cặp khăn trải bàn thờ Phật nhuộm màu có thể là thuộc niên đại từ cuối thế kỷ 16 đă được phục hồi và gần đây đă ra mắt báo chí tại Chùa Kodaiji ở Kyoto.

Những tấm vải này, được gọi là “uchishiki”, là những vật dụng trang trí trải trên bàn trước tượng Phật, nơi đặt các dụng cụ dùng trong nghi lễ.

Kể từ năm 2018, ngôi chùa Kodaiji đă phục chế 12 chiếc uchishiki mà ḿnh sở hữu và hiện đă sửa xong 8 chiếc trong số đó.

Những tấm vải được khôi phục gần đây nhất có kích thước 1.7 và 1.3 m2. Chúng được dệt bằng kỹ thuật gọi là “karaori”, tạo ra hoa và các họa tiết khác bằng những sợi chỉ có màu sắc rực rỡ.

Quá tŕnh khôi phục kéo dài một năm, bao gồm việc gia cố các phần bị hư hỏng bằng chỉ mới.

(tipitaka.net – October 19, 2023)

 

Hai tấm vải bàn thờ Phật giáo được phục chế tại chùa Kodaiji ở Kyoto

Photo: The Yomiuri Shimbun

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lễ hội chùa Phaung Daw Oo trở lại mang theo niềm vui và nỗi buồn

 

Ngày 19-10-2023, hàng ngàn Phật tử đă xuống thuyền trên Hồ Inle nổi tiếng của Miến Điện để chào mừng sự trở lại của một trong những lễ hội lớn nhất đất nước, nhưng niềm vui của những người sùng đạo lại bị đan xen với nỗi buồn chiến tranh.

Lễ hội chùa Phaung Daw Oo kéo dài 17 ngày chứng kiến 4 bức tượng Phật linh thiêng được đặt trên một chiếc xà lan vàng và chèo qua những ngôi làng nằm rải rác trên bờ của điểm nóng du lịch ở phía đông bang Shan.

Đại dịch coronavirus và sau đó là cuộc đảo chính năm 2021 của quân đội đă hủy bỏ 3 phiên bản trước của lễ hội, từ chối cơ hội chiêm bái các bức tượng và làm công đức của người dân địa phương.

Vào sáng ngày 19 tháng 10 năm nay, chiếc sà lan vàng lướt qua làn nước mát lạnh, được kéo bởi những chiếc thuyền dài bằng gỗ bóng loáng. Theo sau là hàng chục chiếc thuyền chở đầy người cúng bái.

(AFP – October 19, 2023)

Devotees row a golden barge carrying four sacred Buddha images during the Phaung Daw Oo pagoda festival in Myanmar

Tín đồ chèo xà lan vàng chở 4 tượng Phật linh thiêng trong lễ hội chùa Phaung Daw Oo ở Miến Điện

The Phaung Daw Oo pagoda festival sees four sacred Buddha images placed on a golden barge and rowed through villages that dot the shores of Myanmar's Inle lake

AP PHOTOS: Spectacular Myanmar lake festival resumes after 3 years | The  Independent

Dozens of boats zipped through the water filled with worshippers as the sun rose

Các thuyền kéo xà lan và chở tín đồ dự lễ hội Phaung Daw Oo

Photos: AFP

 

 

ẤN ĐỘ: Liên đoàn Phật giáo Quốc tế tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội nghị Abhidhamma với Đại học Phật cồ Đàm

 

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đang hợp tác với Đại học Phật giáo Cồ Đàm (GBU) để kỷ niệm ngày Divas Abhidhamma Quốc tế, thường được gọi là Ngày Abhidhamma.

Sự kiện tốt lành nói trên dự kiến ​​diễn ra vào ngày trăng tṛn của Sharada Purṇima, năm nay rơi vào ngày 28 tháng 10 âm lịch, tại cơ sở GBU ở Greater Noida, Uttar Pradesh.

Hội nghị quốc tế này có tiêu đề “Các giáo lư của Phật pháp và Hạnh phúc toàn cầu: Bản chất, Ư nghĩa và Khả năng ứng dụng” và sẽ được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 10 âm lịch.

Lễ kỷ niệm năm nay có ư nghĩa đặc biệt v́ trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tiến sĩ Satya Narayan Goenka, người được mọi người biết đến với cái tên “Vipassana Acarya”, đă đưa thiền chánh niệm đến phương Tây. Hội nghị và lễ kỷ niệm hứa hẹn sẽ là một nền tảng cho “các cuộc thảo luận, suy ngẫm sâu sắc và khám phá giáo lư Phật giáo nhằm cải thiện hạnh phúc toàn cầu”.

(Buddhistdoor Global – October 20, 2023)

 

Gautam Buddha University - [GBU], Greater Noida Courses & Fees 2024-2025

Đại học Phật giáo Cồ Đàm (GBU)

Photo: zollege.in

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma hủy chuyến đi đến Sikkim, Karnataka theo lời khuyên của các bác sĩ

 

Văn pḥng của Đức Đạt lai Lạt ma cho biết: Các bác sĩ riêng của ngài đă khuyến cáo mạnh mẽ rằng bất kỳ chuyến du hành nào cũng sẽ gây khó khăn cho  Đức Đạt lai Lạt ma và cản trở sự hồi phục hoàn toàn của ngài.

Các chuyến thăm của nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, tới Sikkim và Karnataka vào các tháng 11-12 đă bị hủy bỏ theo lời khuyên của các bác sĩ sau một đợt cúm gần đây - văn pḥng của ngài ở Dharamshala, Himachal Pradesh cho biết hôm 20-10-2023.

Theo các bác sĩ, những chuyến thăm ấy có thể cản trở quá tŕnh hồi phục hoàn toàn của ngài.

“Do đó, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi đă quyết định không đến thăm Sikkim vào tháng 11 năm 2023 và cũng hủy bỏ chuyến thăm đă lên kế hoạch của Đức Đạt lai Lạt ma đến Nam Ấn Độ (Bylakuppe và Hunsur) dự kiến vào nửa cuối tháng 11 đến giữa tháng 12 năm 2023”, văn pḥng của Đức Đạt lai Lạt ma cho biết.

(PTI – October 20, 2023)

 

Dalai Lama was supposed to visit Sikkim and Karnataka in November-December (Image: Shutterstock/File)

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: PTI

 

 

HÀN QUỐC: Hiệp hội Thanh niên Phật tử Thế giới tổ chức chuyến Du lịch Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc năm 2023

 

Các phái đoàn thanh niên đến từ Indonesia, Nhật Bản, Mă Lai, Mông Cổ và Thái Lan đă tham gia Tour Du lịch Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc (KBCT) năm 2023 tại thành phố Kyungju, tỉnh Bắc Kyungsang, Hàn Quốc từ ngày 30-8 đến ngày 2-9. Chuyến tham quan được tổ chức bởi Hiệp hội Thanh niên Phật tử Thế giới và do Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc đăng cai tổ chức.

Những người tham gia từ các Hội Phật giáo Indonesia, Mă Lai, Thái Lan, Nhật Bản Mông Cổ đều được hưởng lợi từ cơ hội duy nhất này để gặp gỡ, trao đổi quan điểm, đón nhận sự khác biệt văn hóa của nhau và tạo điều kiện trao đổi giữa thanh niên Phật tử thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau.

Hiệp hội Thanh niên Phật tử Thế giới (WFBY) là một mạng lưới quốc tế gồm các tổ chức Phật giáo có chung mục đích truyền bá Phật pháp và thúc đẩy t́nh đoàn kết giữa các Phật tử trẻ trên toàn thế giới.

 

Có trụ sở chính tại Bangkok, WFBY lần đầu tiên ra đời t Hiệp hội Phật giáo Nam Thanh niên Colombo ở Borella, Tích Lan vào năm 1972. Ngày nay, tư cách thành viên của WFBY đă mở rộng tới 38 trung tâm khu vực ở 18 quốc gia.

(Buddhistdoor Global -

 

Tour Du lịch Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc (KBCT) năm 2023

Photos: Buddhistdoor Global

 

 

BANGLADESH: Các nhà khảo cổ Khai quật Đại học Phật giáo cổ đại Pandit Vihar

 

Một nhóm các nhà khảo cổ học từ Cục Khảo cổ học Chattogram, Sylhet và Comilla của Bangladesh đă khai quật được tàn tích của một khu định cư cổ xưa. Nơi đây được cho là trường đại học Phật giáo nổi tiếng Pandit Vihar, nằm ở khu vực Biswamura của Karnaphuli thuộc quận Chattogram.

Nhóm gồm 10 nhà khảo cổ học lành nghề nói trên đă bắt đầu khai quật vào ngày 16-9-2023. Họ đang chuẩn bị một báo cáo đầy đủ dựa trên những phát hiện của ḿnh.

“Các phát hiện cho thấy khu vực này đă từng có người sinh sống từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12”, A. K. M. Saifur Rahman, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học ở Chattogram cho biết.

Đại học Pandit Vihar từng là một trong những trung tâm học tập ở Ấn Độ. Nhiều học giả lỗi lạc - hầu hết là các tu sĩ Phật giáo từ Đế chế Pala (750-1161) - đă theo học tại trường đại học này. Hiện chưa rơ nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Pandit Vihar.

(Buddhistdoor Global -

 

Tàn tích của một khu định cư cổ xưa được cho là trường đại học Phật giáo nổi tiếng Pandit Vihar

Photo: thedailystar.net

x

Khởi động việc khai quật di tích Pandit Vihar

Photo: archaeology.comilla.gov.bd

 

 

NHẬT BẢN: Khu phức hợp chùa Koyasan tổ chức Lễ kỷ niệm hai-tháng về Phật giáo và nghệ thuật

 

Khu phức hợp chùa Koyasan, một địa điểm Phật giáo có từ thế kỷ 12 ở tỉnh Wakayama của Nhật Bản, sẽ tổ chức lễ hội nghệ thuật kéo dài 2 tháng cho đến ngày 15-12-2023. Lễ hội này kỷ niệm 1,250 năm ngày sinh của Kukai (c̣n được gọi là Kobo Daishi).Vị tu sĩ Phật giáo mang tính biểu tượng này người đă thành lập quần thể chùa và tông phái Shingon, chi nhánh Nhật Bản của Phật giáo Kim Cương thừa.

Quần thể chùa Koyasan tọa lạc trên đỉnh núi đẹp như tranh và được xem là minh chứng cho thành tựu tinh thần và kiến trúc của trường phái Phật giáo Nhật Bản Shingon. Là nơi tổ chức lễ kỷ niệm về nghệ thuật và Phật giáo này, khu phức hợp chùa Koyasan là nhằm mục đích tôn vinh kư ức về nhà sư Kukai.

Được gọi là “Những Ngày nghệ thuật Koyasan” (KAD), lễ hội sẽ diễn ra ở khu vực lân cận chùa Kongobu-ji và sẽ bao gồm triển lăm nghệ thuật công cộng và các sự kiện trong khu vườn gần lối vào của Bảo tàng Reihokan và Daishi Kyokai, trụ sở hành chính của Phật phái Shingon.

)

 

Chùa Kongobu-ji

Photo: timeout.com

 

 

ẤN ĐỘ: Nêu lư do về ‘bất b́nh đẳng’, gần 400 tín đồ Hindu cải đạo theo đạo Phật tại sự kiện ở Ahmedabad

 

Ngày 24-10-2023, gần 400 người theo đạo Hindu từ khắp tiểu bang Gujarat đă cải đạo sang Phật giáo tại một sự kiện do Học viện Phật giáo Gujarat tổ chức nhân dịp lễ Dussehra ở thành phố Ahmedabad. Đây là thứ 14 sự kiện hàng năm này được tổ chức vào lễ Dussehra.  

Buổi lễ kéo dài một ngày nói trên (do Ḥa thượng Đại Trưởng lăo Bhadant Pragyasheel từ Amravati Maharashtra chủ tŕ.

Hầu hết những người cải đạo đều thuộc cộng đồng Dalit.

“Trong số 418 người đă nộp đơn đến văn pḥng Tiếp nhận cách đây một tháng để xin cải đạo, th́ hôm nay đă có gần 90% hiện diện để nhận giấy chứng nhận”, ông Ramesh Bankar, Thư kư Học viện Phật giáo Gujarat cho biết.“Phần lớn trong số họ đă chuyển sang Phật giáo v́ tôn giáo này nh́n mọi người một cách b́nh đẳng, chứ không giống như thể chế tiện dân và sự phân biệt đẳng cấp trong đạo Hindu”.

(The Indian Express -  October 25, 2023)

 

Buddhism Hindus embrace Buddhism, Hindus embrace Buddhism at Ahmedabad event, Buddhism, Ahmedabad news, Gujarat news, India news, Indian express, Indian express India news, Indian express India

Tín đồ Hindu cải đạo theo đạo Phật tại sự kiện ở Ahmedabad

Photo: The Indian Express

 

 

HÀN QUỐC: Ṭa án tối cao Hàn Quốc ra lệnh trả lại bức tượng Phật giáo bị đánh cắp về Nhật Bản

 

HÀN QUỐC: Ṭa án tối cao Hàn Quốc ra lệnh trả lại bức tượng Phật giáo bị đánh cắp về Nhật Bản

SEOUL, Hàn Quốc - Ngày 26-10-2023, Ṭa án Tối cao của Hàn Quốc đă bác bỏ yêu cầu của Chùa Buseoksa địa phương về một bức tượng mà họ cho rằng cướp biển Nhật Bản đă cướp phá vào thế kỷ 14, dọn đường cho Nhật Bản yêu cầu trả lại cổ vật sau khi nó bị bọn trộm Hàn Quốc đánh cắp.

Bức tượng Bồ Tát bằng đồng mạ vàng cao 20 inch nói trên đă bị đánh cắp khỏi một ngôi chùa ở Nhật Bản vào năm 2012 bởi những tên trộm Hàn Quốc. Những kẻ này đă bị bắt khi đang cố bán nó sau khi trở về Hàn Quốc.

Chùa Buseoksa đă đệ đơn kiện vào năm 2016, đ̣i quyền sở hữu bức tượng hiện đang được chính phủ quản lư, nói rằng cướp biển Nhật Bản đă cướp nó từ nhiều thế kỷ trước.

Tuy nhiên, Ṭa án Tối cao Hàn Quốc giữ nguyên quyết định của ṭa án cấp dưới vào tháng 2, nên đă bác bỏ yêu cầu bồi thường của chùa Buseoksa và cho biết: chính phủ Seoul - bị đơn trong vụ án này - phải trả lại tượng cho Nhật Bản, thừa nhận quyền sở hữu của Nhật.

(malaymail – ngày 26 tháng 10 năm 2023)

 

Supreme Court Says Japan Has Ownership over 14th Century Buddhist Statue

 Bức tượng Phật giáo bị đánh cắp được Ṭa án Tối cao Hàn Quốc ra lệnh trả lại về Nhật Bản

Photo: Yonhap News

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 04/24/24