TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 09.2023

Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Chùa Hwaeomsa của Phật giáo Hàn Quốc tạo tiếng vang với việc ra mắt bánh ḿ kẹp thuần chay làm từ thực vật

GURYE, tỉnh Jeollanam-do - Trong khi ngành công nghiệp bánh ḿ kẹp thịt tiếp tục tung ra vô số lựa chọn bánh ḿ kẹp thịt làm từ thực vật để thay thế các loại chả thịt truyền thống, th́ Phật tông Jogye, tông phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, đă tạo ra một sự khuấy động khá lớn bằng cách giới thiệu bánh ḿ kẹp thuần chay của riêng ḿnh.

Chùa Hwaeomsa, tọa lạc tại Núi Jiri và là ngôi chùa đứng đầu quận 19 của Tông phái Jogye, đă tự hào giới thiệu sản phẩm mới nhất của họ: bánh ḿ kẹp thuần chay. Thành phần chính của món bánh ḿ kẹp “bánh bun” là gạo, và các miếng chả được làm từ protein đậu nành, trong khi cả pho mát và nước sốt đều chỉ được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật.

Trong nỗ lực không ngừng của ḿnh nhằm kết nối với công chúng, chùa Hwaeomsa đă tổ chức nhiều sự kiện khác nhau - từ cuộc thi chụp ảnh hoa mận đến lễ hội yoga kỷ niệm Ngày Yoga Thế giới, và thậm chí cả một buổi xem ḥa nhạc chiếu phim trong màn chống muỗi độc đáo.

Chương tŕnh cung cấp thực phẩm chay mới này tiếp nối sự ra mắt ng hóa thân thiện với môi trường của chùa Hwaeomsa, được tái sử dụng một cách sáng tạo từ những túi đậu bỏ đi thành những chiếc túi giúp mọi người gắn kết chặt chẽ hơn với Phật giáo. Nh́n về phía trước, nhà chùa có kế hoạch mở rộng sang thị trường New York và Đông Nam Á trong nửa đầu năm tới.

 (Korea Bizwire – September 4, 2023)

 

temple food 

AKR20230903011700054_02_i_org

Sản phẩm mới nhất của Chùa Hwaeomsa : bánh ḿ kẹp thuần chay

Hwaeomsa_0001

Chùa Hwaeomsa của Phật tông Jogye

Photos: Korea Bizwire

 

HOA KỲ: Phật Pháp trực tuyến: Thực hành Đại Ấn với đạo sư Yongey Mingyur Rinpoche

 

Cộng đồng Thiền Tergar, được thành lập bởi Yongey Mingyur Rinpoche - vị Pháp chủ tôn kính và đạo sư của các ḍng Karma Kagyu và Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, đă thông báo rằng: Từ ngày 10 đến 13-11-2023, Mingyur Rinpoche sẽ hướng dẫn một khóa tu trực tuyến có tựa đề “Bài ca Chứng ngộ của Tilopa: Thực hành Đại Ấn”.

 

Tilopa (988–1069) là một Đại thành tựu giả Ấn Độ (mahasiddha/một bậc lăo thông Mật tông vĩ đại), người được biết đến ở Tây Tạng với tư cách là người sáng lập truyền thống Kagyu của Phật giáo Tây Tạng và là thầy của Đại thành tựu giả Naropa (1016–1100). Tilopa là một thiền giả thành tựu với sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của tâm trí, và là nhân vật chủ chốt trong việc phát triển nhiều thực hành Mật tông cốt lơi.

“Trong khóa nhập thất này, trọng tâm của chúng tôi sẽ là chủ đề thứ bảy của bản văn gốc Đại Ấn sông Hằng của đạo sư Ấn Độ Tilopa giác ngộ – cách thực hành Đại Ấn”, Cộng đồng Thiền Tergar thông báo.

Chương tŕnh kéo dài bốn-ngày này sẽ có các bài giảng trực tiếp, Hỏi & Đáp và các buổi thực hành với Mingyur Rinpoche, cũng như các buổi giảng dạy với Lạt ma Trinley, các buổi Hỏi & Đáp với các Hướng dẫn viên Tergar và thiền tập nhóm.

(Buddhistdoor Global – September 1, 2023)

 

Tranh minh họa Tilopa (988–1069), một Đại thành tựu giả Ấn Độ và ảnh của Yongey Mingyur Rinpoche

Photo: Tergar International

 

 

ANH QUỐC: Trung tâm Phật giáo Luân Đôn mở cửa cho công chúng như một phần của Lễ hội Mở cửa Nhà Thường niên của thành phố

 

Như một phần của Lễ hội Mở cửa Nhà Thường niên của thành phố, Trung tâm Phật giáo Luân Đôn, đă thông báo rằng họ sẽ tổ chức ngày mở cửa vào ngày 10-9. Trung tâm mời công chúng đến thăm để t́m hiểu về lịch sử của ngôi chùa và về các công tŕnh khác của cộng đồng này trên khắp nước Anh. Là ngôi chùa chính ở Luân Đôn dành cho Cộng đồng Phật giáo Triratna, Trung tâm này mở cửa vào năm 1978 trong một trạm cứu hỏa bằng gạch đỏ đă tân trang lại, vốn là một ṭa nhà được xếp hạng lịch sử được xây dựng vào năm 1888. Sở cứu hỏa đă sử dụng địa điểm này cho đến năm 1969.

Là một đầu mối cho việc thực hành và học tập Phật giáo, Trung tâm Phật giáo Luân Đôn cung cấp hướng dẫn và thực hành thiền định, cũng như tổ chức các khóa học, hội thảo và lớp học liên quan đến Phật giáo. Trung tâm cũng tổ chức các khóa học và khóa tu tập trung vào liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm, cung cấp các khóa học điều trị trầm cảm dựa trên phương pháp của học giả, tác giả và Phật tử Thiền người Mỹ Jon Kabat-Zinn - một sáng kiến xă hội được chính quyền địa phương, Khu vực Luân Đôn và khu Tháp Ấp hỗ trợ.

Ngày nay, Trung tâm Phật giáo Luân Đôn có một thư viện, một hiệu sách, một pḥng tiếp tân với những bức tranh tường Phật giáo sơn màu, và 2 điện thờ có tượng Phật, cũng như không gian để thiền định và thực hành, trong đó có các lớp học yoga hàng ngày, các sự kiện thường xuyên dành cho gia đ́nh, và các lớp học và khóa tu dành cho người dưới 25 tuổi và người da màu.

(NewsNow – September 2, 2023)

 

Trung tâm Phật giáo Luân Đôn

 

Thiền định tại Trung tâm Phật giáo Luân Đôn 

Photos: londonbuddhistcentre.com

 

 

NHẬT BẢN: Sư cô người Việt lên kế hoạch xây chùa tại Tokyo để giúp đỡ đồng bào

Một sư cô người Việt Nam sẽ mở một ngôi chùa mới ở Tokyo để giúp đỡ đồng bào đang sống ở Nhật Bản cần được giúp đỡ, khi mà ngày càng có nhiều thực tập sinh và sinh viên kỹ thuật gặp khó khăn ở nước này.

“Tôi muốn biến ngôi chùa thành nơi họ có thể t́m thấy sự tĩnh tâm”, sư cô Thích Tâm Trí, 45 tuổi, nói. Cô đặt tên cho ngôi chùa là chùa Tokyo Daionji.

Là người đă ở Nhật Bản hơn 20 năm, Sư cô Tâm Trí đứng đầu Hiệp hội Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản, hiện có trụ sở tại chùa Daionji ở Honjo, tỉnh Saitama.

Vị trí dự kiến của ngôi chùa mới là gần Ga JR Ayase phía trước Công viên Higashi-Ayase ở Phường Adachi của Tokyo.

Cho đến nay, Sư cô Tâm Trí và nhóm của cô đă quyên góp được khoảng 100 triệu yen (684,000 USD), nhưng vẫn cần thêm gần 200 triệu yen nữa.

Ngôi chùa 3-tầng mới này sẽ mở cửa cho tất cả mọi người. Sư cô cũng có kế hoạch thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại chùa để trưng bày nghệ thuật dân gian và dạy tiếng Việt.

Chùa Daionji từng là nơi trú ẩn và phân phát gạo cho các thực tập sinh và sinh viên Việt Nam trong đại dịch COVID-19.

Ngôi chùa này cũng là nơi trú ẩn cho những thanh niên Việt Nam bơ vơ, và đă tổ chức tang lễ cho những người chết v́ bệnh tật hoặc tự tử.

(NewsNow – September 3, 22023)

20230830-temple-2-L

Sư cô Thích Nữ Tâm Trí 

20230830-temple-1-L

Photo/Illutration

Các ni cô người Việt nhổ cỏ vào ngày 13-7-2023 tại địa điểm ở Higashi-Ayase thuộc phường Adachi của Tokyo, nơi sẽ xây dựng chùa Daionji Tokyo

Photo/Illutration

Lễ khởi công xây dựng ngôi chùa Tokyo Daionji được tổ chức tại Higashi-Ayase ở phường Adachi của Tokyo vào tháng 7 năm 2022

Photos: Ari Hirayama

 

NEPAL: Khánh thành di tích Phật giáo thế kỷ thứ 5 mới được trùng tu gần Kathmandu

Nepal đă tiến hành một buổi lễ chính thức vào thứ Hai ngày 4-9-2023 để khánh thành Đại Tịnh xá Shree Napichandra mới được trùng tu. Đây là một tự viện Phật giáo thế kỷ thứ 5, tọa lạc tại thành phố lịch sử Lalitpur ở Thung lũng Kathmandu.

Đại Tịnh xá Napichandra đă bị hư hại nặng nề trong trận động đất lớn làm rung chuyển Nepal vào ngày 25-4 và ngày 12-5-2015.

Lễ khánh thành được cử hành bởi thị trưởng Lalitpur, Chiri Babu Maharjan và đại sứ Ấn Độ tại Nepal, Naveen Srivastava. Việc khôi phục di tích lịch sử này được chính phủ Ấn Độ tài trợ và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Di sản Nghệ thuật và Văn hóa Quốc gia Ấn Độ (INTACH).

Đại Tịnh xá Napichandra nằm ở phía bắc Quảng trường Patan Durbar. Mặc dù phần lớn cấu trúc nguyên thủy bị phá hủy trong trận động đất năm 1934, ngôi chùa chính đă được xây dựng lại vào thập niên 1980 và cấu trúc liền kề vào năm 2013.

Theo dự thảo kế hoạch của chính phủ Ấn Độ về chiến lược bảo tồn nhằm khôi phục di tích này, người ta đă đề xuất xây dựng lại ṭa nhà đền thờ bằng cách sử dụng các vật liệu và phương pháp xây dựng truyền thống.

(Buddhistdoor Global – September 6, 2023)

 

 

Đại Tịnh xá Shree Napichandra mới được trùng tu

Photos: getdemo.website/intach 

Thị trưởng Lalitpur, Chiri Babu Maharjan (bên phải) và đại sứ Ấn Độ tại Nepal, Naveen Srivastava, tại lễ khánh thành Đại Tịnh xá Shree Napichandra mới được trùng tu 

Photo: twitter.com

 

 

HOA KỲ: Thành phố Wichita chứng kiến sự tăng trưởng phi thường về dân số theo đạo Phật

 

Thành phố Wichita, Kansas, với dân số 393,000 người, là nơi có số lượng Phật tử ngày càng tăng qua sự nhập cư từ một số nước châu Á và sự bùng nổ quan tâm của người dân địa phương. Thành phố này hiện có hơn 12 tăng đoàn Phật giáo, theo giáo sư tôn giáo Gordon Melton của Đại học Baylor, người thu thập dữ liệu cho một cuộc điều tra dân số tôn giáo quốc gia Hoa Kỳ.

Ở Wichita, một số cộng đồng Phật giáo được xây dựng xung quanh những người nhập cư từ các quốc gia cụ thể. Chùa Pháp Hoa là một trong số đó. Được thành lập lần đầu tiên bởi những người nhập cư Việt Nam vào những năm 1980, ngày nay chùa này có nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt tổ chức các lễ hội văn hóa và ngày lễ Phật giáo.

Bên kia thành phố, ngôi chùa của người Lào cũng đang phát triển: một thiền đường mới vừa được khai trương trong tháng 9 này.

Khoảng 10 năm trước, cộng đồng người Lào bắt đầu chứng kiến sự phát triển đáng chú ư khi một số tu sĩ đến Wichita để hướng dẫn họ.

Tại những nơi khác ở Wichita là Trung tâm Thiền Kansas, được thành lập vào năm 2012 bởi tu sĩ người Tích Lan Bhante Ratana. Ngoài công việc của ḿnh với những người Tích Lan trong thành phố, Ratana c̣n nhận thấy tiềm năng tiếp cận những người không theo đạo Phật.

Ngoài ra c̣n có các Tăng đoàn Thiền tông và Tây Tạng, cũng như một cộng đồng tín đồ của cố Thích Nhất Hạnh và những Tăng đoàn khác.

(Buddhistdoor Global – September 12, 2023)

 

Chùa Pháp Hoa của người Việt (ảnh trên) và Trung tâm Thiền Kansas của Tích Lan tại Wichita

Photos: kmuw.org

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kết thúc 2 ngày pháp giảng cho người Đông Nam Á ở Dharamshala

 

Dharamshala, Himachal Pradesh - Vào thứ Tư 6-9-2023, nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đă kết thúc buổi thuyết pháp tâm linh của ḿnh vốn được tổ chức theo yêu cầu của một nhóm Phật giáo của các nước Đông Nam Á.

Đức Đạt lai Lạt ma tiếp tục phần giảng dạy của năm ngoái về Nhập Trung Quán Luận của Ngài Chandrakirti kết hợp với tự b́nh luận ở thị trấn trên đồi Dharamshala.

Hàng ngàn người Tây Tạng bao gồm c tăng ni và tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đă tập trung tại ngôi chùa Phật giáo chính Tsuglagkhang để tham dự buổi giảng tâm linh này.

Trước đó tại Ladakh vào sáng thứ Hai ngày 4-9-2023, hàng trăm người Tây Tạng bao gồm các tăng ni tập trung tại sân bay Kangra để chào đón nồng nhiệt vị lănh đạo tinh thần yêu quư của họ. Các nghệ sĩ Tây Tạng đă chào đón ngài bằng những điệu múa và bài hát opera truyền thống.

Trong thời gian ở Ladakh, Đức Đạt lai Lạt ma cũng đă đến thăm Tượng Đại Phật tại Stok và Cộng đồng Hồi giáo Ladakh.

(NewsNow – September 8, 2023)

 

Portrait Dalai Lama 2016 - Etsy

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: Etsy

 

 

ANH QUỐC: Phật giáo và Vật lư lượng tử: Khoa học & Trí tuệ TRỰC TIẾP ra mắt chương tŕnh học trực tuyến mới

 

Khoa học & Trí tuệ TRỰC TIẾP (Science & Wisdom LIVE), một dự án của Trung tâm Phật giáo Jamyang Luân Đôn, đă công bố ra mắt chương tŕnh học trực tuyến mới có tên ‘Phật giáo & Vật lư lượng tử’. Khóa học trực tuyến này tập trung vào sự giao thoa giữa triết học Phật giáo và khoa học như một phương tiện để phân tích tâm trí và điều tra bản chất của thực tại và bản ngă.

Khóa học nhằm mục đích giúp sinh viên phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa khoa học và tâm linh bằng cách t́m hiểu bản chất của thực tế, tâm trí và bản thân. Kết quả bao gồm việc giúp các học viên đào sâu và làm phong phú thêm việc thực hành thiền định của họ, nâng cao chánh niệm và hạnh phúc.

Phật giáo & Vật lư lượng tử dành cho tất cả sinh viên tương lai; không cần có kiến thức trước đây về Phật giáo hay vật lư lượng tử. Khóa học hướng dẫn sinh viên thông qua một loạt các nguyên tắc, lư thuyết và ứng dụng thực tế sâu sắc.

Trung tâm Phật giáo Jamyang Luân Đôn được thành lập vào năm 1978 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo Tây Tạng. Trung tâm cũng liên kết với Hội Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT) dưới sự chỉ đạo tâm linh của Lạt ma Zopa Rinpoche, và cung cấp một chương tŕnh giảng dạy có cấu trúc gồm các khóa học và lớp học về triết học và thực hành Phật giáo.

(Buddhsitdoor Global – September 8, 2023)

 

Poster của chương tŕnh ‘Phật giáo và Vật lư lượng tử’ với ảnh của các diễn giả

Photo: Science & Wisdom LIVE

 

 

CANADA: Cảnh sát truy lùng nghi phạm sau vụ cướp ngôi chùa Phật giáo ở phía bắc Toronto

 

Cảnh sát đang truy lùng nhiều nghi phạm sau khi một số ngôi chùa Phật giáo ở phía bắc Toronto bị cướp.

Cảnh sát Vùng York cho biết 2 nghi phạm đă đột nhập vào một ngôi nhà thuộc ngôi chùa Phật giáo Prajna ở Markham, Ontario, vào ngày 21 tháng 7 và lấy trộm một lượng lớn đô la tiền mặt Canada và Mỹ.

Cảnh sát cho biết các nghi phạm đă lấy trộm tiền và một chiếc két sắt từ một ngôi chùa Phật giáo khác ở Markham vào ngày 6 và 19-8.-2023

Họ nói rằng các nghi phạm đă thực hiện vụ cướp bất thành vào ngày 13-8 tại một ngôi chùa Phật giáo ở Whitchurch-Stouffville, rồi bỏ chạy tay không khi những người bên trong gọi cảnh sát.

Cảnh sát cho biết 2 nghi phạm sau đó đă đánh cắp một chiếc két sắt chứa một lượng lớn tiền mặt vào ngày 20-8 từ Tu viện Phật giáo ở Whitchurch-Stouffville.

Họ cũng cho biết 4 nghi phạm nam đă lấy trộm một lượng lớn tiền Canada và Trung Quốc, cùng với một chiếc điện thoại di động từ chùa Cham Sham ở Markham.

(alaskahighwaynews.ca – September 8, 2023)

 

HÀN QUỐC: Phiên âm văn bản Phật giáo thời Goryeo hồi hương từ Nhật Bản

Một bản chép lại kinh Phật được viết bằng vàng trên giấy nhuộm chàm từ thời Goryeo đă được Nhật Bản trao trả về Hàn Quốc, Cơ quan Quản lư Di sản Văn hóa (CHA) cho biết hôm thứ Năm 15-6-2923.

Bản thảo này Tập 6 của "Saddharmapundarika Sutra" - c̣n được gọi là "Kinh Pháp Hoa", được làm bằng giấy nhuộm chàm theo dạng xếp nếp, và b́a trước của nó được trang trí với họa tiết bốn 4 hoa sen dây leo được vẽ bằng vàng và bạc.

Những đường nét vàng tinh tế và dày đặc cho thấy bản thảo lóng lánh này được sản xuất vào thời kỳ cuối của Vương quốc Goryeo 918-1392, theo CHA,.

Không rơ hiện vật này đă được đưa ra khỏi đất  nước như thế nào, theo CHA. Cơ quan này cho biết chủ sở hữu trước đó, là người Nhật, đă mua tập kinh từ một cuộc đấu giá tư nhân vào năm 2012 và bày tỏ ư định bán nó cho Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài vào tháng 6-2022. Sau nhiều ṿng điều tra và đàm phán chuyên sâu, chính phủ đă hồi hương thành công nó vào tháng 3.

Văn bản của tập kinh được viết trên 108 trang theo định dạng 6 ḍng dọc mỗi trang với 17 Hán tự trên mỗi ḍng.

(The Korea Times – September 14, 2023)

Bae Young-il, director of the Seongbo Museum at Magok Temple, points to an illustration inside Vol. 6 of 'Saddharmapundarika Sutra,' also known as 'The Lotus Sutra,' during a press event held at the National Palace Museum of Korea, Thursday. Yonhap

Tập 6 của "Kinh Saddharmapundarika", c̣n được gọi là "Kinh Pháp Hoa", được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Hàn Quốc - Photo: CHA

 

TÍCH LAN: Bà cụ 97 tuổi làm nên lịch sử: Nhận bằng Thạc sĩ Phật học

 

Một sinh viên 97 tuổi đến từ Học viện Sau Đại học Nghiên cứu tiếng Pali và Phật giáo tại Đại học Kelaniya đă đạt được một cột mốc quan trọng khi lấy được bằng Thạc sĩ Nghệ thuật.

Bà cụ Vithanage Asilyn Dharamaratne, một người đă ở độ tuổi 90, được vinh danh là sinh viên lớn tuổi nhất từng theo học tại Đại học Kelaniya.

Hành tŕnh học tập của bà bao gồm việc nghiên cứu 7 môn học để lấy bằng Thạc sĩ, bao gồm nhiều chủ đề như: Triết học Phật giáo trong Kinh điển Pali, Nghệ thuật và Kiến trúc Phật giáo ở Tích Lan, Tâm thần học Phật giáo, Kinh tế học trong Triết học Phật giáo, Lịch sử Truyền thống Nguyên thủy và Giáo pháp, Đạo đức Phật giáo - Các khái niệm và Diễn giải Triết học, và Các phương pháp Nghiên cứu.

Luận án của bà nghiên cứu sâu vào việc mô tả lối sống quá khứ trong các tác phẩm chạm khắc trên gỗ tại Embekke Devalaya.

Điều đáng chú ư là ở tuổi 94, bà đă thành công vượt qua kỳ thi Tam tạng Pháp và Pali tại Đại học Vidyodaya.

(dailymirror.lk – September 16, 2023)

 

Bà cụ Vithanage Asilyn Dharamaratne, 97 tuổi, Thạc sĩ Phật học của Đại học Kelaniya, Tích Lan - Photo: dailymirror.lk

 

 

ẤN ĐỘ: Hội Thánh Đế - tổ chức Phật giáo phi lợi nhuận - tiếp tục khám mắt miễn phí cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn ở Ấn Độ

Hội Thánh Đế (FHSM), tổ chức phi lợi nhuận Phật giáo dấn thân hội đă tiến hành một loạt pḥng khám miễn phí cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn ở Ấn Độ.

FHSM cho biết:  trong những tuần gần đây, họ đă tổ chức 5 pḥng khám mắt miễn phí ở thành phố cảng biển phía đông Chennai, cùng với một pḥng khám mắt bổ sung ở Hyderabad, và đă giúp cung cấp sự trợ giúp liên tục và hỗ trợ cho những người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế tốn kém.

Có trụ sở chính tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, FHSM được thành lập và hướng dẫn bởi các nguyên tắc của Phật giáo dấn thân, và tập trung vào việc giúp đỡ các cộng đồng thiếu thốn và bị gạt ra ngoài lề xă hội.

FHSM được liên kết với Mạng lưới Phật tử nhập thế quốc tế (INEB).

Các pḥng khám mắt miễn phí của FHSM do công ty All Cargo Logistics có trụ sở tại Mumbai hỗ trợ, với chuyên môn y tế được cung cấp qua sự hợp tác của các tổ chức y tế. (Buddhistdoor Global – September 15, 2023)

FHSM tiến hành khám mắt miễn phí tại các cộng đồng khu ổ chuột ở Chennai

Pḥng khám mắt đầu tiên của FHSM ở Hyderabad

Photos: FHSM

 

 

CAM BỐT: Tượng Phật lớn nhất đầu tiên của Cam Bốt là tâm điểm của lễ hội ở Công viên Bokor

Để góp phần xây dựng một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới cũng như 84,000 bức tượng Phật nhỏ hơn, một sự kiện gây quỹ quan trọng dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 9 trên một sườn núi trong khu vực “500 Cánh đồng Lúa” của Vườn quốc gia Preah Monivong Bokor.

Sáng kiến gây quỹ được chỉ đạo bởi Ḥa thượng Chan Visal, người đứng đầu chùa Wat Pearanasey Serey Monkul, phối hợp với ông Sok Kong, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sokimex, công ty đứng sau dự án này.

Mục đích của họ là quyên góp từ gần 3,000 người tham gia, bao gồm cả các nhà sư và tín đồ từ khắp đất nước.

Theo kế hoạch, pho tượng cao 108m - vốn đă được khởi công vào đầu tháng 1-2023 - với chi phí theo dự án là khoảng 30 triệu USD, dự kiến sẽ mất 4 năm để hoàn thành.

Bên cạnh việc xây dựng pho tượng dành cho tín đồ trên toàn thế giới, các nhà sư Cam Bốt và công ty Sokimex c̣n đảm nhận nhiệm vụ chạm khắc 84,000 bức tượng Phật nhỏ hơn, mỗi bức tương ứng với một trong 84,000 bài Pháp.

(The Phnom Penh Post - September 18, 2023)

 

An artist’s rendering of the 108m Buddha statue, which is being constructed on Bokor Mountain. PHOTO SUPPLIED

Đồ họa về pho tượng Phật cao 108m đang được xây dựng trên núi Bokor, Can Bốt

Photo: The Phnom Penh Post

 

MĂ LAI: Rừng nhiệt đới Mă Lai đang có vấn đề trong cuộc chiến giành tu viện Phật giáo lịch sử

Một tu viện Phật giáo được xây dựng từ một quần thể hang động trong rừng nhiệt đới ở Mă Lai sắp bị trục xuất sau khi thua kiện vào ngày 8-9-2023 trong vụ kiện chống lại một nhà sản xuất xi măng t́m cách phá bỏ tu viện này để khai thác đá vôi.

Ṭa phúc thẩm đă ra phán quyết cho công ty Xi măng Associated Pan Malaysia trong vụ kiện do Tu viện Hang động Pháp Thích Ca Mâu Ni khởi kiện, xét rằng công ty này có quyền trục xuất “những người chiếm đất” ra khỏi khu vực đang tranh chấp trên một khối núi đá vôi có tên là Gunung Kanthan - mặc dù thực tế là nó nằm trong Công viên địa chất Quốc gia Thung lũng Kinta. Khối núi có rừng nói trên là nơi sinh sống của một số loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, và phần lớn trong số đó đă bị chặt phá để khai thác đá.

Sau phán quyết của ṭa phúc thẩm, chính quyền bang Perak đă thành lập một ủy ban đặc biệt để ḥa giải cuộc xung đột. Các nhà sư của tu viện Pháp Thích Ca Mâu Ni nguyện sẽ chống lại việc trục xuất này.

(COUNTERVORTEX -  September 20, 2023)

Dhamma Sakyamuni

Tu viện Hang động Pháp Thích Ca Mâu Ni ở bang Perak, Mă Lai

Photo: Free Malaysia Today

 

HOA KỲ: Khánh thành Thư viện và Trung tâm Học tập Đạt lai Lạt ma ở ngoại ô New York

Viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Namgyal ở ngoại ô New York đă tổ chức lễ khánh thành Thư viện và Trung tâm Học tập của Đức Đạt Lai Lạt Ma vĩ đại thứ 14. Sự kiện này diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10-9-2023, bao gồm các nghi lễ trang trọng, sự kiện văn hóa và một hội nghị liên tôn giáo.

Việc xây dựng thư viện và trung tâm này bắt đầu vào tháng 4 năm 2022. Nơi đây được mô tả là “một trung tâm học tập dành cho tất cả mọi người - ở mọi lứa tuổi, tín ngưỡng và tŕnh độ học vấn - để suy nghĩ, phát triển và hiểu biết”.

Lễ khai mạc bắt đầu vào ngày 8-9 với việc khánh thành bức tượng của Đức Đạt lai Lạt ma, sau đó là lễ thánh hiến và dâng đèn bơ tại Đại Lễ đường của trung tâm. Các chương tŕnh văn hóa Tây Tạng cũng là một phần của sự kiện này, cũng như Hội nghị Đạo đức Liên tôn giáo và Thế tục kéo dài 2 ngày tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Namgyal vào ngày 9 và 10-9.

Thư viện và Trung tâm Học tập Đạt lai Lạt ma có một thư viện chính xác về các tác phẩm viết của Đức Đạt lai Lạt ma hiện tại, cũng như của tất cả các Đức Đạt lai Lạt ma trước đây. Bên trong cũng có một kho lưu trữ kỹ thuật số gồm 40,000 giờ giảng dạy của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, và khoảng 4,000 cuốn sách chứa các bản dịch của các văn bản cổ, cùng với nhiều hiện vật Phật giáo từ Ấn Độ và Tây Tạng.

(Buddhistdoor Global – September 20, 2023)

 

 

Thư viện và Trung tâm Học tập Đạt lai Lạt ma ở ngoại ô New York

Photo: namgyal.org

 

Tượng Đức Đạt lai Lạt ma tại Thư viện và Trung tâm Học tập Đạt lai Lạt ma

Photo: tibet.net

 

 

ẤN ĐỘ: 12 họa sĩ sáng tác Nghệ thuật Sắp đặt về cuộc đời của Đức Phật 

 

Một nhóm gồm 12 nghệ sĩ sáng tạo một tác phẩm sắp đặt mô tả cuộc đời của Đức Phật – sự đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Ngài – trong khuôn viên của Đại học Phật Cồ Đàm (Gautam Buddha) nhân dịp cuộc đua MotoGP Bharat Grand Prix diễn ra từ ngày 22 đến 24-9-2023.

Trường đại học tọa lạc tại quận Gautam Buddha Nagar, được thành lập trên khu đất rộng 207 ha vào năm 2002. Được đặt theo tên của Tất Đạt Đa Cồ Đàm, người trở thành Đức Phật, trường đại học này quảng bá tầm quan trọng của lời dạy của Đức Phật bằng cách giảng dạy triết học Phật giáo và sự liên quan của nó trong việc tạo ra ḥa b́nh, chung sống hài ḥa, và phát triển toàn diện.

Nhóm 12 người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật sắp đặt này, hầu hết là sinh viên đại học thuộc Khoa Mỹ thuật của trường Đại học Phật Cồ Đàm, bày tỏ sự vui mừng khi có cơ hội trưng bày tác phẩm của ḿnh cho khán giả quốc tế trong Giải đua MotoGP Bharat Grand Prix. Họ sáng tạo ra 3 tác phẩm lớn có kích thước 3.6 mét x 2.7 mét và tượng trưng cho 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật.

(Buddhistdoor Global – September 22, 2023)

 

Một trong số 12 họa sĩ đang sáng tạo tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt về cuộc đời của Đức Phật

Photo: timesofindia.indiatimes.com

 

 

HÀN QUỐC: Phát hành cuốn sách về Phật giáo thời Gaya

 

Seoul , Hàn Quốc -  Khi Ấn Độ và Hàn Quốc đang kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao trong năm nay, Đại sứ quán Ấn Độ tại Seoul phối hợp với Hội Quảng bá Văn hóa Gaya, Hàn Quốc đă tổ chức một sự kiện để đánh dấu dịp này.

Sự kiện được tổ chức vào thứ Sáu (22/9) tại Hàn Quốc. Nhân dịp này, Liên đoàn Phật giáo Quốc tế, cùng với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và chính quyền thành phố Gimhae, đă phát hành cuốn sách có tựa đề Phật giáo Gaya: Mở chốt.

Cuốn sách do nhà sư Domyeong viết đưa ra giả thuyết rằng Phật giáo đến Triều Tiên từ Ấn Độ bằng đường biển thông qua Công chúa Suriratna của Ayodhya, người đă đến vương quốc Gaya của Triều Tiên vào năm 48 sau Công nguyên.

Công chúa Suriratna kết hôn với Vua Kim-Suro, người sáng lập huyền thoại của Vương quốc Gaya và trở thành Hoàng hậu Heo Hwang-ok. và anh trai của ḿnh được cho là đă mang theo một ngôi chùa Phật giáo, Chùa Đá Pasa. Ngôi  chùa này hiện nằm cạnh những ǵ được cho là  lăng mộ của Hoàng hậu Heo Hwang-ok ở Gimhae.

(ANI - September 26, 2023)

 

Monk Domyeong, seventh from front right, Indian Ambassador to Korea Amit Kumar, sixth from front right, and historians of both India and Korea celebrate the publication of Monk Domyeong's book, “Gaya Buddhism, Unlatching the Gate,” into English at the Indian Embassy in Seoul on Friday. [EMBASSY OF INDIA IN KOREA]

Buổi lễ phát hành cuốn sách có tựa đề Phật giáo Gaya: Mở chốt

Photo: EMBASSY OF INDIA IN KOREA

 

 

HOA KỲ: Tượng Phật Nhật Bản trị giá $1.5 triệu bị đánh cắp

 

Los Angeles, CA -  Vào đêm ngày 18-9-2023, một tượng Phật bằng đồng thời Edo (Nhật Bản) đă bị lấy cắp từ Pḥng trưng bày Barakat ở Khu phố Thiết kế La Cienega của Los Angeles.

Pho tượng có giá $1.5 triệu, có niên đại từ Thế kỷ 17, nguyên thủy nó được tôn trí tại Chùa Yudonosan, Nhật Bản. Tác phẩm điêu khắc phi thường này là hiện vật trung tâm của bộ sưu tập Phật giáo Los Angeles thuộc Pḥng trưng bày Barakat.

Một tên trộm trên chiếc xe tải cho thuê giá rẻ đă đột nhập vào cổng an ninh phía sau tại Pḥng trưng bày và dịch chuyển pho tượng cao 4 feet, nặng 250 pounds bằng cách sử dụng xe đẩy và dây thừng. Toàn bộ hoạt động này mất chưa đầy 25 phút.

Pḥng trưng bày tin rằng tác phẩm này đă bị đánh cắp theo đơn đặt hàng, v́ tên trộm đă bỏ qua các hiện vật  khác được cất giữ trong cùng khu vực nói trên.

(PR Newswire - September 25, 2023)

 

Edo Period Bronze Buddha, Seventeenth Century AD. 
Courtesy the Barakat Gallery. (PRNewsfoto/Barakat Gallery)

Pho tượng Phật có giá $1.5 triệu, có niên đại từ Thế kỷ 17,  đă bị đánh cắp từ Pḥng trưng bày Barakat, Los Angeles

Photo: Barakat Gallery

 

MĂ LAI: Cấu trúc ngôi chùa Phật giáo lớn nhất có niên đại 1,200 năm được khai quật ở Bukit Choras

 

Cục Di sản Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Toàn cầu của Đại học Sains Malaysia (GARC) vừa công bố phát hiện cấu trúc ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Bukit Choras, có niên đại 1,200 năm.

Nhóm nghiên cứu do trưởng nhóm nghiên cứu của GARC, Tiến sĩ Nasha Rodziadi Khaw dẫn đầu cũng đă phát hiện ra 2 bức tượng có kích thước như người thật được bảo quản tốt làm bằng vữa, có kiến trúc giống hệt các hiện vật cổ của Vương quốc Srivijaya được phát hiện ở Sumatra và Tây Java (Indonesia).

Mohd Azmi Mohd Yusof , Ủy viên Cục Di sản Quốc gia, ca ngợi phát hiện này là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất ở nước này kể từ đại dịch Covid-19.

Bắt đầu vào ngày 28-8, công việc khai quật tính đến ngày 8-9 đă làm lộ ra toàn bộ bức tường phía tây của ngôi chùa và một nửa bức tường phía bắc và phía nam, cũng như các cấu trúc cầu thang trên nền của nó.

Giai đoạn thứ hai của công việc khai quật trên cấu trúc c̣n lại của ngôi chùa sẽ được tiếp tục vào tháng 12.

(New Straits Times - September 22, 2023)

 

The National Heritage Department and Universiti Sains Malaysia’s Global Archaeology Research Centre (GARC) have announced the discovery of the largest Buddhist temple structure in Bukit Choras, dating back 1,200 years. - NSTP/SYAHARIM ABIDIN

Cấu trúc ngôi chùa Phật giáo lớn nhất có niên đại 1,200 năm được khai quật ở Bukit Choras

 

The most unique feature about this discovery is that most of the artifacts are still intact, the temple still retaining its full structure. - NSTP/SYAHARIM ABIDIN

 

The statues and artifacts discovered from the site will be taken back to GARC USM for conservation and further research. - NSTP/SYAHARIM ABIDIN

 

Các hiện vật khai quật được từ di tích ngôi chùa cổ ở Bukit Choras

Photos: New Straits Times

 

 

NHẬT BẢN: Các AI Chatbots (*) mới kết nối với Phật giáo được phát triển ở Nhật Bản

 

Kyoto, Nhật Bản - Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đă phát triển các chatbot mới được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với lời dạy của 2 nhà sư Phật giáo lịch sử - Shinran và Vasubandhu.

Sử dụng công nghệ thực tế tăng cường, chatbot Shinran và chatbot Vasubandhu - được hỗ trợ bởi AI tạo ChatGPT của OpenAI - lần lượt hiển thị h́nh đại diện của Shinran, người sáng lập giáo Phật phái Jodo Shinshu và của Vasubandhu, một nhà sư Ấn Độ nổi tiếng ở thế kỷ thứ 4.

Các chatbots này đưa ra các câu trả lời từ những quan điểm học được từ sách do các nhà sư nói trên viết, nhóm này cho biết. Tại Nhật Bản, 2 chatbots mới này sẽ được giới thiệu trong một số ít dịp, bao gồm cả tại một số sự kiện, trong khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành để đưa chúng vào sử dụng thực tế ở Bhutan, một quốc gia Phật giáo.

Nhóm này, bao gồm các nhà nghiên cứu của Đại học Kyoto, trước đây đă phát triển chatbot “Buddhabot Plus” dựa trên ChatGPT, để trả lời các câu hỏi từ quan điểm của Phật giáo.

(tipitaka.net - September 22, 2023)

(*) AI chatbot là các robot ảo có khả năng online 24/7 nên quá tŕnh tư vấn và chăm sóc khách không bị gián đoạn - Google

 

AI Chatbots

Photo: The Jiji Press, Ltd.

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/15/23