TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 08.2023

Diệu Âm lược dịch

 

NEPAL: Các họa sĩ sơn lại bản kinh Phật giáo bằng vàng trong một tháng

 

Lalitpur, Nepal - Trong sân Chùa Vàng ở Quảng trường Patan Durbar cổ kính, khoảng nửa tá họa sĩ đang phục hồi lại bản thảo Phật giáo “Pragya Paramita” 800 năm tuổi bằng vàng.

Bản thảo chữ vàng này ghi lại 8,000 bài kệ do Đức Phật Cồ Đàm thuyết giảng cho 1,350 đệ tử được ghi lại. Người ta tin rằng Đức Phật đă truyền những câu kệ đó khoảng 2,500 năm trước.

Bản kinh Phật “Pragya Paramita” nói trên đang được các họa sĩ tân trang bằng cách phục hồi những từ đă phai mờ và viết lại những từ đă bị hư hỏng theo thời gian.

Từ “Pragya” có nghĩa là ‘trí năng’ và “Paramita” có nghĩa là ‘sự toàn vẹn’ do đó tạo nên ư nghĩa là ‘sự toàn vẹn của trí năng’. Kinh “Pragya Paramita” được theo dơi và tụng niệm ở những quốc gia theo Phật giáo Đại thừa nhằm mục đích đạt được giác ngộ.

Tất cả chữ viết trong bản thảo linh thiêng này đều thuộc loại chữ “Ranjana” (dạng cổ nhất của kinh Phật) và được viết bằng vàng.

Hàng ngày, các họa sĩ làm việc mỗi buổi sáng khoảng 3 tiếng rưỡi để phục hồi bản thảo trong một tháng.

(ANI  - Agust 1, 2023)

 

Artists in Nepal repaint Buddhist manuscript with gold as religious rituals halted for month

 

Các họa sĩ Nepal sơn lại bản kinh Phật “Pragya Paramita” bằng vàng

Photos: ANI

 

 

ẤN ĐỘ: Dự án Chư ni Tây Tạng công bố số lượng kỷ lục các nữ tu Phật giáo tham gia các kỳ thi Geshema ở Dharamsala trong năm nay

 

Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện đă đăng kư tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và Quận Kangra của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ - thông báo rằng các kỳ thi Geshema cho năm 2023 đă bắt đầu ở Dharamsala, miền bắc Ấn Độ vào ngày 21-7, với con số kỷ lục là 132 ni cô Tây Tạng từ 5 học viện ở Ấn Độ và 2 học viện ở Nepal tham gia.

“Năm nay, một số lượng kỷ lục các ni cô Tây Tạng đang tham gia kỳ thi viết và vấn đáp nghiêm ngặt này - nhiều hơn 38 ni cô so với kỷ lục 94 của năm ngoái,” TNP thông báo.

Bằng Geshema là bằng cấp học thuật cao nhất trong truyền thống Gelugpa của Phật giáo Kim Cương thừa và chỉ mới được cấp cho chư ni Phật giáo gần đây.

Dự án Chư ni Tây Tạng cung cấp giáo dục và viện trợ nhân đạo cho các ni cô tị nạn đến từ Tây Tạng và các vùng Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ. Được thành lập dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phụ nữ Tây Tạng và Ban Tôn giáo và Văn hóa của Chính quyền Trung ương Tây Tạng, TNP hỗ trợ hàng trăm ni cô từ tất cả các ḍng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng và 7 ni viện. Nhiều ni cô là người tị nạn từ Tây Tạng, nhưng tổ chức này cũng vươn tới các khu vực biên giới Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ, nơi phụ nữ và trẻ em gái ít được tiếp cận với giáo dục và đào tạo tôn giáo.

(Buddhistdoor Global – August 4, 2023)

H́nh ảnh các cuộc thi Geshema 2023

Photos: TNP 

 

 

THÁI LAN: Phật tử kỷ niệm bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật vào Ngày Asalha Bucha 

 

Pattaya, Thái Lan – Tại chùa Wat Suthawas ở phía đông Pattaya, đông đảo các Phật tử thuần thành cùng nhau tham gia một ngày gồm các hoạt động cát tường để kỷ niệm Ngày Asalha Bucha và ngày bước vào mùa An Cư Kiết hạ (Khao Pansa). Ngày này có ư nghĩa đặc biệt v́ nó kỷ niệm bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc Uyển ở Benares, Ấn Độ, và sự thành lập Tăng đoàn Phật giáo cách đây khoảng 2,500 năm.

Suốt buổi sáng ngày 1-8, các Phật tử đă đến chùa xin chư tăng bản tự ban phúc, cầu nguyện cho sự thịnh vượng và cát tường. Khi mặt trời lặn, chùa Wat Suthawas được chiếu sáng bằng ánh sáng ấm áp của những ngọn nến khi ngôi chùa này tổ chức một cuộc rước nến đầy cảm xúc xung quanh chánh điện.

Các Phật tử làm công đức bằng cách đổ sáp vào những khuôn nến linh thiêng để sử dụng trong suốt 3 tháng An cư Kiết hạ.

(Pattaya Mail – Agust 3, 2023)

 

Phật tử cầu nguyện và làm công đức tại chùa Wat Suthawas vào Ngày Asalha Bucha

Tín đồ đổ sáp vào những khuôn nến linh thiêng để sử dụng trong suốt 3 tháng An cư Kiết hạ

Photos: Pattaya Mail

 

 

ẤN ĐỘ: Học giả Phật giáo trẻ gặp gỡ tại Hội nghị Hành hương Phật giáo ở New Delhi 

 

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC), dưới sự bảo trợ của Bộ Văn hóa, đă tổ chức một hội nghị vào ngày 1-8-2023 để thảo luận về “Tầm quan trọng của Hành hương Phật giáo.” Hội nghị này nhằm mục đích tập hợp các học giả và nhà nghiên cứu trẻ để t́m hiểu về các khía cạnh khác nhau của cuộc hành hương dưới cái nh́n của giới trẻ ngày nay. Hội nghị được tổ chức tại New Delhi với sự tham gia của hơn 70 học giả trẻ từ khắp nơi trên thế giới.

Hội nghị được tổ chức nhằm mang đến một môi trường thân thiện và nồng nhiệt để các nhà nghiên cứu trẻ chia sẻ công việc của họ, gắn kết với nhau và đóng góp cho lĩnh vực học thuật Phật giáo.

Các tổ chức học thuật Ấn Độ và chính phủ Ấn Độ trong những năm gần đây đă hoạt động để quảng bá hành hương Phật giáo, đặc biệt là 8 địa điểm hành hương Phật giáo chính.

Bốn địa điểm đầu tiên là: Lâm T́ Ni ở Nepal, nơi Đức Phật đản sinh; Bồ đề Đạo tràng, nơi Ngài giác ngộ; Vườn Lộc Uyển, nơi Ngài ban những giáo lư đầu tiên; và Câu Thi Na, nơi Ngài nhập diệt.

Nhóm thứ hai gồm 4 địa điểm chính: Rajgir, nơi Đức Phật thuần hóa một con voi hoang dă và sau này là ngôi nhà của Đại học Nalanda và là địa điểm Đại thừa quan trọng của Đỉnh Linh Thứu; Vaishali, điểm dừng chân thường xuyên trong sự nghiệp giảng dạy của Đức Phật; Shravasti, quê hương của “phép lạ song sinh” nổi tiếng của Đức Phật; và Sankassa, nơi mà Đức Phật được cho là đă trở lại, sau khi thuyết giảng Tạng Luận ở Đao Lợi Thiên.

(Buddhistdoor Global – August 3, 2023) 

 

  

Hội nghị quốc tế về “Tầm quan trọng của Hành hương Phật giáo” do Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) tổ chức

Photos: devdiscourse.com & theprint.in

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Pḥng trưng bày Quốc gia Úc sẽ trả lại các tác phẩm điêu khắc bị đánh cắp cho Cam Bốt 

 

Một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng đồng mạ vàng cổ xưa đă đi một con đường quanh co và có vấn đề về mặt pháp lư - từ một cánh đồng lúa ở miền nam Cam Bốt đến thủ đô của Úc - sẽ sớm được quay trở lại quê hương của nó.

Đây là tác phẩm điêu khắc Bồ tát Quán Thế Âm Liên Hoa Thủ có niên đại vào thế kỷ thứ 9 hoặc 10. Trong khoảng 15 năm, pho tượng này đă đi từ một vùng nông thôn gần biên giới Việt Nam đến tay của Douglas A.J. Latchford, một tay buôn cổ vật châu Á khét tiếng. Vào năm 2011, ông ta lần lượt bán tượng này và 2 tượng nhỏ hơn đi kèm cho Pḥng trưng bày Quốc gia Úc, nơi các tượng nói trên được trưng bày kể từ đó.

Bây giờ, sau một cuộc điều tra sâu rộng về nguồn gốc của tượng, pḥng trưng bày sẽ trả lại các tác phẩm điêu khắc này trong ṿng không quá 3 năm cho Cam Bốt, để chính phủ có thời gian chuẩn bị một nơi thích hợp dành các pho tượng ở thủ đô Phnom Penh.


Vào đầu tháng 8, tại một buổi lễ ở Canberra, thủ đô nước Australia, Susan Templeman - một phái viên đặc biệt về nghệ thuật - đă mô tả việc bàn giao tượng trong điều khoản bồi thường.

“Đây là một cơ hội để sửa chữa sai lầm lịch sử,” cô nói, “nhưng cũng là để tăng cường mối quan hệ của chúng ta và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta.”

(artdaily.cc – August 5, 2023)

 

Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Liên Hoa Thủ và 2 thị giả tại Pḥng trưng bày Quốc gia Úc

Photo: artdaily.cc

 

 

HOA KỲ: Nils Martin Giành Giải thưởng Khyentse Foundation cho Luận án Tiến sĩ Xuất sắc về Nghiên cứu Phật giáo 

 

Quỹ Khyentse - một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Lạt ma, nhà làm phim và tác giả người Bhutan đáng kính Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche - đă thông báo rằng họ đă trao Giải thưởng Khyentse Foundation năm nay cho Nils Martin thuộc Trung tâm Nghiên cứu Các nền văn minh Đông Á (CRCAO) tại Paris. Nils Martin được đánh giá là tác giả của Luận án Tiến sĩ Xuất sắc về Nghiên cứu Phật giáo cho Châu Âu.

Quỹ Khyentse thông báo: Luận án của Martin có tiêu đề “Nhóm Di tích Wanla: Những bức tranh tường Phật giáo Tây Tạng thế kỷ 14 ở Ladakh”- được chuẩn bị tại trường École Pratique des Hautes Études (EPHE) ở Paris và được bảo vệ vào tháng 3-2022 - là một đóng góp tuyệt vời cho lịch sử nghệ thuật và Phật giáo ở Tây Hi Mă Lạp Sơn... Nó đại diện cho một đóng góp xuất sắc về nghiên cứu Phật giáo.”

Quỹ Khyentse trao Giải thưởng 8,000 USD cho Luận án Tiến sĩ Xuất sắc về Nghiên cứu Phật học cho các tác giả của luận án Tiến sĩ xuất sắc trong 2 năm học trước. Để đủ điều kiện, luận án phải dựa trên nghiên cứu ban đầu và phải nâng cao đáng kể sự hiểu biết về chủ đề hoặc kinh điển Phật giáo được nghiên cứu. Giải thưởng này được trao cho các học giả ở châu Á và châu Âu trong các  năm luân phiên.

(Buddhistdoor Global – August 9, 2023)

 

Nils Martin khảo sát trần của một bảo tháp cửa ngơ ở Nyoma, Ladakh (Ấn Độ) vào năm 2015   

Photo: Khyentse Foundation 

 

 

HOA KỲ: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Nhà hoạt động xă hội Phật giáo người Bangladesh Rani Yan Yan

 

Nhà hoạt động xă hội Phật giáo nổi tiếng Rani Yan Yan - người đă vận động cho quyền con người và quyền của phụ nữ bản địa ở vùng đồi Chittagong của Bangladesh - là một trong 6 nhà hoạt động xă hội được công nhận tại Washington, DC, trong Lễ trao giải  thường niên lần thứ nhất của Bộ trưởng Ngoại giao cho Các nhà Vô địch Chống Phân biệt chủng tộc Toàn cầu vào ngày 9-8-2023, trùng với Ngày Quốc tế của Người bản địa của Thế giới. 

Yan Yan là lănh đạo của các cộng đồng Chakma và Marma chủ yếu theo Phật giáo - lần lượt là cộng đồng lớn nhất và lớn thứ hai trong số 11 nhóm sắc tộc ở Vùng đồi Chittagong - phần lớn trong số họ theo Phật giáo Nguyên thủy. Đôi khi gặp rủi ro cá nhân rất lớn, hoạt động của Yan Yan đă thu hút được sự chú ư của quốc tế đối với những cuộc đấu tranh của cộng đồng của cô đối với bạo lực chống lại các nhóm thiểu số ở đất nước Bangladesh.

Bên cạnh sự dũng cảm ủng hộ quyền của người bản địa, Yan Yan, một Phật tử thực hành vốn trước đây đă xuất gia với tư cách là một nữ tu sĩ, đă lọt vào ṿng chung kết của Giải thưởng Phụ nữ Xây dựng Ḥa b́nh của Viện Ḥa b́nh Hoa Kỳ v́ những nỗ lực của cô nhằm trao quyền cho phụ nữ bản địa và thúc đẩy ḥa b́nh ở vùng đồi Chittagong. Cô là cựu sinh viên của Chương tŕnh Đào tạo Ngoại giao tại Đại học New South Wales (Úc), và tốt nghiệp Diễn đàn Châu Á Thái B́nh Dương về Phụ nữ, Luật và Phát triển về Lư thuyết và Thực tiễn Pháp lư về Nữ quyền. 

(Buddhistdoor Global – August 10, 2023)

 

Nhà hoạt động xă hội Bangladesh Rani Yan Yan và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken 

Rani Yan Yan phát biểu khi nhận giải 

Lễ trao Giải Thường niên Đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao cho các Nhà Vô địch Chống Phân biệt chủng tộc Toàn cầu

Photos: youtube.com 

 

 

TÍCH LAN: Đạp xe khám phá mạng mạch Phật giáo từ Nepa -Ấn Độ - Colombo

 

Tại Tích Lan, các kế hoạch đang được tiến hành để tổ chức một chuyến thám hiểm bằng xe đạp dọc theo mạng mạch Phật giáo từ Nepal qua Ấn Độ đến Colombo, thủ đô Tích Lan.

Một cuộc thảo luận sơ bộ đă được tổ chức với Thủ tướng Dinesh Gunawardena về vấn đề này.

Chuyến thám hiểm bằng xe đạp được đề xuất nói trên sẽ được tổ chức từ Lâm T́ Ni, nơi đản sinh của Đức Phật ở Nepal, qua những nơi thờ phụng Phật giáo linh thiêng ở Ấn Độ đến Colombo với sự tham gia của 3 lực lượng vũ trang Tích Lan, Ấn Độ và Nepal và thanh niên của 3 quốc gia này .

Hành tŕnh đạp xe dự kiến tổ chức vào tháng 12 sẽ đi qua Câu Thi Na, Bồ Đề Đạo Tràng, Xá Vệ, Lộc Uyển và Sankassa nơi Đức Phật đă trải qua nhiều năm cách đây 2,600 năm. Nó cũng sẽ đi qua Ajanta và Ellora ở Bang Maharashtra, nơi nổi tiếng với những bức bích họa Phật giáo, và đến Nam Ấn Độ. Tại Rameswaram, hành tŕnh sẽ vượt biển bằng phà sang Mannar và đến Colombo bằng đường bộ.

Đánh giá cao những nỗ lực của ban tổ chức cuộc thám hiểm bằng xe đạp nhằm tăng cường mối quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa 3 quốc gia - Tích Lan, Nepal và Ấn Độ - Thủ tướng Dinesh Gunawardena tuyên bố bảo đảm sự hỗ trợ hoàn toàn của chính phủ cho hành tŕnh xe đạp này.

(Daily Mirror - August 11, 2023)

 

Cycle expedition from Lumbini to Colombo thru Buddhist places of worship in  India - Hiru News - Srilanka's Number One News Portal, Most visited website  in Sri Lanka

Một đoạn của hành tŕnh dọc theo mạng mạch Phật giáo Nepal -Ấn Độ - Colombo (Tích Lan)

Photo: hirunews.lk

 

 

NEPAL: Việc xây dựng Trung tâm Di sản và Văn hóa Phật giáo Quốc tế Ấn Độ chính thức bắt đầu

 

Việc xây dựng Trung tâm Di sản và Văn hóa Phật giáo Quốc tế Ấn Độ (IICBCH) chính thức bắt đầu tại Lâm T́ Ni ở Nepal vào ngày 6-8-2023.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm Lâm T́ Ni năm 2022 đă cùng với người đồng cấp Nepal khi đó là Sher Bahadur Deuba đặt viên đá nền móng cho việc xây dựng Trung tâm Phật giáo này. Một năm sau, quy tŕnh chính thức để bắt đầu xây dựng ṭa nhà hiện đại với lượng khí thải carbon bằng không bắt đầu vào ngày 6-8 nói trên.

Ḥa thượng Dhammapiya, Tổng thư kư của Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) cùng với các nhà sư khác đă tham gia vào nghi lễ 'Bhoomi Pooja'.

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) ở New Delhi, Ấn Độ,  đang giám sát việc xây dựng thực hiện trên lô đất được quỹ Ủy thác Phát triển Lumbini (LDT) phân bổ theo thỏa thuận giữa IBC và LDT - kư vào tháng 3-2022.

Sau khi hoàn thành, trung tâm sẽ là một cơ sở đẳng cấp thế giới chào đón những người hành hương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thưởng thức tinh hoa của các khía cạnh tâm linh của Phật giáo. Ṭa nhà hiện đại có h́nh bông sen nở này sẽ tuân thủ NetZero về xử lư năng lượng, nước và chất thải, đồng thời sẽ có các pḥng cầu nguyện, các trung tâm thiền, thư viện, pḥng triển lăm, quán ăn tự phục vụ, các văn pḥng và các tiện nghi khác.

(Big News Network – August 8, 2023)

 

  Construction Of India Centre For Buddhist Culture In Nepal Begins

Nghi lễ Phật giáo ‘Bhoomi Pooja’ để chính thức bắt đầu việc xây dựng Trung tâm Di sản và Văn hóa Phật giáo Quốc tế Ấn Độ tại Lâm T́ Ni, Nepal

Photo: lbcWorldOrg

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị quốc gia về Phật giáo Nalanda tại Leh

 

Hội đồng Truyền thống Phật giáo Nalanda vùng Hi Mă Lạp Sơn Ấn Độ (IHCNBT) tổ chức Hội nghị Quốc gia về Phật giáo Nalanda tại Leh, Ladakh vào ngày 11-8, các nhà tổ chức cho biết.

Có 3 chủ đề của Hội nghị, gồm: Phật giáo Nalanda-Truy t́m về cội nguồn theo dấu chân của các Đạo sư Nalanda/Acharyas; Phật giáo Nalanda-Lịch sử Triết học về sự hiểu biết của Bốn Truyền thống Chính: truyền thống Nyingma, Sakya, Kagyud và Geluk; Phật giáo Nalanda trong thế kỷ 21 : Ấn Độ là vùng đất của Đức Phật và Phật giáo đă ban tặng hệ thống tri thức triết học như một món quà cho thế giới.

Mục tiêu của hội nghị về Phật giáo Nalanda là thiết lập lại nguồn gốc của Phật giáo về vùng đất xuất xứ của tôn giáo này và về trung tâm học tập vĩ đại của Đại học Nalanda ở Ấn Độ.

Hội nghị có khoảng 550 đại biểu bao gồm chư tăng ni các cấp và Học giả từ tất cả các Bang vùng Hi Mă Lạp Sơn và từ nhiều vùng khác nhau của Ladakh UT.

Hội nghị Quốc gia về Phật giáo Nalanda tại CIBS, Chogalmsar, Leh, UT Ladakh sẽ được khai mạc bởi Phó Thống đốc Lănh thổ Liên minh Ladakh với sự hiện diện linh thiêng của Đức Rinpoche Tôn kính, các học giả và chức sắc khác.

(ANI – August 14, 2023)


Ladakh hosts conference to promote cultural significance of Nalanda Buddhism (Image Credit: India File)

Hội nghị quốc gia về Phật giáo Nalanda tại Leh, Ấn Độ Photo: ANI

 

 

SINGAPORE: Nhạc kịch Quan Âm kể những câu chuyện của Bồ tát thông qua nghệ thuật cát, bài hát và vũ điệu

 

Những câu chuyện về Quan Âm, vị Bồ tát đại từ đại bi trong Phật giáo, trở nên sống động với sự trợ giúp của nghệ thuật cát, âm nhạc và các hiệu ứng sân khấu khác trong một chương tŕnh mới.

Nhạc kịch Quan Âm (Guan Yin The Musical), do Asia Musical Productions (AMP) có trụ sở tại Mă Lai sản xuất và Di Zang Lin Singapore tŕnh bày, sẽ được tŕnh diễn tại Nhà hát Victoria, 9 Empress Place từ ngày 24 đến 26-11-2023.

Nhạc kịch mô tả 4 câu chuyện phổ biến về Bồ tát. Đó là truyền thuyết về Công chúa Miao Shan, Quan Âm giỏ-cá, Quan Âm cầu b́nh an trong triều đại nhà Tống bất ổn và bức tượng Quan Âm không muốn rời núi Phổ Đà.

Ho Lin Huay, người sáng lập AMP, đă chọn 4 câu chuyện này cũng v́ mối liên hệ cảm xúc mà cô cảm nhận được khi đọc chúng.

AMP đă sản xuất 8 vở nhạc kịch khác, trong đó có một số vở mang âm hưởng Phật giáo như Tất Đạt Đa (1999), Bên trên Trăng Rằm (2004) và Đức Phật Dược Sư (2018).

(THE STRAITS TIMES -  August 15, 2023)

 

Dàn diễn viên của vở Nhạc kịch Quan Âm đang tập dượt

PHOTO: ISTUDIO MOVING PICTURES

 

 

HOA KỲ: Những ngôi chùa Phật giáo cổ kính bị hủy hoại trong trận cháy rừng tàn khốc trên đảo Maui

 

Ba ṭa nhà Phật giáo cổ kính đă bị hủy diệt do trận cháy rừng đă tàn phá phần lớn thành phố Lahaina, trên ḥn đảo Maui – đảo lớn thứ hai của Hawaii, vào ngày 8-8-2023.

Nằm trong số hơn 1,700 ṭa nhà bị phá hủy bao gồm 3 khu chùa của Giáo hội Lahaina Shingon (Chùa Hokoji) được thành lập vào năm 1902, Giáo hội Lahaina Hongwanji có từ năm 1904 và Giáo hội Lahaina Jodo được thành lập vào năm 1912.

Số người chết trong vụ hỏa hoạn đă vượt quá 100, với khoảng 1,300 người vẫn mất tích. Đám cháy rừng lan xuống sườn đồi về phía thị trấn ven biển Lahaina, nơi có dân số 12,702 người.

Các cuộc gây quỹ trực tuyến đă được thành lập cho cả 3 tổ chức Phật giáo này.

(Buddhistdoor Global – August 18, 2023)

 

Giáo hội Lahaina Jodo, trước và sau trận cháy rừng

Photo: gofundme.com

 

 

MÔNG CỔ: Gandantegchinlen, tu viện Phật giáo hàng đầu ở Ulaanbaatar

 

Được thành lập cách đây hàng trăm năm, Gandan vẫn là tu viện Phật giáo hàng đầu ở thủ đô Ulaanbaatar.

Được thành lập vào đầu thế kỷ 19, tu viện Gandan (Gandantegchinlen) đă bị đóng cửa vào năm 1939 trong cuộc đàn áp chống tôn giáo ở Mông Cổ, và nhiều ṭa nhà của nó đă bị san bằng. Năm 1944, tu viện được mở cửa trở lại và trong gần 50 năm, đây là tu viện duy nhất c̣n hoạt động trong cả nước.

Kể từ thập niên 1990s, Gandan đă được khôi phục lại tầm cỡ và mở cửa trở lại cho các tín đồ. Sau nhiều cải tạo gần đây, tu viện này thật đáng được ghé thăm để trải nghiệm vai tṛ hiện tại của Phật giáo ở Mông Cổ. Việc bổ sung Hội trường lớn Battsagaan liền kề với ngôi đền chính làm tăng thêm vẻ hùng vĩ của khu phức hợp.

Bên trong ngôi đền chính có tượng Quán Thế Âm, tượng Phật đứng trong nhà cao nhất thế giới, với chiều cao 26 mét (85 feet).

(Tipitaka Network – August 21, 2023)

 

Gandan (Gandantegchinlen) Monastery

Tu viện Phật giáo Gandan ở thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ

Photo: Tripavisor

 

 

TRUNG QUỐC: Sư cô 85 tuổi chăm sóc chú khỉ Xingxing hơn 15 năm

 

Xingxing, 23 tuổi, là con khỉ Macaque Tây Tạng một tay được một nữ tu Phật giáo giải cứu và nhận nuôi. Xingxing đă sống với sư cô này - là người được gọi đơn giản là Bà nội - hơn 15 năm.

Con khỉ Tây Tạng này bị mất cánh tay v́ bẫy gấu khi c̣n nhỏ, và bị bắt và đưa đến rạp xiếc ở Phúc Kiến. Cuối cùng, nó đă được thả, nhưng nó vẫn đeo chiếc ṿng cổ. V́ vậy theo thời gian, ṿng cổ đă trở thành một phần da thịt của con khỉ. Đó là khi Bà nội phát hiện ra Xingxing và gọi cho sở cứu hỏa để tháo ṿng cổ ra.

Kể từ đó, Xingxing hàng ngày từ trên núi xuống thăm Bà nội, người đă “nuôi nấng nó như một đứa trẻ”.

Sư cô 85 tuổi này sẽ cho Xingxing đồ ăn vặt, trái cây và đồ uống, vỗ về và an ủi nó. Cặp đôi được cho là cùng chia sẻ mọi bữa ăn trưa với nhau.

Dù chỉ có một tay, Xingxing vẫn rất nhanh nhẹn - qua video cho thấy nó trèo cây và chạy xung quanh.

Các video trên tài khoản TikTok đă thu về hàng chục triệu lượt xem, với hơn 255,000 người theo dơi.

(The Messenger News – August 16, 2023)

 

The Bond Between a Buddhist Nun and Picky One-Armed Monkey Is Peak  Friendship Goals - The Messenger

Meet Xing Xing the one-armed monkey and the nun that adopted her (video) -  Celebrity Pets

Sư cô ‘Bà nội’ và khỉ Xingxing

Photos: TMN & Google

 

 

HOA KỲ: Chi nhánh Hội Phật giáo Từ Tế tại Hoa Kỳ tổ chức cứu trợ thiên tai cho Maui với quỹ đối ứng trị giá 1 triệu USD

 

Từ Tế Hoa Kỳ (Tzu Chi USA), một chi nhánh của Hội Phật giáo Từ Tế - tổ chức nhân đạo và từ thiện toàn cầu có trụ sở tại Đài Loan - gần đây đă chia sẻ rằng: Mạng lưới t́nh nguyện viên của họ ở Hoa Kỳ đă được huy động để phản ứng đáp lại đối với những trận cháy rừng chết người vốn tàn phá ḥn đảo lớn thứ hai của Hawaii , đảo Maui, kể từ đầu tháng Tám. Tổ chức này đă công bố một sáng kiến ​​gây quỹ có tên là “Giúp Chữa lành Maui”, với quỹ tương ứng trị giá 1 triệu đô la Mỹ để quyên góp.

“Các t́nh nguyện viên cứu trợ của Từ Tế đă nhanh chóng huy động để đối mặt với thách thức chưa từng có này,” Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố. “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, Đội Cứu tế Từ thiện và các cơ quan địa phương để cung cấp viện trợ ngay lập tức. Hơn nữa, chúng tôi đang lên kế hoạch phân phối thẻ tiền mặt khẩn cấp để hỗ trợ trực tiếp những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa này.

“Cho đến ngày 30 tháng 9, tất cả các khoản quyên góp cho ‘Giúp Chữa lành Maui’ sẽ được kết hợp lên tới 1 triệu đô la Mỹ,” Từ Tế Hoa Kỳ cho biết thêm. “Hăy lan tỏa đóng góp của bạn và nhân đôi sự tác động.”

Từ Tế Hoa Kỳ lưu ư rằng các t́nh nguyện viên từ Khu vực Quần đảo Thái B́nh Dương đang tổ chức việc đáp ứng cứu trợ thiên tai để bảo đảm về sự phân phối thẻ tiền mặt khẩn cấp cho các cá nhân và gia đ́nh bị ảnh hưởng bởi đám cháy.

(Buddhistdoor Global – August 17, 2023)

 

Ảnh minh họa cho sáng kiến ​​gây quỹ “Giúp Chữa lành Maui” của Hội Từ Tế

Photo: tzuchi.org.tw

 

Ảnh chụp một khu của thành phố Lahaina ở đảo Maui bị hủy hoại bởi cháy rừng

Photo: reuters.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/24/23